Áo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 18: Ôn tập - Đinh Thị Hồng Phương

I.Mục tiêu:

 1/Kiến thức :

 - Học sinh ôn lại những kiến thức đã học về: ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, các ngành giun.

 - So sánh được sự giống và khác nhau về cấu tạo, chức năng giữa các loài động vật trong ngành ruột khoang, ngành giun.

 - Nắm rõ hơn về cấu tạo của từng ngành đặc trưng.

2/Kỹ năng Rèn cho học sinh các kỹ năng về các thao tác thảo luận nhóm.

 - Rèn cho học sinh biết phương pháp học bài, biết cách trả lời và làm bài trong khi kiểm tra.

3/Thái độ :

 - Giáo dục học sinh có thái độ nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra, có ý thức cao trong việc tự học bài và làm bài.

II.Chuẩn bị :

 1/Giáo viên :

 - Một số tranh về cấu tạo của ngành ruột khoang, các ngành giun.

 - Các câu hỏi ôn tập.

 - Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận, câu hỏi ôn tập.

 2/Học sinh :

 - Nghiên cứu kỹ nội dung các bài từ đầu năm đến nay. Dự đoán các câu hỏi thảo luận trong các bài đã học.

 - Vở bài tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 18: Ôn tập - Đinh Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: ÔN TẬP Tiết : 18 I.Mục tiêu: 1/Kiến thức : - Học sinh ôn lại những kiến thức đã học về: ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, các ngành giun. - So sánh được sự giống và khác nhau về cấu tạo, chức năng giữa các loài động vật trong ngành ruột khoang, ngành giun. - Nắm rõ hơn về cấu tạo của từng ngành đặc trưng. 2/Kỹ năng Rèn cho học sinh các kỹ năng về các thao tác thảo luận nhóm. - Rèn cho học sinh biết phương pháp học bài, biết cách trả lời và làm bài trong khi kiểm tra. 3/Thái độ : - Giáo dục học sinh có thái độ nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra, có ý thức cao trong việc tự học bài và làm bài. II.Chuẩn bị : 1/Giáo viên : - Một số tranh về cấu tạo của ngành ruột khoang, các ngành giun. - Các câu hỏi ôn tập. - Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận, câu hỏi ôn tập. 2/Học sinh : - Nghiên cứu kỹ nội dung các bài từ đầu năm đến nay. Dự đoán các câu hỏi thảo luận trong các bài đã học. - Vở bài tập. III.Phương pháp: Trực quan, so sánh đối chiếu, thảo luận nhóm, hỏi đáp, giảng giải. IV.Tiến trình : 1/Oån định tổ chức : (1’) Kiểm tra vệ sinh và sỉ số học sinh 2/Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp với ôn tập ) 3/Giảng bài mới : (40’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Mở bài : Để chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra sắp tới và để hoàn chỉnh hơn kiến thức mà các em đã học, ở tiết học này cô sẽ giúp cho các em khắc sâu, nhớ lâu hơn và biết các phương pháp học tập để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình học và làm bài. HĐ1: Oân tập các kiến thức đã học bằng các câu hỏi bài tập (20’) MT: HS tự nhớ lại kiến thức đã học thông qua các câu hỏi nhanh bằng trắc nghiệm. GV: treo bảng phụ ghi 4 câu hỏi và hướng dẫn HS cách trả lời trong (5’) (nhóm1 câu 1,2; nhóm 2 câu 3,4; nhóm 3 câu 5,6; nhóm 4 câu 7,8) C1: Vì sao nói trùng roi, trùng biến hình, trùng giày là động vật đơn bào ? C2: Trùng roi giống và khác thực vật điểm nào? C3: Nêu cách dinh dưỡng của trùng giày? C4: Điểm khác nhau cơ bản về sinh sản giữa trùng biến hình và trùng giày là gì ? C5: Nêu quá trình gây bệnh cho người của trùng kiết lị ? C6: Trùng sốt rét gây hại như thế nào đến cơ thể của con người ? C7: Bào xác kiết lị có thể sống ở môi trường ngoài bao lâu? Mỗi bệnh nhân có thể thải ra bao nhiêu bào xác kiết lị mỗi ngày? C8: Nêu đặc điểm chung của ngành ĐVNS? HS: các nhóm thảo luận nhanh câu hỏi và hoàn thành kết quả sớm. GV : gọi bất kì 1 học sinh nào đó trong nhóm và chấm điểm cho học sinh đó. GV: treo bảng phụ ghi 4 câu hỏi và yêu cầu các nhóm trả lời trong 2 phút (mỗi nhóm 1 câu ) C1: Nêu cấu tạo cơ quan dinh dưỡng và cách dinh dưỡng của thuỷ tức ? Thuỷ tức có mấy cách sinh sản? C2: So sánh đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng giữa sứa và san hô ? Giữa san hô và thuỷ tức về sinh sản vô tính mọc chồi ? C3: Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang ? C4: Động vật ngành ruột khoang có vai trò gì trong đời sống con người ? HS: các nhóm thảo luận nhanh câu hỏi và hoàn thành kết quả sớm. GV : gọi bất kì 1 học sinh nào đó trong nhóm và chấm điểm cho học sinh đó. GV: đọc nhanh các câu hỏi và cho điểm học sinh tại chỗ. HS: trả lời nhanh các câu hỏi của giáo viên. HĐ2: So sánh cấu tạo và tìm hiểu về những tác hại do động vật thuộc các ngành giun gây ra. MT: HS khẳng định được sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và các tác hại do chúng gây ra. GV : Yêu cầu HS nhớ lại các thông tin đã học, so sánh sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và tác hại của các động vật thuộc ngành giun gây ra cho động vật, con người và động vật. HS: nghiên cứu để trả lời các câu hỏi. GV nêu câu hỏi và điểm cho những HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu của GV. C1: Nêu đặc điểm cấu tạo và tác hại do sán lá gan gây ra ? C2: Nêu sự phát triển vòng đời của sán lá gan ? C3: Nêu đặc điểm cấu tạo và tác hại do sán lá máu gây ra ? C4: Nêu đặc điểm cấu tạo và tác hại do sán bã trâu gây ra ? C5: Nêu đặc điểm cấu tạo và tác hại do sán lá dây gây ra ? C6: Nêu đặc điểm cấu tạo và tác hại do giun đũa gây ra ? C7: Nêu đặc điểm cấu tạo và tác hại do giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa gây ra cho người, động vật và thực vật ? GV: giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cơ thể và phòng tránh những bệnh do giun sán gây ra, hướng dẫn HS cách học bài và cách làm và trình bày bài kiểm tra một cách khoa học, cẩn thận. I/ CHƯƠNG I: NGÀNH ĐVNS C1: Cơ thể chỉ có 1 tế bào gồm: nhân, chất nguyên sinh, không bào . . . nhưng đảm nhận mọi chức năng sống. C2: * Giống: trùng roi có tế bào lục lạp, quang hợp khi có ánh sáng. * Khác: trùng roi có thể di chuyển, cơ thể chỉ có một tế bào. C3: nội dung SGK/ 21 C4: Trùng biến hình khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sản bằng cách phân đôi cơ thể. - Trùng giày sinh sản bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang và sinh sản tiếp hợp. C5: nội dung SGK/ 23 C6: Phá vỡ hồng cầu gây mất máu, dẫn đến con người bị tử vong do mất máu. C7: Bào xác kiết lị có thể sống ở môi trường ngoài 9 tháng, thải trung bình 300 triệu bào xác kiết lị/ ngày. C8: nội dung SGK/ 28 II/ CHƯƠNG II:NGÀNH RUỘT KHOANG C1: nội dung SGK/ 31 C2: nội dung bảng 2 SGK/ 35 San hô mọc chồi nhưng không tách khỏi cơ thể mẹ. Thuỷ tức thì ngược lại. C3: nội dung bảng 1 SGK/ 37 C4: nội dung SGK/ 38 III. CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN C1: Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu, mắt và lông bơi tiêu giảm, kí sinh ở gan, mật của trâu, bò lấy chất dinh dưỡng làm vật nuôi gầy rạc, chậm lớn. C2: nội dung SGK / 42 C3: Cơ thể hình trụ, con đực và con cái luôn kết đôi đi chung với nhau. Chúng kí sinh trong máu người, hút chất dinh dưỡng trong máu làm người bệnh gầy yếu, xanh xao. C4: Cơ thể cấu tạo gần giống sán lá máu, màu đỏ như bã trầu. Kí sinh ở ruột lợn lấy chất dinh dưỡng làm vật nuôi gầy yếu. C5: Đầu sán nhỏ có giác bám, thân có hàng trăm đốt sán, mỗi đốt đều mang 1 cơ quan sinh dục lưỡng tính. Kí sinh ở ruột non và cơ bắp trâu bò, lấy chất dinh dưỡng. C6: Cơ thể hình trụ dài như chiếc đũa (khoảng 25 cm). Có lớp vỏ cuticun bọc bên ngoài. Kí sinh ở ruột non (nhất là ở trẻ em) lấy chất dinh dưỡng, gây đau bụng, đôi khi tắc ống mật, tắc ruột. C7: nội dung SGK / 50 4/ Củng cố và luyện tập : (2’) Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh các phần quan trọng cần ghi nhớ trong chương trình mà các em đã học từ đầu năm đến nay. 5/Hướng dẫn HS tự học ở nhà : (2’) * Bài cũ: - Xem lại kiến thức trọng tâm của tất cả các bài đã học. - Nghiên cứu kĩ cấu tạo, vòng đời sinh sản, dinh dưỡng và các tác hại do động vật thuộc các ngành giun gây ra cho động vật, con người. - Trả lời tất cả các câu hỏi và bài tập sgk trong tất cả các bài. * Bài mới: Chuẩn bị đầy đủ giấy làm kiểm tra, viết và giấy nháp. V.Rút kinh nghiệm : SGK GV HS

File đính kèm:

  • docao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_18_on_tap_dinh_thi_hong_phuong.doc