Đề cương ôn tập 8 tuần học kỳ II môn Địa Lí 6

1. Khoáng sản và phân loại khoáng sản

 - Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích trong vỏ TráI Đất được con người khai thác để sử dụng.

- Theo công dụng và tính chất, các khoáng sản được phân làm 3 loại

 * Khoáng sản năng lượng như: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt. Công dụng: làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng hoặc nguyên liệu công nghiệp hoá chất.

 * Khoáng sản kim loại gồm:

 + Kim loại đen như sắt, man an, titan, crôm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen để sản xuất ra gang, thép

 + Kim loại màu như: đồng, chì, kẽm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim màu để sản xuất ra đồng, chì, kẽm.

 * Khoáng sản phi kim loại như: mỏ muối, âptít, thạch anh, đá vôI, cát, sỏi dùng để sản xuất phân bón, đồ gốm sứ, vật liệu xây dựng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập 8 tuần học kỳ II môn Địa Lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập 8 tuần HKII môn địa lí 6 1. Khoáng sản và phân loại khoáng sản - Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích trong vỏ TráI Đất được con người khai thác để sử dụng. - Theo công dụng và tính chất, các khoáng sản được phân làm 3 loại * Khoáng sản năng lượng như: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt. Công dụng: làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng hoặc nguyên liệu công nghiệp hoá chất. * Khoáng sản kim loại gồm: + Kim loại đen như sắt, man an, titan, crôm… dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen để sản xuất ra gang, thép… + Kim loại màu như: đồng, chì, kẽm… dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim màu để sản xuất ra đồng, chì, kẽm. * Khoáng sản phi kim loại như: mỏ muối, âptít, thạch anh, đá vôI, cát, sỏi… dùng để sản xuất phân bón, đồ gốm sứ, vật liệu xây dựng. 2. Quá trình hình thành mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh - Mỏ nội sinh là những mỏ khoáng sản được hình thành trong quá trình phun trào măcma( núi lửa), hoặc do măcma được đẩy lên gần mặt đất. Vì thế, chúng thường ở những nơI có đá mắcma lộ ra ngoài mặt đất hoặc ở gần mặt đất. - Mỏ ngoại sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do sự lắng đọng vật chất ở những chỗ trũng hoặc do phong hoá đá xảy ra trong thời gian dài ở trên bề mặt đất. Vì vậy, chúng có quan hệ nhiều với loại đá trầm tích và thường có trong các lớp đá trầm tích. 3. Các thành phần của không khí Thành phần của không khí bao gồm: - Khí oxi: 21% - Khí Nitơ: 78% - HơI nước và các khí khác: 1% 5. Lớp vỏ khí *Lớp vỏ khí ( khí quyển): là lớp không khí bao quanh TráI đất * Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.. * Đăc điểm của tầng đối lưu: Tầng đối lưu ở gần mặt đất nhất. Không khí trong tầng này luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng, đã sinh ra csác hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp…Nhiệt độ trong tầng này giảm dần khi lên cao, trung bình giảm 0,60C khi leen cao 100m. * Đăc điểm của tầng bình lưu: - Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu cách mặt đất chừng 80km - Không khí chuyển động ngang. - Đặc biệt có lớp ôdôn với tác dụng ngăn cản các tia sáng có hại của mặt trời đối với các sinh vật trên TráI Đất. * Đặc điểm của các tầng cao khí quyển: - Nằm trên tầng bình lưu cách mnặt đất từ 80km trở lên. Không khí rất loãng và hầu như không có quan hệ trực tiếp đến đời sống con người. 6. Các khối khí * Tuỳ theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc mà tầng không khí dưới thấp được chia thành các khối khí nóng và lạnh, các khối khí đại dương và lục địa. - Khối khí nóng được hình thành ở các vùng vĩ độ thấp, là nơI có nhiệt độ tương đối cao. - Khối khí lạnh được hình thành ở các vùng vĩ độ cao, là nơI có nhiệt độ tương đối thấp. - Khối khí đại dương được hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. - Khối khí lục địa được hình thành ở các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. * Khối khí bị biến tính sau một thời gian di chuyển và chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm ở địa phương chúng đI qua. VD: Khối khí lạnh Bắc á tràn xuống miền Bắc Việt nam sau một thời gian chịu ảnh hưởng của mặt đệm ở vĩ độ thấp, nên nó dần nóng lên. Như vậy khối khí này đã bị biến tính. 7. Thời tiết và khí hậu: * Điểm giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu a) Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là trạng tháI của lớp vỏ khí quyển dưới thấp như nhiệt độ, lượng mưa, khí áp, gió, độ ẩm… đều xảy ra ở một địa phương. b) Khác nhau: - Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương, còn khí hậu là sự lặp đI lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài. * Có sự khác nhau giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương là do: Đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau. 8. Nhiệt độ không khí: * Bức xạ mặt trời đI qua khí quyển chưa làm không khí nóng lên, cho đến khi mặt đất hấp thụ nhiệt của Mặt trời rồi bức xạ vào không khí mới làm cho không khí nóng lên. Độ nóng đó gọi là Nhiệt độ không khí: * Người ta đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế * Khi đo nhiệt độ không khí, người ta để nhiệt kế trong bóng râm cách mặt đất 2m. * Cách đo nhiệt độ trung bình ngày: Người ta cộng trị số của nhiệt độ các lần đo, rồi chia cho số lần đo. * Cách đo nhiệt độ trung bình tháng, người ta cộng trị số của nhiệt độ các ngày trong tháng, rồi chia cho số ngày trong tháng. * Cách đo nhiệt độ trung bình năm, người ta cộng trị số của nhiệt độ các tháng trong năm, rồi chia cho 12 tháng. * Về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển hơn trong đất liền -> Do đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất là khác nhau: mặt đất nóng lên nhanh và nguội đI nhanh hơn nước. Khi nước biển nóng lên thì bốc hơI, mà càng bốc hơI thì nhiệt độ càng giảm đI, vì hơI nước trong không khí hấp thụ bức xạ Mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Mặt khác, có tới 60% nhiẹt lượng trên các biển ở nhiệt đới chi cho việc bốc hơI nước. Vì thế ở biển và đại dương, nhiệt độ lên xuống chậm hơn trên đất liền. Kết quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì những miền gần biển chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí ở biển và đại dương * Không khí trên bề mặt đất không nóng nhất vào lúc 12h trưa( lúc bức xạ Mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13h vì: Không khí nóng lên chủ yếu do quá trình toả năng lượng của bề mặt đất ( bức xạ mặt đất). Lúc 12h trưa tuy bức xạ mặt trời lớn nhất, nhưng mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí; vì thế lúc không khí nóng nhất là 13h. 9. Khí áp: * Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt TráI đất. Khí áp được phân bố trên bề mặt TráI đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xíc đạo đến cực. * Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế. * Mô tả các đai khí áp trên TráI đất: - Các đai áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ 00, 600B và 600N - Các đai áp thấp (C) nằm ở những vĩ độ 300B, 300N, 900B và 900N Sơ đồ: Các đai khí áp trên TráI đất 10. Gió: * Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch về áp suất không khí giữa nơI áp cao và nơI áp thấp, không khí bị dồn từ nơI áp cao về áp thấp sinh ra gió. * Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp. * Gió Tín phong và gió Tây ôn đới là các loại gió thổi thường xuyên trên TráI đất. Gió Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp Xích đạo. Gió Tây ôn đới là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.

File đính kèm:

  • docGA Van Hai.doc