Bài 4: phản ứng trao đổi ion trong dung dịch của các chất điện li

Mục tiêu:

HS hiểu:

- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện:

 + Tạo thành chất kết tủa.

 + Tạo thành chất điện li yếu.

 + Tạo thành chất khí.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 6004 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 4: phản ứng trao đổi ion trong dung dịch của các chất điện li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: trường THPT Lê Quý Đôn. Họ và tên giáo viên: Lê Thị Ngọc Mai. Bài 4: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI —–˜™ I. Mục tiêu: HS hiểu: Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion. Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện: + Tạo thành chất kết tủa. + Tạo thành chất điện li yếu. + Tạo thành chất khí. HS có kỹ năng: Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra. Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn. Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp; tính nồng độ mol/l các ion thu được sau phản ứng. Tình cảm và thái độ: Học sinh có niềm đam mê hơn với môn Hóa học, say sưa tìm hiểu về thế giới vi mô. Hình thành niềm tin vào hóa học của học sinh. Có ý thức cải tạo môi trường nhờ các phản ứng hóa học. Rèn luyện cho học sinh tính cách tích cực phát biểu xây dựng bài, nghiêm túc trong công việc, làm việc khoa học. Trọng tâm bài học: Hiểu được bản chất , điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly và viết được phương trình ion rút gọn của các phản ứng. Vận dụng vào việc giải các bài toán tính khối lượng và thể tích của các sản phẩm thu được, tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng. II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiệm: Hóa chất: dung dịch Na2SO4. dung dịch BaCl2, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, CH3COONa, Na2CO3, CaCO3 và chất chỉ thị phenolphtalein. Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, cốc thủy tinh, ống nhỏ giọt, pipet, nút bóp cao su. Hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS giải quyết vấn đề. HS chuẩn bị: Nắm vững kiến thức cũ: +Thuộc bảng tính tan. +Chất điện li mạnh, chất điện li yếu và sự điện li của chúng. Cần chuẩn bị trước nội dung bài học mới ở nhà. III. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, nghiên cứu, phương pháp trực quan, đàm thoại-vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, sử dụng sách giáo khoa. IV. Tiến trình bài dạy: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Tiến trình giảng dạy: Hoạt động dạy và học Nội dung bài học Hoạt động 1: - Ở bài sự điện li chúng ta đã biết các chất trong dung dịch tồn tại dưới dạng ion. Vậy nếu cho 2 dung dịch tác dụng với nhau thì bản chất của phản ứng đó xảy ra như thế nào? Để biết được điều này chúng ta đi vào bài mới. Hoạt động 1: Hoạt động 2: I. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li: 1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa: -GV làm thí nghiệm của dd Na2SO4 với dd BaCl2. GV yêu cầu HS nhận xét hiện tượng. HS: Có kết tủa trắng xuất hiện. GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng dạng phân tử. Sau đó GV hướng dẫn HS viết phương trình dạng ion theo 2 cách theo SGK. Sau đó GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Muốn có kết tủa BaSO4 chỉ cần trộn hai dung dịch, một dung dịch có Ba2+, còn dung dịch kia chứa . Hoạt động 2: I. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li: 1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa: Thí nghiệm : Nhỏ dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2 thấy kết tủa trắng. Phản ứng: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4$ + 2NaCl Phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4 $ Þ Muốn có kết tủa BaSO4 chỉ cần trộn hai dung dịch, một dung dịch có Ba2+, còn dung dịch kia chứa . Kết luận: Phản ứng xảy ra do có sự kết hợp giữa các ion tạo thành chất kết tủa. Hoạt động 3: 2. Phản ứng tạo thành chất kết tủa: a) Phản ứng tạo thành nước: -GV làm thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào cốc đựng dd NaOH 0,10M. Dd có màu hồng. Nhỏ từ từ dd HCl 0,10M vào cốc trên. GV yêu cầu HS nhận xét hiện tượng. HS: Màu hồng của dung dịch nhạt dần và mất màu. GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng dạng phân tử và hướng dẫn HS viết phương trình ion thu gọn. GV yêu cầu HS rút ra nhận xét: Phản ứng xảy ra do có sự kết hợp của 2 ion H+ và OH- tạo thành chất điện li yếu. GV yêu cầu học sinh viết phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn giữa Mg(OH)2 với dung dịch HCl. GV kết luận: Phản ứng giữa dd axit và hiđroxit có tính bazơ rất dễ xảy ra vì tạo thành chất điện li yếu là H2O. Hoạt động 3: 2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu: a) Phản ứng tạo thành nước: Thí nghiệm : Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào cốc đựng dd NaOH 0,10M. Dd có màu hồng. Nhỏ từ từ dd HCl 0,10M vào cốc trên thấy hiện tượng: Màu hồng của dung dịch nhạt dần và mất màu. Phản ứng: NaOH + HCl ® NaCl + H2O Phương trình ion rút gọn : H+ + OH– ® H2O Phản ứng: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O Phương trình ion rút gọn : Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + H2O Kết luận: Phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ rất dễ xảy ra vì tạo thành chất điện li yếu là H2O. Hoạt động 4: 2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu: b) Phản ứng tạo thành axit yếu: -GV làm thí nghiệm: Nhỏ dd HCl vào ống nghiệm đựng dd CH3COONa. GV yêu cầu HS nhận xét hiện tượng. HS: Ngửi thấy mùi giấm. GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng dạng phân tử và phương trình ion thu gọn. GV yêu cầu HS rút ra nhận xét: Phản ứng xảy ra do có sự kết hợp của 2 ion H+ và CH3COO- tạo thành CH3COOH là chất điện li yếu. Hoạt động 4: 2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu: b) Phản ứng tạo thành axit yếu: Thí nghiệm : Nhỏ dd HCl vào ống nghiệm đựng dd CH3COONa sản phẩm sinh ra có mùi giấm. Phản ứng: HCl + CH3COONa ® CH3COOH + NaCl Phương trình ion rút gọn : H+ + CH3COO– ® CH3COOH Kết luận: Phản ứng xảy ra do có sự kết hợp của 2 ion: H+ và CH3COO- tạo thành CH3COOH là chất điện li yếu. Hoạt động 5: 3. Phản ứng tạo thành chất khí: -GV làm thí nghiệm: Nhỏ dd HCl vào cốc đựng dd Na2CO3. GV yêu cầu HS nhận xét hiện tượng. HS: Có bọt khí thoát ra. GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng dạng phân tử và phương trình ion thu gọn. GV yêu cầu học sinh viết phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn giữa CaCO3 với dung dịch HCl. GV yêu cầu HS rút ra nhận xét: Phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit yếu dễ xảy ra vì vừa tạo thành chất điện li rất yếu là nước, vừa tạo thành chất khí là CO2. Hoạt động 5: 3. Phản ứng tạo thành chất khí: Thí nghiệm : Nhỏ dd HCl vào cốc đựng dd Na2CO3. Phản ứng: 2HCl + Na2CO3 ® 2NaCl + CO2­+ H2O Phương trình ion rút gọn : 2H+ +® CO2­+ H2O CaCO3(r) + 2HCl ® CaCl2 + CO2­+ H2O CaCO3(r) + 2H+ ® Ca2+ + CO2­+ H2O Kết luận: Phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra vì vừa tạo thành chất điện li rất yếu là nước, vừa tạo ra chất khí CO2. Hoạt động 6: II. Kết luận: GV đưa câu hỏi nêu vấn đề: - Hãy nêu bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li? - Điều kiện để phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li xảy ra? Hoạt động 6: II. Kết luận: Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: - Chất kết tủa. - Chất điện li yếu. - Chất khí. Hoạt động 7: GV bổ sung : qua bài học hôm nay HS có thể xác định được các ion nào có thể cùng tồn tại trong 1 dung dịch và cách nhận biết các ion. GV chia lớp làm 4 nhóm phát phiếu học tập và cho các em thi đua giữa các nhóm. III. Củng cố: Hoạt động 8: Tổng kết lại kiến thức lần cuối. Sau đó dặn HS làm bài tập về nhà. Nhắc nhở HS học bài và xem trước kiến thức bài kế tiếp. IV. Dặn dò: ĐIỂM CHO TIẾT DẠY Nhận xét của giáo viên dự giờ

File đính kèm:

  • doctrao doi ion trong dung dich chat dien li.doc
Giáo án liên quan