Giáo án Ngữ Văn 7 học kỳ II năm học 2012 - 2013

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

- KT: Nắm được khái niệm tục ngữ; Hiểu nội dung, một số hình thức NT (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

- KN: Thuộc lòng những câu tục ngữ trong bài học; KN tự nhận thức được những bài học k/n về thiên nhiên, lao động, sản xuất; KN ra quyết định: vận dụng các bài học k/n đúng lúc, đúng chỗ;

- TĐ: Giáo dục ý thức trân trọng những giá trị DG, vận dụng linh hoạt có cơ sở vào thực tế CS.

 

doc141 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 học kỳ II năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II Ngày soạn: 01/01/2013 Ngày giảng:10/01/2013 Tiết 77 : TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : - KT: Nắm được khái niệm tục ngữ; Hiểu nội dung, một số hình thức NT (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. - KN: Thuộc lòng những câu tục ngữ trong bài học; KN tự nhận thức được những bài học k/n về thiên nhiên, lao động, sản xuất; KN ra quyết định: vận dụng các bài học k/n đúng lúc, đúng chỗ; - TĐ: Giáo dục ý thức trân trọng những giá trị DG, vận dụng linh hoạt có cơ sở vào thực tế CS. B. Phương pháp- Phương tiện: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, đối chiếu so sánh, phân tích cắt nghĩa 2. Phương tiện: GV: Soạn GA, Bình giảng văn 7, Tục ngữ CDDCVN HS: Soạn bài C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới : Hoạt động 1: Khởi động Giới thiệu bài: GV nêu ND yêu cầu giờ học Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Khám phá- kết nối KT động não, hỏi và trả lời * GV đọc mẫu, gọi HS đọc ® nhận xét Cách ngắt nhịp : C1 : 3/4; C2 : 4/4; C3 : 3/4; C4 : 4/4; C5 : 2/2; C6 : 3/3/3; C7 : 2/2/2; C8 :2/2 HS đọc thầm phần chú thích * ?Em hiểu thế nào là tục ngữ? ? HS đọc SGK ? Xác định kiểu VB và PTBĐ ?Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó? G: HD h/s Phân tích từng câu TN theo những nội dung sau a. Nghĩa của câu TN, NT b. CS thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu c. Vận dụng I. Tìm hiểu chung 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích: *Khái niệm tục ngữ: - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh - Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (thiên nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) - Vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày. * Từ khó: (SGK- 3) 3. Kiểu VB và PTBĐ: Nghị luận II. Đọc – hiểu văn bản * Nhóm 1 : C1, 2, 3, 4 : TN về thiên nhiên * Nhóm 2 : C5. 6. 7. 8 : TN về lao động sản xuất * Phân tích: Nội dung Nghệ thuật 1. “Đêm tháng năm …đã tối.” - Nghĩa: Tháng năm đêm ngắn ngày dài tháng mười ngày ngắn đêm dài - Bài học về cách sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lý với mỗi mùa hạ và đông. - Áp dụng : Lịch làm việc mùa hạ khác mùa đông. Chủ động trong giao tiếp, đi lại (nhất là đi xa) - Cách nói quá : Chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối ® nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng 5 và ngày tháng 10. - Phép đối : Làm nổi bật sự trái ngược tính chất đêm và ngày giữa mùa hạ với mùa đông, dễ nói dễ nhớ. - Vần lưng : năm – nằm mười – cười 2.“ Mau sao thì nắng, … thì mưa. ” - Nghĩa : Đêm sao dày báo hiệu ngày hôm sau trời nắng, đêm sao vắng báo hiệu ngày hôm sau trời mưa - Cơ sở : Sao dày ® ít mây ® nắng Sao vắng ® nhiều mây ® mưa - Nắm trước thời tiết để chủ động công việc hôm sau (sản xuất hoặc đi lại) - Vần lưng: nắng – vắng - Đối : nhấn mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệt về mưa nắng; dễ nói, dễ nghe. 3.“ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. ” - Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà thì phải coi giữ nhà cửa. - Ráng vàng xuất hiện phía chân trời là điềm báo sắp có bão - Áp dụng: dự đoán t/tiết…(còn được sử dụng ở vùng sâu vùng xa) - Vần lưng - Ngắn gọn : Nhấn mạnh được vào ND chính, thông tin nhanh VD khác:Tháng 7 heo may chuồn chuồn bay thì bão 4.“ Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt .” - Kiến ra nhiều vào tháng 7 âm lịch sẽ còn lụt nữa - Cơ sở: ... quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong tự nhiên, từ đó rút ra những nhận xét chính xác. - Phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch - Vần lưng 5.“ Tấc đất tấc vàng. ” - Mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn - Đất quý hơn vàng - Bài học: Đất là của cải, cần SD có hiệu quả nhất (Hiện tượng bán đất là hiện tượng kiếm lời bằng kinh doanh, do đó không nằm trong ý nghĩa câu TN này) - So sánh - Rút gọn, ngắn nhất với 4 tiếng đặt trong 2 vế đối xứng ® thông tin nhanh, nêu bật giá trị của đất. 6.“ Nhất canh trì, nhị canh viên…” - Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba thì làm ruộng. - Cơ sở: Nuôi cá có lãi nhất rồi mới đến làm vườn và làm ruộng - Bài học: Muốn làm giàu cần phát triển thuỷ sản… - Liệt kê theo thứ tự: nhất, nhị, tam ® chỉ thứ tự lợi của các nghề. 7. “Nhất nước, nhì phân, …” - Nghĩa : Thứ nhất là nước, thứ hai là phân, thứ ba là chuyên cần, thứ tư là giống ® các yếu tố của nghề trồng lúa. - Cơ sở : Nghề trồng lúa cần đủ 4 yếu tố nhưng quan trọng nhất là nước. - Áp dụng : Nghề trồng lúa ® lúa tốt - Liệt kê ® nêu rõ thứ tự, nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa. + Một lượt tát, một bát cơm + Người đẹp vì lụa,… 8. “Nhất thì, nhì thục.” - Thứ nhất là thời vụ, thứ hai là đất canh tác(cày bừa kỹ). - Đảm bảo tốt 2 yếu tố thời vụ và đất trồng - Lịch gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất sau mỗi thời vụ VD : Cày bừa, bón phân, giữ nước - Rút gọn, cực gọn và đối xứng ® nhấn mạnh yếu tố “ thì ”, “ thục ” ® dễ nghe, dễ nhớ, thông tin nhanh Nêu ý nghĩa văn bản? HS đọc ghi nhớ SGK-5 Hoạt động 3 G: h/d HS làm ở nhà III. Ý nghĩa văn bản Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. IV. Luyện tập 4. Củng cố: GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút để học sinh t/bày những hiểu biết của mình về TN: đặc điểm ND, NT, ý nghĩa… 5. HDHB: - Học bài: học thuộc lòng, phân tích các câu TN theo HD. Sưu tầm các câu TN thuộc chủ đề - Làm BT trong SGK, SBT - CB bài: Chương trình ĐP(Phần Văn và TLV) Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ************************************************ Ngày soạn: 01/01/2013 Ngày giảng: /01/2013 Tiết 78 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN A. Mục tiêu cần đạt: - KT: Giúp HS : Biết cách sưu tầm CD, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng, tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương. - KN: HS sưu tầm những câu CD, TN, DC lưu hành ở địa phương mình, nhất là những câu đặc sắc mang tính địa phương, mang tên riêng địa phương, nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương…. (Mỗi HS ít nhất ghi được 20 câu); KN ra quyết định lựa chọn CD, tục ngữ theo chủ đề và chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng - TĐ: Bồi dưỡng kiến thức, sự hiểu biết và tình cảm gắn bó của HS với địa phương và quê hương mình B. Phương pháp- Phương tiện: 1. PP: Thực hành có hướng dẫn: sưu tầm CD, tục ngữ theo chủ đề và chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng 2. PT: CB của GV: Soạn GA, Tục ngữ CDDCVN CB của HS: Soạn bài C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới : Hoạt động 1: Khởi động Giới thiệu bài: GV nêu ND yêu cầu giờ học Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Khám phá- kết nối KT động não, hỏi và trả lời ? CD, DC là gì? Cho VD : Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao ? TN là gì? H: đọc phần nói về ND t/h trong SGK G: nhấn mạnh 1 số điểm chính ? Em sẽ sưu tầm những câu CD, TN ở đâu? G: hướng dẫn h/s cách làm I. Nội dung thực hiện 1. Ôn lại khái niệm CD, DC, TN 2. Nội dung thực hiện: Sưu tầm những câu CD, TN, DC lưu hành ở địa phương mình, nhất là những câu đặc sắc mang tính địa phương, mang tên riêng địa phương, nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương…. (Mỗi HS ít nhất ghi được 20 câu) II. Phương pháp thực hiện: 1. Nguồn sưu tầm: - Hỏi cha mẹ, người ở địa phương, người già cả, nghệ nhân, nhà văn (nếu có) ở địa phương - Tìm trong sách báo ở địa phương - Tìm trong các bộ sưu tập lớn về TN, CD, DC nói về địa phương mình. 2.Cách sưu tầm * Ghi vào một cuốn sổ hoặc vở riêng * Ghi riêng TN và CD, DC * Ghi theo thứ tự A, B, C (các câu cùng loại) 4. Củng cố: GV nhắc lại nội dung và yêu cầu của bài 5. HDHB: - Học bài: Sưu tầm các câu TN, ca dao, dân ca theo yêu cầu - CB bài: TN về con người và XH Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ************************************************ Ngày soạn: 01/01/2013 Ngày giảng: /01/2013 Tiết 79 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : - KT: Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của VBNL. - KN: Rèn luyện kỹ năng nhận biết VB nghị luận khi đọc sách báo và tìm hiểu kỹ hơn về VB quan trọng này; KN suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, đưa ra ý kiến cá nhân về ĐĐ bài văn NL. - TĐ: GDHS có ý thức yêu thích môn học, có quan điểm và hành động đúng. B. Phương pháp- Phương tiện: 1. PP: vấn đáp, thảo luận, phân tích t/huống để hiểu vai trò nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của VBNL. 2. PT: CB của GV: Soạn bài CB của HS: Tìm hiểu bài theo yêu cầu C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ. 3. Bài mới : Hoạt động 1: Khởi động Giới thiệu bài: GV nêu ND yêu cầu giờ học Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Khám phá- kết nối KT động não, hỏi và trả lời ?Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không? - Vì sao em đi học? -Vì sao con người cần phải có bạn bè? -Theo em, như thế nào là sống đẹp? - Trẻ em hút thuốc là tốt hay xấu? Lợi hay hại? Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự? ?Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu VB đã học như kể chuyện, MT, BC hay không? Hãy giải thích vì sao? VD : Con người không thể thiếu tình bạn, vậy “ bạn ” là gì, không thể kể một người bạn cụ thể mà giải quyết được vấn đề. ?Để trả lời những câu hỏi như thế hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết. G: Đó là những bài nói, viết thuộc kiểu VBNL H: đọc VB “ Chống nạn thất học ” SGK- 7 ?Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? ?Để t/hiện MĐ ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào? G: Những câu đó gọi là luận điểm bởi chúng mang QĐ của t/g, đề ra nhiệm vụ cho mọi người ?Để ý kiến đó có sức thuyết phục, bài viết đã nêu những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy? ?Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao? Không,vì khó có thể gqvđ kêu gọi mọi người…một cách gọn, rõ, đầy đủ như vậy. ?Em hiểu thế nào là văn NL? Đ/điểm của văn NL? *Gọi HS đọc GN (SGK, 9) Hoạt động 2: Khám phá- kết nối KT động não, hỏi và trả lời ?Đây có phải là một bài văn nghị luận không? Vì sao ?T/g đề xuất ý kiến gì? Để t/phục người đọc, t/g nêu những lí lẽ và DC nào? ?Bài văn có nhằm nêu và g/q VĐ có trong t/tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết k? Vì sao? ?Bố cục của bài văn? H: Đọc VB ?Bài văn đó là VB TS hay NL? GV hướng dẫn HS PT và tìm hiểu BT I. Nhu cầu nghị luận và VB NL 1. Nhu cầu nghị luận: - Vì sao em đi học? - Vì sao con người cần phải có bạn bè? - Theo em, như thế nào là sống đẹp? - Trẻ em hút thuốc là tốt hay xấu? Lợi hay hại? Đối với loại VB này, chúng ta phải dùng lí lẽ, và dẫn chứng nhằm phát biểu các nhận định, tư tưởng, quan điểm, thái độ trước một vấn đề đặt ra. -> xã luận, bình luận, nghiên cứu, phê bình, hội thảo KH,… 2. Thế nào là văn bản nghị luận a. Bài tập: VB “Chống nạn thất học”(SGK- 7) - MĐ: kêu gọi NDVN chống nạn t/học-> học chữ quốc ngữ - Luận điểm: “Một trong những… nâng cao dân trí” “ Mọi người VN… biết viết chữ quốc ngữ ” -> Câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng - Lí lẽ : + Tình trạng thất học, lạc hậu trước CMT8 + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học b. Kết luận: *Ghi nhớ (SGK, 9) II. Luyện tập 1. BT1: (SGK, 9 – 10) Bài văn: “Cần tạo ra…tốt” a. Đây là một bài văn nghị luận. Vì bài văn có đầy đủ các đặc điểm của văn nghị luận : - Luận điểm : “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống XH ” “ Tạo được….cho nên mỗi người… văn minh cho XH ” - Để g/q VĐ trên, t,g đã sử dụng khá nhiều lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để t/b và bảo vệ q/đ của mình - Từ nhan đề đến MB, TB, KB đều t/hiện rõ tính NL. b. T/g đề xuất ý kiến: “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống XH ” - Lí lẽ: + Phân biệt t/q tốt và thói quen xấu +Tạo ra ra thói quen tốt là rất khó + Sửa thói quen xấu rất khó -> trở thành tệ nạn-> mỗi người, mỗi g/đ tự xem lại mình… - Dẫn chứng : + Những b/hiện cụ thể của thói quen tốt, xấu + Những b/hiện cụ thể của thói quen vứt rác … c. Bài nêu và g/q rất trúng 1 v/đ trong t/tế. 2. BT2: (SGK, 10) Bố cục của bài văn : - MB : Câu đầu - TB : Dẫn chứng và lí lẽ: “Luôn dậy sớm…nguy hiểm” - KB : Đoạn văn cuối 3. BT4: (SGK, 10) VB có tả hồ, kể cuộc sống TN và con người x/q vùng hồ nhưng MĐC là bàn luận. Hai cái hồ trong bài mang ý nghĩa tượng trưng. Từ hai cái hồ mà nghĩ tới hai cách sống…Hồ và câu chuyện về nó nhằm làm sáng tỏ hai cách sống…-> Đây là VB KC để NL. 4. Củng cố: GV nhắc lại nội dung chính của bài, khắc sâu phần lý thuyết 5. HDHB: - Học bài - Sưu tầm các VB nghị luận trên sách báo - Đọc và XĐ luận điểm trong VB: Tinh thần yêu nước của ND ta Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ************************************************ Ngày soạn: 01/01/2013 Ngày giảng: /01/2013 Tiết 80: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : - KT: Hiểu ND, YN và một số NT diễn đạt ( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học; - KN: Thuộc lòng những câu tục ngữ trong bài học; KN tự nhận thức được những bài học k/n về con người và xã hội; KN ra quyết định: vận dụng các bài học k/n đúng lúc, đúng chỗ; - TĐ: Giáo dục ý thức trân trọng những giá trị DG, vận dụng linh hoạt có cơ sở vào thực tế CS. B. Phương pháp- Phương tiện: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, đối chiếu so sánh, phân tích cắt nghĩa 2. Phương tiện: GV: Soạn GA, Bình giảng văn 7, Tục ngữ CDDCVN HS: Soạn bài C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài : Tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX? PT các câu TN trong nhóm 1 và 2 (2 HS) 3. Bài mới : Hoạt động 1: Khởi động Giới thiệu bài: GV nêu ND yêu cầu giờ học Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Khám phá- kết nối KT động não, hỏi và trả lời ?Kiểu VB và PTBĐ? ?Câu TN có nội dung gì? ? Giá trị của k/n mà câu TN thể hiện? ? Tác giả sử dụng NT nào để diễn đạt ND đó? * GV hướng dẫn HS phân tích - Nội dung? - Nghệ thuật? ?Phân tích nghĩa và nghệ thuật của câu tục ngữ ?Tìm hiểu nghĩa và tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu tục ngữ ?Tìm hiểu nghĩa của câu TN qua việc hiểu nghĩa của các từ “ thầy, mày, làm nên ” Nhận xét về cách nói và tác dụng của cách nói ấy trong câu TN ?Có bạn cho rằng : Câu TN “ Học thầy…” đã phủ nhận ý nghĩa câu TN “ Không thầy…”, ý kiến của em thế nào? ? Nội dung và NT câu TN? ?Làm rõ nghĩa của các từ “ quả ”, “ kẻ trồng ”, “ cây ” và nghĩa của cả câu? ?Tìm hiểu nghĩa và bài học của câu TN qua các từ “ một cây”, “ ba cây” và cụm từ “ nên hòn núi cao ” Từ những câu TN trên, em hiểu những quan điểm và thái độ sâu sắc nào của nhân dân? ?Em hiểu ntn về ý nghĩa của những câu TN này trong đời sống hiện đại? HS: Nêu ý nghĩa các văn bản? Hoạt động 3 GV hướng dẫn HS làm BT ở nhà I. Tìm hiểu chung: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích:SGK 3. Kiểu VB và PTBĐ: Nghị luận II. Đọc - hiểu văn bản: Phân tích: Câu 1: Một mặt người … mặt của - Khẳng định sự quý giá của con người so với của cải: Con người quý hơn của cải - Yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người + Không để của cải che lấp con người - Nghệ thuật: So sánh ® Đề cao giá trị con người; Nhân hoá : “ của ” (mặt của) Câu 2: Cái răng, cái tóc… con người -Răng và tóc, suy rộng ra là hình thức của mỗi người, là sự thể hiện, phản ánh về con người đó ( sức khoe, tính tình, tư cách) -Vận dụng : Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho sạch và đẹp, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân. - NT : Cách nói khẳng định Câu3: Đói cho sạch, rách cho thơm - Nghĩa đen : Dù có đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách cũng phải ăn mặc cho sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho. - Nghĩa bóng : Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống cho trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xâu xa, tội lỗi. - Bài học : Giáo dục con người có lòng tự trọng - NT: Đối : đói – sạch, rách – thơm ® Nhấn mạnh “ sạch ” và “ thơm ” Dễ nghe, dễ nhớ, nhớ lâu Câu 4: Học ăn, …, học mở - Câu TN khuyên nhủ chúng ta phải học để mọi hành vi, ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế. - NT : Bốn vế vừa có quan hệ đẳng lập, vừa có quan hệ bổ sung cho nhau; Điệp từ “học” : Nhấn mạnh những điều con người cần phải học. Câu 5: Không thầy đố mày làm nên - Không được thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công. - Bài học : + Phải tìm thầy giỏi mới có cơ hội thành đạt + Không được quên công lao dạy dỗ của thầy. - NT: Cách nói dân dã (đố mày làm nên) gần gũi Câu 6: Học thầy không tày học bạn -Học theo lời dạy của thầy có khi không bằng học bạn bè -Phải tích cự chủ động học tập, tự học hỏi xung quanh, đặc biệt là học với bạn bè, đồng nghiệp - NT: So sánh Câu 7. Thương người như thể thương thân - Thương yêu người khác như chính bản thân mình - Phải biết quý trọng, đồng cảm, thương yêu đồng loại - NT : So sánh Câu 8:. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Nghĩa đen : Hoa quả ta dùng đều do công sức người trồng, vì vậy ta phải nhớ ơn họ - Nghĩa bóng : Cần trân trọng sức lao động của con người. Không được lãng phí. Biết ơn người đi trước, không được phản bội quá khứ. - Bài học về lòng biết ơn, sống tình nghĩa thuỷ chung -. NT : Ẩn dụ Câu 9. Một cây …. nên hòn núi cao” - Nghĩa đen : Một cây đơn lẻ không làm thành rừng núi, nhiều cây gộp lại thành rừng rậm, núi cao. - Nghĩa bóng : Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, chia rẽ sẽ không có việc nào thành công. - Luôn có tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc, tránh lối sống cá nhân. - NT : H/A ẩn dụ, hai vế đối nhau III. Ý nghĩa các văn bản: Không ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế. IV. Luyện tập: Bài tập 1 SGK -13 4. Củng cố: GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút để học sinh t/bày những KT cơ bản về ND, NT, ý nghĩa các câu TN đã học 5. HDHB: - Học bài: học thuộc lòng, phân tích các câu TN theo HD. Sưu tầm các câu TN thuộc chủ đề - Làm BT trong SGK, SBT - CB bài: Tinh thần yêu nước … ta. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ************************************************ Ngày soạn: 01/01/2013 Ngày giảng: /01/2013 Tuần 21: Tiết 81 : RÚT GỌN CÂU A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : - KT: Nắm được thế nào là rút gọn câu, cách rút gọn câu; hiểu được tác dụng của câu rút gọn; - KN: P/t câu, nhận diện câu RG; KN ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng câu RG, KN giao tiếp: t/b suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách rút gọn câu; - TĐ: Vận dụng câu rút gọn vào viết và nói hợp lý. B. Phương pháp- Phương tiện: 1. PP: Phân tích tình huống mẫu, thực hành có hướng dẫn 2. PT: - GV: GA, SGK - HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ. 3. Bài mới : Hoạt động 1: Khởi động Giới thiệu bài: GV nêu ND yêu cầu giờ học Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Khám phá- kết nối KT động não, hỏi và trả lời *Gọi HS đọc VD 1 a, b (SGK, 14 – 15) ?Cấu tạo của hai câu có gì khác nhau? ?Tìm những từ ngữ có thể làm CN cho câu a? Theo em, vì sao CN trong câu a được lược bỏ? * Gọi HS đọc VD 4 a, b ?Trong những câu trên, thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao? Em hãy tìm các TP bị lược bỏ? ?Từ những VD trên, em hãy rút ra kết luận : Khi nào thì sử dụng câu rút gọn? Câu rút gọn là gì? H: Đọc VD 1 (SGK, 15) ?Những câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao? ?Đọc VD 2 (SGK, 15 – 16) Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép? “…Bài kiểm tra toán” *Gọi HS đọc GN 2 Hoạt động 3 KT học theo nhóm GV hướng dẫn HS làm BT HS thảo luận nhóm -.>lên bảng trình bày->chữa chung I. Thế nào là rút gọn câu 1.Bài tập: (SGK, 14 – 15) *VD 1: a.Vắng CN (Chúng ta, người VN, em, chúng em…),vì đây là khái niệm chung, lời khuyên chung. - VD 4 a : Lược bỏ VN - VD 4 b : Lược bỏ CN và VN - Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn mà vẫn giữ được lượng thông tin truyền đạt. 2.Kết luận: * Ghi nhớ 1 (SGK, 15) II.Cách dùng câu rút gọn 1. Bài tập (SGK, 15) - VD 1 : Lỗi ngữ pháp : Thiếu CN chứ không phải là rút gọn câu - VD 2 : Câu trả lời thiếu lễ phép, cần thêm “ạ”, “mẹ ạ”,… vào cuối câu. 2.Kết luận: Ghi nhớ 2 (SGK, 16) III. Luyện tập Bài tập1: SGK-16: * Tìm câu rút gọn: câu b,c- Rút gọn CN * Mục đích: câu gọn hơn, ngụ ý chỉ chung mọi người Câu b: nêu quy tắc ứng xử chung cho mọi người Câu c: nhận xét về những người nuôi lợn, nuôi tằm Bài tập 2: SGK-16: *Tìm câu rút gọn: a. Câu 1,7 (Rút gọn CN- KP: ta) b. - Đồn rằng…ai. (Rút gọn CN- KP: Ngườita) - Ban khen rằng…tiền.(Rút gọn CN- KP: vua) - Đánh giặc…ra.(Rút gọn CN- KP: quan tướng) - Trở về…(Rút gọn CN- KP: quan tướng) 4. Củng cố: GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút để học sinh t/bày những KT cơ bản về câu rút gọn: thế nào là rút gọn câu, cách rút gọn câu; tác dụng của câu rút gọn. ? Câu RG thường hay sử dụng trong những t/h nào? 5. HDHB: - Học bài: học thuộc ghi nhớ - Làm BT: BT 3, 4 (SGK, 18), SBT - CB bài: Câu đặc biệt. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ************************************************ Ngày soạn: 01/01/2013 Ngày giảng: /01/2013 Tiết 82 : ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : - KT: Hiểu được đặc điểm của VBNL, nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau;. - KN: Rèn luyện kỹ năng xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong VB mẫu; KN suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, đưa ra ý kiến cá nhân về ĐĐ bài văn NL. - TĐ: GDHS có ý thức yêu thích môn học, có quan điểm và hành động đúng. B. Phương pháp- Phương tiện: 1. PP: vấn đáp, thảo luận, phân tích t/huống để hiểu đặc điểm của VBNL. 2. PT: CB của GV: Soạn bài

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7 HKII Theo Chuan KTKN.doc