Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong

1.Kiến thức:

 - HS hiểu được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong.

- HS biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong

2.Kỹ năng:

- Đọc được sơ đồ cấu tạo chung của động cơ.

3.Thái độ:

- Vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/11/2007 Tuần: 13 Tiết: 26 Chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Bài 20: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG I. MỤC TÊU: 1.Kiến thức: - HS hiểu được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong. - HS biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong 2.Kỹ năng: - Đọc được sơ đồ cấu tạo chung của động cơ. 3.Thái độ: - Vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: 1. Giáo viên: + Nghiên cứu nội dung bài giảng.; Tranh vẽ hình 20.1; Mô hình động cơ 4 kì. 2. Học sinh: Ngiên cứu trước nội dung bài học và ôn tập lại chương trình công nghệ 8. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức:(1’) Kiểm tra sĩ số . 2.Kiểm tra bài cũ: (3’). Câu hỏi: Muốn đảm bảo cho sự phat triển bền vững trong sản xuất cơ khí cần thực hiện những biện pháp gì? Trả lời: Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí. + Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất để giảm chi phí năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu. + Có các biện pháp xử lí dầu mở và nước thải sinh ra trong quá triình sản xuất trước khi thải vào môi trường. + Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, tích cực trồng cây, giữ gìn vệ sinh môi trường để cùng nhau giữ gìn ngôi nhà chung của nhân loại. 3.Bài mới: * Giới thiệu bài:1’ GV: Động cơ đốt trong được ứng dụng ở đâu?. HS: Trả lời. GV: Động cơ đốt trong gồm có bao nhiêu loại? Chúng có cấu tạo như thế nào? Vào nội dung bài mới. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Nghiên cứu sơ lược lịch sử phát triển động cơ đốt trong 5’ + Kể một vài mẩu chuyện liên quan đến lịch sử phát triển ĐCĐT. + Kể thêm thông tin về các nhà phát minh ra những loại động cơ đầu tiên trên thế giới. + Yêu cầu các nhóm đọc sách và thảo luận, ghi tên gọi những phương tiện thiết bị nào có sử dụng ĐCĐT làm nguồn động lực ? + Hỏi: Hãy nêu khái quát lí do và vị trí của ĐCĐT trong sản xuất và đời sống. + Nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng ĐCĐT. + Lắng nghe và tiếp nhận thông tin. + Đọc SGK và thảo luận theo yêu cầu của GV. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. + Nhận xét về vai trò của ĐCĐT trong cuộc sống. + Lắng nghe và tiếp nhận thông tin I-Sơ lược lịch sử phát triển đôïng cơ đốt trong. -Năm 1860 là năm ra đời của chiếc ĐCĐT đầu tiên trên thế giới.Đó là động cơ 2 kì chạy bằng khí thiên nhiên do Giăng Êchiên Lơnoa chế tạo. -Năm 1877 Ốttô và Lăng ghen chế tạo động cơ 4 kì chạy bằng khí than. -Năm 1895 Đem lơ chế tạo động cơ xăng. -Năm 1897 Điezen chế tạo động cơ điezen. -Ngày nay, tổng năng lượng do ĐCĐT tạo ra vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng năng lượng được sử dụng trên toàn thế giới, nên ĐCĐT có vị trí vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm và phân loại ĐCĐT. 15’ + Hỏi: ĐCĐT thuộc loại động cơ nhiệt hay cơ điện? + Hỏi: ĐCĐT biến nhiệt năng thành loại năng lượng nào? +Hỏi: Nhiệt năng ở ĐCĐT được tạo ra bằng cáh nào? Nêu khái niệm ĐCĐT? GV: Cần nhấn mạnh 2 ý: + Việc phân loại phải dựa theo dấu hiệu đặc trưng. + Phần này chỉ nghiên cứu các loại động cơ diêzen và động cơ xăng, đôïng cơ 2 kì và 4 kì. + Hỏi: Động cơ hơi nước có phải là ĐCĐT không? Tại sao? + Hỏi: Theo nguyên liệu và số kì thì xe máy sử dụng những loại động cơ nào? + Nhận xét, rút ra kết luận. + Động cơ nhiệt. + Cơ năng. + Đốt cháy nhiên liệu trong xi lanh. + HS lắng nghe. + Không. + Xăng ,diêzen hoặc ga, 2 hoặc 4 kì. + Ghi nội dung. II. Khái niệm và phân loại ĐCĐT. 1.Khái niệm: ĐCĐT là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xi lanh của động cơ. 2-Phân loại: -Động cơ pittông, động cơ tua bin khí, động cơ phản lực. -Động cơ pittông chuyển động tịnh tiến và pittông chuyển động quay. -Thường phân loại : +Theo nhiên liệu : động cơ xăng, động cơ diêzen và động cơ ga. +Theo số hành trình của pittông trong một chu kì làm việc, có hai loại :đôïng cơ 4 kì và động cơ 2 kì. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo chung ĐCĐT. 15’ + Cho HS quan sát hình 20.1 + Giới thiệu cấu tạo chung của ĐCĐT. -Lưu ý điểûm khác của đôïng cơ xăng là có thêm hệ thống đánh lửa. + Hỏi: Tại sao động cơ phải có cơ cấu phân phối khí? + Hỏi: Tại sao động cơ cần phải có các hệ thống :bôi trơn, làm mát, CCNL, đánh lửa, khởi động? + Quan sát các chi tiết trên hình vẽ. + Lắng nghe thuyết trình của GV. + Để đảm bảo cho động cơ hoạt động an toàn và hiệu quả III-Cấu tạo chung của ĐCĐT: Cấu tạo của ĐC ĐT gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống chính sau: -Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. -Cơ cấu phân phối khí. -Hệ thống bôi trơn. -Hệ thống làm mát. -Hệ thống cung cấp NL và KK. -Hệ thống khởi động. * Riêng động cơ xăng còn có thêm hệ thống đánh lửa. Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá. 5’ + GV hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi 1; 2 ở cuối bài 20 sgk . + Đánh giá tinh thần học tập, thái độ học tập của hs. + Gv yêu cầu hs về nhà học bài và đọc trước nội dung của bài 21. + Làm theo lời hướng dẫn của gv. + Lắng nghe lơì nhận xét của gv. + HS Thực hiện theo lời nhắc nhở của gv. IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • doctiet 26.doc