Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học: 2012 – 2013 môn: Ngữ văn 9

Câu 1: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) được sáng tác trong giai đoạn nào?

 A. Giai đoạn 1945 - 1954. B. Giai đoạn 1954 - 1964.

 C. Giai đoạn 1964 - 1975. D. Giai đoạn sau năm 1975.

Câu 2: Đối tượng để nhân vật trữ tình biểu cảm trong bài thơ Mây và sóng (Ta go) là ai?

A. Những người trên mây. B. Những người trên sóng.

C. Người mẹ. D. Thiên nhiên.

Câu 3: Nhà thơ Y Phương là người dân tộc nào?

 A. Dân tộc Tà ôi. B. Dân tộc Tày. C. Dân tộc Mường. C. Dân tộc Thái.

Câu 4: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?

 A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá. B. Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi.

 C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi píc-níc. D. Kìa, trời mưa.

Câu 5: Nếu tách thành phần tình thái ra thành một câu độc lập, nó sẽ thuộc kiểu câu nào ?

 A. Câu đặc biệt. B. Câu ghép. C. Câu rút gọn. D. Câu đơn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học: 2012 – 2013 môn: Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC HUYỆN XUÂN TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II Năm học : 2012 – 2013 MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài 90 phút) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm): Hãy chọn phương án đúng trong các bài tập sau và viết vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) được sáng tác trong giai đoạn nào? A. Giai đoạn 1945 - 1954. B. Giai đoạn 1954 - 1964. C. Giai đoạn 1964 - 1975. D. Giai đoạn sau năm 1975. Câu 2: Đối tượng để nhân vật trữ tình biểu cảm trong bài thơ Mây và sóng (Ta go) là ai? Những người trên mây. B. Những người trên sóng. C. Người mẹ. D. Thiên nhiên. Câu 3: Nhà thơ Y Phương là người dân tộc nào? A. Dân tộc Tà ôi. B. Dân tộc Tày. C. Dân tộc Mường. C. Dân tộc Thái. Câu 4: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán? A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá. B. Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi. C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi píc-níc. D. Kìa, trời mưa. Câu 5: Nếu tách thành phần tình thái ra thành một câu độc lập, nó sẽ thuộc kiểu câu nào ? A. Câu đặc biệt. B. Câu ghép. C. Câu rút gọn. D. Câu đơn. Câu 6: Câu nào sau đây không có khởi ngữ? A. Cá này rán thì ngon. B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi. C. Nam Bắc hai miền ta có nhau. D. Tôi thì tôi chịu. Câu 7: Để làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ta cần vận dụng phép lập luận nào? Lập luận giải thích. B. Lập luận chứng minh. C. Lập luận phân tích và tổng hợp. D. Cả A; B và C đều đúng. Câu 8: Nội dung kiến thức sau đây nói về kiểu văn bản nào? “Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể”. Nghị luận sự việc hiện tượng đời sống. B. Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích. C. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. D. Nghi luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (2 điểm) Kể tên các biện pháp liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản? Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thục tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi và tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đờ sống chung quanh. (Nguyến Đình Thi – Tiếng nói của văn nghệ) Câu 2: (6 điểm) Đọc bài thơ Viếng lăng bác ( Viễn Phương), có ý kiến cho rằng: “Bài thơ là một nén hương thơm mà Viễn Phương thành kính dâng lên bác hồ kings yêu”. Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận xét trên. Hết PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II Năm học : 2012 – 2013 MÔN: Ngữ văn 9 I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C B C A A D A * Lưu ý: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm. Trong một câu học sinh khoanh hai đáp án, có đáp án đúng cũng không cho điểm. II. Phần tự luận: (8 điểm) Câu 1: (2 điểm) (1 điểm) * Các biện pháp liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản là: Phép lặp từ ngữ. (0,25 điểm) Phép nối (0,25 điểm) Phép thế (0,25 điểm) Phép liên kết bằng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa. (0,25 điểm). * Lưu ý: + Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm. + Học sinh có thể nêu từng cách liên kết cụ thể. b. (1. điểm) * Các phép liên kết câu trong đoạn văn là: - Từ nhưng liên kết câu văn 2(câu chứa nó) với câu văn 1(câu đứng trước nó)(Phép nối). (0,25 điểm) - Cụm từ cái đã có rồi trong câu 2 đồng nghĩa với cụm từ vật liệu mượn ở thực tại trong câu 1 (Phép liên kết bằng những từ đồng nghĩa). (0,25 điểm) - Từ nghệ sĩ trong câu 2 cùng trường liên tưởng với từ tác phẩm trong câu 1 (Phép liên kết bằng những từ cùng trường liên tưởng). (0,25 điểm) - Từ anh trong câu 3 thay thế cho từ nghệ sĩ trong câu 2 (Phép thế) (0,25 điểm) - Từ tác phẩm trong câu 3 nhắc lại từ tác phẩm trong câu 1 (Phép lặp từ ngữ) (0,25 điểm) * Lưu ý: - Mỗi ý đúng 0,25 điểm. - Học sinh có thể trình bày tắt. Ví dụ: cái đã có rồi – vật liệu mượn ở thực tại (Phép liên kết bằng những từ đồng nghĩa) giám khảo vẫn cho điểm tối đa. Câu 2: (8 điểm) A. Mở bài: - Giới thiệu nhà thơ Viễn Phương, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. - Đưa dẫn nhận định: (1 điểm) B. Thân bài: (4 điểm) * Nói bài thơ Viếng lăng bác ( Viễn Phương), có ý kiến cho rằng: “Bài thơ là một nén hương thơm mà Viễn Phương thành kính dâng lên bác hồ kính yêu” là hoàn toàn đúng với nội dung tư tưởng và cảm xúc mà Viễn Phương thể hiện trong bài thơ. 1. Cảm xúc, tình cảm của Viễn Phương khi đứng trước lăng bác - Từ “con” thân thương vốn là cách xưng hô thông thường của đồng bào miền Nam. Cách xưng hô ấy với Bác càng không phải là mới lạ ( Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác) - Ở nơi xa xôi cách trở ngàn trùng, những người con từ chiến trường miền Nam (bao năm bom đạn chiến tranh) nay trở về thăm Bác. Từ “thăm” thay cho từ “viếng”: kìm nén đau thương nói tránh - khẳng định Bác còn sống mãi. - Ấn tượng đầu tiên sâu sắc về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác vừa thực vừa tượng trưng. Hình ảnh hàng tre thể hiện lòng tôn kính, trang nghiêm. Dường như dân tộc Việt Nam quần tụ quanh Bác. Hình ảnh hàng tre còn tượng trưng cho phẩm chất bền bỉ kiên trung, bất khuất thủy chung của dân tộc Việt nam (Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng) 2. Cảm xúc, tình cảm của nhà thơ trước dòng người vào lăng viến bác - Hình ảnh ẩn dụ: Mặt trời ánh sáng của sự sống vĩ đại lớn lao. Bác được ví như mặt trời soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam quét mù sương của những năm dài nô lệ, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, cho dân tộc. Hình ảnh đó thể hiện lòng tôn kính và biết ơn, đồng thời gợi nên sự cao cả vĩ đại, lớn lao (Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.) - Điệp từ “ngày ngày”, nhà thơ đã đúc kết một sự thực cảm động diễn ra ngày này qua ngày khác. Biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn cứ lặng lẽ lần lượt vào lăng viếng Bác. - Câu thơ sâu lắng có âm điệu kéo dài như diễn tả dòng người vô tận, khái quát được thật sâu sắc tình cảm sâu nặng của nhà thơ với Bác Hồ. 3. Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng bác “Trời xanh” cũng là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng bất diệt của Bác Hồ - Người đã ra đi nhưng lý tưởng sự nghiệp của Người vẫn còn mãi(Vẫn biết trời xanh là mãi mãi - Mà sao nghe nhói ở trong tim) - Cụm từ “vẫn biết - mà sao” dùng như một sự đối lập. Đó là sự mâu thuẫn giữa lý trí (biết rằng hình ảnh Bác vẫn còn sống mãi, cũng như lý tưởng cao quý của Người) và tình cảm (đau đớn, xót xa khi nhận thức được thực tại). - Những hình ảnh: mặt trời, vầng trăng, trời xanh là biểu tượng của thiên nhiên trường tồn, vĩnh cửu, bất diệt được ví với Bác. Bác như hoá thân vào non sông xứ sở, Bác trường tồn mãi mãi, vĩ đại, lớn lao ngang tầm trời đất. 4. Tình cảm của nhà thơ khi rời lăng bác Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác. - Điệp từ “muốn làm” được lặp lại ba lần gợi cảm xúc bâng khuâng, xốn xang, lưu luyến, không muốn rời xa Bác, như muốn hoá thân vào thiên nhiên quanh lăng Bác để được gần Bác, dâng lên bác niềm tôn kính. Lời tâm nguyện chân thành tha thiết, thể hiện cảm xúc lưu luyến, trào dâng không muốn rời xa. - Hình ảnh cây tre trung hiếu Tấm lòng trung hiếu của tác giả, của đồng bào miền Nam, nhân dân miền Nam đối với Bác. * Đánh giá bài thơ: - Bài thơ có giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúcvừa trang nghiêm sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện tâm trạng xúc động của nhà thơ vào lăng viếng Bác. - Thể thơ tám chữu có dòng bảy chữ gieo vần lưng. Khổ thơ không cố định có khi liền khi cách nhịp. Nhịp thơ chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng. - Hình ảnh thơ sáng tạo, có nhiều biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, tượng trưng. => Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người khi vào lăng viếng Bác. (0,25 điểm) (0,75 điểm) (0,75 điểm) (0,75 điểm) (0,75 điểm) (0,75 điểm) C. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ. (1 điểm) Trường THCS Thọ Nghiệp Giáo viên: Trần Văn Quang

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 9 hoc ky II.doc
Giáo án liên quan