Bài giảng Tiết 1 bàn về men đen và di truyền học

I/ Mục tiêu

 - HS hiểu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học; Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen.

 - Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu dùng trong Di truyền học.

 - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm.

 

doc14 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 bàn về men đen và di truyền học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Di truyền và biến dị ChươngI: Các thí nghiệm của men đen Tiết 1 Men Đen và Di truyền học. I/ Mục tiêu - HS hiểu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học; Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen. - Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu dùng trong Di truyền học. - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị : - Tranh H1.2- SGK tr6 III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : GV kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV yêu cầu HS đọc < mục I- Tr5-SGK đ Thảo luận: + Phân biệt hiện tượng biến dị và di truyền? - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng. - GV thông báo: Di truyền và biến dị là đối tượng của Di truyền học. - GV yêu cầu HS làm bài tập mục 6- Tr5. - GV gọi đại diện nhóm đọc kết quả đ Rút ra đặc điểm di truyền và biến dị đối với bản thân. - GV liên hệ đàn gàđ Hỏi: Những đặc điểm nào là biến dị? Đặc điểm nào là di truyền? - GV yêu cầu HS đọc tiếp < mục I- Tr5-SGK đ Thảo luận: + Nhiệm vụ của Di truyền học là gì? + ý nghĩa của Di truyền học? - GV gọi HS trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung đ GV chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 2: - GV giới thiệu sơ lược tiểu sử của Men Đen. - GV yêu cầu HS đọc < - mục II- Tr6-SGK đ Thảo luận: + Phương pháp nghiên cứu khoa học của Men Đen? + Nội dung của phương pháp phân tích giống lai? - Lưu ý: Đối tượng thí nghiệm phải là các giống thuần chủng. - GV giới thiệu các thí nghiệm của Men Đen. - Y/cầu HS quan sát tranh H1.2-Tr6-SGK, thảo luận nhóm đ Hoàn thành bài tập mục6 - Tr6. - GV đánh giá hoạt động của HS. - GV hỏi: Việc dùng toán thống kê để phân tích có lợi gì so với việc không dùng toán thống kê? - GV chốt lại. Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS đọc< mục III- Tr6, 7-SGK đ Thảo luận: + Thế nào là tính trạng? + Thế nào là nhân tố di truyền? + Thế nào là giống thuần chủng? - GV phân tích các ví dụ minh hoạ. - GV giới thiệu các kí hiệu dùng trong Di truyền học. I/ Tìm hiểu: Di truyền học. - HS đọc< mục I-Tr5-SGK; Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Đối tượng của Di truyền học là hiện tượng biến dị và di truyền đ Đây là 2 hiện tượng // gắn liền với quá trình sinh sản. - HS thảo luận nhóm đ Hoàn thành bài tập mục6- Tr5. - Một vài HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung. - HS đọc < mục I-Tr5-SGK; thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Nhiệm vụ của Di truyền học: Nghiên cứu cơ sở vật chất, quy luật, cơ chế của các hiện tượng di truyền và biến dị. * ý nghĩa của Di truyền học: + Trở thành mũi nhọn trong sinh học hiện đại. + Có vai trò quan trọng về lí thuyết vàgiá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, Y học và đặc biệt là Công nghệ sinh học. II/ Tìm hiểu: Men Đen- Người đặt nền móng cho Di truyền học . - HS thu nhận thông tin: * Grêgo Men đen (1822-1884) là người đầu tiên vận dụng khoa học vào nghiên cứu sự di truyền. - HS nghiên cứu < mục II-Tr6-SGK; thảo luận đ Trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai: SGK- Tr6. đ Rút ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho Di truyền học. - HS quan sát tranh H1.2-Tr6-SGK, thảo luận nhóm đ Hoàn thành bài tập mục 6- Tr6. III/ Tìm hiểu: Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học. - HS đọc < mục III- Tr6, 7-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Thuật ngữ: + Tính trạng. + Tính trạng tương phản. + Nhân tố di truyền. + Giống (dòng) thuần chủng. * Kí hiệu: + P: Cặp bố mẹ xuất phát. + Dấu X: Phép lai. + G: Giao tử. + F: Thế hệ con. C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr7. D/ Kiểm tra, đánh giá HS trả lời: + Nêu đối tượng và nhiệm vụ của Di truyền học? + Nội dung của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen? E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr7. - Đọc trước bài 2. - Kẻ bảng 2-Tr8 vào vở bài tập. Tiết 2 Lai một cặp tính trạng. I/ Mục tiêu - HS trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen. Hiểu và nêu được các khái niệm: Kiểu hình (KH), kiểu gen (KG), thể đồng hợp, thể dị hợp. Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li, giải thích được nội dung quy luật theo quan điểm của Men Đen. - Rèn kỹ năng phân tích một số số liệu và kênh hình. II/ Chuẩn bị : - HS kẻ bảng 2- SGKt8 - Tranh vẽ H2.1 và 2.3- SGKt8,9. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học? - Nội dung của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV yêu cầu HS đọc < mục I- Tr8-SGK, quan sát H2.1 đ GV giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên cây đậu Hà lan. - GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 2 sgk đThảo luận: + Nhận xét kiểu hình ở F1? + Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp? đ Từ kết quả đã tính toán, GV yêu cầu HS rút ra tỉ lệ kiểu hình ở F2. - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng. - GV yêu cầu HS quan sát H2.2- Tr9, trình bày thí nghiệm của Men Đen. - GV phân tích một số khái niệm: KH, tính trạng trội, tính trạng lặn. - GV yêu cầu HS làm bài tập mục 6- Tr9. - GV gọi đại diện nhóm đọc kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS đọc < mục II- Tr9-SGK - GV yêu cầu HS quan sát H2.3 đ Thảo luận: + Vì sao các cây F1 đều cho hoa đỏ? + Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2? + Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng? - GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại đáp án đúng. - Y/c HS thảo luận tiếp: + Theo Men Đen, các nhân tố di truyền đã hoạt động như thế nào trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh khiến cho F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình là 3 trội: 1 lặn? + Phát biểu nội dung quy luật phân ly? I/ Tìm hiểu: Thí nghiệm của Men Đen. - HS đọc < mục I- Tr8-SGK, quan sát H2.1 đ Thu nhận thông tin. * Thí nghiệm: SGK- tr8. - HS nghiên cứu bảng 2 sgk đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận về tỉ lệ kiểu hình của F2. *Một số khái niệm: Kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn. - HS quan sát H2.2- Tr9, trình bày thí nghiệm của Men Đen. - HS thảo luận nhóm, làm bài tập mục 6- Tr9. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: *Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân ly tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. II/ Tìm hiểu: Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm - HS đọc < mục II- Tr9-SGKđ Thu nhận thông tin. - HS quan sát H2.3 đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Theo Men Đen, mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (gen) quy định. Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh đ Đó là cơ chế di truyền tính trạng. *Nội dung quy luật phân li: SGK-tr10. C/ Củng cố: HS đọc kết luận SGK tr10. D/ Kiểm tra, đánh giá HS trả lời: - Men Đen đã tiến hành thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm ntn? - Phát biểu nội dung qui luật phân li? - Làm bài tập: 1. Cho lai đậu hoa đỏ ở F2 với đậu hoa trắng, có mấy sơ đồ lai? (Từ đó GV nhấn mạnh: Kiểu hình hoa đỏ là trội do 2 kiểu gen quy định, còn KH hoa trắng là lặn chỉ do một KG quy định). 2. Bài 2- SBG tr12. E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK tr10. - Đọc trước bài 3- tr11,12. - Chuẩn bị bài tập điền từ vào vở bài tập. Tiết 3 Lai một cặp tính trạng. I/ Mục tiêu - HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích. Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định. Hiểu ý nghĩa của quy luật phân li đối với sản xuất. - Phân biệt được di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn. - Phát triển tư duy lí luận: Phân tích, so sánh,... - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị : - Tranh: H3- sgk T12. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Phát biểu nội dung quy luật phân ly? (Câu 1,2- sgk) - Men Đen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên Đậu Hà lan như thế nào? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV yêu cầu HS nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Men Đen. - Từ kết quả trên, GV phân tích các khái niệm: Kiểu gen? Thể đồng hợp? Thể dị hợp? - GV yêu cầu HS làm bài tập 1 mục 6- Tr11. - GV chốt lại kiến thức và nêu vấn đề: Hoa đỏ có 2 kiểu gen là: AA và Aa. - Y/c HS thảo luận: + Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? - GV thông báo phép lai đó là phép lai phân tích và Y/c HS tiếp tục làm bài tập điền từ. - Y/c HS trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung đ GV chốt lại kiến thức chuẩn. - GV hỏi thêm: + Vì sao trong phép lai phân tích nếu KQ phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trội phải có KG đồng hợp? và ngược lại? Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS đọc < mục IV- Tr11-SGKđ Thảo luận: + Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên? + Xác định tính trội và tính lặn bằng cách nào ? Xác định nhằm mục đích gì? + Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào? Điều đó có ý nghĩa gì? - GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại đáp án đúng. Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS đọc < mục V và quan sát H3- Tr12-SGKđ Thảo luận, làm bài tập 1 mục 6- Tr12. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại đáp án đúng. I/ Tìm hiểu: Lai phân tích. - HS thảo luận, nêu được kết quả hợp tử ở F2 có tỉ lệ là 1AA : 2Aa : 1aa. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS ghi nhớ các khái niệm: Kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. - HS thảo luận nhóm đ Hoàn thành bài tập 1 mục6- Tr11. -Đại diện 2 nhóm lên viết 2 sơ đồ lai, lớp nhận xét bổ sung. - HS căn cứ vào 2 sơ đồ lai đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. + Nếu kết quả là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1: 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. II/ Tìm hiểu: ý nghĩa của tương quan trội - lặn - HS đọc < mục IV- Tr11-SGKđ Thảo luận trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật. *Để xác định tương quan trội lặn dùng phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen. Tính trạng trội thường có lợi nên cần xác định tính trội và tập trung nhiều gen trội quí vào một kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế. *Trong chọn giống cần kiểm tra độ thuần chủng của giống đ Tránh sự phân li. III/ Tìm hiểu: Trội không hoàn toàn. - HS đọc < mục V và quan sát H3- Tr12-SGKđ Thảo luận, làm bài tập 1 mục 6- Tr12. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: *Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ , còn F2 có tỉ lệ kiểu hình 1 trội: 2 trung gian:1 lặn. C/ Củng cố: HS đọc kết luận SGK tr13 D/ Kiểm tra, đánh giá HS trả lời: + Muốn xác định được kiểu gen của cơ thể mang tính trội cần phải làm gì? + Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1.Về mặt biểu hiện, trội không hoàn toàn khác trội hoàn toàn ở điểm căn bản nào? a. F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ. b. F2 có tỉ lệ kiểu hình 1 trội: 2 trung gian:1 lặn. c.Do gen trội không lấn át hoàn toàn gen lặn. d. Do ảnh hưởng của môi trường. 2. Trường hợp trội không hoàn toàn, phép lai nào cho tỉ lệ 1:1? a. Aa ì Aa c. Aa ì aa b. Aa ì AA d. aa ì aa E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK tr13. - Làm bài tập 3- tr13. - Đọc trước bài 4- tr14,15. Tiết 4 Lai hai cặp tính trạng. I/ Mục tiêu - HS hiểu và trình bày được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men Đen và biết phân tích kết quả thí nghiệm. Hiểu và giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; phát triển kỹ năng phân tích kết quả thí nghiệm. II/ Chuẩn bị : - Tranh vẽ H4- sgk tr14. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Muốn xác định được kiểu gen của cơ thể mang tính trội cần phải làm gì? - Làm bài tập 4- Sgk tr13. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV yêu cầu HS đọc < mục I và quan sát H4- Tr14-SGK. - GV yêu cầu HS làm bài tập mục 61- Tr14. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. - GV yêu cầu HS tiếp tục đọc < mục I - Tr14-SGKđ GV dần hình thành khái niệm về 2 sự kiện độc lập cho HS. - Y/c HS làm bài tập mục 62- Tr15. - GV đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sungđ GV chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS đọc < mục II- Tr16-SGKđ Thảo luận: + ở F2 xuất hiện những kiểu hình nào khác P? + Các kiểu hình mới này được hình thành như thế nào? + Thế nào là biến dị tổ hợp? - GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại đáp án đúng. I/ Tìm hiểu: Thí nghiệm của Men Đen. - HS đọc < mục I và quan sát H4- Tr14-SGKđ Thảo luận, làm bài tập mục 61- Tr14. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sungđ Rút ra kết luận: * Thí nghiệm: Sgk tr 14. *Phân tích kết quả thí nghiệm: - Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 9/16hạt vàng, trơn: 3/16 hạt vàng, nhăn: 3/16 hạt xanh, trơn: 1/16 hạt vàng, nhăn. - Xét từng cặp tính trạng: Vàng/ xanh xấp xỉ 3/1; trơn/nhăn xấp xỉ 3/1. - HS tiếp tục đọc < mục I - Tr14-SGKđ Thu nhận thông tin. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. II/ Tìm hiểu: Biến dị tổ hợp - HS đọc < mục II- Tr16-SGKđ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Sự phân li của các cặp tính trạng đã diễn ra sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình của P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp. * Biến dị tổ hợp rất phong phú ở các loài sinh vật giao phối. C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr16. D/ Kiểm tra, đánh giá - HS trả lời: + Căn cứ vào đâu mà Men Đen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng của hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau? + Làm bài tập số 3- tr16 Sgk. E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr16. - Đọc trước bài 5- tr17 sgk. - Kẻ bảng 5- tr18 sgk vào vở bài tập. Tiết 5 Lai hai cặp tính trạng. I/ Mục tiêu - HS giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo quan điểm của Men Đen. Trình bày được quy luật phân li độc lập. Phân tích được ý nghĩa của qui luật phân li độc lập. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.. II/ Chuẩn bị : - Tranh vẽ H5- sgk tr17. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Trình bày thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men Đen? - Căn cứ vào đâu mà Men Đen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng của hạt trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV yêu cầu HS: + Nhắc lại tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F2? Từ kết quả trên cho ta kết luận gì? - GV yêu cầu HS đọc < mục III , quan sát H5- Tr17-SGKđ Thảo luận: + Giải thích thí nghiệm theo quan điểm của Men Đen? + Vì sao F1 thu được toàn hạt vàng, vỏ trơn? - GV chốt lại kiến thức chuẩn. (GV lưu ý HS: Khi F1 phát sinh giao tử, do khả năng tổ hợp tự do của giữa A và a với B và b như nhau nên tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau). - GV hỏi tiếp: + Tại sao F2 lại có 16 hợp tử? - GV hướng dẫn HS cách xác định kiểu gen và kiểu hình ở F2 đ Yêu cầu HS hoàn thành bảng 5- Sgk (Tr18) - GV đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sungđ GV chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS đọc < mục IV- Tr18-SGKđ Thảo luận: + Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính biến dị lại phong phú? + Nêu ý nghĩa của qui luật phân li độc lập? - GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại đáp án đúng. III/ Tìm hiểu: Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm. - HS thảo luận nêu được tỉ lệ: Vàng: xanh xấp xỉ 3: 1; Trơn: nhăn xấp xỉ 3: 1 đ Từ đó rút ra kết luận. - HS đọc < mục I và quan sát H5- Tr17-SGKđ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sungđ Rút ra kết luận: * Theo Men Đen, mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Qui ước: Gen A- Hạt vàng, gen a- hạt xanh, gen B- vỏ hạt trơn, gen b- vỏ hạt nhăn. đ Đậu hạt vàng, vỏ trơn thuần chủng có KG là AABB. Đậu hạt xanh, vỏ nhăn thuần chủng có KG là aabb. *Sơ đồ phép lai: H5- tr17, sgk. - HS thảo luận, nêu được: Do sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái nên F2 có 16 hợp tử. - HS thu nhận thông tin, thảo luận hoàn thành bảng 5- Sgk. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Tỉ lệ mỗi kiểu gen ở F2 là: + 1 AABB, 2 AaBB, 2AABb, 4 AaBb đ 9A-B-: Vàng, trơn. +1 AAbb, 2 Aabbđ 3A-bb: Vàng, nhăn. +1aaBB, 2aaBbđ 3A-bb: Xanh, trơn. +1aabb: 1 Xanh, nhăn. * Nội dung qui luật phân li độc lập: Sgk- Tr18. IV/ Tìm hiểu: ý nghĩa của qui luât phân li độc lập - HS đọc < mục IV- Tr18-SGKđ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Qui luật phân li độc lập đã giải thích một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp là do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. * Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng trong chọn giống và tiến hoá. C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr18. D/ Kiểm tra, đánh giá + Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào? + Làm bài tập : Hãy chọn câu trả lời đúng: ở người, Gen A- tóc xoăn, gen a- tóc thẳng, gen B- mắt đen, gen b- mắt xanh. Bố có tóc thẳng, mắt xanh, mẹ có tóc xoăn, mắt đen. Con của họ có tóc thẳng, mắt xanh. Kiểu gen của mẹ sẽ như thế nào? a. AABB; b. AaBB; c.AABb; d. AaBb. Giải: Chọn d vì: Bố có tóc thẳng, mắt xanh có KG là aabb. Mẹ có tóc xoăn, mắt đen phải có chứa gen A và B. Con có tóc thẳng, mắt xanh có kiểu gen là aabb. Hai cặp gen aa và bb: Một gen của cặp do bố truyền, một gen do mẹ truyền. Vậy mẹ phải có chứa một gen a và b đ Nên kiểu gen của của mẹ là AaBb. E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr18. - Đọc trước bài 6- tr20 sgk. - Kẻ bảng 6.1, 6.2 vào vở bài tập. - Các nhóm làm trước thí nghiệm : Gieo một đồng xu, gieo 2 đồng xuđ Mỗi loại gieo 25 lần , thống kê kết quả vào bảng 6.1 và 6.2, Sgk. Tiết 6 Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng xu. I/ Mục tiêu - HS biết cách xác định xác suất của 1 và 2 sự kiện đồng thời qua việc gieo các đồng xu kim loại. Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; phát triển kỹ năng quan sát cho HS. II/ Chuẩn bị : -Mỗi nhóm chuẩn bị 2 đồng xu. - Kẻ bảng 6.1 và 6.2- Sgk vào vở bài tập. - GV kẻ bảng tổng hợp kết quả của các nhóm vào bảng phụ: Gieo 1 đồng kim loại Gieo 2 đồng kim loại Sấp (S) Ngửa (N) SS NN SN 1 2 3 Cộng S. L Tỉ lệ III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Men Đen giải thích kết quả lai một cặp tính trạng của mình như thế nào? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV hướng dẫn HS qui trình: * Gieo một đồng kim loại: + Lấy 1 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định. + Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1- Sgk. * Gieo một đồng kim loại: + Lấy 2 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định. + Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.2- Sgk. - GV yêu cầu các nhóm thực hành. Hoạt động 2: - GV yêu cầu đại diện các nhóm đọc lần lượt kết quảđ Ghi vào bảng tổng hợp dẫ kẻ sẵn ở bảng phụ. Từ kết quả trên, GV yêu cầu HS liên hệ: + Liên hệ kết quả của bảng 6.1- Sgk với tỉ lệ các giao tử sinh ra từ con lai F1 Aa? + Liên hệ kết quả của bảng 6.2- Sgk với tỉ lệ các kiểu gen ở F2 trong lai 1 cặp tính trạng? GV lưu ý HS: Số lượng thống kê càng lớn, càng đảm bảo tỉ lệ chính xác. I/ Tiến hành gieo đồng kim loại. - HS ghi nhớ qui trình thực hành: - Các nhóm tiến hành gieo đồng kim loại: * Gieo một đồng kim loại: + Lưu ý: Qui định trước mặt sấp và mặt ngửa. +Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê mỗi lần rơi vào bảng 6.1- Sgk. * Gieo hai đồng kim loại: Có thể xảy ra một trong 3 trường hợp: - 2 đồng sấp (SS). - 1 đồng sấp, 1 đồng ngửa (SN). - 2 đồng ngửa (NN). Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê kết quả vào bảng 6.2- Sgk. IV/ Thu hoạch - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - HS căn cứ vào kết quả thống kê, liên hệ và cầu nêu được: * Cơ thể lai F1 có kiểu gen là Aa khi giảm phân cho 2 loại giao tử: 1 loại mang gen A, 1 loại mang gen a với xác suất ngang nhau. * Kết quả gieo 2 đồng kim loại có tỉ lệ: 1SS : 2SN : 1 NNđ Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là: 1 AA : 2Aa : 1aa. C/ Củng cố: D/ Kiểm tra, đánh giá GV nhận xét tinh thần, thái độ thực hành và kết quả của các nhóm. E/ Hướng dẫn: Làm các bài tập SGK- Tr22,23. Tiết 7 Bài luyện tập. I/ Mục tiêu - Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền. Biết vận dụng lí thuyết vào giải các bài tập di truyền. - Rèn kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan và giải bài tập di truyền cho HS. II/ Chuẩn bị : III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Nhắc lại các khái niệm: Kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, thể dị hợp? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV hướng dẫn HS cách giải bài tập di truyền: Lai một cặp tính trạng. - GV hướng dẫn HS cách giải bài tập di truyền: Lai hai cặp tính trạng. Hoạt động 2: - GV gọi 4 HS lên bảng làm bài tập. - GV yêu cầu các HS còn lại làm bài tập vào vở. - GV gọi HS nhận xét kết quả bài tập. - Yêu cầu các HS khác nhận xét bổ sungđ GV chốt lại đáp án đúng. I/ Tìm hiểu: Cách giải bài tập di truyền. - HS ghi nhớ cách giải bài tập di truyền: 1/ Lai 1 cặp tính trạng: - Dạng 1: Biết kiểu hình của Pđ Xác định tỉ lệ KH, KG của F1, F2: + Bước 1: Xác định P thuần chủng hay không thuần chủng. + Bước 2: Qui ước gen. + Bước 3: Viết sơ đồ phép lai. + Bước 4: Kết luận. - Dạng 2:Biết số lượng hoặc tỉ lệ KH ở đời con đ Xác định KH ở P. + Nếu F1 đồng tính, P một bên trội và một bên lặn đ P thuần chủng có KG đồng hợp: AA ì aa. + Nếu F1 đồng tính mà P đều trộiđ P một bên là đồng hợp trội (AA), một bên P đồng hợp A A hoặc dị hợp Aa. + Nếu F1 có hiện tượngphân li đ Căn cứ vào tỉ lệ phân li: . F: (3:1) đ P mỗi bên cho 2 kiểu giao tử đ P mỗi bên cho 2 kiểu giao tử và KG của P là dị hợp Aa. . F: (1:1) đ Một bên P cho 2 kiểu giao tử, 1 bên P cho 1 kiểu giao tử đ Aa ì aa hoặc Aa ì AA (trội ko hoàn toàn). .

File đính kèm:

  • docTiet 1- 7.doc