2 Đề kiểm tra giữa học kỳ I Môn: Vật lý - Lớp 6

Học sinh không được làm trực tiếp vào bài kiểm tra này.

Phần I : Bài tập trắc nghiệm. (7 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau :

Câu 1: Khi đo độ dài của một vật người ta chọn thước đo :

 A. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần.

 B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.

 C. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước.

 D. Thước đo nào cũng được.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 2 Đề kiểm tra giữa học kỳ I Môn: Vật lý - Lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nhuận Phú Tân Bài kiểm tra giữa học kỳ I Đề 1 (Năm học 2008-2009) Môn: Vật lý - Lớp 6 Thời gian làm bài 45 phút Điểm Lời phê của Thầy, Cô Học sinh không được làm trực tiếp vào bài kiểm tra này. Phần I : Bài tập trắc nghiệm. (7 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau : Câu 1: Khi đo độ dài của một vật người ta chọn thước đo : A. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần. B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp. C. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước. D. Thước đo nào cũng được. Câu 2: Chiều dài bàn học là 1m . Thước nào sau đây có thể đo chiều dài bàn chính xác nhất. A. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. B. Thước thẳng có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1cm . C . Thước dây có GHĐ 1,5m và ĐCNN 0,1cm . D. Cả 3 thước đều được . Câu 3: Kết quả đo chiều dài ở hình 1 là bao nhiêu? Cho biết ĐCNN của thước là 0,5cm. A. 6cm B. 5,9cm. C. 59mm. D. 60mm. Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây để đo thể tích chất lỏng? A. Bình sứ chia độ. B. Bình thủy tinh có chia độ. C. Xô nhôm. D. ấm nhôm. Câu 5: Một lượng nước có thể tích dưới 100 ml. Dùng bình nào để đo thể tích nước thì cho kết quả chính xác nhất ? A. Bình có GHĐ 100 ml và ĐCNN 1 ml. B. Bình có GHĐ 100 ml và ĐCNN 2 ml. C. Bình có GHĐ 100 ml và ĐCNN 5 ml. D. Cả 3 bình đều đo chính xác như nhau. Câu 6: Cách đặt bình chia độ như thế nào để phép đo thể tích cho kết quả chính xác? A. Đặt hơi nghiêng về một bên. B. Đặt thẳng đứng. C. Đặt hơi nghiêng về phía trước. D. Đặt hơi nghiêng về phía sau. Câu 7: Trên vỏ hộp sữa bột có ghi khối lượng tịnh 400 g . Số đó cho biết gì ? A. Sức nặng và khối lượng hộp sữa. B. Lượng chất sữa trong hộp. C. Khối lượng sữa chứa trong hộp. D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 8: Để cân khối lượng của 2 con gà, có thể dùng loại cân có GHĐ và ĐCNN nào sau đây là thích hợp nhất? A. GHĐ là 5 kg, ĐCNN là 20g. B. GHĐ là 50 kg, ĐCNN là 50g. C. GHĐ là 20 kg, ĐCNN là 20g. D. GHĐ là 1 kg, ĐCNN là 10g. Câu 9 : Bạn Lan chơi trò chơi nhảy dây lan nhảy được lên là do: A. Lực của đất tác dụng lên chân Lan. B. Lực của chân Lan đẩy Lan nhảy lên. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 10: Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực gì trong số các lực sau? A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 11: Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo lực là gì? A. niutơn (N). B. trọng lực (P). C. trọng lượng (Q). D. khối lượng (m). Câu 12: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào ô trống trong các câu sau . trọng lượng ; lực kéo ; cân bằng ; biến dạng ;Trái Đất ; dây gầu. a. Một gầu nước treo đứng yên ở một sợi dây. Gầu nước chịu tác dụng của hai lực (1)....................... Lực thứ nhất là (2)....................... của dây gầu; Lực thứ hai là (3)................. của gầu nước. Lực kéo do (4).................... tác dụng vào gầu. Trọng lượng do (5)...........................tác dụng vào gầu. b. Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối, lực đẩy của nước muối lên phía trên và (1).................... của quả chanh là hai lực (2)....................... c. Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xo giảm xóc bị nén lại (1)........................ của người và xe đã làm cho lò xo bị (2)......................... Phần II: Bài tập tự luận. (3 điểm) Câu 13: Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy? Câu 14: Hãy tìm cách đo độ dài sân trường em bằng một dụng cụ mà em có. Hãy mô tả thước đo, trình bày cách đo và tính giá trị trung bình của các kết quả đo trong tổ của em. Câu 15: Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu? Câu 16: Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng. Câu 17: Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết được buộc chặt vào một chiếc cọc. Tại sao bè không bị trôi? Câu 18: Lực do nam châm tác dụng lên viên bi sắt là lọai lực nào? Kết quả tác dụng của lực đó như thế nào? -Hết- Trường THCS Nhuận Phú Tân Bài kiểm tra giữa học kỳ I Đề 2 (Năm học 2008-2009) Môn: Vật lý - Lớp 6 Thời gian làm bài 45 phút Điểm Lời phê của Thầy, Cô Học sinh không được làm trực tiếp vào bài kiểm tra này. Phần I : Bài tập trắc nghiệm. (7 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau : Câu 1: Một lượng nước có thể tích dưới 100 ml. Dùng bình nào để đo thể tích nước thì cho kết quả chính xác nhất ? A. Bình có GHĐ 100 ml và ĐCNN 2 ml. B. Bình có GHĐ 100 ml và ĐCNN 5 ml. C. Bình có GHĐ 100 ml và ĐCNN 1 ml. D. Cả 3 bình đều đo chính xác như nhau. Câu 2: Chiều dài bàn học là 1m . Thước nào sau đây có thể đo chiều dài bàn chính xác nhất. A . Thước dây có GHĐ 1,5m và ĐCNN 0,1cm . B. Thước thẳng có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1cm . C. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. D. Cả 3 thước đều được . Câu 3: Kết quả đo chiều dài ở hình 1 là bao nhiêu? Cho biết ĐCNN của thước là 0,5cm. A. 60mm. B. 5,9cm. C. 59mm. D. 6cm. Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây để đo thể tích chất lỏng? A. Bình sứ chia độ. B. Xô nhôm. C. Bình thủy tinh có chia độ. D. ấm nhôm. Câu 5: Khi đo độ dài của một vật người ta chọn thước đo : A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp. B. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần. C. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước. D. Thước đo nào cũng được. Câu 6: Cách đặt bình chia độ như thế nào để phép đo thể tích cho kết quả chính xác? A. Đặt hơi nghiêng về một bên. B. Đặt hơi nghiêng về phía sau. C. Đặt hơi nghiêng về phía trước. D. Đặt thẳng đứng. Câu 7: Trên vỏ hộp sữa bột có ghi khối lượng tịnh 400 g . Số đó cho biết gì ? A. Sức nặng và khối lượng hộp sữa. B. Lượng chất sữa trong hộp. C. Khối lượng sữa chứa trong hộp. D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 8: Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo lực là gì? A. trọng lượng (Q). B. trọng lực (P). C. niutơn (N). D. khối lượng (m). Câu 9 : Bạn Lan chơi trò chơi nhảy dây lan nhảy được lên là do: A. Lực của chân Lan đẩy Lan nhảy lên. B. Lực của đất tác dụng lên chân Lan. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 10: Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực gì trong số các lực sau? A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 11: Để cân khối lượng của 2 con gà, có thể dùng loại cân có GHĐ và ĐCNN nào sau đây là thích hợp nhất? A. GHĐ là 5 kg, ĐCNN là 20g. B. GHĐ là 50 kg, ĐCNN là 50g. C. GHĐ là 20 kg, ĐCNN là 20g. D. GHĐ là 1 kg, ĐCNN là 10g. Câu 12: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào ô trống trong các câu sau . trọng lượng ; lực kéo ; cân bằng ; biến dạng ;Trái Đất ; dây gầu. a. Một gầu nước treo đứng yên ở một sợi dây. Gầu nước chịu tác dụng của hai lực (1)....................... Lực thứ nhất là (2)....................... của dây gầu; Lực thứ hai là (3)................. của gầu nước. Lực kéo do (4).................... tác dụng vào gầu. Trọng lượng do (5)...........................tác dụng vào gầu. b. Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối, lực đẩy của nước muối lên phía trên và (1).................... của quả chanh là hai lực (2)....................... c. Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xo giảm xóc bị nén lại (1)........................ của người và xe đã làm cho lò xo bị (2)......................... Phần II: Bài tập tự luận. (3 điểm) Câu 14: Hãy tìm cách đo độ dài sân trường em bằng một dụng cụ mà em có. Hãy mô tả thước đo, trình bày cách đo và tính giá trị trung bình của các kết quả đo trong tổ của em. Câu 13: Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy? Câu 15: Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu? Câu 16: Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng. Câu 18: Lực do nam châm tác dụng lên viên bi sắt là lọai lực nào? Kết quả tác dụng của lực đó như thế nào? Câu 17: Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết được buộc chặt vào một chiếc cọc. Tại sao bè không bị trôi? -Hết- Đề 1. Đáp án và biểu điểm: Bài kiểm tra giữa học kỳ I (Năm học 2008-2009) Môn :Vật lý - Lớp 6 Thời gian làm bài 45 phút Phần I : Bài tập trắc nghiệm. (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp án B C A B A B C A B D A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 12: a. Mỗi từ điền đúng được 0,1 điểm. 1- cân bằng 2- lực kéo 3- trọng lượng 4- dây gầu 5- TráI Đất b. Mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm. 1- trọng lượng 2- cân bằng c. Mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm. Phần III : Bài tập tự luận. (3 điểm) Câu 13: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Phải nêu lên được 2 ý chính sau: - Thước thẳng, thước mét, thước nửa mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước kẹp, … - Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy để có thể chọn thước phù hợp với độ dài thực tế cần đo. Ví dụ: thước dây để đo những độ dài cong, như số đo vòng ngực, vòng bụng cơ thể; thước cuộn để đo những độ dài lớn; thước thẳng, ngắn để đo những độ dài nhỏ và thằng… Câu 14: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Phải nêu lên được 2 ý chính sau: - Chọn đúng thước đo: thước cuộn (thước dây). - Mô tả được thước đo, cách đo, cách tính giá trị trung bình = (tổng kết quả các phép đo)/(số lần đo). Câu 15: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Phải nêu lên được 2 ý chính sau: - Các loại ca đong, chai lọ có ghi sẵn dung tích thướng được dùng đong xăng dầu, nước mắm, bia... - Các loại bình chia độ dùng ở phòng thí nghiệm. Xi lanh bơm tiêm dùng để tiêm. Câu 16: Phải nêu lên được các ý chính sau được 0,5 điểm: (lưu ý là chọn quả trứng chìm ngập trong nước) Phương án gợi ý có thể là: - Cách 1: Đặt bát lên đĩa. Đổ nước từ chai vào đầy bát. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa. Đổ nước từ đĩa vào bình chia độ. Số chỉ ở bình chia độ cho biết thể tích trứng. - Cách 2 (không dùng đĩa): Bỏ trứng vào bát. Đổ nước vào đầy bát, Lấy trứng ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa 100cm3 nước vào bát cho đến khi đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích quả trứng. - Cách 3 (không dùng đĩa): Đổ nước vào đầy bát. Đổ nước từ bát sang bình chia độ (V1 ). Bỏ trứng vào bát. Đổ nước từ bình chia độ vào đầy bát. Thể tích nước còn lại trong bình chia độ là thể tích trứng. Câu 17: Phải nêu lên được các ý chính sau được 0,5 điểm: Bè đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng: Một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do sợi dây tác dụng. Câu 18: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Phải nêu lên được các ý chính sau: - Lực hút. - Biến đổi chuyển động của viên bi. -Hết- Đề 2. Đáp án và biểu điểm: Bài kiểm tra giữa học kỳ I (Năm học 2008-2009) Môn :Vật lý - Lớp 6 Thời gian làm bài 45 phút Phần I : Bài tập trắc nghiệm. (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp án C A D C A D C C A D A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 12: a. Mỗi từ điền đúng được 0,1 điểm. 1- cân bằng 2- lực kéo 3- trọng lượng 4- dây gầu 5- TráI Đất b. Mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm. 1- trọng lượng 2- cân bằng c. Mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm. Phần III : Bài tập tự luận. (3 điểm) Câu 13: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Phải nêu lên được 2 ý chính sau: - Chọn đúng thước đo: thước cuộn (thước dây). - Mô tả được thước đo, cách đo, cách tính giá trị trung bình = (tổng kết quả các phép đo)/(số lần đo). Câu 14: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Phải nêu lên được 2 ý chính sau: - Thước thẳng, thước mét, thước nửa mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước kẹp, … - Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy để có thể chọn thước phù hợp với độ dài thực tế cần đo. Ví dụ: thước dây để đo những độ dài cong, như số đo vòng ngực, vòng bụng cơ thể; thước cuộn để đo những độ dài lớn; thước thẳng, ngắn để đo những độ dài nhỏ và thằng… Câu 15: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Phải nêu lên được 2 ý chính sau: - Các loại ca đong, chai lọ có ghi sẵn dung tích thướng được dùng đong xăng dầu, nước mắm, bia... - Các loại bình chia độ dùng ở phòng thí nghiệm. Xi lanh bơm tiêm dùng để tiêm. Câu 16: Phải nêu lên được các ý chính sau được 0,5 điểm: (lưu ý là chọn quả trứng chìm ngập trong nước) Phương án gợi ý có thể là: - Cách 1: Đặt bát lên đĩa. Đổ nước từ chai vào đầy bát. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa. Đổ nước từ đĩa vào bình chia độ. Số chỉ ở bình chia độ cho biết thể tích trứng. - Cách 2 (không dùng đĩa): Bỏ trứng vào bát. Đổ nước vào đầy bát, Lấy trứng ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa 100cm3 nước vào bát cho đến khi đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích quả trứng. - Cách 3 (không dùng đĩa): Đổ nước vào đầy bát. Đổ nước từ bát sang bình chia độ (V1 ). Bỏ trứng vào bát. Đổ nước từ bình chia độ vào đầy bát. Thể tích nước còn lại trong bình chia độ là thể tích trứng. Câu 17: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. Phải nêu lên được các ý chính sau: - Lực hút. - Biến đổi chuyển động của viên bi. Câu 18: Phải nêu lên được các ý chính sau được 0,5 điểm: Bè đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng: Một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do sợi dây tác dụng. -Hết-

File đính kèm:

  • doc2 De kt 1tiet Li 6 Bai 18 co dap an.doc
Giáo án liên quan