Tập đọc
KHO BÁU
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp.
- Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mớivà các thành ngữ:.Hiểu ý nghĩa của truyện: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Thái độ: Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc
- HS: SGK.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài dạy lớp 2 tuần 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 24 tháng 3 năm 2008
Tập đọc
KHO BÁU
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp.
- Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mớivà các thành ngữ:.Hiểu ý nghĩa của truyện: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Thái độ: Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)Ôn tập giữa HK2.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
* Hoạt động 1 :Luyện đoc đoạn 1, 2:
MT: Đọc đúng từng câu, từng đoạn
PP: Thực hành, luyện đọc, động não
a) Đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, tình cảm.
b) Luyện phát âm
c) Luyện ngắt giọng
d) Đọc cả đoạn bài
e) Thi đọc giữa các nhóm.
v Hoạt động2: Thi đua đọc bài.
MT: Đọc trôi chảy toàn bài
PP: Thực hành, luyện đọc, trực quan
Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
Hát
HS lắng nghe và đọc.
HS luyện đọc theo hường dẫn của GV
-- HS thi đua đọc bài.
TIẾ T 2
v Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
MT: Hiểu nội dung bài tập đọc
PP: Thực hành, động não
Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân.
Nhờ chăm chỉ làm ăn, họ đã đạt được điều gì?
Tính nết của hai con trai của họ ntn?
Tìm từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà?
Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?
Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
Kết quả ra sao?
Gọi HS đọc câu hỏi 4.
Yêu cầu HS đọc thầm. Chia nhóm cho HS thảo luận để chọn ra phương án đúng nhất.
Gọi HS phát biểu ý kiến.
Kết luận: Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
Theo con, kho báu mà hai anh em tìm được là gì?
Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Chuẩn bị bài sau: Cây dừa
Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ hết cấy lúa, lại trồng khoai, trồng cà, họ không cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay.
Họ gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
Hai con trai lười biếng, ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.
Già lão, qua đời, lâm bệnh nặng.
Người cho dặn: Ruộng nhà có một kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng.
Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu.
Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa.
Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?
HS đọc thầm.
3 đến 5 HS phát biểu.
1 HS nhắc lại.
Là sự chăm chỉ, chuyên cần.
Chăm chỉ lao động sẽ được ấm no, hạnh phúc./ Ai chăm chỉ lao động yêu quý đất đai sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Rút kinh nghiệm :
Thứ ba ngày 25 tháng 03 năm 2008
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TLCH: ĐỂ LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về cây cối. Biết đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ “Để làm gì?”
-Kỹ năng: Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn.
- Thái độ: Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Bài tập 1 viết vào 4 tờ giấy to, bút dạ.Bài tập 3 viết trên bảng lớp.
HS: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)Ôn tập giữa HK2.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
v Hoạt động 1: Từ ngữ về cây cối
MT: Nêu được tên các loại cây
PP: Thực hành, động não, thi đua
Bài 1
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 viết tên các loại cây bảng nhóm.
Gọi từng nhóm đọc tên từng cây.
Bài 2 (Thực hành)
Gọi HS lên làm mẫu.
Gọi HS lên thực hành.
Bài 3
Yêu cầu HS làm bài và sửa bài
Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy?
Vì sao lại điền dấu chấm vào ô trống thứ hai?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Chuẩn bị: Từ ngữ về cây cối.
Hát
HS nêu yêu cầu
- HS tự thảo luận nhóm và điền tên các loại cây mà em biết.
- Các nhóm trình bày
HS đọc yêu cầu
HS 1: Người ta trồng cây bàng để làm gì?
HS 2: Người ta trồng cây bàng để lấy bóng mát cho sân trường, đường phố, các khu công cộng.
10 cặp HS được thực hành.
HS đọc đề bài.
HS làm bài
Vì câu đó chưa thành câu.
Vì câu đó đã thành câu và chữ đầu câu sau đã viết hoa.
Rút kinh nghiệm :
Thứ ba ngày 25 tháng 3 năm 2008
Toán
ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: Giúp HS:On lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm. Nắm được đơn vị nghìn, hiểu được quan hệ giữa trăm và nghìn.
- Kỹ năng: Biết cách đọc và viết các số tròn trăm.
- Thái độ: Ham thích học Toán.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Đồ dùng dạy bài đơn vị, chục, trăm, nghìn.
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
v Hoạt động 1: On tập đơn vị, chục và trăm.
MT: Ôn quan hệ giữa trăm, chục, đơn vị
PP: Thực hành, động não, trực quan
- Gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi có mấy đơn vị?
- Tiếp tục gắn 2, 3, . . . 10 ô vuông như phần bài học trong SGK và yêu cầu HS nêu số đơn vị tương tự như trên.
10 đơn vị còn gọi là gì?
1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
Viết lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục.
Gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu HS nêu số chục từ 1 chục (10) đến 10 chục (100) tương tự như đã làm với phần đơn vị.
10 chục bằng mấy trăm?
Viết lên bảng 10 chục = 100.
v Hoạt động 2: Giới thiệu 1 nghìn.
MT: Biết số 1 nghìn
PP: Thực hành, động não, trực quan
a. Giới thiệu số tròn trăm.
Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm.
Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100.
Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm.
Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách viết số 2 trăm.
Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết 200.
Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400, . . .
Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?
Những số này được gọi là những số tròn trăm.
b. Giới thiệu 1000.
Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm?
Giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn.
Viết lên bảng: 10 trăm = 1 nghìn.
Để chỉ số lượng là 1 nghìn, viết là 1000.
HS đọc và viết số 1000.
1 chục bằng mấy đơn vị?
1 trăm bằng mấy chục?
1 nghìn bằng mấy trăm?
Yêu cầu HS nêu lại các mối liên hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.
v Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành.
a. Đọc và viết số.
GV gắn hình vuông biểu diễn 1 số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì lên bảng, sau đó gọi HS lên bảng đọc và viết số tương ứng.
b. Chọn hình phù hợp với số.
GV đọc 1 số chục hoặc tròn trăm bất kì, yêu cầu HS sử dụng bộ hình cá nhân của mình để lấy số ô vuông tương ứng với số mà GV đọc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Hát
3 HS lên bảng sửa bài.
Có 1 đơn vị.
Có 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 đơn vị.
10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
1 chục bằng 10 đơn vị.
Nêu: 1 chục – 10; 2 chục – 20; . . . 10 chục – 100.
10 chục bằng 1 trăm.
Có 1 trăm.
Viết số 100.
Có 2 trăm.
Một số HS lên bảng viết.
HS viết vào bảng con: 200.
Đọc và viết các số từ 300 đến 900.
Cùng có 2 chữ số 00 đứng cuối cùng.
Có 10 trăm.
Cả lớp đọc: 10 trăm bằng 1 nghìn.
HS quan sát và nhận xét: Số 1000 được viết bởi 4 chữ số, chữ số 1 đứng đầu tiên, sau đó là 3 chữ số 0 đứng liền nhau.
1 chục bằng 10 đơn vị.
1 trăm bằng 10 chục.
1 nghìn bằng 10 trăm.
Đọc và viết số theo hình biểu diễn.
Thực hành làm việc cá nhân theo hiệu lệnh của GV. Sau mỗi lần chọn hình, 2 HS ngồi cạnh lại kiểm tra bài của nhau và báo cáo kết quả với GV.
Rút kinh nghiệm :
Thứ ba ngày 25 tháng 3 năm 2008
Chính tả
KHO BÁU
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn Ngày xưa … trồng cà.
- Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ua/ uơ; l/n; ên/ ênh.
- Thái độ: Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Bảng lớp ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả.
HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập giữa HK2
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
MT: Viết đúng đoạn văn
PP: Thực hành, động não, trực quan
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần chép
Đọc đoạn văn cần chép.
Nội dung của đoạn văn là gì?
Những từ ngữ nào cho em thấy họ rất cần cù?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Trong đoạn văn những dấu câu nào được sử dụng?
Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó
d) Chép bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
MT: Làm đúng bài tập
PP: Thực hành, động não, thi đua
Bài 2
Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Chuẩn bị bài sau: Cây dừa.
Hát
Theo dõi và đọc lại.
- Nói về sự chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.
- Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng đến lúc lặn mặt trời, hết trồng lúa, lại trồng khoai, trồng cà.
3 câu.
Dấu chấm, dấu phẩy được sử dụng.
Chữ Ngày, Hai, Đến vì là chữ đầu câu.
HS viết bảng con
HS viết bài vào vở
Đọc đề bài.
2 HS lên bảng
Rút kinh nghiệm :
Thứ ngày tháng 03 năm 2008
Tự nhiên xã hội
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: Nêu tên và lợi ích của một số loài vật sống trên cạn. Phân biệt vật nuôi trong gia đình và vật sống hoang dã.
- Kỹ năng: Có kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả.
- Thái độ: Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt là những động vật quí hiếm.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Ảnh minh họa.
HS: SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ:
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu bài
v Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh
MT: Nêu được tên và lợi ích các con vật
PP: Trực quan, động não, thực hành
Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận các vấn đề sau:
Nêu tên con vật trong tranh.
Cho biết chúng sống ở đâu?
Thức ăn của chúng là gì?
Con nào là vật nuôi trong gia đình, con nào sống hoang dại hoặc được nuôi trong vườn thú?
Yêu cầu HS lên bảng, vừa chỉ tranh vừa nói.
+ Tại sao lạc đà đã có thể sống ở sa mạc?
+ Hãy kể tên một số con vật sống trong lòng đất.
+ Con gì được mệnh danh là chúa tể sơn lâm?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV kết luận: Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như: Voi, ngựa, chó, gà, hổ … có loài vật đào hang sống dưới đất như thỏ, giun … Chúng ta cần phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.
v Hoạt động 3: Động não
MT: Biết cách bảo vệ các con vật
PP: Động não, thực hành, thảo luận
Con hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật?
GV nhận xét những ý kiến đúng.
Hoạt động 4: Triển lãm tranh ảnh
MT: Đưa được tranh con vật sống trên cạn
PP: Trực quan, động não, thi đua
Chia nhóm theo tổ.
Yêu cầu HS tập hợp tranh ảnh và dán trang trí vào 1 tờ giấy khổ to.
GV có thể gợi ý:
+ Sắp xếp theo điều kiện khí hậu:
Sống ở vùng nóng
Sống ở vùng lạnh
+ Nơi sống:
Trên mặt đất.
Đào hang sống dưới mặt đất.
+ Cơ quan di chuyển:
Con vật có chân.
Con vật vừa có chân, vừa có cánh
Con vật không có chân.
+ Ích lợi:
Con vật có ích lợi đối với người và gia súc.
Con vật có hại đối với người, cây cối …
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
Yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình.
GV khuyến khích HS nhóm khác đặt các câu hỏi cho nhóm đang báo cáo. Ví dụ:
Bạn cho biết con gà sinh bằng cách nào?
Nhóm bạn có sưu tầm được tranh con hươu. Vậy hươu có lợi ích gì?
Bạn cho biết con gì không có chân?
Con vật nào là vật nuôi trong nhà, con vật nào sống hoang dại?
…
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp
MT: Thực hiện tốt trò chơi
PP: Thực hành, động não
Chơi trò chơi: Bắt chước tiếng con vật.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Chuẩn bị: Một số loài vật sống dưới nước
Hát
-HS quan sát, thảo luận trong nhóm.
HS trả lời cá nhân.
+ Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu được nóng.
+ Thỏ, chuột, …
+ Con hổ.
Không được giết hại, săn bắn trái phép, không đốt rừng làm cháy rừng không có chỗ cho động vật sinh sống …
Tập hợp tranh, phân loại theo tiêu chí nhóm mình lựa chọn và trang trí.
Báo cáo kết quả.
Các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ trả lời.
HS thi đua.
Rút kinh nghiệm :
Thứ tư ngày 26 tháng 3 năm 2008
Tập đọc
CÂY DỪA
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức:
Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ và sau mỗi dòng thơ.
Giọng đọc thơ nhẹ nhàng, có nhịp điệu.
Kỹ năng:
Hiểu nghĩa các từ mới: tỏa, bạc phếch, đủng đỉnh, canh…
Hiểu nội dung bài thơ: Với cách nhìn của trẻ em, nhà thơ trẻ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.
Học thuộc lòng bài thơ.
Thái độ:
Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng lớp ghi sẵn bài tập đọc.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Kho báu
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
MT: Đọc đúng từng câu, từng đoạn
PP: Thực hành, luyện đọc, động não
a) Đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, tình cảm.
b) Luyện phát âm
c) Luyện ngắt giọng
d) Đọc cả đoạn bài
e) Thi đọc giữa các nhóm.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
MT: Hiểu nội dung bài
PP: Thực hành, động não, giảng giải
Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
Tác giả đã dùng những hình ảnh của ai để tả cây dừa, việc dùng những hình ảnh này nói lên điều gì?
Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) ntn?
Con thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
v Hoạt động 3: Học thuộc lòng
MT: HS thuộc bài thơ
PP: Động não, luyện đọc thụộc, trực quan
Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Những quả đào.
Hát
HS đọc và trả lời câu hỏi
Theo dõi và đọc thầm theo.
HS luyện đọc theo hướng dẫ của GV
- Lá: như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.
- Ngọn dừa: như người biết gật đầu để gọi trăng.
- Thân dừa: bạc phếch, đứng canh trời đất.
- Quả dừa: như đàn lợn con, như những hủ rượu.
- Tác giả đã dùng những hình ảnh của con người để tả cây dừa. Điều này cho thấy cây dừa rất gắn bó với con người, con người cũng rất yêu quí cây dừa.
- Với gió: dang tay đón, gọi gió cùng đến múa reo.
- Với trăng: gật đầu gọi.
- Với mây: là chiếc lược chải vào mây.
- Với nắng: làm dịu nắng trưa.
- Với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
5 HS trả lời theo ý cá nhân.
- Mỗi đoạn 1 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh, đọc thầm.
Rút kinh nghiệm :
Thứ tư ngày 26 tháng 3 năm 2008
Toán
SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: Giúp HS:Biết so sánh các số tròn trăm.Nắm được thứ tự các số tròn trăm.
- Kỹ năng: Biết điền các số tròn trăm vào các vạch có trên tia số.
- Thái độ: Ham thích học Toán.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Một số đồ dùng dạy toán
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đơn vị, chục, trăm, nghìn
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
v Hoạt động 1: So sánh các số tròn trăm.
MT: Biết so sánh các số tròn trăm
PP: Trực quan, động não, thực hành
Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 1 trăm, và hỏi: Có mấy trăm ô vuông?
Yêu cầu HS lên bảng viết số 200 xuống dưới hình biểu diễn.
Gắn tiếp 3 hình vuông, mỗi hình vuông biểu diễn 1 trăm lên bảng cạnh 2 hình trước như phần bài học trong SGK và hỏi: Có mấy trăm ô vuông?
Yêu cầu HS lên bảng viết số 300 xuống dưới hình biểu diễn.
200 ô vuông và 300 ô vuông thì bên nào có nhiều ô vuông hơn?
Vậy 200 và 300 số nào lớn hơn?
200 và 300 số nào bé hơn?
Gọi HS lên bảng điền dấu >, < hoặc = vào chỗ trống của:
200 . . . 300 và 300 . . . 200
Tiến hành tương tự với số 300 và 400
Yêu cầu HS suy nghĩ và cho biết: 200 và 400 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn?
300 và 500 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn?
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
MT: Thực hiện bài tập chính xác
PP: Động não, thực hành
Bài 2:
Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
Bài 3:
Các số được điền phải đảm bảo yêu cầu gì?
Yêu cầu HS đếm các số tròn trăm từ 100 đến 1000 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Chữa bài, sau đó vẽ 1 số tia số lên bảng và yêu cầu HS suy nghĩ để điền các số tròn trăm còn thiếu trên tia số.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Hát
HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
Có 200
1 HS lên bảng viết số: 200.
Có 300 ô vuông.
1 HS lên bảng viết số 300.
300 ô vuông nhiều hơn 200 ô vuông.
300 lớn hơn 200.
200 bé hơn 300.
1 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con. 200 200
HS thực hiện.
HS nêu yêu cầu bài.
HS làm bài
Đọc yêu cầu bài
Các số cần điền là các số tròn trăm, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
HS cả lớp cùng nhau đếm.
2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Thực hiện theo yêu cầu của GV
Rút kinh nghiệm :
Thứ ngày tháng 3 năm 2008
Tập viết
Y – Yêu luỹ tre làng.
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: Rèn kỹ năng viết chữ.Viết Y (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
- Kỹ năng: Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.
- Thái độ: Góp phần rèn luyện tính cẩn thận
II. CHUẨN BỊ :
GV: Chữ mẫu Y . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chữ hoa : X
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
MT: Viết đúng mẫu chữ, kiểu chữ
PP: Trực quan, thực hành,luyện viết
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Chữ Y cao mấy li?
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ Y và miêu tả
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
MT: Viết đúng câu ứng dụng
PP: Thực hành, động não
Giới thiệu câu: Y – Yêu luỹ tre làng.
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Yêu lưu ý nối nét Y và êu.
HS viết bảng con
v Hoạt động 3: Viết vở
MT: Viết đủ bài, đúng nét chữ
PP: Động não, trực quan, luyện viết
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Chuẩn bị: Chữ hoa A ( kiểu 2).
- Hát
- HS viết bảng con.
- HS quan sát
- 8 li.
- 2 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- Y : 5 li ;l, y, g : 2,5 li; t : 1,5 li; r : 1,25 li; e, u, a, n : 1 li
- (~) trên y; ( `) trên a
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- HS viết vở
Rút kinh nghiệm :
Thứ ngày tháng 3 năm 2008
Đạo đức
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: Người khuyết tật là những người mà cơ thể, trí tuệ có phần thiếu hụt. Họ yếu đuối và phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên chúng ta cần phải giúp đỡ họ. Nếu được giúp đỡ, cuộc sống của người tàn tật sẽ bớt khó khăn hơn, họ sẽ vui hơn.
- Kỹ năng: Thông cảm với người khuyết tật. Đồng tình với những ai biết giúp đỡ người khuyết tật. Phê bình, nhắc nhở những ai không biết giúp đỡ người khuyết tật hoặc chê chọc người khuyết tật.
- Thái độ: Bước đầu thực hiện hành vi giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Nội dung truyện Cõng bạn đi học (theo Phạm Hổ). Phiếu thảo luận.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Lịch sự khi đến nhà người khác
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
v Hoạt động 1: Kể chuyện: “Cõng bạn đi học”
MT: Nghe kể câu chuyện
PP: Kể chuyện, động não
GV kể câu chuyện Cõng bạn đi học
v Hoạt động 2: Phân tích câu truyện
MT: Hiểu nội dung của câu chuyện
PP: Giảng giải, động não, thảo luận
Tổ chức đàm thoại:
Vì sao Tứ phải cõng bạn đi học?
Những chi tiết nào cho thấy Tứ không ngại khó, ngại khổ để cõng bạn đi học?
Các bạn trong lớp đã học được điều gì ở Tứ.
Em rút ra từ bài học gì từ câu chuyện này.
Những người như thế nào thì được gọi là người khuyết tật?
Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ là những người thiệt thòi trong cuộc sống. Nếu được giúp đỡ thì họ sẽ vui hơn và cuộc sống đỡ vất vả hơn.
v Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
MT: Biết những việc làm cần giúp đỡ
PP: Thực hành, động não, giảng giải
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm những việc nên làm và không nên làm đối với người khuyết tật.
Gọi đại diện các nhóm trình bày, nghe HS trình bày và ghi các ý kiến không trùng nhau lên bảng.
Kết luận: Tùy theo khả năng và điều kiện của mình mà các em làm những việc giúp đỡ người tàn tật cho phù hợp. Không nên xa lánh, thờ ơ, chế giễu người tàn tật.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
HS trả lời, bạn nhận xét
- Vì Hồng bị liệt không đi được nhưng lại rất muốn đi học.
- Dù trời nắng hay mưa, dù có những hôm ốm mệt. Tứ vẫn cõng bạn đi học để bạn không mất buổi.
Các bạn đã thay nhau cõng Hồng đi học.
Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật.
- Những người mất chân, tay, khiếm thị, khiếm thính, trí tuệ không bình thường, sức khoẻ yếu…
Chia thành 4 nhóm thảo luận và ghi ý kiến vào phiếu thảo luận nhóm.
Trình bày kết quả thảo luận. Ví dụ:
Những việc nên làm:
+ Đẩy xe cho người bị liệt.
+ Đưa người khiếm thị qua đường.
+ Vui chơi với các bạn khuyết tật.
+ Quyên góp ủng hộ người khuyết tật.
Những việc không nên làm:
+ Trêu chọc người khuyết tật.
+ Chế giễu, xa lánh người khuyết tật…
Rút kinh nghiệm :
Thứ năm ngày 27 tháng 3 năm 2008
Toán
CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: Giúp HS biết:Cấu tạo thập phân của các số tròn chục từ 110 đến 200 là gồm: các trăm, các chục, các đơn vị.Đọc viết các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Kỹ năng: So sánh được các số tròn chục từ 110 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này.
- Thái độ: Ham thích học toán.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Đồ dùng dạy học Toán
HS: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) So sánh các số tròn trăm.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
v Hoạt động 1: các số tròn chục từ 110 đến 200.
MT: Biết đếm các số từ 110 đến 200
PP: Thực hành, động não, trực quan
Gắn lên bảng hình biểu diễn số 110 và hỏi: Có mấy trăm và mấy chục, mấy đơn vị?
Số này đọc là: Một trăm mười.
Số 110 có mấy chữ số, là những chữ số nào?
Một trăm là mấy chục?
Vậy số 110 có tất cả bao nhiêu chục.
Có lẻ ra đơn vị nào không?
Đây là 1 số tròn chục.
Hướng dẫn tương tự với dòng thứ 2 của bảng để HS tìm ra cách đọc, cách viết và cấu tạo của số 120.
Yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận để tìm ra cách đọc và cách viết của các số: 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200.
Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
Yêu cầu cả lớp đọc các số tròn chục từ 110 đến 200.
v Hoạt động 2: So sánh các số tròn chục.
MT: Biết so sánh các số
PP: Thực hành, động não
Gắn lên bảng hình biểu diên 110 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông?
Gắn tiếp lên bảng hình biểu diễn số 120 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông?
110 hình vuông và 120 hình vuông thì bên nào có nhiều hình vuông hơn, bên nào có ít hình vuông hơn.
Vậy 110 và 120 số nào lớn hơn, số nào bé hơn?
Yêu cầu HS lên bảng điền dấu >, < vào chỗ trống.
v Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành.
MT: Thực hiện chính xác bài tập
PP: Thực hành, động não, thi đua
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài
Bài 2:
Đưa ra hình biểu diễn số để HS so sánh, sau đó yêu cầu HS so sánh số thông qua việc so sánh các chữ số cùng hàng.
Bài 3:
Để điền số cho đúng, trước hết phải thực hiện so sánh số, sau đó điền dấu ghi lại kết quả so sánh đó.
Bài 4:
Yêu cầu HS tự làmbài.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà ôn lại cách đọc, cách viết và cách so sánh các số tròn chục đã học.
Hát
HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
Có 1 trăm, 1 chục và 0 đơn vị..
HS đọc: Một trăm mười.
- Số 110 có 3 chữ số, chữ số hàng trăm là chữ số 1, chữ số hàng chục là chữ số 1, chữ số hàng đơn vị là chữ số 0.
Một trăm là 10 chục.
- HS đếm số chục trên hình biểu diễn và trả lời: có 11 chục.
Không lẻ ra đơn vị nào.
HS thảo luận cặp đôi và viết kết quả vào bảng số trong phần bài học.
2 HS lên bảng, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Có 110 hình vuông, sau đó lên bảng viết số 110.
Có 120 hình vuông, sau đó lên bảng viết số 120.
120 hình vuông nhiều hơn 110 hình vuông,
File đính kèm:
- GA L2 T28.doc