35 Đề kiểm tra trắc nghiệm Môn: Vật lý lớp 6 cho 35 tuần

Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.

Câu 1: Đơn vị đo độ dài là:

 A. Ki lô gam(kg) C. Mét khối(m3)

 B. Mét(m) D. Lít(l)

Câu 2: 1 mét(m) bằng bao nhiêu đề xi mét(dm) ?

 A. 10 dm C. 1/10 dm

 B. 100 dm D. 1/100dm

Câu 3: 1 kilômét(km) bằng bao nhiêu mét(m) ?

 A. 100 m C. 1 000 000 m

 B. 1000 m D. 1/100 m

Câu 4: Khi đo độ dài người ta dùng:

 A. Thước đo độ dài C. Bình chia độ

 B. Cân

Câu 5: Chiều dài một chiếc bàn học sinh 2 chỗ ngồi là:

 A. 5 km C. 10 cm

 B. 1,2 m D. 50 m

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 35 Đề kiểm tra trắc nghiệm Môn: Vật lý lớp 6 cho 35 tuần, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 1 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1: Đơn vị đo độ dài là: A. Ki lô gam(kg) C. Mét khối(m3) B. Mét(m) D. Lít(l) Câu 2: 1 mét(m) bằng bao nhiêu đề xi mét(dm) ? A. 10 dm C. 1/10 dm B. 100 dm D. 1/100dm Câu 3: 1 kilômét(km) bằng bao nhiêu mét(m) ? A. 100 m C. 1 000 000 m B. 1000 m D. 1/100 m Câu 4: Khi đo độ dài người ta dùng: A. Thước đo độ dài C. Bình chia độ B. Cân Câu 5: Chiều dài một chiếc bàn học sinh 2 chỗ ngồi là: A. 5 km C. 10 cm B. 1,2 m D. 50 m Câu 6: Chiều rộng của cuốn sách vật lý lớp 6 là: A. 1 m C. 2 cm B. 0,5 cm D. 17,0 cm Câu 7: 1dm bằng bao nhiêu mm ? A. 100 mm C. 1 mm B. 10 mm D. 1 000 mm Câu 8: 50 m bằng bao nhiêu km ? A. 0,05 km C. 5 km B. 0,5 km D. 0,005 km Câu 9: Một bạn dùng thước đo độ dài có độ chia nhỏ nhất là 1cm, để đo chiều rộng lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng ? A. 5 m C. 500 cm B. 50 dm D. 500,0 cm Câu 10: Độ chia nhỏ nhất của thước là: A. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước B. Giá trị nhỏ nhất ghi trên thước C. Giá trị ghi cuối cùng trên thước Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 2 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1: Khi đo độ dài cần: ước lượng.........cần đo A. Độ dài C. Khối lượng vật B. Vật D. Thể tích Câu 2: Khi đo độ dài cần chọn thước có ........thích hợp A. Giới hạn đo C. Độ chia B. Độ dài D. Vạch chia Câu 3: Khi đo độ dài cần chọn thước có ......thích hợp A. Độ dài C. Độ chia B. Độ chia nhỏ nhất D. Vạch chia Câu 4: Khi đo độ dài cần đặt thước.............độ dài cần đo A. Dọc theo C. Xiên góc B. Vuông góc Câu 5: Khi đo độ dài cần đặt sao cho một đầu của vật.......vạch số 0 của thước A. Ngang bằng với C. Thụt vào so với B. Lệch với D. Vuông góc với Câu 6: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng..........với cạnh của thước ở đầu kia của vật A. Vuông góc C. Chếch lên B. Xiên góc D. Chếch xuống Câu 7: Khi đo độ dài cần đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia.........với đầu kia của vật A. Xa nhất C. Trùng B. Gần nhất D. ở giữa Câu 8: 1cm bằng bao nhiêu mm ? A. 100 mm C. 10 mm B. 1 000 mm D. 1/10 mm Câu 9: 5m thì bằng bao nhiêu cm ? A. 50 cm C. 1/50 cm B. 500 cm D. 1/5 cm Câu 10: 2cm thì bằng bao nhiêu m ? A. 2/100 m C. 2/10 m B. 20 m D. 200 m Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 3 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1: Đơn vị đo thể tích là ? A. Ki lô gam (Kg) C. Mét (m) B. Mét khối ( m3) Câu 2: Khi đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ cần ước lượng.....cần đo A. Thể tích C. Bình B. Vật Câu 3: Khi đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ cần chọn bình chia độ có............phù hợp A. Giới hạn đo C. Độ cao B. Độ chia D. Đường kính Câu 4: Khi đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ cần có.........thích hợp A. Độ chia nhỏ nhất C. Độ cao B. Độ chia Câu 5: Khi đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ cần đặt bình chia độ......... A. Thẳng đứng C. Dọc theo B. Nghiêng Câu 6: Khi đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ cần đặt mắt nhìn .......với độ cao mực chất lỏng trong bình A. Ngang C. Chếch lên B. Dọc D. Lệch Câu 7: Khi đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ phải đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia.........với mực chất lỏng A. Xa nhất C. Trùng B. Gần nhất D. ở giữa Câu 8: 1m3 = (dm3) ? A. 1 000 dm3 C. 10 dm3 B. 100 dm3 D. 1/10 dm3 Câu 9: 1cm3 = (dm3) ? A. 100 dm3 C. 1/10 dm3 B. 1/1000 dm3 D. 1000 dm3 Câu 10: 1dm3 = (m3) ? A. 1/1 000 m3 C. 1/100 m3 B. 10 m3 Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 4 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước có hình dạng bất kỳ có thể dùng......... A. Thước đo C. Bình chia độ, bình tràn B. Cân D. Ca đong Câu 2: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật rắn bằng............ A. Thể tích bình tràn B. Thể tích bình chứa C. Thể tích phần nước trào ra từ bình tràn sang bình chứa D. Thể tích nước còn lại trong bình Câu 3: Người ta dung một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của 1 hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng ? A. V = 86 cm3 C. V = 31 cm3 B. V = 55 cm3 D. V = 141 cm3 Câu 4: 1m3 = (ml) ? A. 100 ml C. 1 000 000 ml B. 1 000 ml D. 10 ml Câu 5: 5dm3 = (m3) ? A. 5/1000 m3 C. 0,05 m3 B. 0,5 m3 Câu 6: Mặt ngoài của một bể chứa nước có ghi con số 100 lít, con số đó cho biết. A. Khối lượng nước chứa trong bể B. Thể tích nước chứa trong bể C. Trọng lượng(sức nặng) của nước chứa trong bể D. Lượng nước chứa trong bể Câu 7: 1lít = (dm3) ? A. 1 dm3 C. 1/1000 dm3 B. 1000 dm3 Đ. 10 dm3 Câu 8: 5ml = (cm3) ? A. 5 cm3 C. 0,5 cm3 B. 50 cm3 D. 0,05 cm3 Câu 9: 1m3 = (lit) ? A. 10 lit C. 100 lit B. 1 000 lit Câu 10: 1ml = (lit) ? A. 10 lit C. 1/1000 lit B. 1/10 lit Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 5 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1: Khi cân vật, thoạt tiên phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc....... A. Sửa cân C. Điều chỉnh số 0 B. Xem lại cân D. Cân thử Câu 2: Khi cân vật đầu tiên đặt.................. lên một đĩa cân. A. Một quả cân C. Hộp quả cân B. Vật đem cân D. Cả vật và quả cân Câu 3: Đặt lên đĩa cân bên kia một số............ có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân thăng bằng A. Vật C. Quả cân B. Hộp quả cân D. Chất Câu 4: Kim cân nằm............. bảng chia độ A. Đúng giữa C. Lệch sang phải B. Lệch sang trái D. Không đúng giữa Câu 5: Tổng khối lượng của các.........trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật A. Hộp quả cân C. Vật B. Quả cân D. Chất Câu 6: 1g = ?kg A. 1/100 kg C. 1/1000 kg B. 1/10 kg Câu 7: Khối lượng của một vật chỉ ......Chất chứa trong vật A. Lượng C. Trọng lượng B. Sức nặng D. Thể tích Câu 8: Người ta dùng...........để đo khối lượng A. Thước C. Cân B. Bình D. Chai Câu 9: Đơn vị khối lượng là A. Ki lô gam (Kg) C. Mét khối (m3) B. Mét (m) D. Lít (l) Câu 10: Một tạ bằng bao nhiêu ...........kg A. 100 kg C. 1/100 kg B. 10 kg D. 1000 kg Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 6 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh băng nhau có: A. Cùng phương nhưng ngược chiều cùng tác dụng vao 1 vật. B. Cùng phương, cùng chiều C. Khác phương, khác chiều D. Phương vuông góc với nhau Câu 2: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống. Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng vào xe lăn một.......... A. Lực hút C. Lực kéo B. Lực đẩy Câu 3: Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một............. A. Lực kéo C. Lực uốn B. Lực đẩy Câu 4: Gió tác dụng vào buồm một............. A. Lực đẩy C. Lực nâng B. Lực kéo Câu 5: Đầu tàu tác dụng vào toa một........ A. Lực đẩy C. Lực tương tác B. Lực kéo Câu 6: Lực là: A. Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác. B. Sự chuyển động của vật C. Sự biến dạng của vật Câu 7: Để nâng một tấm bê tông nâng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một............... A. Lực đẩy C. Lực nâng B. Lực uốn Câu 8: Trong khi cày con trâu đã tác dụng vào cái cây một............. A. Lực kéo C. Lực nâng B. Lực đẩy Câu 9: Chọn câu đúng A. Mỗi lực đều có một phương và một chiều xác định . B. Mỗi lực có thể có nhiều phương và một chiều C. Mỗi lực có một phương và nhiều chiều Câu 10: Hai học sinh A và B chơi kéo co. Sợi dây đứng yên chọn câu trả lời đúng. A. Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên dây và lực mà dây tác dụng lên tay học sinh A là 2 lực cân bằng B. Lực mà hai học sinhtác dụng lên hai đầu dây là hai lực cân bằng C. Các câu A, B đều đúng Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 7 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống. - Lực đẩy mà lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn đã làm ............................... A. Biến dạng xe C. Xe không thay đổi vị trí B. Biến đổi chuyển động của xe Câu 2. Lực mà tay ta ép vào lò so đã làm ........................................ A. Biến dạng lò xo C. Biến đổi chuyển động của lò xo. B. Lò xo không biến dạng Câu 3. Dùng hai tay uốn cong một thanh tre. Lực uốn của tay đã làm cho thanh tre bị............ A. Thay đổi vị trí C. Biến dạng. B. Biến đổi chuyển động Câu 4. Chọn câu nói sai. Các trường hợp sau được coi là chuyển động của vật bị biến đổi. A. Xe đang chạy trên đường, tài xế hãm phanh xe chạy chậm dần. B. Máy bay đang bay ở chế độ ổn định. C. Quả bóng đập vào tường rồi quay trở lại. Câu 5. Lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm....................... A. Biến đổi chuyển động của hòn bi. C. Bi biến dạng. B. Bi dừng lại. Câu 6. Lực tác dụng lên một vật A. Không thể làm biến đổi chuyển động của vật B. Có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm nó biến dạng C. Không bao giờ làm biến dạng vật Câu 7. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra kết quả gì ? Hãy chọn câu trả lời đúng : A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng B. Chỉ làm biến dạng của quả bóng C. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó Câu 8. Chọn câu nói đúng. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh xe dừng lại chuyển động của xe đã: A. Bị biến đổi C. Cả hai câu đều sai. B. Không bị biến đổi. Câu 9. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500 km/h. Chuyển động của máy bay đã: A. Bị biến đổi C. Không bị biến đổi B. Có thể biến đổi, có thể không Câu 10. Một chiếc xe máy đang chạy, bỗng được tăng ga, xe chạy nhanh lên. Chuyển động của xe máy: A. Đã bị biến đổi B. Không bị biến đổi. C. Cả hai câu đều sai. Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 8 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1. Đơn vị của lực là: A. Ki lô gam (Kg) C. Niutơn(N) B. Niutơn trên mét khối(N/m3) D. Mét(m) Câu 2. Trọng lực là: A. Lực đẩy của trái đất C. Lực tương tác của trái đất B. Lực hút của trái đất D. Lực nén của trái đất Câu 3. Trọng lực có phương A. Thẳng đứng C. Chếch lên B. Nằm ngang Câu 4. Trọng lực có chiều A. Từ dưới lên trên C. Từ trái sang phải B. Từ trên xuống dưới D. Từ phải sang trái Câu 5. Trọng lượng của quả nặng 100g là: A. 1 N C. 100 N B. 10 N Câu 6. Trọng lượng của quả cân 1kg là: A. 100 N C. 1000 N B. 10 N Câu 7. Trong đời sống hàng ngày trọng lực còn được gọi là: A. Trọng lượng B. Khối lượng Câu 8. Trọng lựợng của một quả trứng 50g là: A. 5 N C. 0,05 N B. 0,5 N D. 50 N Câu 9. Trọng lượng một xe tải khối lượng 6 tấn là A.600 N C. 60 000 N B. 60 N Câu 10. Trọng lực có: A. Nhiều phương C. Có thể có một hoặc nhiều phương B. Một phương Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 10 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1: Độ biến dạng của lò xo là: A. Hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo (1-10) B. Chiều dài khi biến dạng của lò xo (1) C. Chiều dài tự nhiên của lò xo (l0) D/ Tổng chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo (1+10) Câu 2: Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi: A. Tăng gấp đôi C. Giảm 1/2 B. Tăng gấp 3 D. Giảm 1/3 Câu 3: Lực đàn hồi và độ biến dạng có tính chất: A. Lực đàn hồi không phụ thuộc vào độ biến dạng B. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm. C. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng D. Độ biến dạng tỷ lệ nghịch với lực đàn hồi Câu 4: Độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi A. Tăng gấp đôi C. Giảm gấp ba B. Tăng gấp ba Câu 5: Lò xo là vật A. Có tính chất đàn hồi C. Cả hai câu trên đều sai B. Không có tính chất đàn hồi Câu 6: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi A. Trọng lực của một quả nặng B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp C. Lực hút của một nam châm tác dụng lên miếng sắt Câu 7: Các vật sau có tính chất đàn hồi A. Một quả bóng cao su C. Một cục đất sét B. Một hòn đá Câu 8: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi A. Lực đẩy của gió lên cánh buồm B. Lực tác dụng của đầu búa lên đinh C. Lực do cái giảm xóc đặt vào khung xe máy Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Lúc quả bóng bàn rơi xuống mặt bàn rồi nẩy lên thì có thể xẩy ra những hiện tượng gì đối với quả bóng. A. Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng B. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng C. Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi D. Không có hiện tượng gì xảy ra Câu 10: Khi ta bóp bẹp một cục tẩy cao su thì biến dạng của cục tẩy là: A. Biến dạng đàn hồi C. Cả 2 câu trên đều sai B. Không phải biến dạng đàn hồi Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 11 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1. Dụng cụ đo lực là: A. Cân C. Lực kế B. Thước D. Bình chia độ Câu 2. Khi đo lực bằng lực kế. Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0, nghĩa là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm: A. Đúng vạch 0 C. Dưới vạch 0 B. Trên vạch 0 D. Gần vạch 0 Câu 3. Hệ thức giữa khối lượng và trọng lượng của một vật: A. P = m C. P = 1/10 m B. P = 10 m D. P=100 m Câu 4. Một quả cân có trọng lượng là 2(N) thì có khối lượng là: A. 20 g C. 2000 g B. 200 g D. 1/20 g Câu 5. Quả cân 1kg có trọng lực là: A. 10 N C. 100 N B. 1 N D. 1/10 N Câu 6. Trong các số liệu sau đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá : A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi 330ml B. ở 1 số cửa hàng vàng bạc có ghi: Vàng 99,99 C. Trên vỏ chai nước rửa chén, bát có ghi: Khối lượng tịnh 1kg Câu 7. Khi đo lực ta phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo.............của lực cần đo. A. Phương C. Cả 2 đều sai B. Chiều Câu 8. Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng là: A. 320 N C. 3 200 N B. 32 000 N D. 32 N Câu 9. Chọn câu trả lời đúng A. Một hộp bánh có 336g B. Một túi kẹo có khối lượng tịnh 118g C. Một túi xà phòng có khối lượng là 0,5N Câu 10. Chọn câu trả lời đúng A. Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng B. Cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng C. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực còn cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo khối lượng Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 12 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1. Đơn vị khối lượng riêng là: A. N/m3 C. Kg B. N D. Kg/m3 Câu 2. Đơn vị của trọng lượng riêng là: A. N/m3 C. Kg/m3 B. N Câu 3. Chọn công thức đúng A. m = D/V C. m = D.V B. V = m.D Câu 4. Muốn xác định khối lượng riêng của các hòn bi bằng thủy tinh, người ta cần dùng những dụng cụ sau: A. Chỉ dùng một cái cân C. Dùng một lực kế và bình chia độ B. Chỉ dùng một lực kế D. Dùng một cái cân và bình chia độ Câu 5. Công thức d = P/V dùng để tính: A. Khối lượng của vật C. Trọng lượng của vật B. Khối lượng riêng của chất tạo nên vật D. Trọng lượng riêng của chất làm vật Câu 6. Một chất có trọng lượng riêng 8000N/m3thì có khối lượng riêng là: A. 800Kg/m3 C. 8000Kg/m3 B. 80000Kg/m3 D. 80Kg/m3 Câu 7. Biết khối lượng riêng của đá là: 2600Kg/m3 . Khối lượng của một khối đá có thể tích 0,5m3là: A. 1300Kg C1000Kg B. 2600Kg D. 500Kg Câu 8. Công thức tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D là: A. d = 100D C. d =10.D B. d = D/10 D. đ = D - 10 Câu 9. Khối lượng riêng của một chiếc đầm sắt có thể tích 40dm3 là: A. 312Kg C. 3120Kg B. 31200Kg D. 3900Kg (Biết khối lượng riêng của sắt là 7800Kg/m3) Câu 10. Chọn câu sai: A. Một vật có thể tích nhất định và khối lượng nhất định thì khối lượng riêng không thay đổi B. Giữ nguyên khối lượng của vật, nếu tăng thể tích của vật thì khối lượng riêng tăng C. Giữ nguyên khối lượng của vật, nếu tăng thể tích của vật thì khối lượng riêng giảm Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 14 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1. Kéo vật lên theo phưong thẳng đứng cần một lực..............trọng lượng của vật A. Lớn hơn C. Nhỏ hơn B. Bằng D. ít nhất bằng Câu 2. Các máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc............hơn A. Nhanh C. Khó khăn B. Chậm D. Dễ dàng Câu 3. Các loại máy cơ đơn giản thường dùng là: A. Mặt phẳng nghiêng C. Đòn bẩy B. Ròng rọc D. Cả ba phương án trên đều đúng Câu 4. Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong các số lực sau đây. A. F < 20 N C. F = 200 N B. F = 20 N D. 20 N < F < 200 N Câu 5. Tìm câu trả lời sai : Các dụng cụ sau được coi là máy cơ đơn giản A. Tấm ván đặt nghiêng C. Cái mở nút chai B. Cái bóc vỏ D. Máy thu thanh Câu 6. Người ta thường dùng máy cơ đơn giản nào để đưa thùng hàng lên ôtô tải. A. Mặt phẳng nghiêng C. Ròng rọc B. Đòn bẩy Câu 7. Thường dùng máy cơ đơn giản nào để đưa xô vữa lên cao A. Tấm ván nghiêng C. Cái gậy dài B. Ròng rọc cố định và ròng rọc động Câu 8. Kéo thùng nước từ giếng lên dùng máy cơ đơn giản nào: A. Đòn bẩy, hoặc ròng rọc cố định C. Cả hai đều không được B. Mặt phẳng nghiêng Câu 9. Để đưa một bao xi măng 50kg từ dưới lên, ta cần dùng một lực. A. Lớn hơn hoặc tối thiểu là 500N C. Bằng 50N B. Lớn hơn 50N Câu 10. Chọn câu nói đúng: Những dụng cụ sau là máy cơ đơn giản A. Bóng đèn điện C. Cái kìm B. Máy thu hình Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 15 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo.............trọng lượng của vật A. Nhỏ hơn C. Bằng B. Lớn hơn D. Cả 3 phương án trên đều sai Câu 2. Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần kéo vật trên mặt phẳng đó....... A. Càng nhỏ C. Không đổi B. Càng lớn D. Cả 3 phương án trên đều sai Câu 3. Khi ta đi lên dốc càng thoai thoải thì càng dễ hơn vì: A. Lực nâng người lên khi đi nhỏ hơn B. Lực nâng người lên khi đi lớn hơn C. Lực nâng người lên khi đi bằng trọng lực cơ thể D/ Cả ba phương án trên là sai Câu 4. Chú Minh đã dùng một lực 500N để đưa một thùng hàng nặng 2000N từ mặt đất lên xe Ôtô. Nếu sử dụng một tấm ván dài hơn thì chú Minh nên dùng lực nào có lợi hơn trong các lực sau đây: A. F = 2 000 N C. F < 500N B. F > 500N D. F = 500N Câu 5. Để đưa một chiếc xe máy từ lòng đường lên vỉa hè cao 0,4m ta dùng cách nào là tốt nhất: A. Dùng ròng rọc kéo lên C. Dùng tay khênh lên xe B. Dùng đòn bẩy bẩy lên xe D. Dùng một tấm ván bắc ngiêng dắt xe lên Câu 6. Chọn câu đúng: Khi dùng mặt phẳng nghiêng A. Có thể kéo vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật B. Có thể làm đổi hướng trọng lực của vật C. Có thể đổi cả hướng và trọng lượng của vật Câu 7. Có thể làm tăng độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào sau đây: A. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng B. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng C. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng Câu 8. Một người dùng lực 400N để đưa vật nặng 1200N từ mặt đất lên xe ôtô bằng mặt phẳng nghiêng. Nếu sử dụng mặt phẳng nghiêng ngắn hơn thì người đó sẽ dùng lực nào trong các lực sau đây : A. F = 1 200 N C. F = 400 N B. F > 400 N D. F < 400 N Câu 9. Cầu thang xoáy là một ví dụ về máy cơ đơn giản nào A. Ròng rọc C. Mặt phẳng nghiêng B. Đòn bẩy Câu 10. Mặt phẳng càng nghiêng nhiều thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng đó càng: A. Lớn C. Cả 2 phương án đều sai B. Nhỏ Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 16 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1. Mỗi đòn bẩy đều có: A. Điểm tựa là O C. Điểm tác dụng của lực F2 là O2 B. Điểm tác dụng của lực F1 và O1 D. Cả 3 phương án trên đều đúng Câu 2. Khi dùng đòn bẩy mà khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật thì lực nâng......................trọng lượng của vật. A. Lớn hơn C. Bằng B. Nhỏ hơn D. Cả 3 phương án trên đều sai Câu 3. Với lực nâng bằng 500N chú Hải dùng đòn bẩy có thể nâng được một vật có trọng lượng 800N. So sánh khoảng cách từ điểm tựa tới tay chú với khoảng cách từ điểm tựa tới điểm đặt của vật A. Bằng nhau C. Lớn hơn B. Nhỏ hơn D. Cả 3 phương án trên đều sai Câu 4. Chọn câu nói sai: Đòn bẩy A. Luôn được lợi về lực C. Cả 2 phương án trên đều đúng B. Có thể lợi cả độ lớn và hướng của lực Câu 5. Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi A. Khoảng cách OO1= OO2 C. Khoảng cách OO1> OO2 B. Khoảng cách OO1< OO2 D. Cả 3 câu trên đều sai Câu 6. Các dụng cụ sau được coi là đòn bẩy A. Cái kéo C. Cái cầu bập bênh B. Xe cút kít D. Cả 3 phương án trên đều đúng Câu 7. Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lực của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng..........khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật A. Lớn hơn C. Lớn hơn hoặc bằng B. Nhỏ hơn Câu 8. Điểm tựa của xe cút kít là: A. Trục bánh xe cút kít B. Điểm tiếp xúc giữa bánh xe với đất C. Điểm tác dụng của tay người dùng lên càng xe Câu 9. Mỗi đòn bẩy đều có: A. Một điểm tựa C. Cả 2 trường hợp trên đều đúng B. Nhiều điểm tựa Câu 10. Lực tác dụng ở đòn bẩy luôn A. ở một phía của điểm tựa B. ở hai phía của điểm tựa C. Có thể ở một phía hoặc hai phía của điểm tựa Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 19 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu 1. Chọn câu trả lời đúng A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực kéo C. Ròng rọc cố dịnh có tác dụng vừa làm thay đổi độ lớn vừa làm thay đổi hướng của lực D. Cả ba phương án trên đều đúng Câu 2. Chọn câu trả lời đúng A. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực B. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực C. Ròng rọc động có tác dụng vừa làm thay đổi độ lớn, vừa làm thay đổi hướng của lực D. Cả ba phương án trên đều sai âu 3. Máy cơ đơn giản nào chỉ giúp làm thay đổi hướng của lực A. Mặt phẳng nghiêng C. Ròng rọc cố định B. Đòn bẩy D. Ròng rọc động Câu 4. Lực kéo vật bằng ròng rọc động A. Lớn hơn trọng lượng vật C. Bằng trọng lượng vật B. Nhỏ hơn trọng lượng vật D. Lớn hơn hoặc bằng trọng lượng vật Câu 5. Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực. A. Ròng rọc cố địn h B. Mặt phẳng nghiêng C. Đòn bẩy Câu 6. Chọn câu đúng A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực D. Với 2 ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực Câu 7. Giả sử ta dùng một hệ thống ròng rọc động để nâng một bao gạo có khối lượng 60kg. Ta chỉ cần tác dụng một lực bằng bao nhiêu trong các giá trị sau: A. 600 N B. 100 N C. 800 N Câu 8. Hãy so sánh xem lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật khi dùng ròng rọc cố định A. Bằng B. ít nhất bằng C. Nhỏ hơn D. Lớn hơn Câu 9. Người phụ nề đứng dưới đường. Muốn kéo bao xi lên tâng hai thường dùng một: A. Ròng rọc động C. Mặt phẳng nghiêng B. Ròng rọc cố định D. Đòn bẩy Câu 10. Một vật có trọng lượng 50N. Dùng một ròng rọc cố định kéo vật đó lên cao. Giá trị lực kéo là: A. F = 50N B. F = 500N C. F = 5000N Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Vật lý Lớp 6 - Tuần 21 Người ra đề: Nguyễn Thị Sinh - Trường THCS Dệt Em hãy chọn phương án đúng và đán

File đính kèm:

  • docTuan 1-33.doc
Giáo án liên quan