Hướng dẫn chấm đề thi chính thức kì thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THPT chu kì 2008 – 2011

- Có kiến thức văn học đúng đắn, vững chắc, sâu rộng .

- Năm vững và thực hiện được những yêu cầu đổi mới của môn Ngữ văn, đặc biệt là đổi mới phương pháp (phương pháp dạy - học, phương pháp kiểm tra đánh giá)

- Có tư duy độc lập và sáng tạo trong việc đọc hiểu văn bản, tổ chức hoạt động dạy - học, kiểm tra đánh giá bài làm của học sinh.

- Kỹ năng diễn đạt tốt

- Điểm toàn bài là 20 điểm, cho lẻ đến 0.5 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những thang điểm cơ bản, những ý chính, định tính chứ không định lượng, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định được những mức điểm cụ thể hơn.

B. YÊU CẦU CỤ THỂ:

Câu 1: (12 điểm)

1) Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản (10 điểm)

Đề thi nhằm kiểm tra năng lực tư duy, kỹ năng đọc - hiểu văn bản và phương pháp dạy học của giáo viên. Vận dụng những hiểu biết về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn và phương pháp đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số vấn đề sau:

a) Những yếu tố ngoài văn bản: Hoàn cảnh sáng tác, thi pháp thơ Hoàng Cầm (hồn thơ đậm màu sắc văn hóa dân gian Kinh Bắc; chất huê tình; ảnh hưởng thơ siêu thực ).

b) Giá trị của văn bản: Đây là bài thơ đa nghĩa, ngôn ngữ và hình ảnh thơ nhòe nghĩa, có thể có nhiều cảm nhận khác nhau. Đáp án chỉ nêu lên một số định hướng có tính chất gợi ý.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm đề thi chính thức kì thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THPT chu kì 2008 – 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THPT CHU KÌ 2008 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm này gồm có 02 trang) A. YÊU CẦU CHUNG: - Có kiến thức văn học đúng đắn, vững chắc, sâu rộng . - Năm vững và thực hiện được những yêu cầu đổi mới của môn Ngữ văn, đặc biệt là đổi mới phương pháp (phương pháp dạy - học, phương pháp kiểm tra đánh giá)… - Có tư duy độc lập và sáng tạo trong việc đọc hiểu văn bản, tổ chức hoạt động dạy - học, kiểm tra đánh giá bài làm của học sinh. - Kỹ năng diễn đạt tốt - Điểm toàn bài là 20 điểm, cho lẻ đến 0.5 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những thang điểm cơ bản, những ý chính, định tính chứ không định lượng, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định được những mức điểm cụ thể hơn. B. YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu 1: (12 điểm) 1) Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản (10 điểm) Đề thi nhằm kiểm tra năng lực tư duy, kỹ năng đọc - hiểu văn bản và phương pháp dạy học của giáo viên. Vận dụng những hiểu biết về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn và phương pháp đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số vấn đề sau: a) Những yếu tố ngoài văn bản: Hoàn cảnh sáng tác, thi pháp thơ Hoàng Cầm (hồn thơ đậm màu sắc văn hóa dân gian Kinh Bắc; chất huê tình; ảnh hưởng thơ siêu thực…). b) Giá trị của văn bản: Đây là bài thơ đa nghĩa, ngôn ngữ và hình ảnh thơ nhòe nghĩa, có thể có nhiều cảm nhận khác nhau. Đáp án chỉ nêu lên một số định hướng có tính chất gợi ý. Về nội dung: - Cảm nhận tinh tế và độc đáo về những cơn mưa, gợi dậy một không gian văn hóa đậm chất huê tình của vùng Kinh Bắc, thể hiện tình yêu và sự gắn bó với quê hương, văn hóa dân tộc. - Khát khao cái đẹp mong manh khó nắm bắt, kiếm tìm - một cái đẹp phảng phất yếu tố sắc dục được nhìn từ góc độ văn hóa. … Về hình thức: Phát hiện và bình giá được những nét đặc sắc về nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ và nhạc điệu, đặc biệt là hình ảnh thơ mang màu sắc biểu tượng với những liên tưởng táo bạo, bất ngờ, thể hiện một tư duy nghệ thuật độc đáo…). Cần thấy được sự kết tinh và hội tụ của các dòng chảy văn hóa - mĩ học trong thơ Hoàng Cầm: Văn hóa truyền thống (đặc biệt là văn hóa dân gian Kinh Bắc), văn hóa phương Tây… Lưu ý: Về mặt phương pháp, giáo viên có thể có nhiều cách thức khác nhau, miễn là hợp lí, phù hợp với đặc thù bộ môn và tinh thần đổi mới. 2) Khái quát phương pháp đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại: (2 điểm) - Phải tuân thủ những nguyên tắc chung của phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học. - Dựa vào đặc trưng thơ trữ tình, đặc biệt chú ý tới loại hình thơ (ví dụ: Thơ Hoàng Cầm mang màu sắc siêu thực, cần chú ý tới tư duy đứt nối, ngôn ngữ và hình ảnh mang tính biểu tượng, nhòe nghĩa…). - Dựa trên những hiểu biết về thi pháp tác giả. … Câu 2: (8 điểm) - Đây là đề mở, học sinh có thể có nhiều cách trình bày, vận dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau: Thuyết minh, miêu tả, nghị luận (chứng minh, phân tích, bình luận…)…Đáp án không được khuôn vào một phương thức hoặc một cách trình bày cụ thể, phải thể hiện được thái độ trân trọng sự sáng tạo, độc lập trong tư duy của học trò trên cả hai phương diện kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm phải thể hiện được những hiểu biết đúng đắn, sâu sắc của giáo viên về những vấn đề liên quan đến đề văn trên. Ví dụ: + Không gian nghệ thuật trong văn bản văn học + Không gian nghệ thuật trong Chữ người tử tù: Những hình ảnh vừa có nghĩa tả thực vừa mang tính biểu tượng được xây dựng bằng thủ pháp tương phản, bút pháp lãng mạn… + Giá trị thẩm mĩ của không gian nghệ thuật ấy. + Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. … - Hướng dẫn chấm cần có sự đánh giá hài hòa bài làm của học sinh trên các phương diện kiến thức và phương pháp, tư duy và kỹ năng. C. BIỂU ĐIỂM: 18 - 20 điểm: Đáp ứng được các yêu cầu trên; kết hợp hài hòa nội dung và phương pháp, tư duy và kỹ năng. 15 – 17 điểm: Kết hợp hài hòa nội dung và phương pháp, tư duy và kỹ năng song còn thiếu một số ý. 12 – 14 điểm: Đã chú ý đến các phương diện (nội dung, phương pháp) song còn thiếu ý, hoặc triển khai chưa thấu đáo. 10 – 11 điểm: Mới đáp ứng được một nửa yêu cầu hoặc còn phiến diện (có kiến thức song chưa đảm bảo yêu cầu về phương pháp hoặc ngược lại). 7 – 9 điểm: Chưa đáp ứng được những yêu cầu trên cả hai phương diện kiến thức và phương pháp; hoặc chỉ mới đạt được yêu cầu của một trong hai phương diện trên. 4 – 6 điểm: Quá non. 1 – 3 điểm: Kém = = = HẾT = = =

File đính kèm:

  • docde thi va dap an thi GV gioi tinh NA.doc