11 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Lớp 4

Bài 1: Tính giá trị biểu thức:

 234576 + 578957 + 47958 41235 + 24756 - 37968

 324586 - 178395 + 24605 254782 - 34569 - 45796

Bài 2: Tính giá trị biểu thức:

a. 967364 + ( 20625 + 72438) 420785 + ( 420625 - 72438)

b. ( 47028 + 36720) + 43256 ( 35290 + 47658) - 57302

c. ( 72058 - 45359) + 26705 ( 60320 - 32578) - 17020

Bài 3: Tính giá trị biểu thức:

 25178 + 2357 x 36 42567 + 12328 : 24 100532 - 374 x 38 2345 x 27 + 45679 12348 : 36 + 2435 134415 - 134415 : 45 235 x 148 - 148 115938 : 57 - 57

Bài 4: Tính giá trị biểu thức:

 324 x 49 : 98 4674 : 82 x 19 156 + 6794 : 79

 7055 : 83 + 124 784 x 23 : 46 1005 - 38892 : 42

 

doc30 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 11 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4 Chuyên đề 1 Tìm thành phần chưa biết của phép tính Bài 1: Tìm x x + 678 = 2813 4529 + x = 7685 x - 358 = 4768 2495 - x = 698 x x 23 = 3082 36 x x = 27612 x : 42 = 938 4080 : x = 24 Bài 2: Tìm x x + 6734 = 3478 + 5782 2054 + x = 4725 - 279 x - 3254 = 237 x 145 124 - x = 44658 : 54 Bài 3: Tìm x x x 24 = 3027 + 2589 42 x x = 24024 - 8274 x : 54 = 246 x 185 134260 : x = 13230 : 54 Bài 4*: Tìm x ( x + 268) x 137 = 48498 ( x + 3217) : 215 = 348 ( x - 2048) : 145 = 246 (2043 - x) x 84 = 132552 Bài 6*: Tìm x a. x x 124 + 5276 = 48304 x x 45 - 3209 = 13036 x : 125 x 64 = 4608 x : 48 : 25 = 374 b. 12925 : x + 3247 = 3522 17658 : x - 178 = 149 15892 : x x 96 = 5568 117504 : x : 72 = 48 Bài 7*: Tìm x 75 x ( x + 157) = 24450 14700 : ( x + 47) = 84 69 x ( x - 157) = 18837 41846 : ( x - 384) = 98 7649 + x x 54 = 33137 35320 - x x 72 = 13072 4057 + ( x : 38) = 20395 21683 - ( x : 47) = 4857 Bài 8*: Tìm x a. 327 x (126 + x) = 67035 10208 : (108 + x) = 58 b. 68 x (236 - x) = 9860 17856 : (405 - x) = 48 c. 4768 + 85 x x = 25763 43575 - 75 x x = 4275 d. 3257 + 25286 : x = 3304 3132 - 19832 : x = 3058 Bài 9: Tìm x x x 62 + x x 48 = 4200 x x 186 - x x 86 = 3400 x x 623 - x x 123 = 1000 x x 75 + 57 x x = 32604 125 x x - x x 47 = 25350 216 : x + x = 10 2125 : x - 125 : x = 100 Bài 10: Tìm x x x a = aa ab x x = abab abc x x = abcabc aboabo : x = ab Bài 11: Tìm x xx + x + 5 = 125 xxx - xx - x - 25 = 4430 xxx + xx + x + x = 992 xxx + xx + x + x + x + 1 = 1001 4725 + xxx + xx + x = 54909 35655 - xxx - xx - x = 5274 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chuyên đề 2 Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. Tính giá trị của biểu thức Bài 1: Tính giá trị biểu thức: 234576 + 578957 + 47958 41235 + 24756 - 37968 324586 - 178395 + 24605 254782 - 34569 - 45796 Bài 2: Tính giá trị biểu thức: a. 967364 + ( 20625 + 72438) 420785 + ( 420625 - 72438) b. ( 47028 + 36720) + 43256 ( 35290 + 47658) - 57302 c. ( 72058 - 45359) + 26705 ( 60320 - 32578) - 17020 Bài 3: Tính giá trị biểu thức: 25178 + 2357 x 36 42567 + 12328 : 24 100532 - 374 x 38 2345 x 27 + 45679 12348 : 36 + 2435 134415 - 134415 : 45 235 x 148 - 148 115938 : 57 - 57 Bài 4: Tính giá trị biểu thức: 324 x 49 : 98 4674 : 82 x 19 156 + 6794 : 79 7055 : 83 + 124 784 x 23 : 46 1005 - 38892 : 42 Bài 4: Tính giá trị biểu thức: 427 x 234 - 325 x 168 16616 : 67 x 8815 : 43 67032 : 72 + 258 x 37 324 x 127 : 36 + 873 Bài 4: Tính giá trị biểu thức: 213933 - 213933 : 87 x 68 15275 : 47 x 204 - 204 13623 -13623 : 57 - 57 93784 : 76 - 76 x 14 Bài 5*: Tính giá trị biểu thức: 48048 - 48048 : 24 - 24 x 57 10000 - ( 93120 : 24 - 24 x 57 ) 100798 - 9894 : 34 x 23 - 23 425 x 103 - ( 1274 : 14 - 14 ) ( 31 850 - 730 x 25 ) : 68 - 68 936 x 750 - 750 : 15 - 15 Bài 5*: Tính giá trị biểu thức: 17464 - 17464 : 74 - 74 x 158 32047 - 17835 : 87 x 98 - 98 ( 34044 - 324 x 67) : 48 - 48 167960 - (167960 : 68 - 68 x 34 ) Bài 6: Cho biểu thức P = m + 527 x n a. Tính P khi m = 473, n = 138. Bài 7: Cho biểu thức P = 4752 : ( x - 28 ) a. Tính P khi x = 52. b. Tìm x để P = 48. Bài 8*: Cho biểu thức P = 1496 : ( 213 - x ) + 237 a. Tính P khi x = 145. b. Tìm x để P = 373. - Cho biểu thức B = 97 x ( x + 396 ) + 206 a. Tính B khi x = 57. b. Tìm x để B = 40849. Bài 9*: Hãy so sánh A và B biết : a. A = 1a26 + 4b4 + 57c B = ab9 + 199c b. A = a45 + 3b5 B = abc + 570 - 15c c. A = abc + pq + 452 B = 4bc + 5q + ap3 Bài 10*: Viết mỗi biểu thức sau thành tích các thừa số: a. 12 + 18 + 24 + 30 + 36 + 42 b. mm + pp + xx + yy c. 1212 + 2121 + 4242 + 2424 Bài 11*: Cho biểu thức: A = 3 x 15 + 18 : 6 + 3. Hãy đặt dấu ngoặc vào vị trí thích hợp để biểu thức A có giá trị là: (chú ý trình bày các bước thực hiện). a, 47 b, Số bé nhất có thể. c, Số lớn nhất có thể. Bài 12* : Cho dãy số : 3 3 3 3 3 (5 5 5 5 5) . Hãy điền thêm các dấu phép tính và dấu ngoặc vào dãy số để có kết quả là : a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Chuyên đề 3 Vận dụng tính chất của các phép tính để tính nhanh, tính thuận tiện Bài 1: Tính nhanh: 237 + 357 + 763 2345 + 4257 - 345 5238 - 476 + 3476 1987 - 538 - 462 4276 + 2357 + 5724 + 7643 3145 + 2496 + 5347 + 7504 + 4653 2376 + 3425 - 376 - 425 3145 - 246 + 2347 - 145 + 4246 - 347 4638 - 2437 + 5362 - 7563 3576 - 4037 - 5963 + 6424 Bài 1: Tính nhanh: 5+ 5 + 5 + 5+ 5 + 5 +5+ 5 + 5 +5 25 + 25 + 25 + 25 + 25 + 25 +25 + 25 45 + 45 + 45 + 45 + 15 + 15 + 15 + 15 2 + 4 + 6 + 8 + 10 + 12 + 14 + 16 + 18 125 + 125 + 125 + 125 - 25 - 25 - 25 - 25 Bài 2: Tính nhanh: 425 x 3475 + 425 x 6525 234 x 1257 - 234 x 257 3876 x 375 + 375 x 6124 1327 x 524 - 524 x 327 257 x 432 + 257 x 354 + 257 x 214 325 x 1574 - 325 x 325 - 325 x 249 312 x 425 + 312 x 574 + 312 175 x 1274 - 175 x 273 - 175 Bài 3: Tính nhanh: 4 x 125 x 25 x 8 2 x 8 x 50 x 25 x 125 2 x 3 x 4 x 5 x 50 x 25 25 x 20 x 125 x 8 - 8 x 20 x 5 x 125 Bài 4*: Tính nhanh: 8 x 427 x 3 + 6 x 573 x 4 6 x 1235 x 20 - 5 x 235 x 24 (145 x 99 + 145 ) - ( 143 x 101 - 143 ) 54 x 47 - 47 x 53 - 20 - 27 Bài 5*: Tính nhanh: 10000 - 47 x 72 - 47 x 28 3457 - 27 x 48 - 48 x 73 + 6543 Bài 6*: Tính nhanh: 326 x 728 + 327 x 272 2008 x 867 + 2009 x 133 1235 x 6789x ( 630 - 315 x 2 ) ( m : 1 - m x 1 ) : ( m x 2008 + m + 2008 ) Bài 7: Tính nhanh: Bài 8: Cho A = 2009 x 425 B = 575 x 2009 Không tính A và B, em hãy tính nhanh kết quả của A + B ? ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chuyên đề 4 Mối quan hệ giữa các thành phần của phép tính A/ Vận dụng mối quan hệ để Tìm các thành phần của phép tính: 1- Tìm một số biết rằng nếu cộng số đó với 1359 thì được tổng là 4372. 2 - Tìm một số biết rằng nếu lấy 2348 cộng với số đó thì được tổng là 5247. 3 - Tìm một số biết rằng nếu trừ số đó cho 3168 thì được 4527. 4 - Tìm một số biết rằng nếu lấy 7259 trừ đi số đó thì được 3475. 5 - Hai số có hiệu là 1536. Nếu thêm vào số trừ 264 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu ? 6 - Hai số có hiệu là 1536. Nếu bớt ở số trừ 264 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu ? 7 - Hai số có hiệu là 3241. Nếu bớt số bị trừ 81 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu ? 8 - Hai số có hiệu là 3241. Nếu thêm vào số bị trừ 81 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu ? 9 - Hai số có hiệu là 4275. Nếu thêm vào số bị trừ 1027đơn vị và bớt ở số trừ 2148 đơn vị thì được hiệu mới bằng bao nhiêu ? 10 - Hai số có hiệu là 5729. Nếu thêm vào số trừ 2418 đơn vị và bớt ở số bị trừ 1926 đơn vị thì được hiệu mới bằng bao nhiêu ? 11- Cho một phép trừ. Nếu thêm vào số bị trừ 3107đơn vị và bớt ở số trừ 1738 đơn vị thì được hiệu mới là 7248. Tìm hiệu ban đầu của phép trừ. 12 - Cho một phép trừ. Nếu thêm vào số trừ 1427 đơn vị và bớt ở số bị trừ 2536 đơn vị thì được hiệu mới là 9032. Tìm hiệu ban đầu của phép trừ. 13- Tìm một số biết rằng nếu nhân số đó với 45 thì được 27045. 14 - Tìm một số biết rằng nếu lấy 72 nhân với số đó thì được 14328. 15 - Tìm một số biết rằng nếu chia số đó cho 57 thì được 426. 16 - Tìm một số biết rằng nếu lấy 57024 chia cho số đó thì được 36. 17 - Tìm hai số biết số lớn gấp 7 lần số bé và số bé gấp 5 lần thương. (hơn, kém) 18 - Tìm hai số biết số lớn gấp 9 lần thương và thương gấp 4 lần số bé. 19 - Tìm hai số biết số số bé bằng 1/5 số lớn và số lớn gấp 8 lần thương. 20 - Tìm hai số biết thương bằng 1/4 số lớn và gấp 8 đôi số bé. 21 - Tìm hai số biết số số bé bằng 1/3 thương và thương bằng 1/9 số lớn. 22 - Trong một phép chia hết, 9 chia cho mấy để được: a, Thương lớn nhất. b, Thương bé nhất. 23 -Tìm một số biết nếu chia số đó cho 48 thì được thương là 274 và số dư là 27. 24 - Trong một phép chia có số chia bằng 59, thương bằng 47 và số dư là số lớn nhất có thể có. Tìm số bị chia. 25 - Tìm một số biết rằng nếu đem số đó chia cho 74 thì được thương là 205 và số dư là số dư lớn nhất. 26 - Tìm số bị chia của một phép chia biết thương gấp 24 lần số chia và có số dư lớn nhất là 78. 27 - Một phép chia có thương bằng 258 và số dư lớn nhất có thể có là 36. Tìm số bị chia. 28 - Tìm một số biết rằng nếu đem số đó chia cho 68 thì được thương bằng số dư và số dư là là số dư lớn nhất có thể có. 29 - Tìm số bị chia và số chia bé nhất để có thương bằng 125 và số dư bằng 47. 30 - Một số tự nhiên chia cho 45 được thương là 36 và dư 25. Nếu lấy số đó chia cho 27 thì được thương bằng bao nhiêu? số dư bằng bao nhiêu? 31 - Một số tự nhiên chia cho 38 được thương là 75 và số dư là số dư lớn nhất. Nếu lấy số đó chia cho 46 thì được thương bằng bao nhiêu? số dư bằng bao nhiêu? 32 - Một phép chia có số chia bằng 57, số dư bằng 24. Hỏi phải bớt đi ở số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết. Khi đó thương thay đổi thế nào? 33 - Một phép chia có số chia bằng 48, số dư bằng 23. Hỏi phải thêm vào số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết. Khi đó thương thay đổi thế nào? 34 - Một phép chia có số chia bằng 7, số dư bằng 4. Hỏi phải thêm vào số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết và có thương tăng thêm 3 đơn vị. 35 - Một phép chia có số chia bằng 8, số dư bằng 5. Hỏi phải bớt ở số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết và có thương giảm đi 2 đơn vị. 36 - Tìm một số biết rằng lấy 16452 chia cho số đó được 45 và dư 27. 37 - Một phép chia có số bị chia bằng 44, thương bằng 8, số dư là số dư lớn nhất có thể có. Tìm số chia. B/ Vận dụng kỹ thuật tính để giải toán: 1, Tổng của hai số là 82. Nếu gấp số hạng thứ nhất lên 3 lần thì được tổng mới là 156. Tìm hai số đó. 2 ,Tổng của hai số là 123. Nếu gấp số hạng thứ hai lên 5 lần thì được tổng mới là 315. Tìm hai số đó. 3, Hiệu của hai số là 234. Nếu gấp số bị trừ lên 3 lần thì được hiệu mới là 1058. Tìm hai số đó. 4, Hiệu của hai số là 387. Nếu gấp số trừ lên 3 lần thì được hiệu mới là 113. Tìm hai số đó. 5, Hiệu của hai số là 57. Nếu viết thêm chữ số 0 vào tận bên phải số bị trừ thì được hiệu mới là 2162. Tìm số bị trừ và số trừ. 6, Hiệu của hai số là 134. Nếu viết thêm một chữ số vào tận bên phải số bị trừ thì được hiệu mới là 2297. Tìm số bị trừ , số trừ và chữ số viết thêm. 7, , Tổng của hai số là 79. Nếu tăng số thứ nhất lên 4 lần và tăng số thứ hai lên 5 lần thì được tổng mới là 370. Tìm hai số đó. 8, Tổng của hai số là 270. Nếu tăng số thứ nhất lên 2 lần và tăng số thứ hai lên 4 lần thì tổng mới tăng thêm 370 đơn vị. Tìm hai số đó. 9, Tích của hai số là 1932. Nếu thêm vào thừa số thứ nhất 8 đơn vị thì được tích mới là 2604. Tìm hai số đó. 10, Tích của hai số là 1692. Nếu bớt ở thừa số thứ hai 17 đơn vị thì được tích mới là 893. Tìm hai số đó. 11, Khi cộng một số tự nhiên với 107, một bạn học sinh đã chép nhầm 107 thành 1007 nên được kết quả là 1996. Tìm tổng đúng của phép cộng. 12, Khi cộng 2009 với một số tự nhiên, một bạn học sinh đã chép nhầm 2009 thành 209 nên được kết quả là 684. Tìm số hạng chưa biết. 13, Khi trừ một số có 3 chữ số cho một số có 1chữ số, do đãng trí, một bạn học sinh đã đặt số trừ thẳng với chữ số hàng trăm nên đã được kết quả là 486 mà lẽ ra kết quả đúng phải là 783. Tìm số bị trừ và số trừ. 14, Khi nhân một số tự nhiên với 6789 do lúng túng, bạn Hoa đã đặt tất cả các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên đã được kết quả là 296280. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó. 15, Khi nhân một số tự nhiên với 235 do sơ ý, bạn Cúc đã tích riêng thứ hai và thứ ba thẳng cột như trong phép cộng nên đã được kết quả là 10285. Em hãy tìm tích đúng giúp bạn. 16, Khi nhân một số tự nhiên với 142 do lúng túng, bạn Lan đã viết lộn thừa số thứ hai nên đã làm cho kết quả tăng 27255. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó. 17, Khi nhân một số tự nhiên với 103 do lúng túng, bạn Huệ đã viết thiếu chữ số 0 nên đã làm cho kết quả giảm 37080. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó. 18, Khi nhân 234 với một số tự nhiên, do chép nhầm, bạn Ngọc đã làm đổi chỗ chữ số hàng nghìn với chữ số hàng chục; chữ số hàng đơn vị với chữ số hàng trăm của thừa số thứ hai nên đã được kết quả là 2250846. Em hãy giúp bạn Ngọc tìm tích đúng của phép nhân đó. 19, Lan thực hiện một phép nhân, do viết nhầm chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ hai từ 2 thành 8 nên đã được kết quả là 2034 mà đáng lẽ phải là 1356. Em hãy tìm các thừa số ban đầu của phép nhân đó. 20, Khi nhân 254 với một số có hai chữ số giống nhau, bạn Hồng đã đặt tất cả các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên đã được kết quả kém tích đúng là 16002. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chuyên đề 5 Dấu hiệu chia hết Kiến thức cần nắm: - Học sinh nắm được 2 nhóm dấu hiệu cơ bản: + Dấu hiệu chia hết cho 2 ; 5. (xét chữ số tận cùng) + Dấu hiệu chia hết cho 3 ; 9. (xét tổng các chữ số) + Nắm được các dấu hiệu chia hết cho 4 ; 8 + Nắm được các dấu hiệu chia hết cho 6 ; 12 ; 15 ; 18 ; 24 ; 36 ; 45 ; 72 ... + Nắm được một số tính chất của phép chia hết và phép chia có dư. - Biết dựa vào dấu hiệu chia hết để xác định số dư trong các phép chia. - Biết dựa vào dấu hiệu chia hết để tìm số và lập các số theo yêu cầu. Bài tập vận dụng 1- Viết 5 số có 5 chữ số khác nhau: a. Chia hết cho 2 ; b. Chia hết cho 3 ; c. Chia hết cho 5 ; d. Chia hết cho 9. g. Chia hết cho cả 5 và 9. (mỗi dạng viết 5 số). 2* Viết 5 số có 5 chữ số khác nhau: a. Chia hết cho 6 ; b. Chia hết cho 15 ; c. Chia hết cho 18 ; d. Chia hết cho 45. 3* Viết 5 số có 5 chữ số khác nhau: a. Chia hết cho 12 ; b. Chia hết cho 24 ; c. Chia hết cho 36 ; d. Chia hết cho 72. 4- Với 3 chữ số: 2; 3; 5. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số: (3, 4, 5) a. Chia hết cho 2. b. Chia hết cho 5. c. Chia hết cho 3. 5 - Với 3 chữ số: 1; 2; 3; 5 (1, 3, 8, 5). Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số khác nhau: a. Chia hết cho 2. b. Chia hết cho 5. c. Chia hết cho 3. 6 - Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số khác nhau từ 4 chữ số: 0; 5; 4; 9 và thoả mãn điều kiện: a. Chia hết cho 2. b. Chia hết cho 4. c. Chia hết cho cả 2 và 5. 7 - Cho 3 chữ số: 0; 1; 2. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số vừa chia hết cho 2; vừa chia hết cho5. 8- Cho 3 chữ số: 0; 1; 2. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số khác nhau vừa chia hết cho 2; vừa chia hết cho5. 9- Cho 4 chữ số: 0; 1; 2; 3. Hãy lập tất cả các số có 4 chữ số vừa chia hết cho 2; vừa chia hết cho5 sao cho mỗi số đều có đủ 4 chữ số đã cho. 10 - Cho 5 chữ số: 8; 1; 3; 5; 0. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số vừa chia hết cho 9 ( Mỗi chữ số chỉ được xuất hiện một lần trong mỗi số ). 11 - Cho 4 chữ số: 0; 1; 2; 5. Hãy lập tất cả các số có 4 chữ số vừa chia hết cho 5 ( Mỗi chữ số chỉ được xuất hiện một lần trong mỗi số ). 12- Hãy ghép 4 chữ số: 3; 1; 0; 5 thành những số vừa chia hết cho 2; vừa chia hết cho5. 2. Tìm số: 1 - Tìm x, y để số 1996xy chia hết cho cả 2; 5 và 9. (a125b) 2 - Tìm m, n để số m340n chia hết cho 45. 3 - Xác định x, y để phân sốĠ là một số tự nhiên. 4 - Tìm số có hai chữ số biết số đó chia cho 2 dư 1; chia cho 5 dư 2 và chia hết cho 9. 5 - Tìm số tự nhiên bé nhất chia cho 2 dư 1; chia 3 dư 2; chia 4 dư 3. 6 - Cho A = a459b. Hãy thay a, b bằng những chữ số thích hợp để A chia cho 2, cho 5, cho 9 đều có số dư là 1. 7 - Cho B = 5x1y. Hãy thay x, y bằng những chữ số thích hợp để được một số có 4 chữ số khác nhau chia hết cho 2, cho 3, và chia cho 5 dư 4. 8 - Một số nhân với 9 thì được kết quả là 30862a3. Tìm số đó. 3. Vận dụng tính chất chia hết: 1- Không làm tính, hãy chứng tỏ rằng: a, Số 171717 luôn chia hết cho 17. b, aa chia hết cho 11. c, ab + ba chia hết cho 11. 2- Cho tổng A = 10 x 10 x 10 x 10 x 10 + 71. Không thực hiện phép tính, hãy cho biết A có chia hết cho 9 không ? Vì sao ? ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chuyên đề 6 Phân số - các phép tính về phân số Bài1: Lấy ví dụ về 5 phân số nhỏ hơn1 ; 5 phân số lớn hơn1 ; 5 phân số tối giản. Bài 2: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số: 7 : 9 8 : 11 2001 : 2008 a : 7 b : a + c c : ( a + b ) Bài 3: Viết các phân số sau dưới dạng phép chia: Bài 4: Viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân sốcó mẫu số là 3: 7 11 23 2008 Bài 5: - Cho hai số 5 và 7, Hãy viết các phân số: a. Nhỏ hơn 1. b. bằng 1. c. Lớn hơn 1. Bài 6: - Viết 4 phân số bằng phân số 1/3 sao cho mỗi phân số có tử số là số lẻ bé hơn 10. Bài 7:- Viết 3 phân số khác nhau có cùng tử số mà mỗi phân số đó: a. Lớn hơn phân số 1/5. b. Bé hơn phân số 1/4. c. Lớn hơn phân số 1/5 và bé hơn phân số 1/4. Bài : Viết 3 phân số khác nhau có cùng mẫu số mà mỗi phân số đó: a. Lớn hơn phân số 1/5. b. Bé hơn phân số 1/4. c. Lớn hơn phân số 1/5 và bé hơn phân số 1/4. Bài 9: Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau: 3/4 5/7 9/12 15/21 30/42 27/36 Bài10: Khoanh vào phân số bằng phân số 6/14: a. 9/20 b. 12/28 c. 13/21 d. 15/35 e. 18/35 Bài 11: Viết tất cả các phân số bằng phân số 4/12 sao cho mẫu số nhỏ hơn 30. Bài 12: Hãy viết 3 phân số bằng phân số 3/4 và có mẫu số lần lượt là 8, 12, 20. - Tìm x, y biết : a. 4/x = 12/15 = y/45 b. 3/x = 1/y = 6/24 Bài 13: Rút gọn các phân số sau: 16/24 35/45 49/28 85/51 64/96 Bài 14: Tính giá trị của biểu thức: ( 1/6 + 1/10 + 1/15 ) : ( 1/6 + 1/10 - 1/15 ) ( 1/2 - 1/3 + 1/4 - 1/5 ) : ( 1/4 - 1/5 ) Bài 15: Tính nhanh 3/4 + 2/5 + 1/4 + 3/5 2/3 x 3/4 x 4/5 x 5/6 4/5 - 2/3 + 1/5 - 1/3 4/5 x 3/7 + 4/5 x 4/7 2/5 x 7/4 - 2/5 x 3/7 13/4 x 2/3 x 4/13 x 3/2 75/100 + 18/21 + 19/32 + 1/4 + 3/21 + 13/ 32 + + + + + Bài 16: Tính nhanh 4/7 x 5/6 + 4/7 x 1/6 3/5 x 7/9 - 3/5 x 2/9 5/9 x 1/4 + 4/9 x 3/12 7/9 x 8/5 - 7/9 x 3/5 2/5 x 3/4 + 3/4 x 3/5 2006/ 2005 x 3/4 - 3/4 x 1/2005 Mở rộng: Bài 1: Viết mỗi phân số sau thành tổng của 3 phân số tối giản khác nhau có cùng mẫu số: 10/27, 13/12, 15/8. Bài 2: Viết mỗi phân số sau thành tổng của 3 phân số có tử số bằng 1 và mẫu số khác nhau: 9/12 và 9/15. Bài3: Viết phân số 1/3 thành tổng của hai phân số có tử số là 1 và mẫu số khác nhau. Bài4: Viết tất cả các phân số bé hơn 1 có tổng tử số và mẫu số bằng 10. Bài5: Viết tất cả các phân số tối giản có tổng tử số và mẫu số bằng 20. Bài6 : Viết tất cả các phân số có tích tử số và mẫu số là 100. Bài7: Rút gọn các phân số sau: 1212/3030 32032/ 48048 456456/234234 1339/1442 Bài 8: Viết tất cả các phân số bằng phân số 14/18 sao cho tổng của tử số và mẫu số bé hơn 100. Bài9: Viết 5 phân số khác nhau nằm giữa 2 phân số 3/5 và 4/5. Bài 10 : Viết 5 phân số khác nhau nằm giữa 2 phân số 3/4 và 4/5. Bài 11 : Cho 5 chữ số 1, 2, 4, 6, 8. Hãy lập tất cả các phân số có giá trị bằng 5/10 sao cho các chữ số đã cho không được lặp lại trong mỗi số. Bài12: Lập các cặp phân số bằng nhau từ 4 trong 5 số sau: 1; 2 ; 4 ; 8 ; 16 (12 cặp ) Bài12: Tính nhanh: a. b. c. d. Bài13: Tính nhanh. a. b. c. d. Chú ý một số dạng so sánh phân số : a. So sánh các phân số có mẫu số bằng nhau. e. So sánh phần bù với 1. b. So sánh các phân số có tử số bằng nhau. g. So sánh phần hơn với 1( hỗn số ) c. Rút gọn rồi so sánh. h. Bắc cầu d. So sánh qua đơn vị. i. So sánh qua phân số trung gian. 1- Tính nhanh 1/2 x 12/13 + 1/3 x 12/13 + 1/4 x 12/13 ( 1- 1/2 ) x ( 1- 1/3 ) x ( 1- 1/4 ) x ( 1 - 1/5 ) 2 - Tìm phân số bằng phân số 3/5 biết rằng hiệu của tử số trừ đi mẫu số của phân số đó bằng 8. 3 - Tìm phân số bằng phân số 2/3 biết rằng tổng của tử số và mẫu số của phân số đó bằng 15. 4 - Tìm một số, biết rằng lấy số đó cộng với 4/5 rồi trừ đi 1/4 thì được kết quả là 7/10. 5 - Cho phân số 18/27. Hỏi để được một phân số bằng phân số 1/2 thì phải trừ đi ở tử số và mẫu số của phân số đã cho cùng một số tự nhiên nào? 6 - Cho phân số 2/11. Hỏi phải cộng thêm vào tử số và mẫu số của phân số đó cùng một số tự nhiên nào để được phân số bằng phân số 4/7? 7 - Cho phân số 3/18. Hỏi phải thêm vào tử số và bớt ra ở mẫu số cùng một số tự nhiên nào để được phân số 3/4. 8 - Tìm phân số x/y, biết hiệu của x và y bằng 8 và x/y sau khi rút gọn thì bằng 5/3. 9 - Tìm phân số x/y, biết tổng của x và y bằng 15 và x/y sau khi rút gọn thì bằng 2/3. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Chuyên đề 7 Bài toán về quan hệ tỉ số Dạng1: Tìm phân số của một số. 1 - Lớp 4B có 35 học sinh. Số học sinh nữ bằng 2/5 số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nam. (2 cách) 2 - Lớp 4A có 18 học sinh nam. Số học sinh nữ bằng 2/3 số học sinh nam. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh ? (2 cách) 3 - Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 36m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Tính chu vi và diện tích mảnh đất. 4 - Một hình chữ nhật có chiều dài 3/5m, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó. 5- Một cửa hàng có 15 tạ gạo. Đã bán 2/3 số gạo. Hỏi cửa hàng còn lại ? kg gạo? - Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 25m, rộng 18m. Người ta sử dụng 2/5 diện tích để đào ao, phần đất còn lại để làm vườn. Tính diện tích phần đất làm vườn. 6- Hùng có một số tiền, Hùng đã tiêu hết 45000 đồng. Như vậy số tiền còn lại bằng 3/5 số tiền đã tiêu. Hỏi lúc đầu Hùng có bao nhiêu tiền? Dạng2: Tìm một số khi biết giá trị phân số của nó. 1 - Lớp 4A có 18 học sinh nam. Số học sinh nam bằng 2/3 số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ.(2 cách) 2 - Lớp 4B có 12 học sinh nữ. Số học sinh nữ bằng 2/3 số học sinh nam. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh. (2 cách) 3- Lớp 4B có 15 học sinh nam. Số học sinh nam bằng 5/4 số học sinh nữ. Hỏi lớp 4B có bao nhiêu học sinh? (2 cách) 4 - 3/5 số học sinh giỏi của lớp 5A là 6 em. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu học sinh giỏi? 5 - Tìm chiều dài của một đoạn đường, biết 3/5 đoạn đó bằng 9/10 km. 6 - Có hai thùng dầu. Biết 2/3 số dầu ở thùng thứ nhất là 24 lít. 3/4 số dầu ở thùng thứ hai là 36 lít. Hỏi cả hai thùng có tất cả bao nhiêu lít dầu ? 7 - Khối 5 có 3 lớp. Biết 2/3 số học sinh của lớp 5A là 18 học sinh; 3/4 số học sinh của lớp 5B là 24 học sinh; 4/7 số học sinh của lớp 5C là 16 học sinh. Hỏi khối 5 có tất cả bao nhiêu học sinh ? 8 - Hải có một số tiền, Hải đã tiêu hết 45000 đồng. Như vậy số tiền đã tiêu bằng 2/3 số tiền Hải có ban đầu. Hỏi sau khi tiêu, Hải còn lại bao nhiêu tiền? 9 - Hùng có một số tiền, Hùng đã tiêu hết 36000 đồng. Như vậy số tiền đã tiêu bằng 3/4 số tiền còn lại. Hỏi lúc đầu Hùng có bao nhiêu tiền? Dạng 3: Dạng mở rộng: 1- Lan có 84000 đồng, Lan mua vở hết 2/7 số tiền, mua sách hết 3/5 số tiền. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu tiền? (2 cách) 2- Lớp 4A có 35 học sinh. Cuối năm học, có 2/7 số học sinh đạt danh hiệu học sinh Giỏi, 2/5 số học sinh đạt danh hiệu học sinh Tiên Tiến. Hỏi có ? học sinh không đạt danh hiệu. (2 cách) 3- Tuổi anh bằng 2/5 số tuổi bố, tuổi em bằng 2/9 số tuổi bố. Tính tuổi mỗi người biết tuổi bố là 45 tuổi. 4 - Tuổi anh bằng 2/5 số tuổi bố, tuổi em bằng 1/2 số tuổi anh. Tính tuổi mỗi người biết tuổi bố là 45 tuổi. 5 - Số tuổi em bằng 2/9 số tuổi bố và bằng 5/9 số tuổi anh. Tính tuổi mỗi người biết tuổi bố là 45 tuổi. 6 - Một cửa hàng có 96kg muối. Buổi sáng bán được 24kg muối, buổi chiều bán 3/8 số muối. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đã bán được bao nhiêu ki-lô-gam muối. 7 - Một cửa hàng có 196kg gạo. Ngày đầu bán được 84kg gạo ngày thứ hai bán 3/4 số gạo còn lại. Hỏi sau hai ngày bán cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô -gam gạo. 8- Chị Hồng có 42 cái kẹo, chị cho An 2/7 số kẹo, cho Bình 3/5 số kẹo còn lại. Hỏi cuối cùng chị Hồng còn lại bao nhiêu cái kẹo? 9 - Mẹ cho Hoa 48000 đồng. Hoa mua cặp hết 2/3 số tiền, mua bút hết 3/4 số tiền còn lại. Hỏi Hoa còn lại bao nhiêu tiền? 10 - Lớp 4A có 40 học sinh. Cuối năm học, có 3/8 số học sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, 2/5 số học sinh còn lại đạt danh hiệu học sinh Giỏi. Hỏi có ? hsinh không đạt danh hiệu. 11- Một tấm vải dài 20m. Đã may áo hết 4/5 tấm vải đó. Số vải còn lại người ta đem may các túi, mỗi túi hết 2/3m. Hỏi may được tất cả bao nhiêu cái túi như vậy? 12- Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 24m, rộng 15m. Người ta sử dụng 3/8 diện tích để trồng hoa, 1/5 diện tích để làm đường đi, phần diện tích còn lại để xây bể nước. Tính diện tích bể nước. Dạng3: Dạng nâng cao 1- Kết quả của học kì I, lớp 4A có 1/4 số học sinh đạt Học sinh Giỏi, 3/8 số học sinh đạt Học sinh Tiên tiến. Hỏi số học sinh không được khen chiếm bao nhiêu so với cả lớp? 2 - Lớp 4B có 18 học sinh nam. Số học sinh nữ bằng 2/3 số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ. 3- Cường có một số tiền, Cường đã tiêu hết 45000 đồng. Như vậy số tiền còn lại bằng 3/4 số tiền Cường có ban đầu. Hỏi Cường còn lại bao nhiêu tiền? 4 - Lan có một số tiền. Lan đã tiêu hết 3/4 số tiền thì còn lại 20000 đồng. Hỏi lúc đầu Lan có bao nhiêu tiền ? 5 - Nam có một số tiền, sau khi mua vở hết 5/8 số tiền thì Nam còn lại 24000 đồng. Hỏi lúc đầu Nam có bao nhiêu tiền? 6 - Một thùng chứa đầy dầu cân nặng 48 kg, người ta rót ra 5/9 số dầu trong thùng thì thùng dầu chỉ còn nặng 23 kg. Hỏi thùng không nặng ba

File đính kèm:

  • doc11_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_lop_4.doc