Giáo án bổ trợ Ngữ Văn 7 năm 2006 - 2007

Giới thiệu chương trình Ngữ văn 7

Giới thiệu tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”

Bài tập về văn bản “Cổng trường mở ra”

Bài tập về văn bản “Mẹ tôi ”

Bài tập về từ ghép

Luyện đề về văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”

Bài tập về Liên kết văn bản , Bố cục văn bản, Mạch lạc trong văn bản

Giới thiệu về Ca dao, Dân ca

Bài tập về Từ láy

Bài tập về Tạo lập văn bản

Bài tập về Phân tích, cảm thụ Ca dao

Bài tập về Đại từ

Giới thiệu về Văn học trung đại và thể thơ đường luật

Cảm thụ văn bản “ Sông núi nước Nam”, “ Phò giá về kinh ”.

Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm văn biểu cảm

Luyện tập làm văn biểu cảm

Bài tập về từ Hán Việt

 

doc52 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bổ trợ Ngữ Văn 7 năm 2006 - 2007, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình bổ trợ ngữ văn 7 Học kì I - Năm học 2006 - 2007 Tuần Tiết Tên bài dạy 1 1 Giới thiệu chương trình Ngữ văn 7 2, 3 Giới thiệu tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” 2 4 Bài tập về văn bản “Cổng trường mở ra” 5 Bài tập về văn bản “Mẹ tôi ” 6 Bài tập về từ ghép 3 7 Luyện đề về văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” 8, 9 Bài tập về Liên kết văn bản , Bố cục văn bản, Mạch lạc trong văn bản 4 10,11 Giới thiệu về Ca dao, Dân ca 12 Bài tập về Từ láy 5 13 Bài tập về Tạo lập văn bản 14,15 Bài tập về Phân tích, cảm thụ Ca dao 6 16 Bài tập về Đại từ 17 Giới thiệu về Văn học trung đại và thể thơ đường luật 18 Cảm thụ văn bản “ Sông núi nước Nam”, “ Phò giá về kinh ”. 7 19 Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm văn biểu cảm 20 Luyện tập làm văn biểu cảm 21 Bài tập về từ Hán Việt 8 22 Cảm thụ văn bản “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường…, Bài ca Côn Sơn” 23,24 Cảm thụ văn bản “Sau phút chia li”, “ Bánh trôi nước” 9 25 Bài tập về quan hệ từ 26 Luyện nói về văn biểu cảm 27 Luyện đề về văn bản “Qua đèo Ngang ” 10 28 Luyện đề về văn bản “Bạn đến chơi nhà” 29 Bài tập chữa lỗi về quan hệ từ 30 Giới thiệu thơ Lí Bạch - Cảm thụ “Xa ngắm thác núi Lư” 11 31 Bài tập về từ đông nghĩa 32 Bài tập về cách lập ý trong văn biểu cảm 33 Luyện đề về Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 12 34 Luyện đề về Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê 35 Bài tập về Từ trái nghĩa 36 Giới thiệu thơ Đỗ Phủ - Cảm thụ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. 13 37 Bài tập về Từ đồng âm 38 Baì tập sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm 39 Cảm thụ thơ: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng 14 40 Bài tập về: Thành ngữ 41 Bài tập về cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 42 Luyện đề: Tiếng gà trưa 15 43 Baì tập về: Điệp ngữ 44 Luyện viết PBCN về một tác phẩm văn học 45 Cảm thụ “Một thứ quà của lúa non: Cốm” 16 46 Bài tập về: Chơi chữ 47 Cảm thụ văn bản: Sài Gòn tôi yêu 48 Cảm thụ văn bản: Mùa xuân của tôi 17 49,50,51 Ôn tập học kì I 18 52,53, 54 Ôn tập tổng hợp Chương trình bổ trợ ngữ văn 7 Học kì II - Năm học 2006 - 2007 Tuần Tiết Tên bài dạy 19 55, 56 Giới thiệu về Tục ngữ 57 Bài tập phân tích tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 20 58, 59 Bài tập tìm hiểu văn nghị luận 60 Bài tập phân tích tục ngữ về con người và xã hội 21 61 Bài tập về rút gọn câu 62 Bài tập tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận 63 Luyện đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 22 64 Bài tập về: Câu đặc biệt 65 Bài tập luyện về phương pháp lập luận trong văn nghị luận 66 Luyện đề: Sự giàu đẹp của tiếng Việt 23 67 Bài tập về thêm trạng ngữ cho câu - Ôn tập TV 68 Bài tập về phương pháp lập luận chứng minh 69 Bài tập thêm trạng ngữ cho câu 24 70, 71 Cách làm bài văn lập luận chứng minh 72 Luyện đề: Đức tính giản dị của Bác Hồ 25 73 Ôn tập văn 74, 75 Bài tập: câu chủ động - câu bị động 26 76 Luyện đề: ý nghĩa văn chương 77, 78 Luyện viết đoạn văn chứng minh 27 79 Bài tập mở rộng câu 80 Chữa lỗi bài viết số 5 81 Bài tập luyện về lập luận giải thích 28 82, 83 Luyện đề: Sống chết mặc bay 84 Luyện viết đoạn văn lập luận giải thích 29 85 Luyện đề: Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu 86 Bài tập mở rộng câu 87 Bài tập về văn bản hành chính 30 88 Luyện đề: Ca Huế trên sông Hương 89 Bài tập về phép liệt kê 90 Bài tập về văn bản hành chính 31 91 Luyện đề: Quan Âm Thị Kính 92 Bài tập về dấu câu 93 Bài tập luyện viết văn bản đề nghị 32 94 Ôn luyện Văn - Tiếng Việt 95, 96 Ôn tập học kì II 33 97, 98, 99 Ôn tập học kì II 34 100,101,102 Ôn tập tổng hợp cuối năm 35 103,104,105 Ngoại khóa Văn học Tuần:13 bàI tập về từ đồng âm Tiết : 37 Mục tiêu cần đạt : - Củng cố kiến thức về từ đồng âm - HS phân biệt được từ đồng âm với từ nhiều nghĩa - Nắm được giá trị của việc sử dụng từ đồng âm Hoạt động dạy học : Bài tập 1: Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Cho VD minh họa. Từ đồng âm : Phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau VD : “Giá đừng có dậu mồng tơi Thế nào tôi cũng qua chơi thăm nàng” (Nguyễn Bính ) “Nhiễu điều phủ lấy giá gương… ” (Ca dao ) Từ nhiều nghĩa : + Các nghĩa có liên quan đến nhau + Gồm các nghĩa chính và các nghĩa chuyển VD : “Xuân này kháng chiến đã năm xuân” (Hồ Chí Minh ) Bài tập 2: Đặt câu với các từ đồng âm: la , súng , hồ Bài tập 3: Phân tích gía trị của việc sử dụng từ đồng âm trong hai câu thơ: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” (Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) - Nhà thơ đã sử dụng lối chơi chữ bằng cách sử dụng từ đồng âm “quốc quốc”, “gia gia” để gửi gắm tâm trạng nhớ nước thương nhà da diết trong sâu thẳm tâm hồn của người lữ khách tha hương vào lúc chiều tà, bóng xế. (Yêu cầu HS viết đoạn văn) Bài tập 4: Đố vui : đọc những câu đố vui có sử dụng từ đồng âm VD: “Trùng trục như con bò thui Chín mắt chín mũi chín tai chín đầu” Tuần : 13 Tiết: 38 bài tập sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự Trong văn biểu cảm Mục tiêu cần đạt: Luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm. Hoạt động dạy học: Bài tập 1: Kể lại bằng văn xuôi nội dung bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ. HS kể - GV nhận xét , sửa chữa . Bài tập 2: Khi cô giáo cho đề bài: PBCN qua một đồ chơi tuổi ấu thơ. Một Bạn học sinh viết bài văn có đoạn thân bài như sau: “Có ngày mẹ đi làm vắng, tôi ở nhà một mình với bộ xếp hình, tôi đã coi bộ xếp hình như bóng dáng của người mẹ yêu thương tần tảo. Lúc mẹ đi vắng, tôi hay xếp hình dáng của mẹ. Nó giúp tôi đỡ nhớ mẹ. Có lần đi học về, không được phiếu bé ngoan, bộ xếp hình của tôi cũng như dượm buồn giống mẹ tôi… Bộ xếp hình là đồ chơi mẹ mua cho tôi với tất cả lòng yêu thương mong mỏi. Cứ nhìn thấy nó, tôi như thấy mẹ bên mình để an ủi, vỗ về, khuyên bảo chờ mong. “Mẹ ơi, con sẽ ngoan, ẽ ngoan để mẹ vui”. a/ Hãy chỉ ra chi tiết biểu cảm trực tiếp trong ? b/ Đoạn văn biểu cảm gián tiếp qua thứ đồ chơi giản dị của tuổi thơ . Đồ chơi ấy đã nói với bạn đọc về người mẹ bạn học sinh ấy ntn? c/ Đoạn văn biểu cảm đan xen nhiều yếu tố miêu tả hay tự sự ? Vai trò ? Gợi ý : a. Câu văn biểu cảm trực tiếp : “mẹ ơi ,con sẽ sẽ ngoan … để mẹ vui”. b. Đồ chơi giản dị ấy nói lên nhiều điều về người mẹ của bạn học sinh . Người mẹ ấy yêu con và có cuộc sống thật giản dị . Người mẹ luôn ở bên cạnh con và dành cho con những tình cảm tốt đẹp nhất. Người mẹ là nguồn động viên, an ủi giúp người con tốt hơn, ngoan hơn. c. ĐVsử dụng nhiều yếu tố tự sự hơn yếu tố miêu tả --> thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng của người con đối với mẹ. Bài tập 3: Có người đánh giá: Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương là một bài thơ trữ tình, nhưng có nhiều yếu tố tự sự và miêu tả. a/ Bạn có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ? b/ Trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ. a. HS chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả - GV nhận xét b. Cảm xúc chủ đạo của bài: tình yêu quê hương của nhà - Bài thơ hay: Viết về tình cảm thiêng liêng vốn có của con người nhưng mang một tiếng lòng hồn hậu đằm thắm . - Bài thơ khiến người đọc xúc động về : +Tình yêu quê hương đã trở thành nỗi thương nhớ trong lòng một người xa quê gần suốt cả đời người “Thiếu tiểu li gia lão đại hồi” + Một tấm lòng son sắt với quê hương: “Hương âm vô cải…’’ + Suốt đời xa quê nhưng giọng quê không hề thay đổi àmột biểu hiện cảm động về tấm lòng tha thiết với quê hương. - Bài thơ sử dụng tiểu đối rất thành công tạo nên những vần thơ hàm súc, nói ít gợi nhiều à Gợi liên tưởng về bi kịch và nỗi lòng của khách li hương. Tuần: 13 Tiết: 39 cảm thụ thơ: cảnh khuya – rằm tháng giêng Mục tiêu cần đạt : Giúp HS hiểu và có sự cảm có sự cảm nhận sâu sắc hơn về hai bài thơ của Hồ Chí Minh để thấy được vẻ đẹp tâm hồn và tài năng nghệ thuật của Bác. Hoạt động dạy học : Bài tập 1: a/ Đọc thuộc lòng bài “Cảnh khuya”, nêu hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ. b/ PT giá trị của những biện pháp tu từ trong bài thơ . c/ Bài thơ cho ta cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. a. Bài thơ ra đời giữa núi rừng Việt Bắc trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp ác liệt (1947). - Bài thơ tả cảnh suối rừng Việt Bắc trong một đêm trăng đẹp, qua đó diễn tả tâm trạng, tấm lòng yêu nước thiết tha của Bác. b. ở câu thơ đầu, biện pháp so sánh được sử dụng thật tài tình. “Tiếng suối” được so sánh với “tiếng hát”, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh cuả con người. Một âm thanh dễ gợi ra sự vắng vẻ, lạnh lẽo được ví với một âm thanh dễ gợi ra sự vui vẻ, đầm ấm à thiên nhiên không heo hút, xa xôi mà trở nên hiền hòa, thân thiết, gần gũi với con người. - Điệp từ “lồng” à cảnh vật đan xen, hòa quyện à Tạo ra những bức tranh đẹp, gợi sự liên tưởng phong phú về những bức tranh đẹp . - Hai câu thơ có bốn nét vẽ: suối, trăng, cổ thụ, hoa, tả ít gợi nhiều làm nên cái hồn của cảnh vật. Bức tranh mang màu sắc cổ điển à biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một hồn thơ yêu thiên nhiên tha thiết. c. Bác là người có tâm hồn yêu thiên nhiên nhưng cao hơn hết là tấm lòng vì dân vì nước . Bài tập 2: a/ Chép bài "Nguyên tiêu” (phần phiên âm , dịch thơ ) b/ Bài thơ “Rằm tháng giêng” là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp. Hài hòa giữa cái dáng vẻ cổ điển mà thơ xưa vốn có với cái dáng vẻ hiện đại… (Theo Mã Giang Lân - Tác phẩm Văn học) Bằng hiểu biết về bài thơ, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. - Bài thơ mang dáng vẻ cổ điển mà thơ xưa vốn có: + Cảm hứng sáng tạo của nhà thơ trước hết được khơi dậy từ cảnh một đêm rằm (cảnh đêm trăng , cảnh sông nước, cảnh xuân…) + Bài thơ lấy đề tài thường gặp trong thơ cổ (Tĩnh dạ tứ – Lí Bạch; Đường thi -Trương Kế …) + Bài thơ thể hiện một tư thế ung dung, một hồn thơ chan hòa với thiên nhiên của một nhà hiền triết phương Đông. Bài thơ mang dáng vẻ hiện đại : + Thi nhân không tan biến vào thiên nhiên, vào cảnh vật mà hiện lên với tư thế của một người làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội. + Bên cạnh cảm hứng thiên nhiên còn cảm hứng lớn hơn, cao đẹp hơn: cảm hứng về vận mệnh đất nước. Thơ Bác đến với mùa xuân, đến với trăng, với sông nước, thơ đến cả với công việc cách mạng. + Bác hiện lên với tư thế của người chiến sĩ CM với tâm hồn lạc quan phơi phới. Tuần : 14 Tiết : 40, 41, 42 bài tập về thành ngữ bài tập về cách làm bài văn biểu cảm về tpvh Luyện đề “tiếng gà trưa” Mục tiêu cần đạt : Luyện tập tìm hiểu nghĩa của thành ngữ ,sử dụng thành ngữ . Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm . Giúp HS hiểu thêm về thơ Xuân Quỳnh, cảm hiểu sâu sắc hơn về bài Tiếng gà trưa. Hoạt động dạy học : I.Bài tập về thành ngữ : Bài tập 1: a.Thành ngữ là gì ? A. Một loại cụm từ có vần điệu B. Một loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. C. Một tổ hợp từ có DT ,ĐT ,TT , làm trung tâm . D. Một kết cấu C-V và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. b. Những dòng sau , dòng nào không phải là thành ngữ ? A. Vắt cổ chày ra nước. B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi. C. Nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống. D. Lanh chanh như hành không muối. c. Xác định vai trò NP của thành ngữ trong câu: Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con. A. CN B. VN C. BN D. TN Bài tập 2: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ. * Thành ngữ: Một loại cụm từ cố định biểu thị một ý nghĩa, một khái niệm. VD : Ăn xổi ở thì . ác giả ác báo Ăn bên đông ngủ bên tây * Tục ngữ : Là một câu nói hoàn chỉnh có ý nghĩa trọn vẹn nói lên nhận xét về tâm lý hoặc một lời phê phán hay một lời khuyên nhủ, một khái niệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội. VD: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Cái nết đánh chết cái đẹp. Bài tập 3: Tìm các thành ngữ có từ: chết, chạy. D- Chết đứng như Từ hải. - Chết cay chết đắng. - Chết đuối vớ phải cọc… - Chạy bán sống bán chết. - Chạy long tóc gáy. - Chạy như vịt… Bài tập 4: Tìm và nêu ý nghĩa của các thành ngữ trong các câu sau : Quản bao tháng đợi năm chờ Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm (Nguyễn Du ) Gìn vàng giữ ngọc cho hay Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời ( Nguyễn Du ) Nhắn ai góc bể chân trời Nghe mưa ai có nhớ lời nước non ( Tản Đà ) Bài tập 5: Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào không phải thành ngữ Hán Việt: Mặt sứa gan lim. - Văn võ song toàn. Sinh cơ lập nghiệp. - Vong ân bội nghĩa Quang minh chính đại. - Được voi đòi tiên. Bách chiến bách thắng. - Đồng tâm hiệp lực. Khôn nhà dại chợ. - Vượt núi băng rừng. Nói dối như cuội. - Nồi da nấu thịt. Tích tiểu thành đại. - Khẩu phật tâm xà. Bài tập 6: Phân tích giá trị của việc sử dụng thành ngữ trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương. Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nược buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không . Một duyên hai nợ à duyên ít nợ nhiều ; nỗi vất vả đắng cay . Năm nắng mười mưa à nỗi vấtvả, cơ cực,gian khó. * Hai thành ngữ đã diễn tả nỗi vất vả ,..đắng cay …mà bà Tú phải gánh chịu .Qua đó ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của bà Tú : Một người vợ tần tảo , chịu thương ,chịu khó ,giàu đức hi sinh vì chồng vì con…Điều đó cũng thể hiện tình cảm thương vợ của ông Tú .(cảm thông ,tri ân …) II. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm VH: * GV hướng dẫn : HS cần phải : - Xác định được những nét nổi bật của tác phẩm về nội dung, nghệ thuật. - Cảm nghĩ về tác phẩm phải bắt nguồn từ sự suy nghĩ, cảm nhận của người đọc về TP đó. - Những cảm xúc có thể là: + Về cảnh, về người. + Về tâm hồn, số phận con người trong tp + Về NT sử dụng từ ngữ,biện pháp tu từ, câu … + Về tư tưởng chủ đề tp . Cảm nghĩ về tp vh thường gắn liền với các thao tác phân tích, giải thích, CM... Với HS lớp 7, cảm nghĩ có thể dựa trên cơ sở kể lại sự việc, cảnh tượng có trong tp à gây cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? Bài tập: PBCN về bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch. Lập dàn ý cho đề văn trên . III. Luyện đề “Tiếng gà trưa”. * Giới thiệu thêm vế nhà thơ Xuân Quỳnh (1942-1988): Là nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. - Hồn thơ trẻ trung sôi nổi mà tha thiết, mạnh bạo, giàu nữ tính . - Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những điều bình dị, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình, trong tình yêu, tình mẹ con… Qua đó thể hiện trái tim khao khát yêu thương, hạnh phúc nhưng cũng nhiều dự cảm, lo âu trước những đổi thay biến suy của cuộc đời. * Bài thơ “Tiếng gà trưa” - Viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả nước (chủ đề chính lúc đó là là viết về tinh thần yêu nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu). - Nhà thơ đã khai thác cảm xúc từ những điều bình dị, từ những kỉ niệm của chính mình để từ đó góp vào những tình cảm chung của thời đại. - Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu qua những chi tiết thật bình thường, giản dị nhưng xúc động chân thành. Bài tập 1: Hãy chọn đáp án đúng. Bài thơ chủ yếu được viết theo thể thơ gì ? A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Bốn chữ D. Năm chữ Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ là : A. Tiếng gà trưa B. Quả trứng hồng C. Người bà D. Người chiến sĩ Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện tronh bài ? A. hoài niệm tuổi thơ . B. Tình bà cháu . C. Tình yêu quê hương đất nước. D. Cả ba ý trên. Bài tập 2: a.Đọc thuộc lòng bài thơ . a. Dựa vào mạch cảm xúc của bài thơ, có bạn lập dàn ý như sau: A. Trên đường hành quân người lính nghe thấy tiếng gà. B. Những kỉ niệm trở về. C. Hình ảnh người bà tần tảo chắt chiu. D. Tiếng gà trưa đi vào cuộc sống chiến đấu. Em có đồng ý không ? ý kiến của em? * Dàn ý chưa hợp lý vì các luận điểm còn rất chung chung. + Luận điểm A: Kể sự việc . + Luận điểm B: ND còn rất khái quát. + luận điểm C: là một ý nhỏ trong luận điểm B. Chữa: A. Cảm xúc của người lính khi nghe tiếng gà trưa. B. Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm tuổi thơ: về người bà… C. Tiếng gà trưa hành trang của người lính. D. Tiếng gà trưa đi vào cuộc sống chiến đấu. Bài tập 3: - Chép chính xác khổ thơ đầu của bài thơ. Viết đoạn văn khoảng 10 câu pt khố thơ trên. Đoạn văn có thể có các ý sau: + Trên con đường ra chiến dịch,giữa buổi trưa tĩnh lặng ,người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà vang lên ở chốn làng quê. + Tiếng gà trưa gần gũi, thân thương làm ấm lòng anh chiến sĩ, như tiếng gọi của quê hương. + Tiếng gà như có tâm hồn có sức sống. + Tiếng gà đã khơi dậy trong lòng người chiến sĩ dòng cảm xúc về những ngày tháng buồn vui bên người bà yêu quí. + Điệp từ “nghe” à tiếng gà trưa gây một ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người chiến sĩ; gợi tình cảm thắm thiết, ngọt ngào. Bài tập 4: (Về nhà) Cho câu văn: tình cảm đối với người bà, với kỉ niệm tuổi thơ đã làm sâu đậm thêm tình yêu quê, hương đất nước. Hãy viết tiếp một số câu văn nữa để có đoạn văn hoàn chỉnh. Tuần: 15 Bài tập về: điệp ngữ Tiết: 43, 44, 45: Luyện viết PBCN về một tác phẩm văn học Cảm thụ “Một thức quà của lúa non: Cốm” Mục tiêu cần đạt: - Củng cố kiến thức về điệp ngữ, tác dụng của điệp ngữ. - Rèn kĩ năngviết bài văn PBCN về một TPVH . - Giới thiệu thêm về Thạch Lam: cảm thụ “Một thức quà của lúa non: Cốm” Hoạt động dạy học: I Bài tập về điệp ngữ : Bài tập 1: Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau? Hoa giãi nguyệt,in từng tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt tronglòng xiết đau (Chinh Phụ ngâm) A. Điệp ngữ cách quãng B. Điệp ngữ nối tiếp C. Điệp ngữ chuyển tiếp D. Hai kiểu A và B Bài tập 2: Giới thiệu các dạng điệp ngữ : a. ĐN cách quãng: là dạng điệp ngữ trong đó nhựng từ ngữ được lặp lại đứng cách xa nhau gây ấn tượng nổi bật và có tác dụng âm nhạc rất cao : VD: Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già Với tiếng gió gào ngàn với giọng nguồn hét núi Với khi thét khúc trường ca dữ dội Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng (Nhớ rừng - Thế Lữ) b. ĐN nối tiếp: là dạng điệp ngữ trong đó những từ ngữ được lặp lại trực tiếp đứng bên nhau nhằm tạo nên ấn tượng mới mẻ, có tính chất tăng tiến: VD: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công (Hồ Chí Minh) c. ĐNvòng: là dạng điệp ngữ có tác dụng tu từ rất lớn ; chữ cuối câu trước được nhắc lại ở chữ đầu câu sau cứ như thế làm cho câu văn, câu thơ liền mạch nhau như đợt sóng. Người ta thường dùng kiểu ĐNnày trong thơ trữ tình để diễn tả một cảm giác triền miên. VD: “Sau phút chia li” “Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” Bài tập 3: Hãy xác ĐNvà dạng ĐNtrong các VDsau: a. ở đâu đẹp núi đẹp sông Đây đẹp ruộng đồng đẹp những hàng cây Đẹp hơn là những bàn tay Vừa lo giữ nước, vừa xây xóm làng (Nguyễn Văn Chương) *Điệp ngữ cách quãng . b. Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. (Nguyễn Duy) * ĐN nối tiếp c. Đối với gan vàng dạ sắt của đồng bào, toàn thể quốc dân không bao giờ quên . Tổ quốc không bao giờ quên. Chính phủ không bao giờ quên. (Hồ Chí Minh) * ĐNcách quãng . d. Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa Hay ưa nên nỗi không chừa được Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa. (Nguyễn Khuyến) * ĐNvòng: “Muốn chừa” , “hay ưa” , “chừa được” . Điệp vòng sóng đôi à làm nổi bật nụ cười hóm hỉnh, tự trào của chính tác giả . e. Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh Xanh trời, xanh cả những ước mơ (Tố Hữu) * ĐNcách quãng. Bài tập 4: Phân tích giá trị của việc dùng ĐN trong đoạn thơ sau: “ Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác ổ trứng hồng tuối thơ”. * ĐT “Vì” à Khẳng định, nhấn mạnh mục đích chiến đấu cao đẹp của người chiến sĩ : chiến đấu vì quê hương, đất nước ,vì những điều giản dị, thân thương,gần gũi, vì những kỉ niệm của tuổi thơ… II. Luyện viết PBCN về một tác phẩm văn học: Bài tập 1: Đánh dấu vào ý kiến em chọn: A. Viết bài văn biểu cảm, đánh giá đối với tpvh tức là bài văn PBCN về một tp nào đó, trước hết người viết phải có “cảm xúc” mới viết được. B. Cảm xúc đối với bài văn phải hình thành trên cơ sở “hiểu”. Muốn hiểu đúng văn bản thì trước hết phải đọc thật kĩ văn văn bản. C. Cảm xúc phải xuất phát từ nội dung,nghệ thuật,ý nghĩa của văn bản. D. Khi PBCN người viết phải biết suy luận,liên tưởng,tưởng tượng.. Bài tập 2: Luyện viết: Hãy PBCN của em về bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ. a. Hãy viết phần MB cho đề bài trên. Gợi ý: - giới thiệu tác giả, tác phẩm . + Đỗ Phủ được mệnh danh là “Thi Thánh’’ của đời Đường, Trung Quốc. + Bài thơ được sáng tác vào khoảng năm 760 khi căn nhà của ông được bạn bè dựng cho bên khe Cán Hoa bị gió thu tốc mái. Bài thơ là kiệt tác của Đỗ Phủ. Nêu cảm xúc chung về bài thơ: đọc bài thơ ta vô cùng xúc động trước tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ. b. PBCN về khổ thơ cuối của bài thơ. * Về nội dung: - Khổ thơ tỏa sáng bởi một tâm hồn cao đẹp tuyệt vời. Ông quên đi nỗi đau khổ của riêng mình để hướng về bao người cần lao trong xã hội để mơ ước, khát khao có “nhà rộng muôn ngàn gian” để cho “Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”… - Ta vô cùng cảm động trước sự tự nguyện quên mình của nhà thơ “Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt;Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được”. * Về Nghệ thuật: - Lời hay: sử dụng bút pháp tương phản àdiễn tả sâu sắc cảnh đời và tấm lòng, nỗi khổ và niềm mong ước của nhà thơ một cách chân thành. Yếu tố hiện thực, yếu tố trữ tình lãng mạn được kết hợp một cách hài hòa làm sáng lên tình cảm nhân ái, lí tưởng nhân đạo của nhà thơ. III. Cảm thụ “Một thức quà của lúa non :Cốm” * Giới thiệu thêm về Thạch Lam. - Quan điểm nghệ thuật có nhiều điểm sâu sắc và tiến bộ, gần với quan điểm của nhiều nhà văn hiện thực. - Thường quan tâm đến những con người bình thường và cả những người nghèo khổ trong xã hội với một tinh thần nhân đạo và sự cảm thông thấm thía. - Thạch Lam đặc biệt tinh tế,và nhạy cảm khi nắm bắt và diễn tả những cảm xúc, cảm giác của con người trước thiên nhiên, cuộc sống và của chính mình với một lối văn nhẹ nhàng, trong sáng mà sâu lắng. - Ông là nhà văn của Hà Nội.Tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường”là một tùy bút thành công của ông .Tác phẩm này đã thể hiện sự am hiểu và tình cảm yêu mến Hà Nội của nhà văn. * Tác phẩm: Không có cốt truyện ; lời văn nhẹ nhàng,giàu chất thơ. “Là những bài thơ mang y phúc văn xuôi”. Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức đâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc,giản dị và thanh khiết... đồng quê nội cỏ An Nam Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi. 1. Nội dung chính của đoạn văn ? 2. Qua đoạn văn, tác giả đã gửi gắm tình cảm gì của mình? 3. Xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn. 4. Giải nghĩa, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ: giản dị, trung thành, thanh khiết. 5. Tìm hai từ đồng nghĩa với “Đất nước” và so sánh sắc thái nghĩa của các từ đó. 6. Theo em, nếu thay từ “của” trong câu “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước” bằng từ “với” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Vì sao? 1- Nội dung chính của đoạn văn: Cốm là thức quà riêng biệt, mang hương vị mang hương vị mộc mạc, thanh khiết… của dân tộc. 2- Tình cảm của tác giả qua đoạn trích: ca ngợi, đề cao, tự hào về giá trị văn hóa đặc sắc của cốm qua hai nét chính: - Cốm là sản vật quí giá mà giản dị, thanh cao. - Cốm với hồng gắn bó với hạnh phúc con người. 3- Từ ghép: riêng biệt, đất nước, cánh đồng hương vị, giản dị thanh khiết, đồng quê, nội cỏ, tơ hồng trong sạch, trung thành, lễ nghi. Từ láy: bát ngát, mộc mạc, vương vít. 4- Giản dị: + đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống. + dễ hiểu, không có gì rắc rối. - Trung thành: trước sau một lòng một dạ giữ trọn niềm tin, tình cảm gắn bó với những điều cam kết với ai hay cái gì (hoặc đúng sự thật không thêm bớt, thay đổi). - Thanh khiết: trong sạch, thuần khiết. * Từ đồng nghĩa, trái nghĩa: - Giản dị - đơn giản, bình thường ’ xahoa, cầu kì, phù phiếm - Trung thành - chung thủy, thực tâm, một lòng ’ phản bội, tráo trở, lật lọng. - Thanh khiết - thanh cao, thanh bạch, cao khiết, trong sáng, trong trắng ’ vẩn đục, ô uế. 5- Đất nước: - non sông, quê hương, xứ s,ở… Tổ quốc, sơn hà, giang sơn… - Sắc thái nghĩa khác nhau: - Tiếng việt: mộc mạc.gần gũi. Hán Việt:trang trọng. 6- “của”: sự sở hữu à Tôn vinh thức quà của lúa non - Cốm lên tới vẻ đẹp tinh khiết, sâu xa. Khẳng định hương thơm vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, riêng biệt… của cốm không giống một thứ quà nào. - “với” không chỉ sự sở hữu à thay đổi, giảm đi giá trị trên. Bài tập 2: Có ý kiến cho rằng: Văn Thạch Lam thiên về cảm giác rất nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc. Bằng hiểu biết c

File đính kèm:

  • docTai lieu tap huan HSG.doc