Trong những năm gần đây việc dạy môn sinh học ở các trường THCS đã có nhiều chuyển biến và đổi mới so với những năm trước kia. Đa số giấo viên dạy sinh học đã chú ý đén tính khoa học, chính xác, tính thực tiễn của kiến thức nhất là đảm bảo tính hệ thống,phổ thông và phù hợp với tâm sinh lý học sinh.
Yêu cầu hiện nay của ngành giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy và học cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa.
Do vậy rất nhiều giáo viên đã cố gắng cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, suy nghĩ, lập luận trong việc học, tạo điều kiện để học sinh bộc lộ những suy nghĩ, cách lập luận và giải quyết vấn đề được đặt ra hoặc nảy sinh trong quá trình học tập. Giáo viên đã vận dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của môn học và đã sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như sử dụng băng vi đeo, máy chiếu. để phát huy tính tích cực học tập môn sinh học của học sinh. Tuy nhiên vẫn còn những điểm hạn chế trong dạy học sinh học như : giáo viên ít sử dụng đồ dùng dạy học, giáo viên dạy chéo môn, việc đầu tư thời gian và công sức cho việc thiết kế bài dạy còn hạn chế dẫn đến việc thực hiện mục tiêu giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao và một điều dễ nhận thấy là học sinh không thích học môn sinh học, coi đó là môn phụ.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3746 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng phương pháp dạy học bằng hoạt động nhóm trong môn Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp dụng phương pháp dạy học bằng hoạt động nhóm
trong môn sinh học
__________________________________________________
I. Đặt vấn đề:
1, Cơ sở lý luận:
Trong những năm gần đây việc dạy môn sinh học ở các trường THCS đã có nhiều chuyển biến và đổi mới so với những năm trước kia. Đa số giấo viên dạy sinh học đã chú ý đén tính khoa học, chính xác, tính thực tiễn của kiến thức nhất là đảm bảo tính hệ thống,phổ thông và phù hợp với tâm sinh lý học sinh.
Yêu cầu hiện nay của ngành giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy và học cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa...
Do vậy rất nhiều giáo viên đã cố gắng cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, suy nghĩ, lập luận trong việc học, tạo điều kiện để học sinh bộc lộ những suy nghĩ, cách lập luận và giải quyết vấn đề được đặt ra hoặc nảy sinh trong quá trình học tập. Giáo viên đã vận dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của môn học và đã sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như sử dụng băng vi đeo, máy chiếu... để phát huy tính tích cực học tập môn sinh học của học sinh. Tuy nhiên vẫn còn những điểm hạn chế trong dạy học sinh học như : giáo viên ít sử dụng đồ dùng dạy học, giáo viên dạy chéo môn, việc đầu tư thời gian và công sức cho việc thiết kế bài dạy còn hạn chế dẫn đến việc thực hiện mục tiêu giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao và một điều dễ nhận thấy là học sinh không thích học môn sinh học, coi đó là môn phụ.
2, Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tiễn giảng dạy môn sinh học nhiều năm ở trường THCS, qua việc thăm lớp dự giờ của các đồng nghiệp, qua các giờ thao giảng của giáo viện giỏi Huyện và qua các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường tôi nhận thấy:
Bản thân và các giáo viên dạy sinh học khác đã cố gắng vận dụng phương pháp dạy học mới- phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tín tích cực chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, trọng tài, điều khiển, tổ chức và thiết kế các hoạt động học tập của học sinh, giúp học sinh tự lực tìm ra kiến thức mới thông qua các câu hỏi gợi mở, các hoạt động cá nhân hoặc hợp tác trong nhóm, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành xử lý số liệu, thông tin...
Để đem lại niềm vui và hứng thú trong học tập môn sinh học của học sinh thì việc vận dụng phương pháp dạy học tích cự là cần thiết và cấp bách với tất cả giáo viên dạy Sinh học. Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực được áp dụng trong môn Sinh học ở trường THCS như: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học bằng hoạt động nhóm, dạy học bằng tổ chức các hoạt động khám phá.....
II.Giải quyết vấn đề:
Dựa vào đặc điểm tình hình thực trạng của trường, học sinh và địa phương tôi thấy việc vận dụng phương pháp dạy học bằng hoạt động nhóm vào quá trình dạy học môn Sinh học đã phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh làm cho tiết học thêm sinh động, sôi nổi và bước đầu đem lại niềm vui, sự hứng thú học tập cho học sinh.
Tôi nhận thấy hoạt động nhóm trong học tập môn Sinh học đã giúp học sinh trao đổi kinh nghiệm, các thành viên trong nhóm có thể nhận thêm thông tin từ bạn bè được biểu lộ quan điểm khác nhau và phát triển các kỹ nămg giao tiếp. Trong từng nhóm các ý kiến của mỗi cá nhân được đánh giá và chấp nhận, có sự cảm thông, chia sẻ, tin cậy và ủng hộ giữa học sinh với nhau, giúp các em hình thành và phát triểm kỹ năng làm việc hợp tác. Học theo nhóm học sinh có cơ hội thể hiện hiểu biết, những kỹ năng, những quan điểm, thái độ trước một vấn đề nêu ra.
Tính cách các nhân được bộc lộ, phát triển tình bạn, ý thức cộng đồng. Qua hoạt động nhóm của học sinh còn giúp giáo viên thu nhận những kinh nghiệm, sáng tạo của học sinh.
Để hoạt động nhóm của học sinh đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải có mục tiêu cụ thể: Mỗi người tham gia phải hiểu rõ mục tiêu của cuộc thảo luận.
Nhiệm vụ hoặc bài tập của nhóm phải rõ ràng, không gây thắc mắc. Bài tập không quá khó cũng không quá dễ, nếu quá khó việc thảo luận sẽ bế tắc, nếu quá dễ sẽ gây ra nhàm chán. Quan trọng hơn là bài tập của nhóm phải dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết thực tế của học sịnh Giáo viên phải biết chắc chắn rằng học sinh của mình có đủ kinh nghiệm để tham gia hoạt động này.
- Phải lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động nhóm: Chia lớp thành bao nhiêu nhóm, mỗi nhóm có bao nhiêu em, có kế hoach thời gian cụ thể cho hoạt động nhóm là bao nhiêu để chủ động trong kế hoạch bài học.
- Gioá viên phải có trình độ chuyên môn có khả năng tổ chức, thiết kế, quản lý, điều hành và có kỹ năng giao tiếp tốt. Học sinh phải có kinh nghiệm, vốn kiến thức về vấn đề thảo luận. Có sự đánh giá về sự tham gia của các thành viên trong thảo luận.
Vận dụng hình thức hoạt động nhóm vào soạn giảng bài 41- Tiết 43: Môi trường và các nhân tố sinh thái ( Sinh học 9)
I, Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:
- Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
II, Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ hình 41.1 và 41.2( SGK Sinh 9)
- Phiếu học tập.
III, Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Môi trường sống của sinh vật:
Giáo viên treo tranh vẽ hình 41.1 lên bảng yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ và nghiên cứu thông tin mục I ( SGK) -> thảo luận theo nhóm các yêu cầu sau:
+ Trả lời câu hỏi: 1, Môi trường sống của sinh vật ?
2, Có những loại môi trường sống nào?
3, Điền tiếp nội dung phù hợp vào các ô trống trong bảng 41.1
+ Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm mỗi nhóm 5-6 em mỗi nhóm có một một em làm nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận theo yêu cầu giáo viên đưa ra, một thư ký ghi chép nội dung thảo luận.
Các nhóm thảo luận trong thời gian 4 đến 5 phút.
- Gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình; các nhóm khác nêu câu hỏi và ý kiến thắc mắc.
- Giáo viên nhận xét, tổng hợp và kết luận về kiến thức:
+ Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
+ Có bốn loại môi trường sống chủ yếu.
Môi trường nước: Nước mặn, nước lợ, nước ngọt.
Môi trường trong đất: Các loại đất, trong đó có sinh vật sống.
Môi trường trên mặt đất - không khí: gồm mặt đất và bầu khí quyển.
Môi trường sinh vật: Thực vật, động vật và con người là nơi sống của sinh vật.
Ví dụ: Bảng 41.1: Môi trường sống của sinh vật.
TT
Tên sinh vật
Môi trường sống
Cây hoa hồng
Đất - không khí
Con giun đất
Trong đất
Con sâu xanh
Sinh vật
Con cá chép
Nước
Cây tầm gửi
Sinh vật
Con trâu, bò...
Trên mặt đất
Tôm.
Nước
Mối
Trong đất
Hoạt động 2: Các nhận tố sinh thái của môi trường:
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm: Phân chia các nhân tố sinh thái thành 2 nhóm nghiên cứu thông tin mục II (SGK) -> Thảo luận nhóm thống nhất điền vào ô trống bảng 41.2 (SGK)
- GV nêu tên 2 nhóm nhân tố sinh thái, lấy ví dụ để học sinh hiểu sơ bộ sau đó các em vận dụng bằng cách điền vào bảng 41.2.
giáo viên giải thích thêm lý do con người được tách riêng thành nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với hoạt động của động vật do sự phát triển cao về trí tuệ nên con người tác động vào môi trường tự nhiên bằng các nhân tố xã hội. Đó là các tác động có ý thức, có quy mô rộng lớn, vì vậy làm thay đổi mạnh mẽ môi trường và sinh giới ở nhiều nơi.
- Gọi đại diện một số nhóm nêu kết quả điền vào bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận:
+ Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
+ Nhân tố sinh thái được phân chia thành các nhóm:
Nhân tố vô sinh
Nhân tố hữu sinh
Nhận tố con người
Nhân tố các sinh vật khác
- Khí hậu: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, gió, mưa...
- Thổ nhưỡng: đất, đá
- Nước: nước mặn, nước ngọt...
- Địa hình: Độ cao, độ trũng, dốc...
- Khai thác rừng, đốt rừng..
- Trồng cây
- Cải tạo thiên nhiên
- Săn bắt, đánh cá...
- Chăn nuôi...
- Động vật
- Thực vật
- Vi sinh vật
- Nấm
Hoạt động 3: Nhận xét sự thay đổi của các nhân tố sinh thái:
- Học sinh hoạt động độc lập: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong 1 ngày (từ sáng tới tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?
2, ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?
3, Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào ?
- Kết luật về sự ảnh hưởng của các tố sinh thái tới các sinh vật.
+ Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới sinh vật tuỳ thuộc vào mức độ tác động của chúng.
+ Các nhân tố sinh thái thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
Hoạt động 4: Giới hạn sinh thái:
- Học sinh hoạt động cá nhân: Quan sát tranh vẽ hình 41.2 và nghiên cứu thông tin mục III SGK, trả lời các câu hỏi sau:
1, Giới hạn sinh thái là gì ?
2, Giới hạn sinh thái ở các loài sinh vật có giống nhau không ?
Giáo viên kết luận:
+ Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
+ Nằm ngoài giới hạn sinh thái sinh vật sẽ yếu dần và chết.
- Giáo viên nói thêm về giới hạn sinh thái của sinh vật: Các sinh vật có thể có giới hạn rộng với nhân tố sinh thái này nhưng có giới hạn hẹp với nhân tố sinh thái khác, những loài có giới hạn sinh thái rộng thường phân bố rộng.
IV. Tổng kết đánh giá:
- Học sinh trả lời các câu hỏi để củng cố bài học:
1, Môi trường sống của sinh vật là gì ? Có những loại môi trường nào ?
2, Có những loại nhân tố sinh thái nào ? Cho ví dụ ?
3, Giới hạn sinh thái là gì ?
- Một học sinh đọc kết luận trong SGK.
- Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm ở phiếu học tập:
1, Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
............................... của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật. Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm: Nhóm ..................... và nhóm .......... . Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái .................. và nhân tố sinh thái .............................. .
2, Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái sau vào từng nhóm nhân tố sinh thái:
Kiến, độ dốc của đất, mức độ ngập nước, nhiệt độ không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió, cây cỏ, thảm lá, khô, ánh sáng, độ ẩm, không khí, sâu ăn lá cây, áp suất không khí, độ tơi xốp của đất, lượng mưa, chặt phá rừng làm rẫy, săn bắn động vật.
Nhóm 1, 3, 5, 7 làm câu 1.
Nhóm 2, 4, 6, 8 làm câu 2.
Gọi đại diện một số nhóm nêu câu trả lời.
giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm những nhóm có câu trả lời đúng.
V. Dặn dò:
Học bài và trả lời các câu hỏi cuối SGK.
Chuẩn bị bài mới: ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.
III. kết luận:
Qua việc áp dụng phương pháp hoạt động nhóm vào giảng dạy môn sinh học tôi thấy giờ học sôi nổi, học sinh tiếp thu kiến thức mới qua hoạt động độc lập hoặc theo nhóm một cách tích cực, hứng thú. Mọi cá nhân đều tham gia, đóng góp ý kiến, học hỏi được kiến thức của bạn; từ đó phát triển kỹ năng cá nhân, khả năng tư duy của học sinh được phát triển, học sinh tự đánh giá, biết lắng nghe ý kiến của người khác. Tạo điều kiện cho mỗi người thích ứng dần với sự phân công lao động hợp tác của cộng đồng trong tương lai.
Tóm lại tổ chức dạy học sinh học theo hình thức hoạt động nhóm là một trong những hình thức tốt để phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được khuyến khích thảo luận và hợp tác với nhau, được trao đổi chia sẻ và có cơ hội sử dụng phương pháp, kiến thức va các kỹ năng mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện, bằng cách đó sẽ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập, thu nhận kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên.
Dạy học theo nhóm đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kỹ kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp học sinh lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất.
Tác dụng cuối cùng và lớn nhất của dạy học bằng thảo luận nhóm là người học sẽ trở nên những thành viên tích cực, năng động và có khả năng hợp tác trong công việc và cuộc sống sau này./.
File đính kèm:
- Hoat dong nhom .doc