Giáo án Vật lý 6 tiết 32 đến 35 - Trường THCS Lê Thánh Tông

Tiết 32: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ ( TT )

I.MỤC TIÊU:

• Kiến thức: + Nhận biết được ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi

• Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ.

+Biết cách tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ dễ quan sát được hơn khi giảm nhiệt độ .Hiểu tác dụng của việc “ đối chứng ‘ trong thí nghiệm kiểm tra

• Kỹ năng:

• thực hiện được thí nghiệm trong bài và rút ra được kết luận.

• Biết xử dụng đúng các thuật ngữ Vật lý có liên quan.

• Thái độ :

• Trung thực,tỉ mỉ,cẩn thận, và chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm .

II.CHUẨN BỊ:

• GV:

• Cốc , Nhiệt kế . Nước đá ( Đập nhỏ )

III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1) Ổn định tổ chức: Sĩ số.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 32 đến 35 - Trường THCS Lê Thánh Tông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ ( TT ) Ngày soạn:19/3/2009 I.MỤC TIÊU: Ngày dạy: 23/3/2009 Kiến thức: + Nhận biết được ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ. +Biết cách tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ dễ quan sát được hơn khi giảm nhiệt độ .Hiểu tác dụng của việc “ đối chứng ‘ trong thí nghiệm kiểm tra Kỹ năng: thực hiện được thí nghiệm trong bài và rút ra được kết luận. Biết xử dụng đúng các thuật ngữ Vật lý có liên quan. Thái độ : Trung thực,tỉ mỉ,cẩn thận, và chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm . II.CHUẨN BỊ: GV: Cốc , Nhiệt kế . Nước đá ( Đập nhỏ ) III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1) Ổn định tổ chức: Sĩ số. 2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. Trả lời C4. Trả lời C9 và C10. 3) Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Ở bài trước chúng ta đã học về sự bay hơi, bài này chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình ngược của sự bay hơi là sự ngưng tụ. Vấn đề của bài này là làm thế nào để có thể quan sát được một cách dễ dàng sự ngưng tụi? Hoạt động 2: Giải quyết tình huống học tập GV giới thiệu mục đích của thí nghiệm ( kiểm tra xem có đúng là khi ta giảm nhiệt độ thì hơi nước trong không khí ngưng tụ và ta có thể quan sat hiện tượng này) , Dụng cụ thí nghiệm và cách bố trí thí nghiệm. Chú ý tới vai trò của cốc đối chứng .ở cốc đối chứng ta không giảm nhiệt độ để kiểm tra xem có đúng là khi không giảm nhiệt độ thì không quan sát được sự ngưng tụ không .Còn ở cốc thí nghiệm thì ta giảm nhiệt độ .Nếu ở cốc này quan sát thấy sự ngưng tụ thì dự đoán của chuíng ta là đúng. Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm , theo đúng trình tự trong SGK. Hướng dẫn HS theo dõi nhiệt độ của nước ở 2 cốc ,quan sát hiện tượng xảy ra ở 2 cốc để trả lời C1, C2 ,C3, C4 , C5 và thảo luận trong nhóm về các ccâc trả lời để thống nhất nội dung mà nhóm sẽ trình bày trước lớp khi được yêu cầu. Hướng dẫn HS thảo luạn ở lớp về các câu trả lời của các nhóm và rút ra kết luận chung của lớp. Hoạt động 3: Vận dụng. Hướng dẫn HS trả lời và thảo luận về các câu C6 ,C7. Riêng câu C8 : GV nên giải thích cho HS rõ. Sau đó có thể yêu cầu HS đưa ra một số hiện tượng tương tự ( trong bút máy dùng mực,nếu đậy kín bút thì mực trong bút máy không cạn, trái lại nếu quên không đậy nút sau khi viết thì mực cạn rất nhanh ; Bút dạ cũng thế,nếu sau khi viêt quên đậy nắp thì bút sẽ bị khô mực ,không viết được nữa... ) - Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm .Quan sát hiện tượng. Trả lời và thảo luận trong nhóm về các câu từ C1 đến C5. - Đại diện của nhóm báo cáo trước lớp ý kiến của nhóm mình khi được GV yêu cầu tham gia thảo luận trên lớp để đi đến kết quả chung. - Trả lời và thảo luận C6 ,C7. Tìm và trình bày một hiện tượng tương tự như hiện tượng nêu trong C8. 4) Hướng dẫn về nhà: 1) Bài vừa học: Học thuộc phần ghi nhớ. BTVN: 26-27.4 ; 26-27.5 ; 26-27.7 SBTVL 2) Bài sắp học: Chuẩn bị cho bài: Sự sôi Kẽ bảng 28.1 SGK Tiết 33: SỰ SÔI Ngày soạn: 26/3/2009I. Mục tiêu: Ngày dạy:30/3/2009 Kiến thức: Mô tả được hiện tượng sôi , nêu được các đặc điểm của sự sôi. _ Biết cách bố trí thí nghiệm dựa theo hình vẽ trong SGK ,biết cách theo dõi thí nghiệm và ghi kết quả theo dõi vào bảng * Kỹ năng: Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm,cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, trung thực với kết quả. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Một bộ dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở H.28.1 Một bảng treo có kẻ ô vuông để hướng dẫn HS vẽ đồ thị . Học sinh: Mỗi HS một tờ giấy kẽ ô vuông để vẽ đường biểu diễn. Mỗi nhóm HS một bộ dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở H.28.1 SGK. III. Tiến trình giảng dạy: On định tổ chức: Sĩ số Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ ở nhà. 3) Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng Hoạt động 1: Tình huống Có thể dưa vào phần mở bài của SGK để tổ chức tình huống : * Ghi tên bài lên bảng: Hoạt động 2: Giải quyết tình huống học tập. * Hiện tượng sôi là hiện tượng khá phức tạp, khó phát hiện và khó quan sát nhất là khó phát hiện ra những đặc điểm của từng giai đoạn một từ khi nước bắt đầu nóng cho tới khi nước sôi. Do đó , chúng ta cần quan sát rất tỉ mỉ trong suôt quá trình tiên hành làm thí nghiệm. Có thể theo các bước sau đây: - Giới thiệu các dụng cụ cần dùng để làm thí nghiệm. - Dự đoán và thảo luận dự đoán xem An hay Bình đúng? - Quan sát các dụng cụ dùng để làm thí nghiệm và học cách sử dụng Đối với Nhiệt kế Dầu cần lưu ý những nội dung sau: Đáng lẻ trong thí nghiêm này phải dùng nhiệt kế thủy ngân, nhưng do nhiệt kế thủy ngân đắt và dễ vỡ, nếu bị vỡ hơi thủy ngân bay ra có thể gây nguy hiểm cho con người , vì thế rất ít sử dụng trong THCS. Nhiệt kế dầu không chính xác bằng nhiệt kế thủy ngân, do đó kết quả đo có thể sai lệch đến vài độ. Nhiệt kế dầu đo được những nhiệt độ trên 1000C nên có kích thước dài và dễ vỡ. Hướng dẫn HS lắp ráp thí nghiệm theo hình 28.1 SGK . Thí nghiệm phải được lắp ráp trên mặt bàn nằm ngang, không lắp ráp trên mặt bàn nghiêng. Các nhóm phân công trong nhóm: Người theo dõi đèn cồn, người theo dõi thời gian, người theo dõi nhiệt độ, người theo dõi hiện tượng xảy ra đối với nước trong cốc ,người ghi kết quả theo dõi vào bảng 28.1 SGK Giới thiệu tỉ mỉ bảy hiện tượng cần phát hiện trong quá trình theo dõi việc đun nước ( ba hiện tượng xảy ra trên mặt nước và bốn hiện tượng diễn ra trong lòng nước ). Hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm ,cách quan sát và cách ghi kết quả quan sát vào bảng 28.1 SGK ( Xem sách GK trang 85&86 ). Đặc biệt lưu ý về cách dùng các chữ số La mã và các chữ cái La Tinh để đặc trưng cho một hiện tượng mà HS cần xác định chính xác thời điểm xảy ra .Cần cho HS nhắc lại vài lần nội dung của từng hiện tượng, chữ số và chữ cái chỉ từng hiện tượng. Hướng dẫn các nhóm HS thực hiện thí nghiệm .Nhắc nhở HS hoạt động theo đúng sự phân công của nhóm trưởng .Mỗi khi thấy hiện tượng nào xảy ra thì nhóm trưởng phải thông báo ngay cho cả nhóm để cả nhóm chú ý quan sát hiện tượng này. Hướng dẫn HS tắt đèn cồn,tháo nhiệt kế cho vào bao sau khi đã làm xong thí nghiệm. Hoạt động 3: hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. Hướng dẫn HS vẽ theo các bước sau: Mỗi HS chép kết quả thí nghiệm của nhóm vào vở của mình. Mỗi HS vẽ đường biểu diễn vào vở của mình dựa vào kết quả ghi trong bảng 28.1. Gọi Hs mô tả lại dạng của đường biểu diễn GV vẽ trên bảng. Nếu còn thời gian, có thể trao đổi trong nhóm về dạng của đường biểu diễn.Nếu thiếu thời gian ,có thể cho HS vẽ đường biểu diễn ở nhà,khong nhất thiết phải vẽ ngay trên lớp. HS nhận xét đường biểu diễn. Lắp ráp thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của Gv. Phân công trong nhóm. Ghi nhơ nội dung của Bảy hiện tượng I .II , III , và A , B ,C, D để có thể nhận ra và nhắc lại được Làm thí nghiệm trong nhóm , theo sự phân công và kiểm tra của nhóm trưởng . Quan kĩ bảy hiện tượng đặc trưng của quá trình đun nóng nước . Ghi lại kết quả thí nghiệm vào vở của mình . Vẽ đủ đường biểu diễn . Nếu không đủ thời gian về nhà vẽ tiếp . - Nhận xét về đường biểu diễn và mô tả rõ hai giai đoạn của đương biểu diễn . Tiết 34: SỰ SÔI ( TT) Ngày soạn:02/4/2009 I . Mục tiêu: Ngày dạy:06/4/2009 Kiến thức: nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi. vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi. Kỹ năng: Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, trung thực với kết quả. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Một bộ dụng cụ để thực hiện thí nghiệm về sự sôi đã làm trong bài trước. Học sinh: Thu vở của một số HS để theo dõi việc các em trả lời các câu hỏi của bài trước. III. Tiến trình giảng dạy: 1)On định tổ chức: Sĩ số 2)Kiểm tra bài cũ: 3) Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ . Kiểm tra vở của một số học sinh . Đánh giá việc điền bảng 28 .1 và vẽ đường biểu diễn . Có thể dựa vào việc đánh giá này cho điểm cho một số học sinh . Hoạt động 2 : Tổ chức tình huống học tập . Trong tiết trước , chúng ta chỉ mới làm thí nghiệm , ghi lại các hiện tượng quan sát được , chưa rút ra được nhận xết cần thiết . Do đó cũng chưa có cơ sở để kết luận được An hay Bình đúng trong cuộc tranh luận nêu ở bài trước . Trong tiết này , chúng ta sẽ dựa vào kết quả thí nghiệm để rút ra những nhận xét về các đặt điểm của sự sôi . Từ đó mới khẳng định An hay Bình đúng . Hoạt động 3 : Mô tả lại hiện tượng sôi . Yêu cầu HS mô tả lại thí nghiệm về sự sôi được tiến hành ở nhóm mình từ cách bố trí thí nghiệm , cách tiến hành thí nghiệm theo dõi và ghi kết quả . Yêu cầu HS dựa vào bảng 28.1 của nhóm mình đa được phóng to, có ghi kết quả theo dõi thí nghiệm để mô tả lại sự diễn biến của nước từ khi bắt đầu đun đến khi sôi . Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung . Hoạt động 4 : Xử lí kết quả thí nghiệm . - Hướng dẫn học sinh xử lí kết quả thí nghiệm dựa vào C1 , C2 , C3 ,C4. Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp về các câu trả lời để đi đến kết luận thống nhất . Đại diện của một nhóm tả lại hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm ở bài trước . Đại diện của một nhóm giới thiệu bảng 28.1 đã hoàn chỉnh của nhóm mình . Các nhóm khác cho nhận xét khi được GV yêu cầu - Trả lời C1 , C2 , C3 , C4 và thảo luận trên lớp . II. Nhiệt độ sôi: C1: C2: C3: C4: Không tăng. C5: Bình đúng. Kinh nghiệm cho thấy, HS ở các nhóm khác nhau thường băn khoăn và tranh luận về nhiệt độ ở đó bắt đầu xảy ra các hiện tượng ,vì kết quả đo những nhiệt độ này thường khác nhau ,thậm chí khác nhau khá xa .Có thể có những nguyen nhân chính của sự khác nhau này như sau: Nhiệt kế xử dụng ở các nhóm không hoàn toàn giống nhau. Các vạch chia nhiệt độ trong nhiệt kế dầu rất sát nhau cho nên việc đọc nhiệt độ này khó chính xác. các nhóm quan sát và phát hiện ra hiện tượng cần ghi chép không giống nhau .Có nhóm phát hiện trước ,có nhóm phát hiện sau,nên nhiệt độ ghi được sẽ không giống nhau. Riêmg nhiệt độ sôi ,thường không phải là 1000C . cần giải thích rõ lí do là chỉ có nước nguyên chất và ở điều kiện tiêu chuẩn về áp suất khí quyển mà sau này chúng ta sẽ học, mới sôi ở 1000c .Nước chúng ta dùng trong thí nghiệm là nước không nguyên chất ,áp suất khí quyển trong phòng chưa phải là áp suất của điều kiện chuẩn và nhất là nhiệt kế chúng ta dùng chưa phải là nhiệt kế cho phép đo chính xác nhiệt độ.Do đó, việc sai lệch vài độ là điều có thể chấp nhận được. Giới thiệu bảng 29.1 Hoạt động 5: Rút ra kết luận Hướng dẫn HS trả lời và thảo luận C5 ,C6. Hoạt động 6: Vận dụng Hướng dẫn HS trả lời và thảo luận C7,C8,C9. - Trả lời C5,C6 và thảo luận trên lớp - Trả lời C7,C8 ,C9 và thảo luận trên lớp C6: 1. 1000C 2. Nhiệt độ sôi 3. Không thay đổi. 4. Bọt khí. 5. Mặt thoáng C7: Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi. C8: Vì nhiệt độ sôi của Thủy Ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. C9 : Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước. Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước Yêu cầu HS nêu và thảo luận về những điểm khác nhau và giống nhau của sự bay hơi và sự sôi. Giống nhau : đều là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi . Khác nhau: Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ của chất lỏng ; Sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ xác định. Sự bay hơi chỉ xảy ra ở mặt tháng chất lỏng ; Sự sôi xảy ra cả ở mặt thoáng chất lỏng lẫn trong lòng chất lỏng. 4. Hướng dẫn về nhà: 1) Bài vừa học: 2) Bài sắp học: Tiết 35: TỔNG KẾT CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC Ngày soạn: 09/4/2009 I.Mục tiêu: Ngày dạy: 13/4/2009 Kiến thức: - Kỹ năng: II. Chuẩn bị: HS: III. Tiến trình giảng dạy: 1) On định tổ chức: Sĩ số. 2) Kiểm tra bài cũ: 3) Baøi môùi: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức của chương II. SỰ DÃN NỞ VÌ NHIỆT Tính chất chung - Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Sự co dãn vì nhiệt có thể gây ra những lực lớn. CHẤT LỎNG - Đặc điểm: + Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, ít hơn chất khí. + Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Ứng dụng: + Nhiệt kế CHẤT KHÍ - Đặc điểm: + Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất. + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. - Ứng dụng: + khinh khí cầu CHẤT RẮN - Đặc điểm: + Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Ứng dụng: + Băng kép SỰ CHUYỂN THỂ Các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. THỂ RẮN THỂ LỎNG THỂ KHÍ Nóng chảy Bay hơi Đông Đặc Ngưng tụ Bay hơi Sôi Xảy ra trên mặt thoáng, Ơ mọi nhiệt độ Tốc độ phụ thuộc ba yếu tố + xảy ra trên thoáng và trong lòng chất lỏng, ở . nhiệt độ xác định. trong khi sôi nhiệt độ không đổi Hướng dẫn 1) Bài vừa học: Thế nào là sự bay hơi? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào? Bài tập về nhà: 26-27.1; 26-27.2và 26-27.6 SBT 2) Bài sắp học: Tiết 35: Kiểm tra học kỳ II. Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KỲ II Ngày soạn: 26/4/2008 I . Mục tiêu: + Kiểm tra lại các kiến thức đã học trong học kỳ II. + Rèn luyện tính cẩn thận , trung thực . II. Nội dung: 1. Đề ra: 2. Ma trận , Đáp án:

File đính kèm:

  • docVat ly 6 tu tiet 31 den 35.doc
Giáo án liên quan