Giáo án mục tiêu chủ đề bản thân

I/ MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất:

- Biết ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc là giúp cơ thể khỏe mạnh

- Thực hiện được các VĐCB đúng tư thế: Bật xa 30-30cm. Định hướng trong không gian: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. Trèo qua ghế dài. Phối hợp các giác quan: Tung và bắt bóng với người đối diện.

- Thực hiện được các vận động tinh: Vo, vặn, xoáy

- Biết tên một số món ăn hàng ngày và 1 số thực phẩm cùng nhóm

- Có một số thói quen tốt trong ăn uống và vệ sinh, sinh hoạt tự phục vụ: mời ăn, ăn hết suất, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đánh răng, rót nước vừa đủ uống, tự xúc cơm ăn. Cài, mở cúc áo, mặc quần áo, đội mũ nón phù hợp thời tiết, cất dọn đồ chơi

- Biết 1 số nơi nguy hiểm và nơi không an toàn cho bản than và không đến gần: Lan can, cầu thang, hồ bơi, thang máy đồ chơi sắc nhọn, các hành vi gây nguy hiểm: chạy, chảy nhảy, giựt đồ chơi

2. Phát triển nhận thức:

- Biết sử dụng các giác quan để xem xét sự vật hiện tượng kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm . để tìm hiểu đặc điểm đối tượng.

- Có thể quan sát, phân loại đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi. Mối liên hệ giữa đặc điểm cấu tạo. So sánh sự giống và khác nhau của 1 - 2 đồ dùng đồ chơi. Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 1 dấu hiệu.

- Có khả năng phát hiện và tạo sự bằng nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật. Xếp tương ứng 1-1. Ghép đôi

- Có khả năng sử dụng lời nói hành động để chỉ vị trí đồ vật so với người khác. Mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian (dự đoán thời tiết, các thứ trong tuần). Biết sử dụng 1 số từ toán học để diễn đạt về số lượng (bằng nhau)

- Có 1 số hiểu biết về con người và sự vật hiện tương xung quanh: họ tên, giới tính của bản thân

 

doc45 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5453 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mục tiêu chủ đề bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ BẢN THÂN I/ MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất: Biết ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc là giúp cơ thể khỏe mạnh Thực hiện được các VĐCB đúng tư thế: Bật xa 30-30cm. Định hướng trong không gian: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. Trèo qua ghế dài. Phối hợp các giác quan: Tung và bắt bóng với người đối diện. Thực hiện được các vận động tinh: Vo, vặn, xoáy… Biết tên một số món ăn hàng ngày và 1 số thực phẩm cùng nhóm Có một số thói quen tốt trong ăn uống và vệ sinh, sinh hoạt tự phục vụ: mời ăn, ăn hết suất, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đánh răng, rót nước vừa đủ uống, tự xúc cơm ăn. Cài, mở cúc áo, mặc quần áo, đội mũ nón phù hợp thời tiết, cất dọn đồ chơi Biết 1 số nơi nguy hiểm và nơi không an toàn cho bản than và không đến gần: Lan can, cầu thang, hồ bơi, thang máy…đồ chơi sắc nhọn, các hành vi gây nguy hiểm: chạy, chảy nhảy, giựt đồ chơi… 2. Phát triển nhận thức: Biết sử dụng các giác quan để xem xét sự vật hiện tượng kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm…. để tìm hiểu đặc điểm đối tượng. Có thể quan sát, phân loại đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi. Mối liên hệ giữa đặc điểm cấu tạo. So sánh sự giống và khác nhau của 1 - 2 đồ dùng đồ chơi. Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 1 dấu hiệu. Có khả năng phát hiện và tạo sự bằng nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật. Xếp tương ứng 1-1. Ghép đôi Có khả năng sử dụng lời nói hành động để chỉ vị trí đồ vật so với người khác. Mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian (dự đoán thời tiết, các thứ trong tuần). Biết sử dụng 1 số từ toán học để diễn đạt về số lượng (bằng nhau) Có 1 số hiểu biết về con người và sự vật hiện tương xung quanh: họ tên, giới tính của bản thân 3. Phát triển ngôn ngữ: Có khả năng thực hiện được 2 yêu cầu. Các từ chỉ được đặc điểm, tính chất, công dụng Có khả năng phát âm rõ các tiếng có chứa âm khó: th, ch Biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn, tình cảm của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép. Biết lắng nghe và trả lời lịch sự lễ phép với mọi người Biết nói to, rõ sử dụng được các từ thông dụng: Cám ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. Có thể điều chỉnh giọng nói khi được nhắc nhở Biết cảm nhận vần điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao về bản thân Có 1 số kỹ năng cầm sách đúng chiều, nhận ra 1 số ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh nam, nữ, nơi nguy hiểm: hành lang, cầu thang, hồ bơi, thang máy, đồ chơi sắc nhọn… 4. Phát triển tình cảm, quan hệ xã hội: Có khả năng nói được điều bé thích, không thích. Cảm nhận và biết bộc lộ trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt Biết thực hiện công việc đơn giản được giao: (sắp xếp đồ chơi, tưới cây…) Có 1 số kỹ năng sống; tôn trọng hợp tác và chú ý khi nghe cô và bạn nói, phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung (chơi, trực nhật) Thực hiện 1 số qui định ở lớp: cất đồ dùng đồ chơi, đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết chào hỏi ông bà, cha, mẹ cô giáo khi đến lớp và khi ra về, thích tham gia chăm sóc cây cùng cô 5. Phát triển thẩm mỹ: Cảm nhận vẽ đẹp: vỗ tay, sử dụng từ nói lên cảm xúc, chú ý nghe, tỏ ra thích thú, ngắm nhìn, chỉ, sờ, nếm, ngửi Thể hiện cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa hát, âm nhạc Biết sử dụng các màu sắc, đường nét, hình dạng để tạo ra các sản phẩm đơn giản: trang trí khuôn mặt, vẽ chân dung, nặn cơ thể bé. II/ NỘI DUNG 1/ Phát triển thể chất: Thực hiện bài tập thể dục sáng: bài tập 2 Thực hiện các vận động cơ bản: Bật xa 30-30cm. Tung và bắt bóng với người đối diện. Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. Trèo qua ghế dài Thực hiện vận động tinh: Vo, xoáy, vặn giấy, đất nặn tạo đồ chơi búng ngón tay ...lắp ráp 2-3 chi tiết. Tập trẻ tự cởi, mặc áo quần. Cài cởi các áo Tên gọi 1 số thực phẩm thông thường trong cùng nhóm. Tên gọi các món ăn hàng ngày: nấu canh, thịt kho, cá kho. Nhận biết lợi ích của bữa ăn hàng ngày đối với sức khỏe Không uống nước lã sẽ bị đau bụng. Ăn nhiều bánh kẹo sẽ bị sâu răng. Tập cho trẻ đánh răng, lau mặt. Đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi qui định Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà bông Tập luyện 1 số thói quen tốt về sức khỏe: ăn từ tốn, nhai kỹ. Tự cầm muỗng xúc cơm ăn không rơi vãi Nhận biết 1 số biểu hiện khi ốm: đau bụng, sốt, nhức đầu… Nhận biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể. Tập trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp thời tiết Nhận biết 1 số đồ vật khi sử dụng có thể gây nguy hiểm, tránh chơi những nơi không an toàn: hồ bơi, cầu thang, lan can, đồ chơi sắc nhọn, cầu tuột, đu quay… Tập trẻ cách ứng xử với thuốc. Không được uống khi không có người lớn Biết gọi người lớn, cô giáo khi bị đau bụng, đau đầu…. Khi có cháy Biết gọi cô, gọi người lớn khi có người lạ đến gần 2. Phát triển nhận thức: Nói đúng tên các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể Nhận và nói đúng đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi Nhận ra 1 số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng đồ chơi quen thuộc So sánh sự giống và khác nhau của 1-2 đồ dùng đồ chơi. Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 1 dấu hiệu nổi bật Dự đoán thời tiết trong ngày. Gọi tên các thứ trong tuần đúng thứ tự Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm vẹt từ 1 đến 10 So sánh sự bằng nhau của 2 nhóm đối tượng. Xếp tương ứng 1 -1 Xác định vị trí đồ vật so với bạn khác Nhận ra họ tên và 1 vài đặc điểm của bản thân, các bạn 3. Phát triển ngôn ngữ: Hiểu được các từ chỉ công dụng của đồ dùng đồ chơi Hiểu và làm được 1 số yêu cầu của cô Nghe hiểu nội dung truyện kể, bài hát, bài thơ câu đố trong chủ đề Nói rõ ràng và phát âm được các từ khó: th, ch Bày tỏ tình cảm và nhu cầu của bản thân Trả lời và tập đặt câu hỏi: ai?, cái gì đây, ở đâu?... Sử dụng 1 số từ chào hỏi lễ phép khi gặp cô, người lớn xung quanh… Đọc thuộc 1 bài thơ, 1 bài ca dao, 1 bài đồng dao Biết mô tả 1 số sự vật hiện tượng qua quan sát (điểm danh, thời tiết) Làm quen 1 số ký hiệu trong lớp: góc chơi, bảng biểu, nhà vệ sinh, đồ dùng cá nhân Làm quen cách đọc sách cầm sách đúng chiều và cách giữ gìn sách 4. Phát triển tình cảm, quan hệ xã hội: Biết được tên tuổi, giới tính của bản thân, của bạn. Sở thích, khả năng của bản thân Biểu lộ bằng lời nói điều bé thích và không thích Biết tự chọn đồ chơi theo ý thích Nhận biết cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt Biết biểu lộ cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ Thực hiện 1 số qui định ở lớp: (để đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, trật tự khi ăn, khi ngủ) Nhận biết các trạng thái vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt Biết lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép Biết chờ đến lượt, trật tư, khi chơi Biết quan tâm đến bản than, chia sẽ với bạn (khi bạn ốm, khi cô, bạn buồn) Chào hỏi lễ phép, và nói lời cảm ơn, xin lỗi Biết tiết kiệm điện nước và giữ gìn vệ sinh môi trường Phân biệt hành vi đúng sai. Tốt xấu 5. Phát triển thẩm mỹ: Bộc lộ cảm xúc khi nghe các âm thanh và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật hiện tượng Nghe âm thanh giai điệu các bài hát thiếu nhi về chủ đề Hát tự nhiên, hát đúng theo giai điệu bài hát theo chủ đề, vận động nhịp nhàng theo nhịp bài hát, làm động tác minh họa theo lời ca Phối hợp 1 số nguyên vật liệu để tạo ra 1 số sản phẩm đơn giản: vẽ các chi tiết còn thiếu trên trang phục, xé dán trang trí gương mặt, nặn mắt kính…. Thể hiện sự vận động theo ý thích qua bài hát, bản nhạc quen thuộc Sử dụng các nguyên vật liệu để vẽ, xé, cắt trang trí khuôn mặt Tham gia các hoạt động tạo hình, ca múa, đọc thơ, kể chuyện.. LỊCH HOẠT ĐỘNG CHUNG TUẦN 1 THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU TUẦN 1 Tôi là ai (01/10 à 05/10/2012) THỂ DỤC: Trèo qua ghế dài khéo léo và không ngã KHÁM PHÁ Bé trai – bé gái TOÁN Xác định vị trí đồ vật so với bạn khác ÂM NHẠC Dạy hát: Hát đúng giai điệu lời ca bài hát TẠO HÌNH Xé dán trang trí khuôn mặt TUẦN 2 Cơ thể tôi (08/010 à 02/10/2012) THỂ DỤC Đi thay đổi hướng theo hiệu lệnh KHÁM PHÁ Tìm hiểu về cái mũi TOÁN So sánh nhận biết sự bằng nhau của 2 nhóm đối tượng. Xếp tương ứng 1-1 NẶN Chia đất, xoay tròn, ấn bẹt, lăn dài tạo thành mắt kính TRUYỆN Nghe, hiểu nội dung truyện kể TUẦN 3 Trang phục của bé (15/10 à 19/10/2012) THỂ DỤC: Dùng sức mạnh của chân bật mạnh về trước KHÁM PHÁ Quần áo của bé THƠ Đọc thuộc bài thơ rõ lời. Ngắt nghỉ đúng nhịp ÂM NHẠC: VĐTN Hát đúng nhịp điệu bài hát và vỗ tay theo nhịp TOÁN Ghép đôi TUẦN 4 Bé làm gì để khỏe mạnh (22/10 à 26/10/2012) THỂ DỤC: Tung và bắt bóng với người đối diện KHÁM PHÁ Món ăn bé thích TRUYỆN Nghe hiểu nội dung câu truyện, nhắc lại lời thoại nhân vật trong truyện ÂM NHẠC Nghe hát: Nhận ra giai điệu vui tươi, của bài hát. Nói đúng tên bài hát VẼ Phối hợp các nét cong, nét tròn, nét thẳng để vẽ các chi tiết còn thiếu trên trang phục III/ CÁC HOẠT ĐỘNG MỞ CHỦ ĐỀ: Cho trẻ soi gương và tự nhận xét về bản thân Cô treo tranh gia đình của bé cho trẻ quan sát Sau khi xem xong cô đặt câu hỏi với trẻ: + Trong ảnh là ai vậy? + Ảnh gồm có những ai? + Họ đang làm gì? Những người trong ảnh tên gì? KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: Xem phim, hình ảnh và trò chuyện về: Bản thân và gia đình bé Quan sát và mô tả lại về đặc điểm nổi bật của bản thân và các thành viên trong gia đình Bé tập làm nội trợ: cùng mẹ pha nước cam Sưu tầm và làm bộ sưu tập hình ảnh bé về gia đình bé Trò chuyện về các mối nguy hiểm bàn là, bếp lửa, cầu thang… Nặn quà tặng người thân, vẽ chân dung bé Tổ chức các hoạt động khám phá sự kiện khám sức khỏe ĐÓNG CHỦ ĐỀ: (Chiều thứ sáu, ngày 28/10/2011 ) - Chuẩn bị: + Tập giới thiệu chương trình (Cô và 2 trẻ). + Mỗi trẻ tự làm 1 món đồ dùng, đồ chơi + Sưu tầm và tập đọc câu đố. + Tập tiết mục văn nghệ. + Tập đọc và biểu diễn bài thơ. + Sắp xếp chổ ngồi và trang trí sân khấu. + Trưng bày trước các sản phẩm theo nguyên vật liệu. - Chương trình: “Liên hoan gia đình” 1. Giới thiệu khai mạc vũ hội. 2. Hát múa tập thể bài “Cả nhà thương nhau” à Cả lớp tham gia với đội hình vòng tròn. 3. Chơi đọc và giải câu đố về bé và gia đình à cá nhân trẻ đố cho các bạn đoán. 4. Biểu diễn bài “tổ ấm gia đình” à 1 nhóm trẻ ca và múa ninh họa. 5. Đọc thơ “em yêu nhà em”: Một nhóm trẻ biểu diễn và minh họa động tác. 6. Trưng bày và giới thiệu các sản phẩm của trẻ thực hiện trong cả chủ đề. HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ: Giao cho trẻ về nhà sưu tầm hình ảnh đồ dùng đồ chơi, trang phục nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi đem vào lớp. Liên hệ với PH để xin 1 số nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng đồ chơi Sưu tầm 1 số đĩa hình về các hoạt động của bé và gia đình Tranh, ảnh, đồ chơi, lô tô…về bé và gia đình Tìm hiểu trước về các hoạt động của bé ở lớp, ở gia đình và sinh hoạt gia đình Bổ sung các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ học tập phục vụ cho các hoạt động phù hợp với chủ đề. Làm thêm các con rối, tranh rỗng về các đồ dùng đồ chơi, trang phục của bé Sưu tầm thêm nhiều mẫu sản phẩm làm từ nguyên vật liệu tái sử dụng. Lên kế hoạch tổ chức cho các cháu tham gia sự kiện khám sức khỏe IV/ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRÒ CHƠI Nội dung nhiệm vụ Các biện pháp Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 TCÑV: Giúp trẻ mở rộng nội dung chơi KK trẻ tạo tình huống khi chơi Trẻ biết đổi vai chơi với nhau. Trò chuyện với trẻ về đặc điểm giới tính, sở thích của trẻ Trò chuyện cùng trẻ về vai chơi Nhận biết vai và xưng hô đúng vai chơi Đặt câu hỏi và kk trẻ đưa ra câu hỏi, giúp trẻ đưa ra tình huống KK trẻ sử dụng nguyên vật liệu thay thế Cùng chơi với trẻ đóng 1 vai làm thành viên trong gia đình. TCXD: - Giúp trẻ mở rộng ý tưởng chơi. - Biết hợp tác với nhau khi chơi. Trò chuyện cùng trẻ về công việc của bác sĩ -Cho trẻ xem các bức tranh hình ảnh về Bác Sĩ, phòng khám bệnh Giúp trẻ làm rõ ý tưởng mô hình bằng cách tập làm “kỷ sư nhí”Cùng trẻ chuẩn bị đồ chơi với nguyên vật liệu khác nhau Mỗi trẻ tự có trách nhiệm với công việc của mình và hoàn thành tốt công việc đó Bao quát trợ giúp trẻ phân công làm mô hình hoàn thiện,đẹp mắt,thẫm mỹ TCHT: Giuùp treû giaûi quyeát caùc haønh ñoäng nhaän thöùc, haønh ñoäng thöïc haønh. Giuùp treû giaûi quyeát caùc hnaøh ñoäng chôi vôùi caùc möùc ñoä phöùc taïp khaùc nhau - Tập cho trẻ cách vẽ,tô màu,xé,dán hình bé trai và bé gái, và các loại đồ dùng trong gia đình , phong phú về chủng loại, cũng như nguyên vật liệu… Cô cùng chơi với trẻ, gợi ý, hướng dẫn trẻ phân loại ĐD gia đình (trang phục, các đồ dùng cá nhân), chơi từ lô tô đó,làm Album bản thân và người thân trong gia đình (cha, mẹ) TCVÑ: Giuùp treû tuaân thuû trình töï haønh ñoäng chôi, keøm lôøi noùi hoaëc ngöôïc laïi. Laøm roõ ND cuûa troø chôi ñeå daët ra nhieäm vuï cuï theå Theo dõi việc trẻ thể hiện tinh thần thi đấu tích cực. Nhắc nhở trẻ không thể hiện thái độ tiêu cực khi bạn chơi chưa được tốt, biết chờ đến lượt. DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU KẾ HOẠCH TUẦN 1 TÔI LÀ AI (Từ 01/10 à 05/10/2012) - Quan sát, trò chuyện - Sưu tầm hình - Nặn, tô màu, xé dán. - Lập bảng. - Trò chuyện: Những việc mình có thể làm được. - Kể chuyện, đọc thơ. - Hát, múa . - Quan sát: Soi guơng, xem hình chụp. - Mô tả. - Trò chuyện. - So sánh chiều cao. - Vẽ, tô màu. TÔI LÀ AI Ý thích Hình dáng Khả năng Giới tính - Đặt tên và gọi tên các gương mặt vui, buồn, ngạc nhiên… - Tô màu, vẽ, xé dán ... - Trò chuyện. - Sưu tầm hình ảnh các trạng thái, cảm xúc. - Nghe kể chuyện, đọc thơ. - Mô tả các trạng thái cảm xúc. - Quan sát và trò chuyện. - So sánh, phân 2 nhóm theo giới tính - Mô tả: bạn trai, bạn gái. - Đặt tên và gọi tên các loại trạng thái cảm xúc - Tô màu, vẽ, cắt dán ... - Trò chuyện. - Lập bảng: đồ dùng của trai - gái. Lịch tuần 1: TÔI LÀ AI (Từ 01/10 à05/10/2012) THỜI ĐIỂM THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 Đón trẻ Thể dục sáng - Cho trẻ dán các hình chụp của trẻ ở nhà đem vào lớp để tổ chức “Triển lãm ảnh bé thơ” - Khuyến khích trẻ xem và trao dổi tự do với nhau. - Chơi: Nhúc nhích ngón tay, bún thung... - Tập TDS: Bài tập số 2 --> Nhạc “Dậy sớm”. Điểm danh - Tìm bạn vắng: Trẻ điểm danh theo từng tổ để tìm ra bạn vắng và gắn hình trên bảng “Bé đến lớp”. - Trao đổi về kế hoạch trọng tâm trong ngày: Hôm qua chuẩn bị những gì? Để hoạt động gì sáng nay (chiều nay)? - Trao đổi về: Thông tin nóng, sự kiện phát sinh... - Kể về những ngày nghỉ ở nhà (làm gì? Đi đâu?) - Tìm hiểu về thứ, ngày, tháng. - Giới thiệu sách mới. - Dự báo thời tiết. - Trao đổi về trạng thái cảm xúc. - Dự báo thời tiết. - Trao đổi về trạng thái cảm xúc. - Tìm hiểu về thứ, ngày, tháng. - Đọc báo buổi sáng. Hoạt động có chủ định VĐCB Trèo qua ghế dài KPXH Bé gái – Bé trai NẶN Xác định vị trí đồ vật so với bạn khác ÂM NHẠC DH: Tìm bạn thân NH: Trái đất này là của chúng mình TẠO HÌNH Xé dán trang trí khuôn mặt Hoạt động ngoài trời. * MĐYC:+ Trẻ chú ý quan sát, tham gia trả lời các câu hỏi của cô + Biết chơi các đồ chơi ngoài trời, tránh nơi nguy hiểm + Trẻ thích tham gia chơi các trò chơi cùng với bạn *CB: Đồ chơi an toàn, sạch. Trò chuyện trước với trẻ về nội dung quan sát, đối tượng quqn sát phải vừa tầm với trẻ. - Quan sát: Nhà banh.. - Chơi: Kết bạn. Dung dăng dung dẻ. -Vẽ trên sân - Quan sát Vườn cây của lớp. - Chơi: Bóng bay Xỉa cá mè - Chơi: Thảy vòng - Quan sát: Các đồ cbơi ngoài sân. - Chơi: Kết bạn. Lộn cầu vồng. - Chơi với bóng - Quan sát: Cây bang - Chơi: Bóng bay. Dung dăng dung dẻ. -Vẽ trên sân -Thăm vườn rau của bé. - Chơi: Chó sói xấu tính. Xỉa cá mè. - Chơi: Thảy vòng Chơi ở các góc * TCĐV: - Phát triển nội dung trò chơi “Gia đình” à Làm tiệc sinh nhật. + Biện pháp: Đóng vai 1 người bạn mang bánh sinh nhật đến chúc mừng sinh nhật “ bé Búp bê”. - Tập cho trẻ hành động theo vai. + BP: Trò chuyện “Mẹ sẽ làm gì để tổ chức tiệc? Mua những món gì? Nấu như thế nào? Dọn bàn ra sao?... * TCXD: - Chọn ý tưởng trước khi chơi. + BP: Trưng bày vài mô hình mẫu và khuyến khích trẻ cùng xem và chọn lựa 1 mẫu. Trò chuyện gợi ý: Đặt tên mô hình là gì? Mô hình có những chi tiết nào nổi bật. - Tập thỏa thuận trước khi xây àBP: Cô đóng 1 vai trưởng nhóm và phân công bằng cách hỏi: Ai sẽ làm hang rào?... * TCHT: - Cách chơi các trò chơi +BP: Cách sắp xếp theo bộ nơi dễ thấy, có 1 vài mẫu làm dang dỡ để hướng trẻ làm tiếp, để những hình gắn không đúng nhóm… Hoạt động chiều - Củng cố thao tác: Đánh răng, Lau mặt - Chơi: Ai nhanh nhất, Xếp hình, Trang điểm khuôn mặt bé. - Xem sách, tranh ảnh theo ý thích. - Giao cho trẻ những công việc chuẩn bị cho hoạt động hôm sau. - Trò chuyện về: Sở thích của trẻ... - Nghe đọc truyện “ Chú bé tí hon”.. - Làm bài tập tạo hình. - BTLNT: Qui trinh pha sữa à Làm quen với lô tô. - Làm bài tập toán. - Xem video. - Chuẩn bị cho hoạt động đóng chủ đề -Các hoạt động đóng- mở chủ đề. - Nhận xét nêu gương cuối tuần. MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH TÔI LÀ AI Câu hỏi tạo hứng thú: + Bạn có biết ngày sinh nhật của mình không? + Thế ngày sinh nhật các con thích làm gì? + Thế các con có biết mình là trai hay gái không? Câu hỏi tạo nhu cầu khám phá: Tại sao con biết mình là bạn gái (bạn trai)? Bạn gái và bạn trai có những đặc điểm nào? Muốn biết tại sao vậy thì cô cháu ta cùng khám phá nhé. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG Góc xây dựng: Hình mẫu các kiểu xây trường bằng nhiều nguyên liệu khác nhau: Hộp giấy, lõi giấy, khối gỗ, chai nhựa, lon bia... 2, 3 mẫu lắp ráp, xếp các kiểu hàng rào, trường học, nhà Bổ sung thêm: Đồ chơi lắp ráp que, lắp ráp mảnh, hộp giấy, chai nhựa, lõi giấy vệ sinh... Góc sách: Sách tranh, hình ảnh, truyện về bản than bé… Sách truyện tranh, thơ: “Cậu bé mũi dài, Gấu con bị đau răng” Làm album, làm sách về các đồ dùng cá nhân à Bổ sung các loại báo tạp chí có nhiều hình ảnh về bản thân những quyển album rỗng, kéo, hồ, sách đóng bằng giấy 1 mặt. Góc tạo hình: Tranh vẽ, tranh rỗng cho bé tô màu Bổ sung: Các mảnh giấy màu, các mẫu giấy cứng hình tròn to nhỏ, màu nước, nhiều hộp đất nặn và các dụng cụ nặn. Góc học tập: Các bài tập: tim đồ dùng đồ chơi theo màu, theo hình dạng, đặc điểm của bạn trai, bạn gái à Các rỗ đựng thẻ số, tranh lô tô, viết màu, giấy 1 mặt… ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH (Thứ sáu 05/10/2012) Chuẩn bị: Sắp xếp bàn, ghế, những nơi trưng bày sản phẩm.. Phân công người dẫn chương trình tập trước (cô và 1 trẻ). Tập hát và minh họa các bài hát về bản thân và biểu diễn đọc thơ. Các đĩa nhạc, đàn và nhạc đệm, nhiều nhạc cụ, các vật chuẩn để phục vụ trò chơi, nhiều mũ mão, mặt nạ Nhờ PH hổ trợ bánh ngọt, kẹo Tổ chức thực hiện: Giới thiệu lý do của buổi hoạt động à Cô giới thiệu. Cả lớp hát và vận động bài “cái mũi” à Sử dụng nhạc cụ để gõ. Hội thi “Tìm bạn thân”à Cô nói đặc điểm của bạn nào đó. Các bạn tìm xem đó là bạn nào. Khi đã tìm ra bạn đó đứng lên giới thiệu về tên tuổi và giới tính của mình Đọc thơ “Cái lưỡi” à 1 nhóm 4, 5 trẻ đọc thơ và minh họa động tác. Hát múa tập thể bài “Tìm bạn thân” và “cái mũi”. Cùng xem triễn lãm các sản phẩm trẻ đã thực hiện trong tuần. Liên hoan nhẹ: Những bánh mà các trẻ được giải thưởng. Thứ hai ngày 01 tháng 10 năm 2012 TRÈO QUA GHẾ DÀI TCVĐ: XEM ĐỘI NÀO NHANH VĐCB I/ Mục đích yêu cầu: -Trẻ thực hiện đúng thao tác trèo qua ghế và bụng không chạm ghế khi trèo qua. - Rèn sự khéo léo, sự nhanh nhẹn khi vận động. - Tích cực tham gia tập luyện vận động và chơi tập thể. II/ Chuẩn bị: - Cô: Phòng nhóm sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ Mô hình tập: 2 băng ghế thể dục ( 1,5m x 30cm) - Trẻ: Nhiều quả bóng, lô tô đồ dùng của bé, thẻ số, nhạc. III/ Tổ chức hoạt động: Khởi động: - Trẻ quan sát 2 băng ghế à Gợi hỏi: Đây là cái gì? Dùng để làm gì? Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các bạn cùng tập luyện với ghế băng này, trước tiên chúng ta cùng khởi động nào! - Cho trẻ đi các kiểu đi, chạy chậm 1-2 vòng theo hiệu lệnh của cô theo bài nhạc “Dậy sớm”àTập trung lại thành 3 hàng ngang. 2. Trọng động: a) BTPTC: Cô tập mẫu, đếm hiệu lệnh, cháu tập theo cô các động tác: Tay 2 (2/8). Chân 2 (2/8). Lưng-Bụng 2 (1/8). Bật tại chổ (1/8). b) VĐCB: Trèo qua ghế dài - Cô thực hiện mẫu lần 1 à Gợi hỏi: Cô vừa vận động gì? Cô trèo qua ghế như thế nào? + Thực hiện lần 2 + giải thích (2 tay vịn chắc 2 bên mép ghế, than mình nằm song song với mặt ghế, áp bụng trèo từng chân qua ghế, bụng không chạm mặt ghế). + Khuyến khích trẻ lên thực hiện thử. + Chia làm 2 nhóm luyện tập: Từng trẻ lần lượt thực hiện (mỗi trẻ tập ít nhất 3 lượt). + Chia 2 nhóm thi đua qua trò chơi “Tổ nào nhanh nhất”: Trèo qua ghế thể dục và chọn gắn lô tô ĐD bé trai, bé gái lên bảng (gắn đúng theo giới tính của mình) àđếm số lượng mỗi đội. c) Trò chơi: “Thi xem đội nào nhanh”àchia nhóm chơi - Luật chơi: Đội nào lấy được nhiều đồ chơi sẽ thắng - Cách chơi: Trẻ lại rổ tìm đồ chơi theo (bạn gái, bạn trai) sau đó lại vạch bật tách khép chân qua 5 ô và lại bỏ vào rổ đựng đồ chơi (bạn gái, bạn trai) và đi về hàng, bạn khác tiếp tục thực hiện - Sau mỗi lần chơi cô bao quát, động viên nhắc nhở trẻ chơi đúng luật - Sau mỗi lần chơi cô góp ý, rút kinh nghiệm 3. Hồi tĩnh Cho trẻ đi nhẹ nhàng, làm ngửi hoa Lưu ý ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2012 BẠN TRAI – BẠN GÁI KPKH I/ Mục đích yêu cầu Trẻ có một số hiểu biết về bản thân: tên, tuổi, giới tính, 1 vài đặc điểm nổi bật trên khuôn mặt. Biết sử dụng ngôn ngữ nói để mô tả về mình về bạn, biết so sánh sự giống và khác nhau của 2 bạn trai – gái. Biết quan tâm (đến vẻ bên ngoài) của mình và của bạn II/ Chuẩn bị: Cô: Tranh bạn trai, bạn gái. Máy chiếu về bạn trai, bạn gái. Trẻ: Tranh rỗng tô màu đồ dùng, đồ chơi bạn gái bạn trai… III/ Tổ chức thực hiện: 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: - Cô cùng trẻ xem một đoạn clip có nội dung giới thiệu về bản thân. - Đàm thoại về đoạn clip đó. + Đây là bạn nào vậy c/c? Bạn như thế nào (hình dáng) 2. Quan sát so sánh và trò chuyện - Gọi trẻ đó đứng dậy tự giới thiệu về mình cho cô và các bạn biết. (Họ, tên, tuổi, giới tính, trang phục, sở thích). - Sau đó cô khái quát lại cho cả lớp nghe thông tin về bản thân trẻ đó. - Cô gọi 1 số trẻ lên và gợi ý để cho trẻ giới thiệu về bản thân. *Mỡ rộng: Cho 1 bạn trai, 1 bạn gái đứng dậy để cả lớp quán sát và nhận xét: + Bạn trai có gì giống và khác với bạn gái? Cô khái quát lại giống nhau đều có các bộ phận trên cơ thể; khác nhau về cách ăn mặc, đầu tóc. *Giáo dục trẻ biết yêu quý bản thân, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và yêu thương bạn bè, người thân. 3. Trò chơi: “Bé nào nhanh trí” TC1: Giúp cô tìm bạn. Trẻ chú ý nghe cô nói thông tin về bạn đó và nhanh nói tên và tìm ra bạn đó. -TC2: Kết bạn. Trẻ vừa đi vừ hát, khi nghe hiệu lệnh thì 1 bạn trai kết với 1 bạn gái. Lần 2 cho trẻ kết thành nhóm bạn trai nhóm bạn gái. TC3 “Bé nào khéo tay” Cho trẻ về 3 nhóm để khoanh tròn và tô đồ dùng, đồ chơi theo giới tính của mình 4. Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương Lưu ý ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ tư ngày 03 tháng 10 năm 2012 XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐỒ VẬT SO VỚI BẠN KHÁC LQVT I/ Mục đích yêu cầu Trẻ biết xác định phía phải phía trái trên dưới của bạn khác . Kỹ năng xác định vị trí đồ vật so với bạn khác . Trẻ hứng thú học, hăng say phát biểu bài . II/ Chuẩn bị: Cô: Một con thỏ bông. Bài dạy trên pp. Một con bướm cột vào que để cô cầm. Trẻ: Mỗi trẻ 1 bông hoa. III/ Tổ chức hoạt động: Ôn tập xác định phía trên, phía dưới, phía trước phía sau của bản thân. Cho trẻ nghe và vận động theo bài hát “Gọi bướm” C/c ơi! Chúng ta vừa gọi bướm đến chơi cùng chúng ta. Ồ! Có một chú bướm thật đẹp đã đến. Nào chúng ta hãy xem bướm bay đến chơi với bạn nào nhé! Cho bướm bay ở các phía của 2-3 cháu và để cháu nói xem bướm đang bay ở phía nào của mình Cho c/c cầm hoa hát múa mừng sinh nhật bạn bướm. C/c sẽ đưa hoa về các phía theo yêu cầu của cô. Xác định vị trí đồ vật so với bạn khác. Trò chơi “Tìm bạn thỏ” Cô đặt 1 cái ghế giữa lớp và mời 1 trẻ lên chơi. Cho trẻ bịt mắt lại và đặt thỏ ở các phía của trẻ chơi và cho các bạn nói vị trí của thỏ. Bạn ngồi bịt mắt phải chụp được thỏ theo lời nói của bạn Cô giúp trẻ nói tròn câu (Thỏ ở vị trí…… của bạn) Cho trẻ khác lên chơi và ngồi ở các vị trí khác nhau Cô cho cả lớp nhắm mắt lại và cho thỏ nhảy đến 1 bạn, cả lớp mở mắt ra và xác định vị trí của thỏ ở đâu so với bạn đó. Cho c/c xác định trong bài pp. Cho trẻ lên máy chơi và xác định vị trí Luyện tập Trò chơi “Tai ai tinh” Cô mời 1 cháu lên chơi, đeo mặt nạ vào sau đó cô dùng các dụng cụ gõ gõ ở các phía của cháu. Cháu sẽ đoán xem tiếng gõ ở phía nào của mình và các bạn còn lại sẽ nói xem âm thanh đó ở phía nào của bạn. Trò chơi “Thi xem ai nhanh” Cho c/c đi chơi cùng cô và c/c sẽ chạy

File đính kèm:

  • docGA 4 tuoi ct moi chu de ban than.doc