Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 4 - Tiếng việt: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

1 / MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Giúp HS hiểu được dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

b) Kĩ năng: Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.

c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần say mê học tiếng Việt

2/ CHUẨN BỊ

- GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bảng phụ, .

- HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập,.

3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm,.

4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

4.1) Ổn định lớp: kiểm diện

4.2) KTBC:

?: Thế nào là phép liệt kê, đặt một câu có dùng phép liệt kê?

- Nêu khái niệm: tr. 105 (7đ)

- VD: Cảnh ra chơi náo động, ồn ào: nào chạy, nào nhảy, nào la, nào hét (3đ)

?: Em hãy vẽ sơ đồ phân loại phép liệt kê?

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5862 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 4 - Tiếng việt: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :119 Ngày dạy: 11/04/08 Tiếng Việt : DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS hiểu được dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. b) Kĩ năng: Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết. c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần say mê học tiếng Việt 2/ CHUẨN BỊ GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bảng phụ, ... - HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập,... 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm,... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: ?: Thế nào là phép liệt kê, đặt một câu có dùng phép liệt kê? - Nêu khái niệm: tr. 105 (7đ) - VD: Cảnh ra chơi náo động, ồn ào: nào chạy, nào nhảy, nào la, nào hét (3đ) ?: Em hãy vẽ sơ đồ phân loại phép liệt kê? 4.3) Bài mới a- Giới thiệu: Trong quá trình học, các em đã thường xuyên gặp và dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Vậy công dụng và cách dùng chúng ra sao? Bài học này ta sẽ tìm hiểu. b- Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là phép liệt kê. - GV treo bảng phụ có ghi mục I.1 - HS đọc ?: Trong những câu ở bảng phụ, dấu chấm lửng dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Từ Vd trên em rút ra công dụng của dấu chấm lửng? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. - Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu dấu chấm phẩy - GV treo bảng phụ có ghi mục II.1 - HS đọc ?: Trong câu a dấu chấm phảy dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Trong câu b, dấu chấm phẩy dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Từ VD nêu trên hãy nêu ra công dụng của dấu chấm phẩy? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. - Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ 2 HĐ 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập - HS đọc và xác định yêu cầu BT1 - Hướng dẫn: Dấu chấm phẩy trong những đoạn văn dùng để làm gì. - HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - HS đọc và xác định yêu cầu BT2 - Hướng dẫn: Dấu chấm phẩy trong những đoạn văn dùng để làm gì. - HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả I/ DẤU CHẤM LỬNG: VD: a) Tỏ ý còn nhiều anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê hết. b) Lời nói ngắt quãng của nhân vật do kinh hoàng. c) Chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ “ bưu thiếp” biểu thị nội dung hài hước. * Ghi nhớ 1 SGK, tr.123 II/ DẤU CHẤM PHẨY: VD a) Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp ( vế thứ hai của câu này) b) Đánh dấu rang giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp. - Phần (a) có thể thay được vì nội dung không thay đổi, phần (b) không thể thay được vì thay thế sẽ gây khó hiểu. * Ghi nhớ 2 SGK, tr.112 III/ LUYỆN TẬP Bài tập 1 a) Thể hiện sự sợ hãi của nhân vật b) Thể hiện chỗ lới nói bỏ dở. c) Thể hiện sự liệt kê không đầy đủ. Bài tập 2 a, b, c đều để đánh dấu ranh giới các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp. 4.4. Củng cố ?: Nêu công dụng của của dấu chấm lửng? ?: Nêu công dụng của dấu chấm phẩy? 4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ: Về nhà học thuộc ghi nhớ; Nghiên cứu lại các VD và bài tập để hiểu sâu thêm; làm BT3 - Bài mới: Tiết 120: Văn bản đề nghị: Đọc trước các mẫu văn bản đề nghị, sưu tầm thêm các mẫu văn bản đề nghị khác; Nghiên cứu bài 1,2 ( 127) 5/ Rút kinh nghiệm . Tiết :120 Ngày dạy: 11/04/08 Tập làm văn : VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm; hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị. b) Kĩ năng: Biết viết văn bản đề nghị đúng qui cách; nhận ra những sai sót khi viết văn bản đề nghị. c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần say mê học Tập làm văn. 2/ CHUẨN BỊ - GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, ... - HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập, sưu tầm một số văn bản đề nghị 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm, thảo luận nhóm,... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của 5 HS. 4.3) Bài mới a- Giới thiệu: Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống cần phải đề nghị, kiến nghị. Đó là những tình huống cá nhân hay tập thể có nhu cầu chính đáng về một việc gì đó muốn đề đạt nguyện vọng mong được giúp đỡ, xem xét thay đổi … thì người ta cần phải viết văn bản đề nghị, kiến nghị. Đây là một hình thức phát biểu ý kiến có tổ chức, có kỉ luật, không thể hành động vội vã, thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc. Một thói quen rất cần hình thành và rèn luyện cho các em khi còn đi học cũng như khi bước vào đới. b- Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của văn bản đề nghị. - HS đọc văn bản trong SGK ?: Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Hãy nêu một số tình huống trong sinh hoạt và học tập của trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị. - Hãy đọc lại 2 văn bản đề nghị trên. ?: Cho biết các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Cả hai văn bản có những điểm gì giống và khác nhau? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị trên? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Từ hai văn bản trên hãy rút ra cách làm một bài văn đề nghị? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Nội dung văn bản đề nghị tuỳ vào tình huống cụ thể. Tuy vậy các văn bản đề nghị lại có chung một số nội dung cơ bản, đó là những nội dung nào? - Chia HS làm 6 nhóm, thảo luận 5 phút, nhóm trưởng điều khiển, thơ kí ghi kết quả ra bảng con, HS treo bảng con, trình bày. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kết quả. ?: Khi viết văn bản đề nghị, cần lưu ý gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. - Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ. HĐ 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập - HS đọc và xác định yêu cầu BT1 - Hướng dẫn: Từ 2 tình huống trên, liên hệ với cách làm đơn ở lớp 6, hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống và khác nhau ở chỗ nào. - HS lên bảng làm, dưới lớp làm ra VBT. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kết quả. - HS đọc và xác định yêu cầu BT2 - Hướng dẫn: Trao đổi với các bạn trong tổ, nhóm để rút ra kinh nghiệm về các lỗi cần mắc ở văn bản đề nghị. - Chia HS làm 6 nhóm, thảo luận 5 phút, nhóm trưởng điều khiển, thơ kí ghi kết quả ra bảng con, HS treo bảng con, trình bày. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kết quả. I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ: 1) Đọc các văn bản trong SGK: 2) Trả lời câu hỏi: - Mục đích: Nhằm đề xuất một nguyện vọng, một ý kiến. - Yêu cầu về nội dung và hình thức các mục: Đề nghị ai? Ai đề nghị? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì? - Nêu tình huống: Đề nghị cô giáo chủ nhiệm giới thiệu một số bạn hát hay trong lớp vào ban văn nghệ của trường. 3) Các tình huống phải viết văn bản đề nghị là: a, c II/ CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ: 1) Tìm hiểu cách là văn bản đề nghị: - Các mục được trình bày theo thứ tự: Đề nghị ai? Ai đề nghị? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì? - Giống: Các mục. - Khác: Nội dung cụ thể. - Phần quan trọng nhất: Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì? - Cách làm văn bản đề nghị: + Đầy đủ các mục. + Đầy đủ nội dung. 2) Dàn mục một văn bản đề nghị: - Quốc hiệu và tiêu ngữ - Địa điểm, ngày, tháng, năm - Tên văn bản. - Nơi nhận đề nghị. - Người (tổ chức) đề nghị. - Nêu lí do đề nghị. - Kí tên 3) Lưu ý * Ghi nhớ SGK, tr. 110 III/ LUYỆN TẬP Bài tập 1 - Giống nhau: Lí do viết đơn (a) và lí do viết văn bản đề nghị (b) đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng. - Khác nhau: Tình huống (a) là nguyện vọng của cá nhân, còn tình huống (b) là nhu cầu của tập thể. Bài tập 2 - Thiếu một số mục quan trọng. - Nguyện vọng không chính đáng. - Trình bày không đúng mẫu. - Trình bày không cân đối. 4.4. Củng cố ?: Khi nào ta cần viết văn bản đề nghị? ?: Nêu những mục của văn bản đề nghị? ?: Nội dung văn bản đề nhị cần chú ý điều gì? 4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ: Về nhà học thuộc ghi nhớ; Nghiên cứu bài và bài tập để hiểu sâu thêm; tìm thêm những văn bản đề nghị khác để tham khảo. - Bài mới: Tiết 121: Ôn tập văn học Lập bảng thống kê như BT 2; ôn lại ca dao, tục ngữ; ôn lại thơ trung đại Việt Nam và Trung Quốc. 5/ Rút kinh nghiệm . Văn bản: Tiết : 121 Ngày dạy: 12/04/08 ÔN TẬP VĂN HỌC 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS nắm được nhan đề các tác phẩm văn học; nắm được nội dung cơ bản của từng cụm bài; những đặc trưng về thể loại của các văn bản trong chương trình lớp 7 . b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh và hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức. c) Thái độ: Lòng yêu thích thơ, văn . 2/ CHUẨN BỊ GV: Nghiên cứu SGK, STKBG, bảng phụ, … - HS: Chuẩn bị theo các câu hỏi trong SGK, … 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Hỏi đáp, gợi mở, diễn giảng, thảo luận nhóm, … 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: ?: Phân tích nhân vật Sùng Bà trong đoạn trích vở chèo “Quan âm thị kính” - Hành động: tàn bạo, thô bạo. - Ngôn ngữ: đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả. + Nói về nhà mình: . Giống nhà bà đây giống phượng, giống công. . Nhà bà đây cao môn lệnh tộc. . Trứng rồng lại nở ra rồng. + Nói về nhà Thị Kính: . Tuồng bay mèo mả gà đồng. . Mày là con nhà cua ốc.

File đính kèm:

  • doc119,120.doc