Giáo án môn Công nghệ 10 - Bài 7: Một số tính chất của đất trồng

I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm keo đất, Biết được cấu tạo keo đất, khả năng hấp phụ của đất.

- Biết được thế nào là phản ứng của dung diạch đất và độ phì nhiêu của đất.

2) Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức và độc lập suy nghĩ.

3) Vận dụng:

- Vận dụng kiến thức được học vào mục đích hướng nghiệp, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

II) CHUẨN BỊ:

III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1) ổn định lớp:1’

- ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.

2) Kiểm tra bài cũ: 4’

- Trình bày những thành tựu và hạn chế của ngành nông, lâm , ngư nghiệp của nước ta hiện nay?, cho ví dụ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 5214 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Bài 7: Một số tính chất của đất trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/09/2008 Ngày dạy: 23/09/2008 Tiết:. BÀI 7: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG I) MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Hiểu được khái niệm keo đất, Biết được cấu tạo keo đất, khả năng hấp phụ của đất. Biết được thế nào là phản ứng của dung diạch đất và độ phì nhiêu của đất. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức và độc lập suy nghĩ. Vận dụng: Vận dụng kiến thức được học vào mục đích hướng nghiệp, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. II) CHUẨN BỊ: III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: ổn định lớp:1’ ổn định, kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra bài cũ: 4’ Trình bày những thành tựu và hạn chế của ngành nông, lâm , ngư nghiệp của nước ta hiện nay?, cho ví dụ. Bài mới: Trong trồng trọt có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng như: Giống, khí hậu, điều kiện chăm sóc,Ngoài ra còn có một yếu tố không thể thiếu là đất trồng. Vậy đất trồng có những tính chất cơ bản nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. TL Hoạt động của GV và HS Nội dung 15’ 10’ 10’ Đất trồng là lớp đất là lớp đất ngoài cùng của trái đất mà cây trồng có thể phát triển và cho sản phẩm. Để biết được các tính chất của đất trồng. Trước hết chúng tá cùng tìm hiểu keo đất và khả năng hấp phụ của keo đất - Lấy ví dụ: cho một muỗng đường và một muỗng đất vào 2 ly nước, khuấy đều. Ly có bột đất vẫn đục do các phần tử của đất không hòa tan trong nước và một phần cặn lắng xuống phía dưới, ly có đường trong suốt do đường tan trong nước. Từ đó yêu cầu HS nêu khái niẹm của keo đất. - Đặt vấn đề: Vì sao keo đất không hòa tan trong nước? (vì KĐ có E bề mặt). Năng lượng này do đặc điểm nào quyất định? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấu tạo của keo đất. - Quan sát H7 Trang 22 SGK và cho biết: ? Có mấy loại KĐ. – 2 loại. ? Cấu tạo của KĐ. ? So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 Loại KĐ. + Giống: đều có nhân, lớp phân tử nằm ngoài phân ly thành 2 lớp: Lớp Ion qđ điện và lớp Ion bù. + Khác: Keo (-) có lớp Ion qđ điện mang điện tích (-), lớp Ion bù mang điện tích (+). Keo (+) ngược lại. - Yêu cầu HS vẽ hình vào vở học. ? Khả năng hấp phụ của đất là gì. ? Vì sao KĐ có khả năng hấp phụ. - Vì KĐ có các lớp Ion bao quanh nhân và tạo ra E bề mặt - Ngoài khả năng giữ lại các phần tử nhỏ, KĐ còn có khả năng hấp phụ trao đổi ( giữa lớp Ion khuếch tán và dd đất). - Ví dụ: [KĐ]2H+ + (NH4)2SO4 = [KĐ]2NH4+ + H2SO4 ? Phản ứng của dd đất do yếu tố nào quyết định. - Do [H+] và [OH-]. ? Có mấy loại phản ứng của dd đất. – 2 loại (p/ư chua và p/ư kiềm). - Giới thiệu p/ư chua của đất được chia làm 2 loại: chua hoạt tính và chua tiềm tàng. ? Nếu đất bị chua, muốn cải tạo cho trung tính hoặc bớt chua ta làm gì. - Bón vôi bột (CaO). Giải thích vôi bột cho vào H2O sẽ bị thủy phân và cho ra Ca(OH)2. Lúc đó OH- trung hòa bớt lượng H+ làm cho đất bớt chua. * Một số loại đất không có p/ư chua mà ngược lại còn coa p/ư kiềm. ? Muốn cải tạo đất kiềm ta dùng biện pháp nào. Dẫn dắt để HS thấy được không thể cải tạo đất kiềm bằng cách dùng acid để trung hòa. Phải dùng H2O để rửa kiềm. - Lấy ví dụ rửa rau hằng ngày và so sánh để HS thấy được cần phải cho H2O vào ruộng và tháo H2O ra chứ không cho đất vào H2O như lúc rửa rau. Trong lúc cho H2O vào cần cày xới để tăng diện tích tiếp xúc, tháo được nhiều Ion OH- ra ngoài hơn - GV đưa ra một số loại đất ( Phù sa, xám bạc màu, thịt, thịt pha cát, đỏ bazan,). Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự có độ phì nhiêu giảm dần. ? Tại sao lại sắp xếp như vậy. Dựa vào những tiêu chí nào. - GV gợi ý để HS thấy được đất có độ phì nhiêu cao cần có một số yếu tố như: Tơi xốp, thoáng khí, giàu dd, nhiều mùn, khả năng giữ H2O và cung cấp H2O tốt,Từ đó giúp HS đi dần đến định nghĩa độ phì nhiêu của đất và sắp xếp các loại đất theo yêu cầu của GV. - Đáp án: Đất đỏ bazan > Phù sa > Thịt > Thịt pha cát > Xám bạc màu. - Yêu cầu HS giải thích độ phì nhiêu nhân tạo là gì, cần có những biện pháp nào để nâng cao độ phì nhiêu cho đất trồng. (HS có thể tham khảo SGK để trả lời). - Lưu ý: Độ phì nhiêu chỉ là khả năng đất có thể cho năng suất cây trồng cao. Cần chú ý các điều kiện: Giống tốt, thời tiết, đảm bảo chế độ chăm sóc tốt, hợp lý. I) KEO ĐẤT VÀ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CỦA KEO ĐẤT: 1) Keo đất: a) Khái niệm: - Là những phần tử (< 1micromet), không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù. b) Cấu tạo keo đất: - Có 2 loại KĐ: Keo dương (+) và keo âm (-). * Cấu tạo: - Nhân. - Lớp Ion quyết định điện. - Lớp Ion bù có dấu ngược lại (gồm lớp Ion cố định và lớp Ion khuếch tán). 2) Khả năng hấp phụ của keo đất: - Là khả năng bám hút các chất dinh dưỡng, các Ion, các phần tử nhỏ như hạt sét, hạt limon. Hạn chế sự rửa trôi. - Khả năng hấp phụ trao đổi. II)PHẢN ỨNG CỦA DUNG DỊCH ĐẤT : Do [H+] và [OH-] quyết định. - [H+] > [OH-] : Đất chua. - [H+] = [OH-] : Đát trung tính. - [H+] < [OH-] : Đất kiềm. 1)Phản ứng chua của đất: a) Độ chua hoạt tímh: - Do H+ trong dd đất gây nên. b) Độ chua tiềm tàng: - Do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên. 2) Phản ứng kiềm của đất: - Do đất có chứa một số loại muối như: Na2CO3, CaCO3,Khi bị thủy phân tạo ra: NaOH, Ca(OH)2,Làm cho đất hóa kiềm. III) ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT: 1) Khái niệm: - Là khả năng cung cấp , dinh dưỡng, Oxi,không chứa các chất độc hại. Đảm bảo cho cây đạt năng suất cao. 2) Phân loại: - Độ phì nhiêu tự nhiên. - Độ phì nhiêu nhân tạo. Củng cố: 5’ Củng cố theo câu hỏi SGK trang 24. Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ: Học phần Khái niệm và cấu tạo của keo đất, vẽ sơ đồ cấu tạo của keo đất Phản ứng của dd đất Chuẩn bị bài mới: - Xem trước mục Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (Bài 9 + 10 SGK:BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TROE SỎI ĐÁ. ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN) * RÚT KINH NGHIỆM: Ngày..thángnăm Ký duyệt của Tổ trưởng chuyên môn Cô: Trần Thị Huyền Trâm

File đính kèm:

  • docbai 7.doc