Viết nhật ký đọc sách cho tác phẩm “ Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn, nhà viết kịch nỗi tiếng. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết lịch sử, những vở kịch lớn. Trong đó có vở kịch “ Vũ Như Tô” để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc, bởi nó có ý nghĩa thức tĩnh và khơi gợi tính nhân văn của mọi người.

Bằng ngòi bút đa dạng và linh hoạt của mình Nguyễn Huy Tưởng đã dựng nên một Vũ Như Tô tài ba, có ước mơ, có hoài bảo, có khát vọng. Ông mong muốn đem lại cho đời một sản phẩm có thể tô điểm cho non song, đất nước để “ dân ta nghìn thu phải hãnh diện, không phải thẹn với những cung điện đẹp ở nước ngoài” bi kịch được bắt đầu từ đó. Chỉ vì ước mơ của ông mà biết bao sinh mạng phải ra đi, những giọt nước mắt của những đứa con khóc cha những người vợ khóc chồng phải lặng lẽ rơi. Nhân dân thì đang lầm than đói khổ vậy mà Vũ Như Tô lại vô tình tiếp tay cho hôn quân bạo chúa đẩy nhân dân rơi xuống hố sâu của sự cùng cực vì thế họ coi Cữu Trùng Đài là một thứ xa xỉ, hiện thân cho tội ác mà cha đẻ của nó không ai khác ngoài Vũ Như Tô. “ tức nước thì vỡ bờ” không chịu nỗi sự cùng khổ ấy họ đã vùng lên khởi nghĩa phá hủy Cữu Trùng Đài bắt giam Vũ Như Tô. Qua vở kịch trên tác giả đã cho ta thấy không có cái đẹp nào có thể tách rời cái chân-cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không chỉ mang vẻ đẹp thuần túy mà nó phải có mục đích chân chính là phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đời. Người nghệ sĩ có hoài bảo lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình nghệ thuật vĩ đạicho muôn đời nhưng cũng phải biết xử lý mối quan hệ giữa khát vộng đó với điều kiện thực tế cuộc sống và đòi hỏi của muôn dân. Vũ Như Tô là một con người có đam mê, cí nhiệt huyết nhưng cái đam mê, nhiệt huyết ấy không đặt đúng thời điểm, đúng yêu cầu của xã hội. Nó đã quá xa rời thực tế do đó mâu thuẫn đã diễn ra đi đến xung đột và cuối cùng nhà văn phải gỡ thắt nút,

docx2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viết nhật ký đọc sách cho tác phẩm “ Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ Và Tên: Nguyễn Thị Nga MSSV: 6106256 LÝ LUẬN DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Đề: viết nhật ký đọc sách cho tác phẩm “ Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng. * Phần giải thích BÀI LÀM Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn, nhà viết kịch nỗi tiếng. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết lịch sử, những vở kịch lớn. Trong đó có vở kịch “ Vũ Như Tô” để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc, bởi nó có ý nghĩa thức tĩnh và khơi gợi tính nhân văn của mọi người. Bằng ngòi bút đa dạng và linh hoạt của mình Nguyễn Huy Tưởng đã dựng nên một Vũ Như Tô tài ba, có ước mơ, có hoài bảo, có khát vọng. Ông mong muốn đem lại cho đời một sản phẩm có thể tô điểm cho non song, đất nước để “ dân ta nghìn thu phải hãnh diện, không phải thẹn với những cung điện đẹp ở nước ngoài” bi kịch được bắt đầu từ đó. Chỉ vì ước mơ của ông mà biết bao sinh mạng phải ra đi, những giọt nước mắt của những đứa con khóc cha những người vợ khóc chồng phải lặng lẽ rơi. Nhân dân thì đang lầm than đói khổ vậy mà Vũ Như Tô lại vô tình tiếp tay cho hôn quân bạo chúa đẩy nhân dân rơi xuống hố sâu của sự cùng cực vì thế họ coi Cữu Trùng Đài là một thứ xa xỉ, hiện thân cho tội ác mà cha đẻ của nó không ai khác ngoài Vũ Như Tô. “ tức nước thì vỡ bờ” không chịu nỗi sự cùng khổ ấy họ đã vùng lên khởi nghĩa phá hủy Cữu Trùng Đài bắt giam Vũ Như Tô. Qua vở kịch trên tác giả đã cho ta thấy không có cái đẹp nào có thể tách rời cái chân-cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không chỉ mang vẻ đẹp thuần túy mà nó phải có mục đích chân chính là phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đời. Người nghệ sĩ có hoài bảo lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình nghệ thuật vĩ đạicho muôn đời nhưng cũng phải biết xử lý mối quan hệ giữa khát vộng đó với điều kiện thực tế cuộc sống và đòi hỏi của muôn dân. Vũ Như Tô là một con người có đam mê, cí nhiệt huyết nhưng cái đam mê, nhiệt huyết ấy không đặt đúng thời điểm, đúng yêu cầu của xã hội. Nó đã quá xa rời thực tế do đó mâu thuẫn đã diễn ra đi đến xung đột và cuối cùng nhà văn phải gỡ thắt nút, đóng màn kịch bằng một bi kịch. Một vấn đề nữa mà tác giả muốn gửi đến người đọc là xã hội phải biết tạo điều kiện cho những tài năng phát triển, phải biết quý trọng nâng niu những giá trị nghệ thuật đích thực. Bi kịch của Vũ Như Tô đã thức tĩnh tôi về vấn đề muôn thưở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật phải vị nhân sinh thì nghệ thuật mới tồn tại và được nhân dân tôn thờ. Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô theo kiểu con người của thời đại-đã là con người thì ai cũng có đức tính tốt chen lẫn một vài tính xấu. Vũ như Tô cũng như thế ông là một người tốt, khi được vua thưởng ông đều đem hết những phần thưởng của mình chia cho những người anh em làm chung mà không giữ lại cho mình một thứ gì cả nhưng niềm đam mê xây Cửu Trùng Đài của ông qua đà dẫn đến sự mê muội làm ông mờ mắt. Tác phẩm “ Vũ Như Tô” đã đặt ra mối quan hệ giữa nghệ sĩ và hoạt động sáng tạo nghệ thuật cùng với thực tế đời sống nhân dân. Người nghệ sĩ muốn tạo ra một công trình nghệ thuật có giá trị thì phải gắn liền nghệ thuật với cuộc sống và xã hội. Đó là một bài học của chúng ta, giúp chúng ta biết phải làm thế nào để tài năng không trở thành tội ác.

File đính kèm:

  • docxvo kich Tien Biet Cuu Trung Dai.docx
Giáo án liên quan