Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Bài 15 - Tiết 75: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Trên cơ sở tự ôn tập, HS nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15), làm tốt các bài kiểm tra một tiết tại lớp.

 - Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, kỹ năng, thái độ, để có định hướng giúp HS khắc phục những điểm còn yếu.

 B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Đề, đáp án.

 2 Học sinh: Chuẩn bị kiểm tra.

C.Tiến trình lên lớp:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Bài 15 - Tiết 75: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Bài15 Tiết 75 KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI. *************** A.. Mục tiêu cần đạt: - Trên cơ sở tự ôn tập, HS nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15), làm tốt các bài kiểm tra một tiết tại lớp. - Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, kỹ năng, thái độ, để có định hướng giúp HS khắc phục những điểm còn yếu. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Đề, đáp án. 2 Học sinh: Chuẩn bị kiểm tra. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II.Đề kiểm tra: A.Trắc nghiệm: 4 điểm. ( Mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1: Bài thơ “Đồng chí viết về đề tài gì? A. Tình đồng đội. C. Tình anh em. B. Tình quân dân. D. Tình bạn bè. Câu 2: Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác trong thời điểm nào? A. Trước cách mạng tháng Tám. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mỹ. D. Sau đại thắng mùa xuân 1975. Câu 3: Nội dung các câu hát trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có ý nghĩa như thế nào? A. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên. B. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động. C. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người. D. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả. Câu 4: Câu thơ nào có từ “lưng” không được dùng với nghĩa gốc trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”? A. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ. B. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời. C. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ. D. Từ trên lưng mẹ em tới chiến trường. Câu 5: Theo em, vào thời điểm mà bài thơ ra đời thì việc “mơ thấy Bác Hồ” hàm ý điều gì? A. Mơ cuộc kháng chiến nhanh chóng thắng lợi. B. Mơ cuộc sống sẽ trở nên no đủ. C. Mơ nước nhà thống nhất, bắc Nam sum họp. D. Mơ đứa con mau khôn lớn để giúp đỡ người mẹ. Câu 6: Bài thơ “Ánh trăng” được viết cùng thể thơ với bài thơ nào? A. Cảnh khuya. C. Lượm. B. Đập đá ở Côn Lôn. D. Đêm nay Bác không ngủ. Câu 7: Từ “người dưng” có nghĩa là gì? A. Người có quan hệ họ hàng, thân thích với mình. B. Người hoàn toàn xa lạ, không thân thiết với mình. C. Người cùng học tập và lao động với mình. D. Người có quan hệ hàng xóm, láng giềng với mình. Câu 8: Từ “mặt” thứ hai trong câu “Ngửa mặt lên nhìn mặt” dùng để chỉ ai? A. Nhà thơ. B. Trăng. B. Tự luận: 6 điểm. Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. III. Theo dõi HS làm bài: IV. Thu bài HS: V. Dặn dò: Chuẩn bị bài Cố hương của Lỗ Tấn. - Đọc văn bản để tìm hiểu vài nét về tác giả và tác phẩm. - Tìm hiểu chú thích, tóm tắt đoạn trích, bố cục, ngôi kể, đại ý. - Tìm nhân vật chính, nhân vật trung tâm. - Câu hỏi3: Tìm biện pháp nghệ thuật; sự thay đổi về cảnh vật; về nhân vật; tình cảm và thái độ của tác giả qua sự miêu tả. - Sự khác nhau về hình dáng giữa Nhuận Thổ trong quá khứ và Thủy Sinh trong hiện tại? - Sự khác nhau về hình dáng của Nhuận Thổ và Thủy Sinh trong quá khứ và hiện tại; mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và “Tôi” cho thấy xã hội Trung Quốc bấy giờ ra sao? - Tình cảm của nhân vật “ tôi”? - Em có suy nghĩ gì về hình ảnh con đường ở cuối truyện? - Câu hỏi 4: Nêu phương thức biểu đạt. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY75.DOC
Giáo án liên quan