Đề cương ôn thi tốt nghiệp văn học THPT 2012 - 2013 - THPT Châu Văn Liêm

Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử, xã hội của nước ta giai đoạn này?

- Nước ta được hoàn toàn độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

- 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Đất nước bị chia cắt làm 2 miền. Kháng chiến chống Mĩ và bè lũ tay sai, để giành thống nhất Tổ quốc (1955 – 1975). Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng 30-4-1975.

- Hai nhiệm vụ chiến lược: vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng.

- Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám.

Câu 2: Những chặng đường phát triển? Những thành tựu và hạn chế của VHVN giai đoạn 1945 – 1975?

1. Những chặng đường phát triển:

- Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954 : Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp ;

- Chặng đường từ năm 1954 đến năm 1964 : Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất miền Nam ;

- Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975 : Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước

- Văn học vùng địch tạm chiếm bị phân hóa thành nhiều xu hướng khác nhau.

2. Những thành tựu và hạn chế :

- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó ; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.

- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc : truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.

- Những thành tự nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện các tác phẩm lớn mang tầm vóc thời đại.

- Văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định : một số tác phẩm miêu tả cuộc sống giản đơn, phiến diện, công thức ; cá tính, phong cách nhà văn chưa được phát huy .

Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 – 1975?

a. Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

- Văn học được xem là một vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.

- Văn học tập trung vào 2 đề tài lớn đó là Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội.

b. Một nền văn học hướng về đại chúng.

- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh vừa là lực lượng sáng tác văn học.

- Nội dung, hình thức hướng về đối tượng nhân dân cách mạng.

c. Một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

- Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau:

 

doc79 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp văn học THPT 2012 - 2013 - THPT Châu Văn Liêm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử, xã hội của nước ta giai đoạn này? - Nước ta được hoàn toàn độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. - 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ. - Đất nước bị chia cắt làm 2 miền. Kháng chiến chống Mĩ và bè lũ tay sai, để giành thống nhất Tổ quốc (1955 – 1975). Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng 30-4-1975. - Hai nhiệm vụ chiến lược: vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng. - Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám. Câu 2: Những chặng đường phát triển? Những thành tựu và hạn chế của VHVN giai đoạn 1945 – 1975? 1. Những chặng đường phát triển: - Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954 : Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp ; - Chặng đường từ năm 1954 đến năm 1964 : Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất miền Nam ; - Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975 : Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước - Văn học vùng địch tạm chiếm bị phân hóa thành nhiều xu hướng khác nhau. 2. Những thành tựu và hạn chế : - Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó ; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động. - Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc : truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. - Những thành tự nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện các tác phẩm lớn mang tầm vóc thời đại. - Văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định : một số tác phẩm miêu tả cuộc sống giản đơn, phiến diện, công thức ; cá tính, phong cách nhà văn chưa được phát huy ... Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 – 1975? a. Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Văn học được xem là một vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. - Văn học tập trung vào 2 đề tài lớn đó là Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội. b. Một nền văn học hướng về đại chúng. - Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh vừa là lực lượng sáng tác văn học. - Nội dung, hình thức hướng về đối tượng nhân dân cách mạng. c. Một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau: + Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. + NV chính là người đại diện cho tinh hoa khí phách, phẩm chất, ý chí của cộng đồng dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng hơn là khát vọng cá nhân + Con người chủ yếu được khai thác ở khía cạnh bổn phận trách nhiệm công dân, ở tình cảm lớn, lẽ sống lớn. + Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng. - Cảm hứng lãng mạn: Là cảm hứng khẳng định cái Tôi đầy tình cảm cảm xúc và hướng tới lí tưởng: tập trung miêu tả và khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, con người mới. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc. Câu 4: Nêu những nét khái quát về văn học Việt Nam giai đoạn 1975 đến hết TK XX? - Những chuyển biến ban đầu : Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở - Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP HỒ CHÍ MINH Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời của Hồ Chí Minh? Câu 2: Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh? - Xem văn nghệ là một thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ. - Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. - Xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm: + Viết cho ai? (đối tượng) + Viết để làm gì? (mục đích) + Viết cái gì? (nội dung) + Viết như thế nào? (hình thức) Câu 3: Di sản văn học của Hồ Chí Minh? - Văn chính luận - Truyện và kí - Thơ ca : là lĩnh vực nổi bật với những tập thơ : + Thơ Hồ Chí Minh (1967) : Gồm 86 bài trước và sau CMT8. + Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (1990) : gồm 36 bài cổ thi thâm thuý mà phóng khoáng với nhiều đề tài. + Nhật kí trong tù (1942 – 1943) Câu 4: Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh? Phong cách nghệ thuật của HCM phong phú, đa dạng - Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng thuyết phục, đa dạng về bút pháp - Truyện và kí: rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng sắc bén, thâm thúy. - Thơ ca: sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và chất “thép”, giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc. Câu 5: Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bản TNĐL của HCM? - Khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh, nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền. - 19 – 08 - 1945: chính quyền ở HN về tay nhân dân. - 26 – 08 - 1945: chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản TNĐL. - 02 – 09 - 1945: tại quảng trường Ba Đình – HN, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản TNĐL, khai sinh nước VN mới. Câu 6: Cho biết giá trị của TNĐL? a. Giá trị lịch sử: Chấm dứt chế độ thực dân PK, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc VN. b. Giá trị văn học: Áng văn chính luận mẫu mực, ngắn gọn mà súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, giàu cảm xúc. c. Giá trị tư tưởng: Hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của HCM, kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập tự do của dân tộc. Câu 7: Đối tượng và mục đích sáng tác TNĐL? * Đối tượng: - Đồng bào trong nước và cả thế giới - Lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm tái nô dịch nước ta (Pháp, Mĩ) * Mục đích: - Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đồng thời còn là cuộc tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của bè lũ xâm lược Pháp, Mĩ... - Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Câu 8: Trong bản TNĐL, HCM đã mượn lời những bản Tuyên ngôn nào? Ý nghĩa? - Mượn lời hai bản tuyên ngôn: + Bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của nước Mĩ. + Bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791. - Ý nghĩa: + Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại đã được cả thế giới thừa nhận, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. + Trích Tuyên ngôn của nước Mĩ để tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe Đồng minh. + Trích Tuyên ngôn của Cách mạng Pháp để sau đó buộc tội thực dân Pháp đã làm trái tinh thần tiến bộ của chính bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp. + Từ quyền bình đẳng, tự do của con người nâng lên thành quyền BĐ,TD của mỗi dân tộc trên thế giới. + Kết luận khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”à quyền BĐ, TD của mỗi dân tộc là một chân lí. Đây là đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại. * Người dùng chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” đã khôn khéo khóa miệng kẻ thù, vạch trần bản chất xấu xa, bịp bợm của chúng. Câu 9. Trong bản TNĐL, HCM đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp như thế nào? - Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ iên họ xây dựng. - Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, ngoại giao…; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo. Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao “khai hóa”, quyền “bảo hộ” Đông Dương. - Trong 5 năm, bán nước ta 2 lần cho Nhật: - Bản tuyên ngôn khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục. è Cách nêu tội ác ngắn gọn, súc tích, giọng điệu xót xa, căm phẫn. Vì tự do, bình đẳng dân tộc VN đứng lên. Câu 10. Lời tuyên bố độc lập được HCM thể hiện như thế nào trong bản TNĐL? - Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp. - Kêu gọi toàn dân VN đoàn kết chống lại âm mưu của TD Pháp. - Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền ĐLTD của dân tộc VN. - Khẳng định quyết tâm bào vệ nền độc lập, tự do ấy. Câu 11. Cho biết giá trị nghệ thuật và ý nghĩa văn bản TNĐL? a. Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục. - Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm. - Giọng văn linh hoạt. b. Ý nghĩa văn bản: - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do ấy. - Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do. - Là một áng văn chính luận mẫu mực. Câu 12: Vì sao TNĐL từ khi ra đời cho đến nay luôn là áng văn chính luận có sức lay động lòng người? - Vì ngoài giá trị lịch sử lớn lao, TNĐL còn chứa đựng một tình cảm yêu nước thương dân nồng nàn của Chủ tịch HCM. Tình cảm đó được bộc lộ qua các phương diện. - Về lập luận: Mọi cố gắng trong lập luận của tác giả đều chủ yếu dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của các dân tộc nói chung của dân tộc ta nói riêng. - Về lí lẽ: Sức mạnh của lí lẽ trong bản TN xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, và trên hết là dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc ta. - Về bằng chứng: Những bằng chứng xác thực hùng hồn không thể chối cãi được cho thấy một sự quan tâm sâu sắc của Người đến vận mệnh dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. - Về ngôn ngữ: Cách sử dụng từ ngữ chan chứa tình cảm yêu thương đối với nhân dân đất nước: ngay từ câu đầu tiên “Hỡi đồng bào cả nước!”; nhiều từ ngữ xưng hô gần gũi thân thiết “đất nước ta”, “nhân dân ta”, “nước nhà của ta”, “Những người yêu nước thương nòi của ta”... NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC PHẠM VĂN ĐỒNG I. Kiến thức cơ bản: - Nắm những nét cơ bản về tác giả Phạm Văn Đồng - Nắm xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác . - Nắm bố cục và nội dung các phần của bài viết. II. Câu hỏi luyện tập: Câu 1: Nêu Nghệ thuât đặc sắc của bài viết. Câu 2: Nêu ngắn gọn cảm hứng chung của bài viết và phác thảo trình tự lập luận của tác giả. III. Gợi ý các câu hỏi: Câu 1: Đây là bài văn nghị luận có bố cục chặt chẽ, các luận điểm được triển khai đều bám sát vào các vấn đề trung tâm; cách lập luận từ chung đến riêng, kết hợp cả diễn dịch và qui nạp, dùng hình thức “đòn bẩy” nhằm khẳng định rõ hơn,nổi bật hơn giá trị của tác phẩm. Lời văn của tác giả vừa có tính khoa học vừa có màu sắc văn chương, ngôn ngữ giàu hình ảnh. Trong bài viết, giọng điệu luôn có sự thay đổi, lúc thì hào sảng, lúc lại trầm lắng thiết tha. Câu 2: - Cảm hứng chung: Khẳng định và ca ngợi cuộc đời và giá trị văn chương Nguyễn Đình Chiểu. - Trình tự lập luận: +Khẳng định vị trí, ý nghĩa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu khi đặt trong hoàn cảnh cụ thể của lịch sử của dân tộc lúc bấy giờ. + Chứng minh bằng cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu qua việc tái hiện cuộc khãng chiến hào hùng của dân tộc và phân tích sự phản ánh hiện thực đó trong thơ văn ông. + Khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Lối nói giản dị, mộc mạc, gần gũi với quần chúng nên có sức “ truyền bá” lớn. THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS CÔ PHI AN-NAN I. Kiến thức trọng tâm Trên cơ sở nắm vững kiến thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và nội dung văn bản Biết vận dụng kiến thức đã học viết một đoạn văn, bài văn nghị luận theo đề bài yêu cầu. II. Bài tập luyện tập Câu 1: Tóm tắt nội dung bản thông điệp. Câu 2: Tại sao tác giả lại nói “ Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm ta và họ” Câu 3: Viết bài văn trình bày những hiểu biết của mình về căn bệnh HIV/AIDS và kêu gọi những việc làm cụ thể để góp phần phòng chống HIV/AIDS. III. Gợi ý Câu 1: Bản thông điệp có nội dung như sau: - Đặt vấn đề: Năm 2011, các quốc gia đã nhất trí thông qua tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS. - Nêu thực trạng vấn đề: + Việc phòng chống HIV/AIDS đã rất được quan tâm và gia tăng các nguồn lực phục vụ cũng như sự phối kết hợp chặt chẽ của chính phủ nhiều nước và nhiều tổ chức cùng ứng phó với HIV/AIDS. + Sự hoành hành dữ dội của đại dịch HIV/AIDS trên toàn thế giới. + Những mục tiêu đặt ra trong tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS đã được hoàn thành. - Nhiệm vụ cấp bách đặt ra: + Đưa vấn đề AIDS lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự và hành động. + Công khai lên tiếng về HIV/AIDS, đánh đổ các thành lũy của sự im lặng. +Xóa bỏ mọi sự kì thị và phân biệt đối xử với bệnh dịch HIV/AIDS. - Kết luận: Kêu gọi sự đoàn kết và hành động để chống lại HIV/AIDS. Câu 2: Cách nói “ chúng ta” và “ họ” thẻ hiện cái nhìn và cách ứng xử phân biệt, kì thị với những người bị lây nhiễm HIV/AIDS. Chúng ta - những người chưa bị lây nhiễm HIV/AIDS , họ- những nạn nhân của HIV/AIDS. Nó thể hiện sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS,…Chính vì thế, con người dẽ ảo tưởng, luôn nghĩ rằng mình được bảo vệ an toàn. Nếu cứ giữ cách nhìn ấy, quan niệm ấy, cách ứng xử ấy trong cuộc đấu tranh chống lại AIDS thì rất nguy hiểm. Mọi người cần phải chung tay giúp đỡ những người đã bị nhiễm căn bệnh HIV/AIDS bởi “ trong thế giớiđó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” Câu 3: - Nêu vấn đề cần nghị luận: HIV/AIDS căn bệnh dại dịch , mọi người cần phải ra sức phòng chống - Giải quyết vấn đề: + Bản chất của căn bệnh +Thực trạng căn bệnh HIV/AIDS. + Nguyên nhân lây nhiễm ( các hình thức lây nhiễm) + Tác hại và hậu quả của bệnh. + Cách phòng chống Kết thúc vấn đề: Bài học cho bản thâN TÂY TIẾN QUANG DŨNG I. CÂU HỎI GIÁO KHOA 1. Giới thiệu đơn vị Tây Tiến, hoàn cảnh sáng tác bài Tây Tiến? - Tây Tiến là đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở vùng thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân rộng lớn bao gồm các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Sầm Nưa… Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có hs, sinh viên. Cuộc sống, chiến đấu của người lính Tây Tiến rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét…nhưng tinh thần luôn lạc quan và chiến đấu dũng cảm. - 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến. Năm1948 chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, nhớ Tây Tiến mà viết nên bài thơ này. - Tên lúc đầu của bài thơ là Nhớ Tây Tiến, được in trong tập Mây đầu ô. 2. Nội dung bài thơ? - Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc “ nhớ chơi vơi” về một thời Tây Tiến. - Bức chân dung về người lính Tây tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi” về một thời gian khổ mà hào hùng. 3. Ý nghĩa bài thơ? Bài thơ khắc họa thành công bức tượng đài nghệ thuật bi tráng về tập thể người lính TT trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. nhưng thơ mộng, trữ tình. Hình tượng người lính Tây tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta. 4. Nghệ thuật? - Cảm hứng và bút pháp lãng mạn, bi tráng - Sử dụng ngôn từ đặc sắc: sử dụng địa danh cụ thể, xác thực, hấp dẫn; từ tượng hình độc đáo, từ Hán Việt phù hợp,... - Kết hợp chất nhạc và họa. II. LÀM VĂN ĐỀ 1: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng 1. Tìm hiểu đề a.Vấn đề cần nghị luận: Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến. b. Nội dung: - Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc “ nhớ chơi vơi” về một thời Tây Tiến - Bức chân dung về người lính Tây tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi” về một thời gian khổ mà hào hùng - Nghệ thuật: + Bút pháp lãng mạn là chủ đạo; kết hợp chất nhạc họa + Dùng từ độc đáo, sáng tạo, sử dụng lớp từ Hán Việt. + Một số biện pháp tu từ từ vựng:so sánh, nhân hóa, nói giảm, nói tránh. c. Thao tác lập luận: Phân tích d. Tư liệu: bám sát bài thơ, so sánh với một số bài thơ cùng chủ đề “ Đồng chí”, “ Nhớ”, “ Cá nước”. 2. Lập dàn ý a. Mở bài: Tây Tiến là đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, hoạt động ở biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuển sang đơn vị khác. Nhà thơ nhớ về đơn vị cũ nên viết bài thơ này ( lúc đầu tên bài thơ là nhớ Tây Tiến). Quang Dũng là nhà thơ của một tâm hồn lãng mạn mà bài thơ Tây Tiến là tiêu biểu cho hồn thơ đó. Cả bài thơ là nỗi nhớ lớn, nỗi nhớ khôn nguôi về những kỉ niệm về một đơn vị anh hùng một thời chưa xa đầy lãng mạn, giàu trữ tình nhưng cũng rất bi tráng trong tâm hồn nhà thơ. b. Thân bài Đoạn 1: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Hai câu đầu bài thơ mang tính khái quát, là cảm hứng chủ đạo chung cho cảm xúc toàn bài thơ. Đó là nỗi nhớ của tác giả. Chơi vơi, một cảm giác hụt hẫng trong tâm hồn, kết hợp với nỗi nhớ “ nhớ chơi vơi” đã cho thấy tâm trạng của người đại đội trưởng Quang Dũng như luôn hướng về đơn vị của mình dù đã rời xa. Nỗi nhớ khắc đậm trong tâm hồn, ăn sâu vào tiềm thức và bật thành tiếng gọi thân thương Tây Tiến ơi!. Hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ đầu tiên là địa bàn gắn liền với quá trình đóng quân và hoạt động của đơn vị, một vùng rừng núi rộng lớn, hoang sơ và đầy hiểm trở mà một thời lịch sử oai hùng của người chiến sĩ Tây Tiến nói chung và Quang Dũng nói riêng đã trải qua. Đó là một không gian nghệ thuật hoành tráng được tác giả khắc hoạ với những nét hùng vĩ để làm nền tương xứng cho bức tranh Người chiến sĩ Tây Tiến hiện lên sau đó cũng giàu chất anh hùng và đậm chất sử thi. Cái không gian hùng vĩ và hiểm trở ấy hiện lên với đầy đủ những nét khắc nghiệt, hiểm trở của thiên nhiên: Một con đường hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến đầy đèo dốc: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống. Những từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút kết hợp với phép tiểu đối Ngàn thước lên cao – ngàn thước xuống càng tô đậm thêm cái hiểm trở của không gian rừng núi và sự gian khổ của người chiến sĩ. Không những thế, trong không gian núi rừng hùng vĩ ấy còn có biết bao nhiêu là gian nguy, thử thách. Ghềnh thác mà họ phải vượt qua, thú dữ mà họ phải đương đầu: “ Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” Bên cạnh đó, những gian khổ, khó khăn đã có lúc làm cho đoàn quân mỏi và có người chiến sĩ, người đồng đội của nhà thơ phải lìa bỏ đội ngũ vì kiệt sức. Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời. Hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến hi sinh càng làm cho chúng ta thêm trân trọng và nhà thơ càng thêm ghi khắc về người đồng đội của mình. Dãi dầu tức là đã cố gắng hết sức, nhưng không bước nữa vì không bước nổi. Và cuối cùng, anh gục lên súng mũ, những thứ vừa là trang bị, vũ khí để chiến đấu, vừa có giá trị thiêng liêng về mặt tinh thần đối với người chiến sĩ mà đến phút cuối cùng anh đã gục lên ôm lay nó như không thể lìa xa. Hình như nhiệm vụ của người chién sĩ Tây Tiến không chỉ đơn thuần là kẻ thù xâm lược mà còn là thiên nhiên khắc nghiệt và đầy thử thách. Nó gầm thét, trêu người và sẵn sàng tuyên chiến với con người. Và thực tế người chiến sĩ Tây Tiến đã bỏ quên đời khi sức người không thể chống chọi lại với sự khắc nghiệt và thử thách đó. Tuy nhiên dù có khó khăn gian khổ, dù có hi sinh đi chăng nữa thì người lính Tây Tiến mà phần đông là những thanh niên Hà Nội ấy cũng có những kỉ niệm ấm áp. Không gian núi rừng có hiểm trở thế nào đi chăng nữa. Sương dù có che lấp đoàn quân mỏi; mưa có ướt lạnh đến thấu xương thịt đi chăng nữa thì trong mắt, trong tâm hồn người chiến sĩ Tây Tiến vẫn có những phút giây đầy lãng mạn yêu đời. Mường Lát hoa về trong đêm hơi. Để rồi, vượt qua tất cả thử thách, gian nguy. Cái đọng lại cuối cùng trong nỗi nhớ của tác giả ở đoạn thơ đầu là những hình ảnh nên thơ và yên bình. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. Đoạn 2: Như đã nói, cảm xúc toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ khôn nguôi của Quang Dũng về đơn vị cũ của mình. Ở đoạn thơ thứ hai này cũng vậy. Nếu như đoạn một là những khó khăn thử thách, thiên nhiên khắc nghiệt mà người chiến sĩ Tây Tiến phải đương đấu thì đến đây vẫn là nỗi nhớ khôn nguôi, vẫn là những kỉ niệm khó phai trong tâm hồn. Tuy nhiên, đó là nỗi nhớ về những vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người miền Tây. Đoạn thơ làm nổi bật vẻ đẹp, sự gắn bó của tình cảm quân dân thắm thiết. Vùng đất mà đoàn quân Tây Tiến đi qua không chỉ hoang sơ, dữ dội mà còn rất nên thơ, trữ tình. Có lẽ sau những thời khắc hiểm nguy, gian khổ của người chiến sĩ với trách nhiệm tổ quốc trên vai, sau những đoạn đường hành quân khúc khuỷu hiểm trở và khắc nghiệt… thì đến đây, cũng những con người ấy lại trở về với tâm hồn của những thanh niên, những chàng trai Hà Nội đầy mộng mơ và lãng mạn. Đó là những lúc dừng chân sau đoạn đường hành quân vất vả, những người lính Tây Tiến bên doanh trại của mình, đã thắp lên ngọn lửa ấm áp tình đồng chí, gắn bó tình quân dân thắm thiết mà nhà thơ xem như đêm hội: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Cảnh vật và con người như “bừng lên” trong đêm sinh hoạt. Cảnh hội đuốc hoa sáng rực với tiếng khèn, tiếng nhạc đầy lãng mạn. Và còn đó những cô gái e lệ, xiêm áo tình tứ làm cho những người lính Tây Tiến ngây ngất và thích thú. Không những thế, trong dòng kí ức của nhà thơ còn hiện về nguyên vẹn cảnh Châu Mộc một buổi chiều sương tuyệt đẹp hoà quyện cùng dáng người uyển chuyển trên thuyền độc mộc. Sự kết hợp tài tình của một thi – hoạ sĩ tài hoa đã làm cho bức tranh: thiên nhiên và con người trong bài thơ vừa sinh động, có hồn vừa lung linh và say đắm lòng người: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bean bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. Hình ảnh hoa đong đưa càng khiến cho cảnh vật thiên nhiên thêm đẹp thơ mộng và huyền ảo càng tăng thêm nét quyễn rũ cho bài thơ. Đoạn 3: Đây là đoạn thơ hay nhất của bài thơ, tác giả khắc hoạ về hình ảnh người người chiến sĩ Tây Tiến một cách độc đáo. Trong nỗi nhớ của nhà thơ, sự kết đọng sâu đậm nhất là hình ảnh những chàng trai Tây Tiến bị căn bệnh sốt rét rừng hoành hành dữ dội làm rung tóc, xanh da (hay khoác lá nguỵ trang xanh?). Để rồi bằng cái nhìn độc đáo, nét chấm phá tài tình, một phong cách lãng mạn, nhà thơ đã tạo nên một hình dáng khác thường ở người chiến sĩ – đồng đội: Bốn câu thơ đầu của đoạn thơ là hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên oai hùng, lãng mạn, hào hoa. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Người lính Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thiếu thốn về vật chất cùng với bệnh tật. Tuy nhiên qua bút pháp lãng mạn của QD họ hiện lên oai hùng, dữ tợn, không mang vẻ tiều tụy, ốm yếu. Không chỉ oai phong lẫm liệt, coi nhẹ gian khổ, hiểm nguy trong chiến đấu. Những người lính Tây Tiến còn có tâm hồn rất lãng mạn và mơ mộng. Người lính hiện lên rất lãng mạn, hào hoa, có lòng yêu nước nồng nàn, khao khát lập chiến công. Ngày, họ dõi tầm mắt vượt biên cương mơ lập chiến công, tiêu diệt quân thù. Đêm, họ mơ về Hà Nộ, nơi có người thân, người yêu đang chờ đợi. Mẳt trừng gởi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Bốn câu thơ sau: Tác giả miêu tả về cái chết của người lính, về sự thiếu thốn, nhưng câu thơ không gợi sự bi thương mà mang đậm tinh thần bi tráng. Họ ra đi vì lí tưởng cao đẹp, xem nhẹ cái chết. Họ chiến đấu và hi sinh thật anh dũng. Nếu ở khổ thơ đầu mới chỉ có một Anh bạn dãi dầu không bước nữa, bỏ quên đời (hi sinh), thì ở đây đã thấy bao người ngã xuống: Rải rác biên cương mồ viễn xứ. Ngôn ngữ trang trọng qua việc sử dụng lớp từ Hán Việt mang màu sắc cổ kính khi miêu tảvề sự hi sinh bi tráng của những người lính Tây Tiến cùng với nghệ thuật đảo ngữ khi nói về các ngôi mộ vô danh rải rác khắp biên cương: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Đoạn thơ ca ngợi tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của người lính “Chiến trường…đời xanh” như một sự chối bỏ dứt khoát. Nghệ thuật nói giảm, nói tránh “anh về đất” Khi miêu tảvề cái chết của người lính một cách nhẹ nhàng thanh thản, ý nghĩ

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi TNTHPT mon van 1.doc