Giáo án môn Ngữ văn 7 - THCS Minh Lộc

I, Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này, cần đạt được:

 1. Kiến thức : Giúp hs hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Do đó, học lịch sử là cần thiết.

2. Tư tưởng, tình cảm: Bước đầu bồi dưỡng cho hs ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

3. Kĩ năng: Bước đầu giúp hs có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát.

II, Phương tiện dạy học : Một số tranh, ảnh về lịch sử nước ta : Trống đồng Ngọc Lũ, mũi tên đồng Cổ loa, thành nhà Hồ .

III, Hoạt động dạy học :

1/. Giới thiệu bài : ở cấp tiểu học, các em đã được làm quen với các tiết học lịch sử qua bộ môn “Tự nhiên và xã hội” và đã nắm được những nét khái quát, sơ lược về quá trình dựng nước của dân tộc ta. Lên lớp 6, chúng ta bắt đầu học bộ môn lịch sử với tư cách là một khoa học. Để hiểu một cách rõ hơn về bộ môn và tầm quan trọng của nó. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta sáng tỏ điều đó.

 

doc62 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - THCS Minh Lộc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu: Tiết 1 : Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử. Ngày soạn: 10/09/2007 Ngày dạy: 11/09/2007 I, Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này, cần đạt được: 1. Kiến thức : Giúp hs hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Do đó, học lịch sử là cần thiết. 2. Tư tưởng, tình cảm: Bước đầu bồi dưỡng cho hs ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn. 3. Kĩ năng: Bước đầu giúp hs có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát. II, Phương tiện dạy học : Một số tranh, ảnh về lịch sử nước ta : Trống đồng Ngọc Lũ, mũi tên đồng Cổ loa, thành nhà Hồ…. III, Hoạt động dạy học : 1/. Giới thiệu bài : ở cấp tiểu học, các em đã được làm quen với các tiết học lịch sử qua bộ môn “Tự nhiên và xã hội” và đã nắm được những nét khái quát, sơ lược về quá trình dựng nước của dân tộc ta. Lên lớp 6, chúng ta bắt đầu học bộ môn lịch sử với tư cách là một khoa học. Để hiểu một cách rõ hơn về bộ môn và tầm quan trọng của nó. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta sáng tỏ điều đó. 2/. Bài mới: 1. Lịch sử là gì GV treo một số tranh, ảnh lịch sử lên bảng theo thứ tự thời gian cho hs quan sát và yêu cầu các em nhận xét về những hoạt động của con người thông qua các tranh, ảnh đó. GV đặt câu hỏi : Em hãy trình bầy sự hiểu biết của em về loài người từ thời nguyên thuỷ đến nay? HS thảo luận nhóm - Các nhóm đại diện trình bày. GV nhận xét, bổ sung, giúp các em nhận thức được đó là quá trình con người xuất hiện và phát triển không ngừng, về xã hội, về mọi vật… Từ đó, giúp hs hiểu biết: - Lịch sử là những gì đã diễn ra Trong quá khứ. - Lịch sử là một môn khoa học tìm hiểu và xây dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. 2.- Học lịch sử để làm gì? GV cho hs quan sát bức tranh H1 SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi trong SGK. ? Môn học lịch sử giúp em hiểu biết điều gì ? Hs thảo luận nhóm - trình bày GV nhận xét, bổ sung, kết luận GV : Với những hiểu biết trên, em thấy mình cần phải làm gì ? Hs suy nghĩ, trả lời GV nhận xét, bổ sung, kết luận - Hiểu được cội nguồn dân tộc biết được quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông. - Biết quí trọng, biết ơn tổ tiên, ông cha - Biết mình phải làm gì để xây dựng xã hội văn minh ngày nay. 3.- Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử GV theo các bức tranh, ảnh lịch sử qua từng Thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử cho hs quan sát và nhận xét. - Yêu cầu hs kể tóm tắt một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết con Rồng cháu tiên,Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng….. - GV giới thiệu 1 số quyển sử liệu ? Căn cứ vào đâu mà ta biết được lịch sử: HS thảo luận nhóm - trình bày GV nhận xét, Bổ sung, kết luận Các nguồn tư liệu: - Tư liệu truyền miệng (Truyền Thuyết , cổ tích…..) - Tư liệu hiện vật ( di tích, di vật lịch sử….) -Tư liệu chữ viết. 3. - Củng cố : GV khắc sâu: - Lịch sử là một khoa học dựng lại toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ. - Mỗi người chúng ta đều phải học và biết lịch sử. - Để dựng lại lịch sử, cần 3 loại tư liệu: truyền miệng, hiện vật , chữ viết. IV, Bài tập thực hành và hướng dẫn hs chuẩn bị bài: 1/- Bài tập thực hành : BT1 : Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử? Em hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ă sau : ă Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình. ă Học lịch sử để biết được cuộc sống của gia đình, quê hương em. ă Học lịch sử đẻ biết được tương lai. Bài tập 2: Hãy viết tên những di tích lịch sử ở địa phương em? 2/- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị : Đọc trước SGK bài 2, nắm những nét khái quát về sự cần hiết phải xác định thời gian và cách tính thời gian trong lịch sử. Tiết 2: Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử Ngày soạn: 17/09/2007 Ngày dạy: 18/09/2007 I, - Mục tiêu: 1. - Kiến thức : Giúp hs hiểu được: - Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử - Thế nào là âm lịch, dương lịch và công lịch - Biết cách đọc, ghi và tính năm, tháng theo công lịch. 2. - Tư tưởng tình cảm: Giúp GV quý thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác, khoa học. 3. - Kĩ năng: Bồi dưỡng cho hs thuần thục về cách ghi và cách tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ với hiện tại. II, - Phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo: GV chuẩn bị : - 1 quả địa cầu, 2 bóng đèn tượng trưng cho Mặt Trăng, Mặt Trời. - Bảng phụ kẻ sẵn cột, ghi các mốc thời gian. - Lịch treo tường. HS chuẩn bị: Đọc và tập xác định ccác đơn vị thời gian và phân biệt các loại lịch trong bảng “ Những ngày lịch sử và kỉ niệm ’’ trang 6 SGK. III, - Hoạt động dạy học 1. - Giới thiệu bài mới : Bài 1 đã giúp chúng ta hiểu lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ theo trình tự thời gian, cái xảy ra trước, cái xảy ra sau. Để biết được người xưa tính thời gian như thế nào ? các sự kiện lịch sử xảy ra cách chúng ta ngày nay bao lâu…… chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. 2. - Dạy và học bài mới: 1/- Tại sao phải xác định thời gian GV nêu một số sự kiện lịch sử. ? Thời gian mà các sự kiện Lịch sử xảy ra NTN ? HS thảo luận - nhận xét GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh H1 và H2 SGK, thảo luận câu hỏi trong SGK - Nhận xét GV nhận xét, bổ sung, kết luận GV: người xưa dựa vào đâu để tính thời gian? HS đọc SGK - trình bày - Việc xác định thời gian xảy ra các sự kiện lịch sử là cần thiết và là nguyên tắc cơ bản , quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử. - Cơ sở để xách định thời gian của người xưa. +, Các hiện tượng tự nhiên +, Chu kì hoạt động của trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng 2/- Người xưa đã tính thời gian như thế nào? GV : - Dựa vào đâu mà người xưa làm ra lịch? - Như thế nào là âm lịch - Như thế nào là dương lịch? HS thảo luận nhóm theo sự phân công của GV. Các nhóm cử đại diện trình bày Các nhóm nhận xét lẫn nhau GV nhận xét, bổ sung, kết luận Trên cơ sở tính thời gian mọc, lặn và di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất, người xưa đã làm ra lịch. - Âm lịch (phương Đông ): dựa vào sự di chuyển của Trái Đất ( 1 vòng: 1 tháng). - Dương lịch: dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời ( 1 vòng: 1 năm ( 365 ngày) 3/ - Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? GV đưa quyển lịch và giúp các em hiểu phần Dương lịch là lịch chung của cả thế giới, còn gọi là công lịch. ? Vì sao phải có công lịch ? GV: Công lịch được tính NTN? HS đọc SGK, trình bày GV đưa bảng phụ kẻ sẵn cột, ghi các mốc thời gian, hướng dẫn để HS nắm được cách tính thời gian. - Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng tăng à nhu cầu cách tính thống nhất thời gian ( lịch chung) - Công lịch lấy năm tương truyền chúa Giê-Xu ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên ( CN) - Những năm trước đó gọi là trước công nguyên ( TCN) 3 - Kết luận toàn bài: Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của lịch sử. Do nhu cầu ghi nhớ và xác định thời gian, từ xa xưa, con người đã sáng tạo ra lịch, có 2 loại lịch : âm lịch và dương lịch, trên cơ sở đó hình thành công lịch. IV, Bài tập thực hành và hướng dẫn học sinh chuẩn bị : 1/- Bài tập thực hành: ở lớp: 1- Em hãy xcs định thế kỷ XVI bắt đầu từ năm nào và kết thúc vào năm nào? 2- Cho ví dụ: năm 179 TCN, năm 40, năm 248, năm 938, năm 1010, năm 1285, năm 1930….. Hãy đọc các thế kỉ tương ứng. 2- Bài toán: Em hãy tính: Từ năm 179 TCN đến nay (2006) là bao nhiêu năm? Bài tập về nhà: Trả lời câu hỏi 1,2 SGK và làm các bài tập 1,2 trang 8 ( vở BTLS) 2/- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - Đọc trước SGK bài 3, nắm khái quát những nét chính về nguồn gốc loài người, cuộc sống của người nguyên thuỷ. - Quan sát các bức tranh trong SGK và tập nhận xét Phần một : Lịch sử thế giới Tiết 3: Bài 3 : Xã hội nguyên thuỷ Ngày soạn: 24/09/2007 Ngày dạy : 25/09/2007 I,- Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này, hs cần đạt được : 1- Kiến thức: - Hiểu nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người tinh khôn. - Đời sống vật chất và tổ chức XH của người nguyên thuỷ. - Vì sao XH nguyên thuỷ tan rã. 2- Tư tưởng: Bước đầu hình thành ở hs ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của XH loài người. 3- Kĩ năng: Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, ảnh. II,- Phương tiện dạy học: GV chuẩn bị : - Bản đồ thế giới. - Tanh , ảnh hoặc hiện vật về các công cụ lao động, đồ trang sức. Học sinh: Quan sát các bức tranh trong SGK, tập nhận xét. III,- Hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: - Em hãy cho biết cách tính thời gian của người xưa? - Cuộc khỡi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào năm 40, em hãy cho biết cuộ khỡi nghĩa ấy cách ngày nay (2006) là bao nhiêu năm? - Năm 179 TCN : nước Âu lạc bị quân Triệu Đà xâm chiếm, từ đó đến cuộc khỡi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40) cách nhau bao nhiêu năm? 2- Giới thiệu bài mới: Các em đã từng nghe ông bà kể hoặc đọc một vài câu truyện truyền thuyết về nguồn gốc loài người. Vậy, thực chất loài người có nguồn gốc từ đâu? Thời nguyên thuỷ, con người sống như thế nào? tại sao XH nguyên thuỷ lại tan rã? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những đều đó. 3- Dạy và học bài mới: 1, Con người đã xuất hiện như thế nào? Gv tổ chức cho hs đọc SGK. ? con người có nguồn gốc từ đâu? HS trả lời GV sử dụng tranh vẽ, miêu tả hình dáng của người tối cổ, giúp HS phân biệt sự khác nhau giữa vượn cổ và người tối cổ. GV: Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu ? HS dựa vào SGK trình bày GV sử dụng bản đồ thế giới yêu cầu HS lên xác định vị trí địa lí. Gv: đời sống của người tối cổ NTN? HS trả lời. GV treo tranh “ Cuộc sông của người nguyên thuỷ”, miêu tả….. Gv: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người tối cổ? HS thảo luận theo nhóm Các nhóm cở đại diện trình bày Các nhóm nhận xét lẫn nhau GV nhận xét, bổ sung, kết luận. - Nguồn gốc: loài vượn cổ ( cách đây hàng chục triệu năm) -> Người tối cổ ( Cách đây 3 - 4 triệu năm) - Địa điểm: m Đông Châu Phi, đảo Gia-Va ( Inđô…), gần Bắc Kinh ( TQ) - Đời sống của người tối cổ: + Sống thành bày ( vài chục người) trong các hang động hoặc lều làm = cành cây, lợp lá khô. +, Sống = hái lượm và săn bắn +, Biết chế tạo công cụ lao động ( thô sơ) và biết dùng lửa. Nhận xét: => Cuộc sống bấp bênh, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. 2, Người tinh khôn sống như thế nào? GV tổ chức cho HS đọc SGK GV sử dụng bức tranh “ Người tối cổ và người tinh khôn”, yêu cầu HS mô tả, so sánh. GV nhận xét, bổ sung. ? Em có nhận xét gì về người tinh khôn? HS thảo luận - nhận xét GV: cuộc sống của Người tinh Khôn NTN? HS trình bày. GV: Em có nhận xét gì về cuộc sống của Người tinh Khôn so với Người tối cổ? HS thảo luận nhóm - Trình bày GV nhận xét, bổ sung, kết luận. - Thời gian: Khoảng 4 vạn năm trước - Người Tinh Khôn xuất hiện là bước nhảy vọt thứ hai của con người. - Cuộc sống của Người Tinh Khôn: +, Sống theo thị tộc ( những người cùng huyết thống). +, Làm chung, ăn chung +, Biết chăn nuôi, trồng trọt, làm đồ gốm, dệt vải, đồ trang sức. Nhận xét: => Cuộc sống ổn định hơn, cao hơn so với Người tối cổ. 3, Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã. GV giới thiệu: - Khoảng 6000 năm trước đây: người nguyên thuỷ tìm thấy đồng. - Khoảng 3000 năm trước: Người nguyên thuỷ tìm thấy sắt -> Chế tạo ra công cụ lao động = đồng - sắt. ? Việc phát hiện kết luận và chế tạo công cụ lao động = KL tác động NTN đến sản xuất và xã hội. HS thảo luận - trình bày Gv nhận xét, bổ sung, kết luận - Việc phát hiện ra kết luận và chế tạo công cụ lao động = KL -> năng suất lao động tăng -> tạo ra sản phẩm dư thừa. - Xã hội có sự phân hoá: Xuất hiện kẻ giàu , người nghèo - Xuất hiện tư hữu -> XH nguyên thuỷ tan rã, XH có g/c xuất hiện 3/- Kết luận toàn bài: - Cách đây khoảng 3 - 4 triệu năm, loài vượn cổ đã tiến hoá thành, Người tối cổ. - Cuộc sống của Người tối cổ rất bấp bênh, sống phụ thuộc vào thiên nhiên, tiến lên từng bước chậm chạp. - Từ khi tìm thấy kim loại và biết chế tạo công cụ lao động = kim loại ->xã hội có sự phân hoá giàu nghèo, xuất hiện giai cấp ->XH nguyên thuỷ tan rã. IV,- Bài tập thực hành và hướng dẫn HS chuẩn bị : 1, Bài tập thực hành: a/- GV treo bảng phụ ( có kẻ sẵn 2 cột : cột I : Người tối cổ, cột II : Người Tinh Khôn) yêu cầu HS so sánh những điểm khác nhau giữa Người tối cổ và Người Tinh Khôn. Hình thức: Hoạt động theo nhóm. b/- Công cụ kim loại có tác dụng như thế nào? 2,- Hướng dẫn học sinh chuản bị bài: Đọc trước SGK bài 4 “ Các quốc gia cổ đại Phương Đông” nắm khái quát sự ra đời của các quốc gia cổ đại Phương Đông cùng nền tảng kinh tế và thể chế chính trị. Quan sát trước lược đồ “ Các quốc gia cổ đại” tập xác định vị trí các quốc gia cổ đại Phương Đông trên lược đồ. Tiết 4 : Bài 4 : Các quốc gia cổ đại Phương đông Ngày soạn: 01/10/2007 Ngày dạy : 02/10/2007 I,- Mục tiêu bài học: 1/- Kiến thức: Giúp HS nắm được : - Sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có yêu cầu và nhà nước ra đời. - Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở Phương Đông, bao gồm Ai cập, lưỡng Hà, ấn Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. - Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước ở các quốc gia này. 2/- Tư tưởng: Giúp HS nhận thức được: Xã hội cổ đại phát triển cao hơn XH nguyên thuỷ. Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong XH và về nhà nước chuyên chế. 3/- Kĩ năng: Giúp HS thấy được mối quan hệ qua lại giữa các sự kiện, từ đó nắm được tính hệ thống của các sự kiện đó. II,- Thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo: Gv chuẩn bị : Bản đồ “ Các quốc gia cổ đại Phương Đông” HS chuẩn bị : Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về các quốc gia cổ đai Phương Đông. Quan sát trước lược đồ các quốc gia cổ đại học SGK….. III,- Hoạt động dạy học : 1- Kiểm tra bài cũ : a/- Em hãy so sánh cuộc sống của Người tối cổ và Người Tinh Khôn ? cho nhận xét? b/- Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã? 2- Giới thiệu bài mới : Bài học trước, chúng ta đã thấy do sự xuất hiện công cụ = kim loại ->sản xuất phát triển àcủa cải dư thừa àxã hội nguyên thuỷ tan rã, một XH có giai cấp và nhà nước ra đời. ở Phương Đông, các quốc gia cổ đại ra đời NTN? Thể chế chính trị - xã hội ra sao ? chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. 3- Dạy - học bài mới : 1/- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ. GV tổ chức cho HS đọc SGK GV treo bản đồ “ Các quốc gia cổ đại” cho HS quan sát. ? các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu? HS xác định trên bản đồ. GV: Đ/K tự nhiên, đát đai của các quốc gia cổ đại phương Đông thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế gì? HS thảo luận nhóm GV: các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào thời gian nào? HS dựa vào SGK - trình bày. - Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn: + Ai Cập ( S . Nin) + Tr, Quốc (Trg Giang, Hoàng Hà) + Ân Độ ( S. ấn, S . Hằng) + Lưỡng Hà ( ơ-phơ-rát, Tigơrơ) - Nền tảng kinh tế: Nông nghiệp - Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN. 2/- Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? GV yêu cầu 1 HS đọc lại SGK ? ở các quốc gia cổ đại phương Đông có những tầng lớp náo? HS dựa vào nộ dung SGK trình bày. GV : Bị áp bức bóc lột nặng nề, nô lệ và dân nghèo đã nổi dậy đấu tranh, em hãy nêu những cuộc đấu tranh điển hình? HS dựa vào SGK, trình bày. GV cho HS đọc lại 2 điều luật nêu trong SGK, gợi ý, giúp HS nhậnh thức được những người dân cày nghèo rất cực khổ…. - Có 3 tầng lớp chính: + Quý tộc , quan lại ( đứng đầu là vua) nắm quyền thống trị và có nhiều của cải. + Nông dân công xã ( đa số) là lực lượng sản xuất chính của xã hội. + Nô lệ : hầu hạ, phục dịch trong các gia đình quý tộc, vua, quan. - Các cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo: + Năm 2300 TCN : bạo động ở lagát ( lưỡng Hà) + Năm 1750 TCN : nô lệ và dân nghèo ở Ai Cập nổi dậy cướp phá, đốt cháy cung điện. 3/- Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông. Gv tổ chức cho HS đọc SHK ? Nhà nước cổ đại phương Đông do ai đứng đầu ? Người đó có quyền gì? HS dựa vào nội dung SGK trình bày. GV : Dưới vua có những ai giúp việc? HS trả lời : GV : Qua các vấn đề nêu ở trên, em hiểu thế nào là những chuyên chế ? HS thảo luận nhóm. GV gợi ý: là n2 do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành , giải quyết mọi việc. Những quan lại bên dưới chỉ là người giúp việc. - Đứng đầu là vua ( Thiên tử, Pha- Ra-Ôn hay En .si) : nắm mọi quyền hành cai trị đất nước ( đặt luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử…..). - Giúp việc cho vua : bộ máy hành chính từ Tw đến địa phương gồm toàn quý tộc. ð Thể chế nhà nước : quân chủ chuyên chế. 4- Kết luận toàn bài : ở phương Đông, các quốc gia cổ đại ra đời từ rất sớm. Xã hội gồm các tầng lớp : Quý tộc nông dân công xã và nô lệ. Thể chế nhà nước là quân chủ chuyên chế. IV,- Bài tập thực hành và hướng dẫn HS chuẩn bị : 1/ - Bài tập thực hành : 1- Gọi 1 em lên bảng sử dụng bản đồ xác định lại vị trí địa lí các quốc gia cổ đại phương Đông. 2- Giải thích các thuật ngữ lịch sử : chế độ quân chủ, công xã, nô lệ. Gợi ý : - chế độ quân chủ : chế độ chính trị do vua đứng đầu, - Công xã : khu vực có người sinh sống như làng, xã ngày nay. - Nô lệ : là những người hầu hạ, phục dịch trong gia đình quý tộc , quan lại. Thân phận thấp hèn . 3- Điền dấu (x) vào ô ă đứng trước tên các quốc gia cổ đại phương Đông : ă . Ai Cập ă . Lưỡng Hà ă . ấn Độ ă . Hi Lạp ă . Trung Quốc ă . Rô - Ma 2/- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị : Đọc trước SGK bài 5, nắm khái quát về sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông, các giai cấp cơ bản…… Quan sát trước lược đồ H10 SGK , xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây trên lược đồ. Ngày soạn 18/9/2008 Ngày dạy 24/9/2008 Tiết 5 Bài 5 Các quốc gia cổ đại phương Tây A. Mục tiêu bài học : *Giúp HS nắm được : Kiến thức :+ Tên và vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây. + Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. + Những đặc điểm về nền tảng kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế nhà nước ở Hi Lạp và Rô ma cổ đại . Tư tưởng : + Giúp HS có ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội. Kĩ năng : + Bước đầu tập cho HS biết liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế. B. Thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo: GV chuẩn bị : + Bản đồ : “ Các quốc gia cổ đại…” HS chuẩn bị : + Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến nội dung bài học. + Quan sát trước lược đồ H10, xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây…. C. tiến trình tổ chức Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ : 1- Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? Địa vị xã hội của mỗi tầng lớp? 2- Thể chế nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông? 2. Giới thiêu bài mới : GV:Các quốc gia cổ đại phương Tây có gì khác so với các quốc gia cổ đại phương Đông? Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm sáng tỏ diều đó. 3. Bài mới : 1- Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây. *GV treo bản đồ “ Các quốc gia cổ đại ….” Yêu cầu HS lên xác định và nhận xét về vị trí địa lí của các quốc gia cổ đại phương Tây. +GV nhận xét, kết luận. *GV : ĐK tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây như thế nào ? Thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế gì? HS dựa vào SGK trình bày . GV nhận xét , kết luận GV : Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành vào thời gian nào? - Có 2 quốc gia : + Hi lạp ( trên bán đảo Ban Căng)-vùng Địa Trung Hải. + Rô ma ( Italia). -Kinh tế: Thủ công nghiệp và thương nghiệp(ngoại thương) rất phát triển. - Thời gian hình thành : +Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN. 2- Xã hội cổ đại Hi lạp, Rô ma gồm những giai cấp nào? *GV tổ chức cho Hs đọc SGK thảo luận nhóm câu hỏi : ?Các giai cấp cơ bản trong xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô ma. Địa vị xã hội của các giai cấp đó? *Chủ nô: ( chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền) - giàu có và có thế lực về chính trị, sống sung sướng. *Nô lệ : +Thân phận và lao động của họ hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nô, thuộc quyền chiếm hữu của chủ nô. + Phải làm việc cực nhọc bị đối xử tàn bạo. ànổi dậy chống lại chủ nô. Điển hình : Kỉ nguyên Xpuc-ta-cút (73- 71 TCN) ở Rôma. 3- Chế độ chiếm hữu nô lệ. GV: Trong XH cổ đại phương Tây, người nô lệ phải làm những việc gì? quyền hạn ra sao? HS dựa vào nội dung SGK trình bày . GV: Thể chế nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Tây? HS dựa vào nội dung SGK trình bày. - Xã hội có 2 giai cấp chính: chủ nô - nô lệ. - Nô lệ là lực lượng lao động chủ yếu củỗĩa hội, làm tất cả mọi việc, không có quyền hành gì, thuộc quyền chiếm hữu của chủ nô. @.Xã hội đó gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ. - Thể chế nhà nước: dân chủ chủ nô. 3. Kết luận toàn bài: *Khác với phương Đông, xã hội cổ đại phương Tây ( Hi Lạp, Rô ma) là xã hội chiếm hữu nô lệ. D. Bài tập thực hành và hướng dẫn học sinh chuẩn bị: 1. Bài tập thực hành: Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây ( Thời gian hình thành, nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước). 2. Hướng dẫn HS chuẩn bị : +Đọc trước SGK bài 6 “ Văn hoá cổ đại”, nắm khái quát những nét lớn về các thành tựu văn hoá cổ đại phương Đông và phương Tây. +Sưu tầm tranh ảnh các nhà khoa học thời cổ đại. Ngày soạn:25/9/2008 Ngày dạy: 1/10/2008 Tiết 6 Bài 6 Văn Hoá cổ đại a. Mục tiêu bài học: * Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Qua mấy nghìn năm tồn tại , thời cổ đại đã để lại cho loài người một di sản văn hoá đồ sộ , quý giá. - Tuy ở mức độ khác nhau nhưng người phương Đông và người phương Tây cổ đại đêu sáng tạo nên những thành tựu văn hoá đa dạng, phong phú, bao gồm chữ viết, chữ số, lịch , văn học , khoa học , nghệ thuật….. * Tư tưởng tình cảm: -Tự hào về những thành tựu văn minh thời cổ đại. -Bước đầu giáo dục ý thức về về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại. * Kỹ năng: Tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại qua tranh ảnh. b. Thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo: *GV chuẩn bị: - Tranh, ảnh một số công trình văn hóa tiêu biểu: Kim tự tháp ( Ai Cập) chữ :Tượng hình , tượng lực sĩ ném đĩa….. - Bảng phụ kẻ sẵn thành 2 cột ….. *HS chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh, các mẩu chuyện về các nhà khoa học thời cổ đại. c. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ: - Các quốc gia cổ đại phương tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ? - Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ? 2. Giới thiệu bài mới: Thời cổ đại đã để lại cho loài người một di sản văn hoá đồ sộ, phong phú. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 3. Dạy, học bài mới: 1- Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì? GV tổ chức cho HS đọc SGK. GV: Để cày cấy cho đúng thời vụ, người nông dân đã làm gì? Những việc làm đó có tác dụng gì? HS dựa vào nội dung SGK trình bày. GV nhận xét , bổ sung, kết luận GV: từ những tri thức trên, người phương Đông xưa đã sáng tạo ra cái gì? HS trình bày. Gv treo tranh Kim tự tháp Ai - Cập) và miêu tả. Giới thiệu về vườn treo Babilon. (lưỡng Hà) - Có những tri thức ( hiểu biết) về thiên văn. - Sáng tạo ra lịch( lịch âm) đồng hồ đo thời gian. - Sáng tạo ra chữ viết ( chữ tượng hình) - Toán học: Tìm ra chữ số ( người ấn Độ), giỏi hình học, số học. - Kiến trúc: Kim tự tháp ( Ai Cập), Thành Ba bi lon (lưỡng Hà) 2- Người Hi lạp và Rô ma đã có những đóng góp gì về văn hoá. GV tổ chức cho HS đọc SGK. ? Người phương Tây cổ đại đã đạt được những thành tựu văn hoá gì? HS dựa vào nội dung SGK trình bày. GV kể về một vài nhà khoa học lớn với những thành tựu tiêu biểu. GV? Tác dụng của những thành tựu trên? GV: Văn học cổ đại Hy lạp phát triển như thế nào? HS dựa vào nội dung SGK trình bày. GV: Các công trình nghệ thuật nổi tiếng của người Hi lạp, Rô ma cổ? HS trả lời. GV: Em có nhận xét gì về những thành tựu VH-KH của người Hy lạp- Rô ma cổ đại? HS thảo luận nhóm - trình bày GV nhạn xét, kết luận - Sáng tạo ra lịch (Dương lịch) - Sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c * Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực khoa học: (toán học, thiên văn, vật lý, triết học, sử học, địa lí….) với sự xuất hiện nhiều nhà khoa học lớn. *Đặt nền móng cho nhiều ngành KH sau này. - Văn học cổ đại Hy lạp phát triển rực rỡ với những bộ sử thi nổi tiếng thế giới: Iliát và Ôđĩê của Hôme… - Nghệ thuật: đền Pác-tê-nông ( Hilạp), đấu trường Cô-li-dê(Rôma) tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ (Hilạp). ðNhững thành tựu trên làm cơ sở cho việc xây dựng , các ngành khoa học cơ bản mà chúng ta đang học ngày nay. GV sơ kết : Cư dân phương Đông và phương Tây cổ đại đẫ sáng tạo nên hàng loạt những th

File đính kèm:

  • docdfgfggjn.doc