Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 22 - Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại

Kiến thức:

 Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật làm cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua

 Kể tên được 1 số vật dẫn điện(hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện thường dùng

 Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron dịch chuyển có hướng.

* Kĩ năng:

 Mắc được mạch điện đơn giản.

 Làm TN x/đ vật dẫn điện, vật cách điện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 22 - Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT:22 Ngày dạy: TUẦN:22 BÀI: Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại. I-MỤC TIÊU: * Kiến thức: Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật làm cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua Kể tên được 1 số vật dẫn điện(hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện thường dùng Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron dịch chuyển có hướng. * Kĩ năng: Mắc được mạch điện đơn giản. Làm TN x/đ vật dẫn điện, vật cách điện. * Thái độ: Có thói quen sử dụng điện an toàn II- CHUẨN BỊ: GV: -Bảng ghi kết quả TN của các nhóm trên bảng phụ -Hình vẽ phóng to h 20.1; 20.2; 20.3; 20.4 HS :mỗi nhóm: -1 bóng đèn đui cài hoặc đui xoáy nối với phích cắm bằng 1 đoạn dây có vỏ bọc -2 pin, 1 bóng đèn pin, công tắc, 5 đoạn dây dẫn có mỏ kẹp -1 số vật: 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dây thép, 1 đoạn vỏ nhựa, 1 chén sứ III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề( 7 phút) *Kiểm tra bài cũ: GV đưa ra một mạch hở gồm: 2 pin, khoá K, bóng đèn, dây dẫn. Hỏi: -Trong mạch điện đã cho có dòng điện chạy qua không? -Muốn có dòng điện chạy qua trong mạch em phải kiểm tra và mắc lại mạch điện như thế nào? -Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có dòng điện chạy qua trong mạch? *Đặt vấn đề: GV làm TN nối giữa nguồn điện và bóng đèn lần lượt bằng đoạn dây đồng và đoạn vỏ nhựa. Trong t/n nào có dòng điện chạy qua trong mạch Dây đồng là vật dẫn điện, dây nhựa là vật cách điện. Vậy vật dẫn điện là gì? Vật cách điện là gì? Hoạt động 2:( 20 phút) Yêu cầu HS tự đọc mục I sgk /55 và trả lời câu hỏi: -Chất dẫn điện là gì? -Chất cách điện là gì? -Nêu ra các bộ phận dẫn điện, các bộ phận cách điện. GV yêu cầu HS kiểm tra các vật trong bộ dụng cụ TN và các công việc như sau: -Đưa bảng phụ có hình phóng to h20.2. Yêu cầu các nhóm mắc mạch điện tương tự và chập hai mỏ kẹp để kiểm tra đảm bảo đèn sáng. -Yêu cầu HS dự đoán những vật nào là vật dẫn điện và vật cách điện, tách riêng chúng ra. -Muốn biết điều dự đoán của chúng ta là đúng, ta cần TN kiểm tra. -Hãy nêu cách kiểm tra những vật trên xem vật nào là vật dẫn điện, vật nào là vật cách điện. -Dấu hiệu cho ta biết vật nào là vật dần điện hay cách điện? -Yêu cầu các nhóm tiến hành TN kiểm tra từng vật và ghi kết quả vào phiếu ht. -Cho các nhóm đối chiếu kết quả TN nếu có sai thì cho nhóm sai làm làm lại TN, ghi vở. -Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C2 -Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C2 GV lưu ý: ở đk bình thường không khí không dẫn điện, nhưng ở đk đặc biệt nào đó thì không khí có dẫn điện. -Khác với không khí, ở đk bình thường thì nước là vật dẫn điện( trừ nước nguyên chất) -Vì vậy khi tay ướt không nên sử dụng điện. -Nhắc lại dòng điện là gì? -Trong các VD về vật dẫn điện ta thấy các kim loại dẫn điện tốt. Vậy dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của những hạt nào? Hoạt động 3:( 12 phút) Yếu cầu HS đọc phần 1 của mục II sgk/56. trả lời câu hỏi C4 -Dựa vào hình phóng to h20.3, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi C5 GV đưa tiếp hình phóng to h20.4, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi C6. Yêu cầu thảo luận nhóm để hoàn thành câu kết luận. Hoạt động 4: Củng cố, vận dụng( 5 phút) -Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ điều gì? -Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi C7; C8; C9 Hoạt động 5: Dặn dò( 1 phút) -Học thuộc phần ghi nhớ -Tìm thêm trong thực tế những vật dẫn điện, vật cách điện. -Làm bài tập 20.1; 20.2; 20.3 sbt/ 21. - Đọc và tìm hiểu phần “ Có thể em chưa biết”. - Xem và nghiên cứu trước bài “ sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện”. Mỗi nhóm chuẩn bị một đèn pin dạng ống tròn. HS: Lên bảng trả lời. -Cả lớp tự đọc mục I sgk /55 -2 HS đứng tại chỗ trả lời 2 câu hỏi, ghi vở. -Các nhóm quan sát và ghi kết quả vào phiếu ht. Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. Vài HS xung phong nêu nhận xét. Kẹp hai đầu vật đó vào hai mỏ kẹp -Nếu đèn sáng thì vật được KT là vật dẫn điện và ngược lại -Các nhóm tiến hành TN khoảng 5 phút -Các nhóm làm theo h/d của GV-Ghi vở -1 HS trả lời C2. Cả lớp theo dõi nhận xét -Tương tự 1 HS đứng tại chỗ trả lời. -HS đọc phần 1 mục II -1 HS trả lời câu C4 -1 HS trả lời câu hỏi C5, các nhóm theo dõi nhận xét. -Các nhóm quan sát h20.4, 1 HS đứng tại chỗ trả lời, 1H lên bảng vẽ thêm mũi tên cho các êlectron -Các nhóm thảo luận nhanh, 1 HS lên bảng điền từ, các nhóm theo dõi nhận xét, sửa chữa, ghi vở -2 HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi C7; C8; C9 theo yêu cầu của GV. I/ Chất dẫn điện và chất cách điện: -Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. -Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua Thí nghiệm: -Chất dẫn điện: dây đồng, dây thép, ruột bút chì… -Chất cách điện: vỏ nhựa, chén sứ… II/ Dòng điện trong kim loại: 1/ Êlectron tự do trong kim loại: Kết luận: Các êlectron tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. III/ Vận dụng: C7: B (ruột bút chì) C8: C (nhựa) C9: D (dây nhựa) IV- RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 22.doc
Giáo án liên quan