Giáo án Địa lý 7 tiết 9 đến 14

Bài 9 - HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Ở ĐỚI NÓNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

• HS cần biết được các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác đất và bảo vệ đất.

• Biết được một số cây trồng, vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng.

2. Kĩ năng

• Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lý qua tranh vẽ liên hoàn và củng cố thêm kĩ năng đọc ảnh địa lý cho HS.

• Luyện kĩ năng phán đoán địa lý cho HS ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn về mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác với bảo vệ đất trồng.

 

doc22 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 7 tiết 9 đến 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:15/9/2011 Ngày giảng: 7A7B7C Bài 9 - HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS cần biết được các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác đất và bảo vệ đất. Biết được một số cây trồng, vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng. 2. Kĩ năng Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lý qua tranh vẽ liên hoàn và củng cố thêm kĩ năng đọc ảnh địa lý cho HS. Luyện kĩ năng phán đoán địa lý cho HS ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn về mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác với bảo vệ đất trồng. 3. Thái độ: -Yêu thích bộ môn và biết cách canh tác trong môi trường đới .nóng II.CHUẨN BỊ 1.GV: Các bức ảnh về xói mòn đất đai trên các sườn núi. 2. HS: Một số bức ảnh về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng BÀI GIẢNG 1. Ổn định(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(3’) a) Cho biết đặc điểm khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa ( GV chú ý ghi những đặc điểm của 2 môi trường khí hậu trên vào góc bảng hoặc bảng phụ để dùng trong khi giảng bài mới ). b) Các đặc điểm khí hậu của 2 môi trường trên có thuận lợi và khó khăn gì đối với cây trồng ? 3. Bài mới: (37’) Vào bài Sự phân hóa đa dạng của môi trường đới nóng biểu hiện rõ nét ở đặc điểm khí hậu, ở sắc thái thiên nhiên, nhất là làm cho hoạt động nông nghiệp ở mỗi vùng trong đới có những đặc điểm khác nhau, sự khác nhau đó biểu hiện như thế nào là nội dung của bài sau: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa đã ghi trên bảng. - Tìm ra đặc điểm chung của môi trường đới nóng? ( nắng, nóng quanh năm và mưa nhiều ) - Các đặc điểm trên ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp ra sao? - Sau cho lớp thảo luận theo 3 nội dung cụ thế sau: Nội dung 1: Môi trường xích đạo ẩm có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp. Nội dung 2: Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp. Nội dung 3: Giải pháp khắc phục khó khăn của môi trường đới nóng với sản xuất nông nghiệp. GV: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, GV bổ sung, chuẩn xác lại kiến thức theo bảng sau: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp: Môi trường xích đạo ẩm + Môi trường nhiệt đới + Môi trường nhiệt đới gió mùa Thuận lợi Nắng, mưa nhiều quanh năm, trồng nhiều cây, nuôi nhiều con. Xen canh, gối vụ quanh năm Nóng quanh năm, mưa tập trung theo mùa, theo mùa gió Chủ động bố trí mùa vụ và lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp Khó khăn Nóng, ẩm nên nấm mốc, côn trùng phát triển gây hại cho cây trồng vật nuôi Chất hữu cơ phân hủy nhanh do nóng ẩm nên tầng mùn mỏng dễ bị rửa trôi, đất màu mỡ Mưa theo mùa dễ gây lũ, lụt tăng cường xói mòn đất Mùa khô kéo dài gây hạn, hoang mạc dễ phát triển Thời tiết thất thường, nhiều thiên tai, bão gió Biện pháp khắc phục Bảo vệ rừng, trồng rừng. Khai thác có kế hoạch khoa học Tăng cường bảo vệ sinh thái rừng Làm tốt thủy lợi, trồng cây che phủ đất Tính chất mùa vụ đảm bảo tốt Phòng chống thiên tai, dịch bệnh Câu hỏi: Cho biết các cây lương thực và hoa mầu trồng chủ yếu ở đồng bằng và vùng núi nào ở nước ta? Tại sao sắn ( khoai mì ) trồng ở vùng núi đồi. Tại sao khoai trồng ở đồng bằng. Tại sao lúa nước trồng ở khắp nơi. ( Loại cây nào phù hợp với từng loại đất và khí hậu đất đó ). Câu hỏi: Vậy loại cây lương thực phát triển tốt ở đới nóng là cây? GV: Giới thiệu cây cao lương ( lúa miến, hạt bo bo) thích hợp khí hậu khô nóng. Trồng nhiều châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ. Câu hỏi: Nêu tên các cây công nghiệp trồng nhiều ở nước ta? ( cà phê, cao su, dừa, bông, mía, lạc chè ) GV: Đó cũng là cây công nghiệp trồng phổ biến ở đới nóng có giá trị xuất khẩu cao! Câu hỏi: Xác định trên bản đồ thế giới vị trí các nước và khu vực sản xuất nhiều các loại cây lương thực và công nghiệp trên? Câu hỏi: Đọc đoạn “ chăn nuôi đông dân cư” tr.31 SGK. - Các vật nuôi đới nóng được chăn nuôi ở đâu? Vì sao các con vật nuôi được phân bố ở khu vực đó? ( Giải thích mối quan hệ giữa đặc điểm sinh lí của vật nuôi với khí hậu và nguồn thức ăn thích hợp ) câu hỏi: Với khí hậu và cây trồng ở địa phương em rất thích hợp với nuôi con gì? Tại sao? 2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu - Cây lương thực ở đới nóng phù hợp với khí hậu và đất trồng: Lúa nước, khoai, sắn, cây cao lương. - Cây công nghiệp rất phong phú, có giá trị xuất khẩu cao. Cây Vùng trồng tập trung Cà phê Đông Nam Á, Tây Phi, Nam Mĩ Cao su Đông Nam Á Dừa Ven biển Đông Nam Á Bông Nam Á Mía Nam Mỹ Lạc Nhiệt đới ẩm Nam Mỹ 4. Củng cố (3’) a) Những đặc điểm khí hậu đới nóng có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ? b) Bài tập 3: Yêu cầu HS phải đạt được sự mô tả: - Rừng ngập mặn nếu bị chặt hạ làm nương rẫy, nước mưa sẽ cuốn trôi lớp đất mầu. - Nếu không có cây cối che phủ, đất sẽ bị xói mòn càng không phát triển ( đất trống, đồi trọc ). c) Bài tập 4: HS phải nắm được 2 vấn đề sau: 1. Cây lương thực của đới nóng và sự phân bố của chúng trên thế giới, trên các kiểu môi trường khác nhau. 2. Các cây công nghiệp chủ yếu của đới nóng và những vùng phân bố của chúng. 5. Hướng dẫn: (1’) 1. Tìm hiểu tại sao đới nóng là môi trường rất thuận lợi cho nông nghiệp phát triển mà nhiều quốc gia ở đới nóng còn nghèo, còn thiếu lương thực? 2. Sưu tầm tranh ảnh tài nguyên đất, rừng bị hủy hoại do chặt phá bừa bãi. IV. Rút kinh nghiệm: ... NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ******************************** Ngày soạn: 15/9/2011 Ngày giảng:7A:.7B:.7C:. TiÕt 10 - Bài 10 DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ớ ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU Kiến thức HS biết được đới nóng vừa đông dân vừa có bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển, chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở) của người dân. Biết được sức ép dân số, đời sống và các biện pháp của các nước đang phát triển áp dụng để giảm sức ép dân số và bảo vệ tài nguyên và môi trường. Kĩ năng Luyện tập cách đọc và phân tích biểu đồ các mối quan hệ và sơ đồ các mối quan hệ. Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê. II. CHUẨN BỊ GV: Sưu tầm các ảnh về tài nguyên môi trường bị hủy hoại do khai thác bừa bãi. Sưu tập tư liệu địa phương để vẽ biểu đồ quan hệ giữa dân số và lương thực. Bản đồ dân cư thế giới, biểu đồ gia tăng dân số tự nhiên ở các nước đang phát triển HS: III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ(3’) Đặc điểm khí hậu đới nóng có thuận lợi, khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp như thế nào? Tại sao môi trường đới nóng rất thuận lợi cho nông nghiệp phát triển mà nhiều quốc gia ở đới nóng còn nghèo và thiếu lương thực. Bài mới (37’) Vào bài: Là khu vực có nhiều tài nguyên, khí hậu có nhiều thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp, nguồn nhân lực rất dồi dào, mà kinh tế tới nay còn chậm phát triển chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng kém phát triển của đới nóng? Sự bùng nổ dân số gây tác động tiêu cực như thế nào tới việc phát triển kinh tế xã hội? Ta cùng tìm câu trả lời trong bài “Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ớ đới nóng”. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HOẠT ĐỘNG 1 Câu hỏi: Quan sát bản đồ “phân bố dân cư thế giới”: + Trong 3 đới môi trường, khí hậu, dân cư thế giới tập trung nhiều nhất ở đới nào? Tại sao có sự phân bố đó? + Dân cư đới nóng phân bố tập trung những khu vực nào? - Tập trung dân đông ở Đông Nam Á, Nam Á, Tây phi, Đông Nam Braxin. Câu hỏi: Với số dân bằng 1\2 nhân loại, tập trung sinh sống chỉ trong 4 khu vực trên sẽ tác động như thế nào đến tài nguyên và môi trường ở đây? (Tài nguyên thiên nhiên nhanh cạn kiệt + Môi trường rừng, đất trồng, biển xuống cấp. + Tác động xấu đến nhiều mặt tự nhiên và xã hội). Câu hỏi: Quan sát biểu đồ 1.4 (Bài 1) cho biết tình trạng gia tăng dân số hiện nay của đới nóng như thế nào? (Tăng tự nhiên quá nhanh, bùng nổ dân số). Câu hỏi: Tài nguyên môi trường bị xuống cấp, dân số thì bùng nổ. Vậy dẫn tới tình trạng gì đối với tự nhiên? (Tác động xấu thêm, kiệt quệ thêm) Gây sức ép nặng nề cho việc cải thiện đời sống người dân. - Việc cải thiện chất lượng đời sống của người dân gặp khó khăn như thế nào? HOẠT ĐỘNG 1 GV: Giới thiệu bản đồ 10.1. - Có 3 đại lượng biểu thị 3 mẫu, lấy mốc 1975 = 100%. Vì 3 đại lượng có giá trị không đồng nhất. (Lần đầu HS làm quen loại biểu đồ này GV cần hướng dẫn đọc, so sánh các mối quan hệ tỉ mỉ). Câu hỏi: Biểu đồ sản lượng lương thực tăng hay giảm? (Tăng từ 100% - 110%). - Tỉ lệ “gia tăng dân số tự nhiên” có diễn biến thế nào? (Tăng từ 100% lên gần 168%). - Hãy so sánh sự gia tăng lương thực với gia tăng dân số? (Cả 2 đều tăng, nhưng lương thực không kịp tăng vơi đà tăng dân số). - Biểu đồ bình quân lương thực đầu người tăng hay giảm? (giảm, từ 100% xuống 80%). - Nguyên nhân nào làm cho bình quân lương thực sụt giảm? (dân tăng nhanh hơn nhiều so với việc tăng lương thực). - Phải có biện pháp gì để nâng bình quân lương thực đầu người lên? (giảm tăng dân, nâng mức tăng lương thực lên). Câu hỏi: Phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á từ 1980 – 1990. - Dân số tăng hay giảm? (tăng từ 360 triệu lên 442 triệu người). - Diện tích tăng hay giảm? (giảm từ 240,2 xuống 208,6 triệu ha). - Cho nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng? (dân càng tăng thì rừng càng giảm). - Nguyên nhân giảm diện tích rừng? Câu hỏi: Những tác động của sức ép dân số tới tài nguyên môi trường và xã hội như thế nào? Cho biết những biện pháp tích cực để bảo vệ tài nguyên và môi trường? GV bổ sung và kết luận: 1. Dân số - 50% dân số thế giới sống ở đới nóng. - Dân tăng tự nhiên nhanh và bùng nổ dân số tác động rất xấu tới tài nguyên và môi trường. 2. Sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường - Làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, suy giảm. - Chất lượng cuộc sống của người dân thấp + Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số. + Phát triển kinh tế + Nâng cao đời sống của dân sẽ có tác động tích cực đến tài nguyên và môi trường. 4. Củng cố (3’) Tại sao việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số là công việc cấp bách cần tiến hành ngay trong tất cả phần lớn các nước nhiệt đới nóng? Bài tập 1: Rèn luyện cách đọc sơ đồ và củng cố kiến thức. Dân số tăng quá nhanh sẽ gây hậu quả xấu làm cho nền kinh tế chậm phát triển, đời sống chậm cải thiện và tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường. Bài tập 2: Dân số tăng nhanh Tài nguyên bị khai thác kiệt quệ Môi trường bị hủy hoại Nghiêm trọng + Phương án 1: + Phương Án 2: Tham khảo phần phụ lục bài 10. 5.Hướng dẫn (1’) Sưu tập một số ảnh về đô thị được quy hoạch có tổ chức ở Việt Nam và các nước trong đới nóng. Các ảnh về nạn thất nghiệp, ùn tắc giao thông, khu nhà ổ chuột, ô nhiễm môi trường ở đới nóng. IV. Rút kinh nghiệm: ... NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ******************************** Ngày soạn: 15/9/2011 Ngày giảng:7A:.7B:.7C:. TiÕt 11 - Bài 11 DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Làm cho HS nắm được nguyên nhân của di dân và đô thị hóa đới nóng. Biết được nguyên nhân hình thành và những vấn đề đang đặt ra cho các đô thị, siêu đô thị ở đới nóng. 2. Kĩ năng Bước đầu giúp HS luyện tập cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lý (các nguyên nhân di dân). Củng cố thêm các kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lý, bản đồ địa lý và biểu đồ hình cột. II. CHUẨN BỊ: Bản đồ dân số và đô thị thế giới. Các ảnh về đô thị hiện đại được đô thị hóa có kế hoạch ở các nước trong đới nóng. Các ảnh về hậu quả đô thị hóa tự phát ở đới nóng III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định(1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) Hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng? Những biện pháp tích cực để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường trong đới nóng. 3. Bài mới(37’) Vào bài: Các nước thuộc đới nóng ở Châu Á, châu Phi, Nam Mỹ sau khi giành được chủ quyền sau chiến tranh thế giới thứ 2, đã có nhịp độ đô thị hóa quá nhanh rơi vào cảnh khủng hoảng đô thị gây hiện tượng phát triển hỗn loạn, có tác hại trầm trọng, mang tính toàn cầu. Nguyên nhân nào đã dẫn tới sự bùng nổ đô thị ở đới nóng và biện pháp giải quyết việc đô thị hóa quá nhanh ra sao? Ta cùng tìm hiểu các vấn đề trên qua nội dung bài sau Hoạt động của thầy và trò Nội dung HOẠT ĐỘNG 1 GV: nhắc lại tình hình gia tăng dân số của các nước đới nóng. Sự gia tăng dân số quá nhanh dẫn tới việc cần phải di chuyển để tìm việc làm kiếm sống, tìm đất canh tác Câu hỏi: Yêu cầu HS đọc đoạn “Di dânTây Nam Á tr.36 SGK”. + Tìm và nêu nguyên nhân của di dân trong đới nóng. + Tại sao di dân ở đới nóng diễn ra rất đa dạng phức tạp? - Đa dạng? (nhiều hình thức, nhiều nguyên nhân di dân) - Phức tạp? Nguyên nhân tích cực, nguyên nhân tiêu cực. GV: Yêu cầu thảo luận nhóm nội dung sau: 1. Nguyên nhân di dân có tác động tích cực tới kinh tế - xã hội: (Có tổ chức, kế hoạch khoa học: - Để xây dựng các khu kinh tế mới (vùng núi, vùng biển). - Xây dựng khu công nghiệp, dịch vụ - Lập đồn điền trông cây xuất khẩu. - Xuất khẩu lao động). 2. Nguyên nhân di dân tiêu cực: (- Do đói, nghèo, thiếu việc làm - Chiến tranh, xung đột tộc người - Thiên tai, hạn hán). Câu hỏi: Cho biết những biện pháp di dân tích cực tác động tốt đến phát triển kinh tế xã hội là gì? HOẠT ĐỘNG 2 GV chuyển ý: Sự di dân tự do đến các thành phố làm cho quần cư đô thị hình thành quá nhanh ở đới nóng rơi vào tình trạng gì? Câu hỏi: Tình hình đô thị hóa ở đới nóng diễn ra như thế nào (dựa vào mục 2 SGK)? (- 1950? (không có đô thị 4 triệu dân). - 2000? (có:* 11/23 siêu đô thị > 8 triệu dân cư thé giới * Dân đô thị gấp 2 năm 1989) - Dự đoán 2020? Dân đô thị đới nóng gấp 2 tổng số dân đô thị đới ôn hòa). Câu hỏi: Quan sát H3.3 SGK đọc tên các siêu đô thị > 8 triệu dân ở đới nóng? Câu hỏi: Đọc biểu đồ tỉ lệ dân đô thị H11.3 (Bài tập 3) Tóm tắt: Tỉ lệ dân số thị Châu lục 1950 2001 Châu Á Châu phi Nam Mỹ 15% 15% 41% 37% 33% 79% Câu hỏi: Qua các số liệu trên có kết luận thế nào về vấn đề đô thị hóa ở đới nóng ? - Tốc độ đô thị biểu hiện như thế nào ? GV: giới thiệu H11.1; H11.2 SGK. - Ảnh 11.1: thành phố Xingapo được đô thị hóa có kế hoạch, nay là một trong những thành phố hiện đại, sạch nhất thế giới. Câu hỏi: Nêu những biểu hiện tích cực và tiêu cực đối với kinh tế - xã hội của việc đô thị hóa có kế hoạch và không có kế hoạch ở H11.1 và H11.2 SGK. (H11.1: cuộc sống người dân ổn định, thu nhập cao, đủ tiện nghi sinh hoạt, môi trường đô thị sạch đẹp). - Ảnh 11.2: Khu nhà ổ chuột Ấn Độ được hình thành trong quá trình đô thị hóa do di dân tự do). Câu hỏi: Cho biết những tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra? (Tác động xấu cho đời sống, cho môi trường). Câu hỏi (đối với HS thành phố): + Hãy kể những cảnh tiêu cực do đô thị hóa tự phát gây ra ở thành phố của mình? + Theo em cần có những giải pháp nào? GV tổng kết: - Cần tiến hành đô thị hóa gắn liền với phát triển kinh tế và phân bố lại dân cư hợp lý. - GV: giới thiệu vài nét quá trình đô thị hóa Việt Nam: * Quá trình đô thị hóa của Việt Nam hình thành dưới sự quản lí hành chính, kinh tế có kế hoạch của nhà nước, gắn với quá trình công nghiệp hóa đất nước và công nghiệp hóa nông thôn. * Quá trình đô thị hóa Việt Nam gắn với quá trình tổ chức lại sản xuất theo lãnh thổ 1. Sự di dân - Đới nóng là nơi có sự di dân lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau; có tác động tích cực, tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và xã hội. - Cần sử dụng biện pháp di dân có tổ chức, có kế hoạch mới giải quyết được sức ép dân số, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội. 2. Đô thị hóa ở đới nóng - Trong những năm gần đây đới nóng có tốc độ đô thị hóa cao trên thế giới. - Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và số siêu đô thị ngày càng nhiều. - Đô thị hóa tự phát gây ra ô nhiễm môi trường, hủy hoại cảnh quan, ùn tắc giao thông, tệ nạn xã hội, thất nghiệp. Phân cách giầu, nghèo lớn. 4. Củng cố (3’) GV phát phiếu kiểm tra trắc nghiệm đánh giá tình hình nắm bài và củng cố kiến thức cho HS. Đánh dấu x vào các ý đúng trong các câu sau: Câu 1: Đô thị hóa là: Quá trình nâng cấp cấu trúc hạ tầng của thành phố Quá trình biến đổi nông thôn thành thành thị Quá trình mở rộng thành phố về cả diện tích và dân số Quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị thành đô thị Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân của đới nóng: Thiên tai liên tiếp mất mùa Xung đột, chiến tranh, đói nghèo Do yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ Tất cả các câu trả lời đều đúng Câu 3: Nêu các hướng di dân của nông dân đới nóng: Lên vùng núi lập trang trại mở rộng đất canh tác Cải tạo đầm lầy ven biển nuôi trồng thủy sản Xuất khẩu lao động sang các nước phát triển Cả 3 câu đều đúng Câu 4: Những hậu quả của việc đô thị hóa quá nhanh ở đới nóng: Ô nhiễm môi trường, hủy hoại cảnh quan, đời sống bấp bênh Ách tắc giao thông, nhiều tệ nạn xã hội, thất nghiệp Cải thiện được đời sống của người nông dân lên thành phố Xuất hiện nhiều các siêu đô thị đông dân của thê giới Đáp án: câu 1 (2) hoặc câu 3 (4) Câu 2 (4) câu 4 (1,2,3) Phần bài tập. Bài tập 2: Dùng kiến thức về các siêu đô thị ở bài tập 3. Dùng bản đồ 3.3 để tìm và kể tên siêu thị Bài tập 3. Bài luyện 2 kĩ năng địa lý. Kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ hình cột. Kĩ năng đọc và so sánh tổng hợp quá trình đô thị hóa của các châu lục từ 1950 – 1992 và tính tốc độ đô thị hóa của các châu lục. + Bước 1: So sánh tỉ lệ dân số đô thị giữa các châu lục năm 2001 để xác định châu lục có tỉ lệ dân số đô thị hóa cao nhất? (Nam Mỹ 79%) + Bước 2: Tính và so sánh tốc độ đô thị hóa của từng châu lục 2001 so với 1950. VD: Châu Á: (37 – 15)/15 . 100% = 146.6% Châu Phi: (33 – 15)/15 . 100% = 120% + Bước 3: So sánh tốc độ đô thị hóa giữa các châu để tìm ra châu lục có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất? Năm 2001: Châu Á có tỉ lệ đô thị hóa gấp 1,47 lần 1950. Bắc Mỹ 0,17; Châu Phi là 1,2 lần, Châu Âu 0,3 lần, Nam Mỹ 0,93 lần. Hướng dẫn: (1’) Ôn lại đặc điểm khí hậu 3 kiểu môi trường đới nóng. Các dạng biểu đồ khí hậu đặc trưng của 3 kiểu trên. IV. Rút kinh nghiệm: ... NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ******************************** Ngày soạn: 15/9/2011 Ngày giảng:7A:.7B:.7C:. TiÕt 12 - Bài 12 THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH 1. Kiến thức Kiến thức của HS được củng cố qua các bài tập. Đặc điểm của khí hậu xích đạo ẩm nhiệt đới và nhiết đới gió mùa. Đặc điểm của các kiểu môi trường ở đới nóng. 2. Kĩ năng Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lý, qua bản đồ khí hậu. Kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ sông ngòi giữa khí hậu với môi trường. II. CHUẨN BỊ Cần có một vài biểu đồ khí hậu của địa phương HS: Khí hậu tỉnh, huyện để phân tích tại lớp. Sưu tầm thêm ảnh môi trường tự nhiên địa phương gắn với biểu đồ khí hậu. III. BÀI THỰC HÀNH Ổn định (1’) Bài thực hành (40’) Yêu cầu bài thực hành: - Tất cả HS phải tham gia: - Rèn luyện các kĩ năng đã đọc, củng cố và nâng cao thêm các kĩ năng sau: + Kĩ năng nhận biết môi trường qua ảnh, qua biểu đồ khí hậu. + Kĩ năng phân tích môi quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ sông ngòi, giữa khí hậu với môi trường. - Sau thực hành: HS củng cố được vững chắc kiến thức đặc điểm các kiểu môi trường đới nóng qua kĩ năng đọc, phân tích và nhận biết ảnh địa lý, biểu đồ khí hậu, sông ngòi. 3. Các bài tập thực hành Bài tập 1: GV hướng dẫn lại các bước quan sát ảnh: - Ảnh chụp gì? - Chủ đề ảnh phù hợp với đặc điểm của môi trường nào ở đới nóng? - Xác định tên của môi trường trong ảnh? Chia nhóm thảo luận: 3 nhóm, mỗi nhóm xác định một ảnh. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, GV bổ sung rồi chuẩn xác lại kiến thức vào bảng sau. Ảnh A (Xahara) B-Công viên Seragat C-Bắc Công gô Ảnh chụp (chủ đề ảnh) -Những cồn cát lượn sóng mênh mông dưới nắng chói - Không có động, thực vật. - Đồng cỏ, cây cao xen lẫn - Phía xa là rừng hành lang - Rừng rậm nhiều tầng xanh tốt phát triển bên bờ sông. - Sông đầy ắp nước Chủ đề ảnh phù hợp với đặc điểm môi trường nào? - Xahara là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất Trái Đất - H5.1 bài 5: có đường C.T Bắc qua nên cực kì khô hạn, khí hậu khắc nghiệt - Xavan là thảm thực vật tiêu biểu của môi trường nhiệt đới. - Nắng nóng, mưa theo mùa - Cảnh quan của môi trường nắng nóng, quanh năm, mưa nhiều quanh năm vùng xích đạo Tên của môi trường là: Môi trường hoang mạc Môi trường nhiệt đới Môi trường xích đạo ẩm. Bài tập 2 – Yêu cầu HS xem ảnh: Ảnh chụp gì? (Xavan đồng cỏ sao có cây và đàn trâu rừng). - Xác định tên môi trường của ảnh? (Môi trường nhiệt đới). - Nhắc lại đặc điểm của môi trường nhiệt đới? (Nóng và lượng mưa tập trung vào mùa, có 2 lần nhiệt độ tăng cao). Đối chiếu với 3 biểu đồ A, B, C chọn 1 biểu đồ phù hợp với ảnh xavan theo phương pháp loại trừ. - Biểu đồ A? Nóng đều quanh năm, thang nào cũng có mưa – không đúng. - Biểu đồ B? Nóng quanh năm, có 2 lần nhiệt độ tăng cao, mưa theo mùa. Tháng mưa lớn nhất tháng 8: 40mm, thời kỳ khô hạn tháng không mưa đó là môi trường nhiệt đới. Câu hỏi: Vậy xác định biểu đồ B hay C? Tại sao? (B mưa nhiều, thời kỳ khô hạn ngắn hơn C, lượng mưa nhiều hơn phù hợp với xavan có nhiều cây cao là C). GV kết luận: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa B phù hợp với ảnh xavan trong bài. Bài tập 3: Bài tập đầu tiên về mối quan hệ giữa khí hậu và sông ngòi. Câu hỏi: Cho biết mối quan hệ giữa lượng mưa và chế độ nước của mạng lưới sông? (Mưa nhiều, quanh năm – sông đầy ắp nước Khí hậu có mùa mưa thì sông có mùa lũ. Khí hậu có mùa khô thì sông có mùa cạn). Câu hỏi: Quan sát 3 biểu đồ mưa A, B, C cho nhận xét về chế độ mưa trong năm như thế nào? (A mưa quanh năm, B có thời kỳ khô dài 4 tháng, C mưa tập trung theo mùa – có mùa mưa ít, mùa mưa nhiều). Câu hỏi: - Quan sát 2 biểu đồ X, Y? Cho nhận xét về chế độ nước biểu hiện như thế nào? (X có nước quanh năm, Y có một mùa lũ, một mùa cạn, thàng nào sông cũng có nước) - So sánh 3 biểu đồ lượng mưa với 2 biểu đồ chế độ nước sông? Tìm mối quan hệ giữa chế độ mưa và chế độ nước sông? Biểu đồ A: Mưa quanh năm phù hợp X có nước mưa quanh năm. Biểu đồ B: Có thời kỳ khô hạn, 4 tháng không mưa, không phù hợp với Y. Biểu đồ C: Một mùa mưa ít, phù hợp với biểu đồ Y có một mùa cạn. GV kết luận: Biểu đồ A phù hợp với biểu đồ X; Biểu đồ C phù hợp với biểu đồ Y. Câu hỏi: Tại sao ở C có tháng 7 mưa nhiều nhất, mà ở Y có tháng 8 sông mới lên cao nhất? (Do khả năng điều hòa nước của thảm thực vật, đặc biệt là rừng còn nhiều ở lưu vực sông Y). Bài tập 4: GV: để chọn ra một biểu đồ đới nóng cần phải nhớ thật vững đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa của 3 kiểu khí hậu đới nóng. Câu hỏi: Nhắc lại đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa với trị số đặc trưng của các khí hậu đới nóng. (Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình > 20oC, nhiệt độ có 2 lần nhiệt độ tăng cao. Mưa quanh năm – xích đạo ẩm theo mùa – nhiệt đới). GV: Hướng dẫn, đối chiếu các trị số của nhiệt độ, lượng mưa từng biểu đồ, bằng phương pháp loại trừ dần các biểu đồ không phù hợp. Câu hỏi: Yêu cầu HS phân tích từng yếu tố nhiệt độ, lượng mưa rồi kết luận theo bảng sau: Biểu đồ Đặc điểm Nhiệt độ Đặc điểm mưa Kết luận Loại khí hậu A - Nhiều tháng nhiệt độ < 15oC vào mùa hè Mùa mưa là mùa hè Không đúng Địa trung hải (Nam bán cầu) Pectơ-Ôtrâylia B - nóng quanh năm, nhiệt độ > 20oC 2 lần nhiệt độ tăng cao Mưa nhiều mùa hè Đúng khí hậu của đới nóng Nhiệt đới gió mùa C -Tháng cao nhất mùa hè < 20oC -Mùa đông nhiệt độ < 5oC Mưa quanh năm Không đúng Ôn đới hải dương D - Mùa đông nhiệt độ < -5oC Mưa rất ít, lượng rất nhỏ Không đúng Ôn đới lục địa E - Mùa hạ nhiệt độ > 25oC - Mùa đông nhiệt độ < 15oC Mưa rất ít, mưa vào mùa thu và đông Không đúng Hoang mạc (Bátđa – Irắc Chú ý: * Cột 5 (loại khí hậu) để HS tham khảo thêm. * Có thể dùng để ôn tập học kỳ I (nhận biết các dạng biểu đồ các loại khí hậu) Câu hỏi: Tìm hiểu và phân tích biểu đồ khí hậu B. Nhiệt độ quanh năm? (>25oC) Lượng mưa trung bình? (1500mm) Mùa mưa ít là mùa? (đông) Đó là đặc điểm của loại khí hậu gì? (nhiệt đới gió mùa) GV kết luận: Biểu đồ khí hậu B là biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa của môi trường đới nóng. Nếu GV chuẩn bị được biểu đồ khí hậu địa phương mình, dành thời gian phù hợp để HS ứng dụng, xác định biểu đồ khí hậu địa phương mình thuộc thể loại nào của đới nóng. (Bài thực hành lấy điểm 15’) 3. Hướng dẫn(3-4’) a) Ôn lại ranh giới và đặc điểm các đới khí hậu trên trái đất. b) Đới ôn hòa (ôn đới) diện tích ở Bắc bán cầu, Nam bán cầu như thế nào? Tiết sau ôn tập IV. Rút kinh nghiệm: ... NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ******************************** Ngày soạn: 20/9/2011 Ngày giảng:7A:.7B:.7C:. Tiết: 13 Bài 13: ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S 1. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học từ tiết 1 đến tiết 12 như : Dân số, đặc điểm khí hậu của các môi trường ở đới nóng: xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đói gió mùa .và các hình thức camh tác. Làm các bài tập," Bản Đồ". 2. Kỹ năng, thái độ: Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích bản đồ,t

File đính kèm:

  • docgiao an dia7 cktkngiam tai.doc