Bài dạy tuần 8 lớp 1

SÁNG

Học vần ( Tiết 65 & 66 )

 Bài 30: ua, ưa Thời gian: 70/

A . Muïc tieâu

 - Đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

 - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.

B. Đồ dùng dạy học: - GV: tranh, ngựa gỗ, thẻ từ

 - HS: Bộ thực hành ghép, bảng con.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy tuần 8 lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2013 SÁNG Học vần ( Tiết 65 & 66 ) Bài 30: ua, ưa Thời gian: 70/ A . Muïc tieâu - Đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Giữa trưa. B. Đồ dùng dạy học: - GV: tranh, ngựa gỗ, thẻ từ - HS: Bộ thực hành ghép, bảng con. C. Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 1/ Hoạt động1: Bài cũ: ia - Đọc + viết: ia, lá tía tô, tờ bìa, vỉa hè, là mía, xỉa lá. - 1 em đọc câu ứng dụng: - Viết bảng con: tờ bìa. 2/ Hoạt động2: Bài mới a/Giới thiệu vần ua: GV hướng dẫn phát âm - HS phân tích vần ua, Học sinh tìm và ghép ua. HS đọc đánh vần u a ua - Ghép thêm âm C để được tiếng cua.Phân tích, đánh vần cua. - Giáo viên đính bảng: cua - Cho học sinh xem tranh con cua, giới thiệu ghi bảng: cua bể - Học sinh đọc xuôi ngược cả phần b/Giới thiệu vần ưa. - Các bước tương tự như ua. - Học sinh đọc xuôi ngược cả phần, 2 phần * So sánh ua - ưa Thư giãn 3/Hoạt động 3: Luyện đọc từ ứng dụng -Giáo viên đính từ: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia, học sinh tìm tiếng có vần vừa học-> GV gạch chân - Học sinh đọc trơn tiếng, trơn từ. Giảng từ: nô đùa. 4/Hoạt động 4: Luyện viết bảng con: - Giáo viên viết mẫu hướng dẫn nét cấu tạo của vần ua, ưa nối nét giữa các tiếng: Cua, Ngựa. TIẾT 2 5/Hoạt động 5: Luyện đọc - Học sinh đọc lại tiết 1 - Học sinh xem tranh và Giáo viên đọc câu hỏi: Tranh vẽ gì? Chợ trong tranh bán những gì? Mẹ mua quà già cho bé. - Giáo viên ghi bảng: câu ứng dụng => Học sinh tìm tiếng có vần vừa học. - Học sinh đọc trơn tiếng, từ , cụm từ, cả câu => đọc hết phần bài học. - Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện đọc nhiều hình thức. 6/Hoạt động 6: Làm vở bài tập. Bài 1: Nối Bài 2: Điền ua hay ưa => cho học sinh thư giản. Bài 3: Viết cà chua, tre nứa. 7/Hoạt động 7: Luyện nói: Chủ đề: Giữa trưa. (?) Tranh vẽ gì? Giữa trưa là lúc mấy giờ? Buổi trưa mọi người thường làm gì? Tại sao trẻ em không nên chơi đùa vào buổi trưa? 8/ Hoạt động 8: Củng cố - dặn dò -Về tìm tiếng có vần: ua, ưa D. Bổ sung: Rèn HS yếu đọc (5 phút) _______________________ Tiếng Việt ( Bổ sung ) Bài 30:ua, ưa Thời gian: 35/ A. Muc tiêu: - HS đọc, viết các tiếng, từ, câu có vần ua, ưa. B. Các hoạt động dạy học: * Gv viết các tiếng : cua, cưa, cửa, dưa, dừa, đùa, đũa, rùa – HS đọc và tìm các tiếng có vần ua, ưa bằng cách khoanh tròn. * GV đính bảng bài đọc: Cua, rùa, bé ( Hs luyện đọc và tìm tiếng có vần ua, ưa ) Cua ở nhà cua. Rùa ở nhà rùa. Bé có nhà của bé. Nhà của bé to. Nhà của cua và rùa nhỏ. Cua và rùa bò. Bé đi. Bé có vở. Vở có chữ to. Chữ ở vở của cua và rùa bé tí. * HS luyện viết vào vở số 3 : nhà của cua và rùa nhỏ ( 5 dòng ) ………………………………………………… CHIỀU Âm nhạc ( Tiết 8 ) Bài:Lí cây xanh ( Dân ca Nam Bộ) Thời gian: 35 phút A/Mục tiêu: - HS biết đây là một bài dân ca Nam Bộ. - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca. * Biết đây là 1 bài dân ca Nam Bộ. Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca(HS K – G). B/ ĐDDH: - GV: Thanh phách - HS: Thanh phách C/ Các hoạt động dạy và học: 1/ HĐ1: Tìm bạn thân - Gọi HS hát kết hợp vỗ tay ( gõ ) đệm theo phách. 2/ HĐ2: Dạy hát - GV hát mẫu. - HDHS đọc lời ca. - Dạy hát từng câu. - HS hát, GV nhận xét sửa sai kịp thời. - Từng dãy bàn, cá nhân thi nhau hát 3/ HĐ3: Dạy hát kết hợp vỗ tay ( gõ ) đệm theo tiết tấu lời ca. - GV đánh dấu vào tiếng cần vỗ tay. - GV hd từng câu. - HS hát kết hợp vỗ tay ( gõ ) đệm. GV theo dõi sửa kịp thời. - Từng dãy bàn, cá nhân thi nhau hát. Nhận xét, tuyên dương. - Nhóm, cá nhân biểu diễn trước lớp. Nhận xét, tuyên dương. Lồng ghép GDNGLL 4/ HĐ4: Tuyên truyền, giới thiệu truyền thống văn hóa :Giới thiệu một số làn điệu dân ca Nam Bộ (Thời gian 10/) - GV chuẩn bị một số hình ảnh biểu diễn của một số diễn viên hát dân ca Nam Bộ và một số bài hát có âm hưởng dân ca Nam Bộ như: Lý dĩa bánh bò; Lý ngựa ô; Lý cây bông… - Giúp học sinh thấy được hình ảnh đất nước và thêm yêu dân ca trên đất nước Việt Nam cũng như dân ca của vùng Nam Bộ. * Dặn dò: Tập hát lại cho hay D. Phần bổ sung: Thống nhất dạy theo đúng trình tự ------------------------------------------------- Tiếng Việt ( Bổ sung ) Bài 30 : ua, ưa Thời gian: 70/ A. Muc tiêu: - HS đọc, viết các tiếng, từ, câu có vần ua, ưa. B. Các hoạt động dạy học: * Gv viết các tiếng : cua, cưa, cửa, dưa, dừa, đùa, đũa, rùa – HS đọc và tìm các tiếng có vần ua, ưa bằng cách khoanh tròn. * GV đính bảng bài đọc: Cua, rùa, bé ( Hs luyện đọc và tìm tiếng có vần ua, ưa ) Cua ở nhà cua. Rùa ở nhà rùa. Bé có nhà của bé. Nhà của bé to. Nhà của cua và rùa nhỏ. Cua và rùa bò. Bé đi. Bé có vở. Vở có chữ to. Chữ ở vở của cua và rùa bé tí. * HS luyện viết vào vở số 3 : nhà của cua và rùa nhỏ ( 5 dòng ) ………………………………………………………… Thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2013 SÁNG Học vần ( Tiết 67 & 68) Bài 31: Ôn tập Thời gian: 70/ Mục tiêu - Đọc được: ia, ua, ưa; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến 31. - Viết được: ia, ua, ưa; các từ ngữ ứng dụng. - Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và Rùa. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh truyện kể, bảng ôn, thẻ từ - HS: bảng con, VBT C. Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 1/ Hoạt động 1: Bài cũ: Bài 30: ua, ưa. - Cho học sinh đọc + viết: ua, ưa, Cua bể, mùa dưa, Ngựa gỗ, nô đùa, tre nứa, xưa kia, lá dừa, quả dứa. - Cho vài học sinh đọc câu ứng dụng. 2/ Hoạt động 2: Bài mới: Giới thiệu bài. a/Ôn tập - Học sinh đọc vần Giáo viên đã viết sẵn lên bảng, tiếp tục cho học sinh ghép âm và vần để tạo thành tiếng. => Cho học sinh thư giãn. b/ Luyện đọc từ ứng dụng - Giáo viên viết từ: Mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ. - Học sinh tìm tiếng có vần đã học trong tuần. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc tiếng, từ (cá nhân, nhóm, dãy…). - Giảng từ: Trỉa đỗ. c/Luyện viết bảng con - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn cách viết: mùa dưa, ngựa tía. - Học sinh luyện viết (trên không, bảng con…). TIỀT 2 3/Hoạt động 3: Luyện đọc: Học sinh đọc lại toàn bài. (?) Tranh vẽ gỉ? Bé đang làm gi? Ở đâu?. - Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng. - Học sinh tìm tiếng có vần đã học trong tuần. - Học sinh đọc tiếng, từ, cả câu, cả đoạn => Đọc hết phần bài học (kết hợp SGK). => Học sinh thư giãn. 4.Hoạt động 4: Làm vở bài tập. Bài 1: Nối. Bài 2: Điền tiếng. Bài 3: Viết. 5.Hoạt động 5:Kể chuyện: Khỉ và Rùa. - Giáo viên kể toàn câu chuyện (lần 1) - Giáo viên kể theo từng tranh (lần 2) - Học sinh kể dựa vào câu hỏi. - HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh. 6/ Hoạt động 6:Củng cố - dặn dò: -Về học lại 2 bài 2 vần: ia, ua – ưa. D. Bổ sung: Thống nhất dạy theo đúng trình tự ---------------------------------------------- Toán ( Tiết 29) Luyện tập Thời gian: 35/ Mục tiêu: - Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2( dòng 1), bài 3. B. Đồ dùng dạy học:- GV: Bảng phụ. - HS: bảng con, vở bài tập C.Các hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động1:Kiểm tra bài Phép cộng trong phạm vi 4. - Học sinh đọc lại bảng cộng trong phạm vi 4. 3 + … = 4 2 + … = 4 1 + … = 4 3 + 1 … 4 2 + 1 … 4 1 + 1 … 3 - Gọi HS làm bài 3( cột 2). => nhận xét, cho điểm. 2/ Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4 - GV nêu yêu cầu: Tính theo cột dọc - Học sinh làm bài-đọc bài làm-đổi vở kiểm tra. Bài 2 ( dòng 1): Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4 - Học sinh đọc yêu cầu: Điền kết quả vào ô trống - 1 Học sinh lên bảng làm bài- cả lớp sửa bài. Bài 3: Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. - Học sinh làm bài cá nhân -đọc bài làm, nhận xét 4/ Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: - Về làm toán trong SGK: bài 2( dòng 2 ) bài 4 trang 48 D. Bổ sung: Thống nhất dạy theo đúng trình tự ………………………………………… Tiếng Việt (BS) Ôn tập Thời gian: 35/ Mục tiêu - Đọc được: ia, ua, ưa; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến 31. - Viết được: ia, ua, ưa; các từ ngữ ứng dụng. - Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và Rùa. B. Các hoạt động dạy học: - Gv viết các tiếng bài 31: - GV đính bảng bài:Ôn tập – HS đọc ----------------------------------------------------- CHIỀU Toán ( Bổ sung ) Tên bài : Luyện tập Thời gian: 70/ A. Muc tiêu: - Củng cố về làm tímh cộng trong phạm vi 3, 4. Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép cộng. B. Các hoạt động dạy học: - Hs làm bài tập Bài 1: Tính Bài 2: Tính 1 + 2 = …. 2 + 2 = … 1 + 3 = …. 2 + 1 = … 1 + 3 =….. 1 + 1 =… Bài 3: điền dấu , = 2 + 1…3 2 + 2 …3 + 1 1 + 1…2 + 2 Bài 4: Viết phép tính thích hợp ( Gv vẽ mô hình lên bảng ) Bài 5 : Số ? + = 3 + = 4 - Hs làm và sửa bài, nhận xét, ghi điểm ---------------------------------------------------- Tiếng Việt (BS) Bài 31: Ôn tập Thời gian: 35/ Mục tiêu - Đọc được: ia, ua, ưa; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến 31. - Viết được: ia, ua, ưa; các từ ngữ ứng dụng. - Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và Rùa. B. Các hoạt động dạy học: - Gv viết các tiếng bài 31: - GV đính bảng bài:Ôn tập – HS đọc trong bảng. -HS luyện viết vào vở số 3 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 16 tháng 10 năm 2013 SÁNG Học vần ( Tiết 69& 70 ) Bài 32 :oi – ai Thời gian: 70 phút Mục tiêu: - Đọc được: oi, ai, nhà ngói, bé gái; từ và các câu ứng dụng. - Viết được: oi, ai, nhà ngói, bé gái. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le. B. Đồ dùng dạy học:- GV: Băng từ, bộ ghép, thẻ từ - HS: Bộ thực hành, bảng con C. Các hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài 31, Ôn tập - Học sinh đọc + viết: ia, ua, ưa, mua mía, mua dưa, ngựa tía, trỉa đổ, cửa sổ, ngủ trưa. - 1 em đọc câu ứng dụng. - Bảng con: ngựa tía, mùa dưa. 2/ Hoạt động 2: a/Giới thiệu vần oi: Phân tích, đánh vần. - Tìm và ghép: oi học sinh cá nhân. Ghép thêm ng và dấu / để được tiếng ngói. - Phân tích, đánh vần. - Giáo viên viết bảng: ngói. - Cho học sinh xem tranh: Rút từ: Nhà ngói - Học sinh đọc ngược xuôi cả phần. b/ Giới thiệu vần ai: - Các bước tương tự như trên. - Học sinh đọc xuôi ngược cả phần, 2 phần. * So sánh oi - ai => Thư giãn 3/Hoạt động 3: Luyện đọc từ ứng dụng - Giáo viên ghi từ: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở học sinh tìm tiếng có vần oi, ai. - Học sinh đọc tiếng, đọc từ, giảng từ. 4/Hoạt động 4: Luyện viết bảng con: - Giáo viên hướng dẫn cấu tạo và cách nối nét oi, ai. - Khoảng cách: nhà ngói, bé gái. TIẾT 2 5/Hoạt động 5:Luyện đọc: Học sinh đọc lại phần tiết 1. (?) Học sinh xem tranh. Tranh vẽ gì? Chú chim đang làm gì? - Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng. - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vầng oi, ai. - Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc câu, đọc cả hai câu - Học sinh đọc hết bảng, đọc SGK. 6/Hoạt động 6: Làm vở bài tập: Bài 1: Nối. Bài 2: Điền: oi hay ai. Bài 3: Viết: ngà voi, bài vở. 7/Hoạt động 7:Luyện nói: Chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le. (?)Tranh vẽ những con gì? (?) Em biết con vật nào trong những con vật đó. (?) Chim bói cá, le le sống ở đâu và thích ăn gì? (?) Chi sẽ và chim ri sống ở đâu? Thích ăn gì? - Trong số các con vật này, con nào hót hay nhất. 8/ Hoạt động8: Củng cố - dặn dò: - Về học bài D. Bổ sung: Rèn HS yếu đọc (5 phút) ----------------------------------------------------- Toán ( Tiết 30) Phép cộng trong phạm vi 5 Thời gian: 35/ A. Mục tiêu: - Thuộc bảng cộng trong phạm vi 5; biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 4 (a ) B. Đồ dùng dạy học: -GV: Nhóm mẫu vật. - HS: Bộ thực hành toán C. Các hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài luyện tập - Gọi HS làm bài 2( dòng 2), bài 4 trang 48. - GV nhận xét, cho điểm. 2/ Hoạt động2:Hướng dẫn học sinh phép cộng 4 + 1 = 5. - Gọi học sinh nêu bài toán thông qua hình vẽ: Có 4 con cá thêm 1 con cá nữa, có tất cả có mấy con cá? - Học sinh nhắc lại câu hỏi - gọi học sinh trả lời. - Giáo viên nói: 4 con cá thêm 1 con cá nữa được 5 con cá. 4 thêm 1 bằng 5. Học sinh nhắc lại. - Viết 4 thêm 1 bằng 5 như sau: 4 + 1 = 5 Hướng dẫn học sinh phép tính: 1 + 4 = 5; 3 + 2 = 5; 2 + 3 = 5 - Tương tự như trên. - Giáo viên xóa dần từng phần, giúp học sinh ghi nhớ lại công thức vừa học. 3/Hoạt động 3: Lập bảng cộng 5 - Cho học sinh tái lập công thức bằng phép cộng. - Cho học sinh xem sơ đồ hình vẽ, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhận biết: 4 + 1 = 5; 1 + 4 = 5 tức 1 + 4 cũng bằng 4 + 1. - Tương tự đối với:3 + 2 = 2 + 3 = 5. - Học sinh làm bảng con: 1 + 4 = 4 + 1 = 3 + 2 = 5 = 2 + 5= 4 + 2 + 3 = => Thư giãn 4/Hoạt động 4: Thực hành Bài 1: Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5 - Học sinh làm bảng con.=> nhận xét Bài 2: Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5( cột dọc) Đọc yêu cầu.- Học sinh làm bài - Đổi vở kiểm tra. Bài 4a: Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. * Chơi trò chơi: Điền nhanh, điền đúng. - Chia lớp làm 3 đội chơi. Học sinh chơi. 5/ Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò: - Về học thuộc bảng cộng và làm toán ở SGK: bài 3, bài 4b trang 49. D.Bổsung: Thống nhất dạy theo đúng trình tự ----------------------------------------------- CHIỀU Toán ( Bổ sung ) Phép cộng trong phạm vi 5 Thời gian: 35/ A. Muc tiêu: - Củng cố làm tính cộng trong phạm vi 5, biểu thị được tình huống trong hình vẽ bằng phép cộng. B. Các hoạt động dạy học: * Hs đọc bảng cộng trong phạm vi 5 * HS làm bài tập vào vở: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài 5 ( Sách thực hành TV và T/56) - Hs sửa bài , GV nhận xét bài làm ------------------------------------------- Tiếng Việt ( Bổ sung ) Bài 32: oi, ai Thời gian: 35/ A. Muc tiêu: - HS đọc, viết các tiếng, từ, câu có vần oi, ai. B. Các hoạt động dạy học: * Gv viết các tiếng : cái, còi, đói, chai, hỏi, mai, mỏi, nai, sói, tai – HS đọc và tìm các tiếng có vần oi, ai bằng cách khoanh tròn. * GV đính bảng bài đọc: Xe tải ( Hs luyện đọc và tìm tiếng có vần oi, ai ) Chú Hai lái xe tải. Xe của chú chở đồ cho mọi nhà. Khi thì chú chở ngói, chở đá. Khi thì chú chở đồ gỗ. Bé Tài có cái xe nho nhỏ. Bé chở thỏ chở nai của bé. Xe của bé chỉ đi ở nhà. HS luyện viết vào vở số 3 : chú lái xe tải đi mọi nhà ( 5 dòng ) Thứ năm ngày 17 tháng 10 năm 2013 SÁNG HỌC VẦN Ôi - Ơi (Tiết 71,72) TGDK :70p A/ Mục tiêu: _ Đọc được ôi,ơi trái ổi bơi lội, từ và các câu ứng dụng. _ Viết được ôi,ơi,trái ổi, bơi lội. _Luyện nói từ 2,3 câu theo chủ đề lễ hội B/ ĐDDH: thẻ từ, tranh, sách giáo khoa –bảng con. C Hoạt động dạy học: Tiết 1 1.Hoạt động 1: - Kiểm tra học sinh đọc, viết ngà voi, cái còi ,gà mái bài vở Kiểm tra học sinh đọc câu ứng dụng,viết từ bài vở Cả lớp viết bảng con vần oi ai bé gái 2. Hoạt dộng 2: Dạy bài mới. Giới thiệu bài ghi bảng. a) Dạy vần:phát âm Nhận diện vần ôi:có 2 âm ghép lại ô-i-ôi. Học sinh đọc vần ôi. Học sinh đọc tiếng ổi, phân tích tiếng ổi. Học sinh đọc từ trái ổi. Hướng dẫn học sinh học phần bài ôi, ổi, trái ổi. Nhận diện vần ơi: có 2 âm ghép lại ơ và i –ơi. Học sinh đọc vần ơi. Học sinh đọc tiếng bơi, phân tích tiếng bơi. Học sinh đọc từ bơi lội Hướng dẫn đọc phần bài ơi – bơi– bơi lội. HS đọc toàn bài ôi -ổi –trái ổi , ơi – bơi - bơi lội . Yêu cầu HS so sánh 2 vần ôi -ơi Nghỉ giữa tiết: học sinh ca hát. Đọc từ ứng dụng: Hướng dẫn HS đọc từ và giải thích động từ đồ chơi. Viết bảng con: hướng dẫn HS viết vần ôi,ơi trái ổi bơi lội. Dặn dò. Tiết 2 b) Luyện đọc . - HS đọc nội dung bài ở tiết 1, theo CN, bàn – lớp. * Đọc câu ứng dụng; - HS xem tranh trả lời câu hỏi, GV rút câu ứng dụng ghi bảng, hướng dẫn HS đọc. * Đọc SGK HS đọc vần tiếng, từ, câu của bài. * Nghỉ giữa tiết: Múa, hát, chơi trò chơi. c) Luyện viết: - Hướng dẫn HS viết từng dòng vào vở tập viết. d) Luyện nói: - Theo chủ đề lễ hội cho HS quan sát tranh đặt câu hỏi: + Tại sao em biết tranh vẽ lễ hội? Quê em có lễ hội gì? Vào mùa nào? +Trong lễ hỗi thường có những gì? +Ai đưa em đi dự lễ hội? 3.Hoạt dộng 3: Củng cố HS tìm tiếng có vần ôi ơi trong bài. D:Bổ sung: Tổ chức cho HS đọc thi đua các nhóm. ---------------------------------------------------- TOÁN Luyện Tập Tiết ( 31). TGDK:35p A / Mục tiêu. - Luyện tập. - Biết làm tính cộng trong phạm vi 5, tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. - Làm bài tập 1, 2 , 3(dòng 1) ,bài 5 B/ Đồ dùng dạy học. bảng phụ ghi sẵn bài tập, SGK. bảng con, vở bài tập. C/ Hoạt động dạy học: ( 1.Hoạt động 1: dạy bài mới luyện tập *Biết làm tính cộng trong phạm vi 5. Bài tập 1: HS tính miệng và viết kết quả sau dấu bằng. Bài tập 2: HS viết số thẳng cột. Bài tập3: HS tự làm bài và nêu kết quả. (dòng 1) * Biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng Bài tập 5: HS xem hình vẽ và viết được phép tính cộng. 2.Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò. Chơi trò chơi tiếp sức. DBổ sung: BT tổ chức cho HS làm cá nhân. -------------------------------------------------- Tiếng việt ( Bổ sung ) Bài 33 :ôi- ơi TGDK:35p A. Muc tiêu: - HS đọc, viết các tiếng, từ, câu có vần ôi, ơi B. Các hoạt động dạy học: - Gv viết các tiếng : bơi, chổi, đợi, xôi, trời, chơi, lời, nôi, môi – HS đọc và tìm các tiếng có vần ôi, ơi bằng cách khoanh tròn. - GV đính bảng bài đọc: Bà thổi xôi ( Hs luyện đọc và tìm tiếng có vần ôi, ơi ) Trưa, bé về nhà. Nhà chả có ai Bé gọi : - Bà ơi ! Bà trả lời : - Bé về rồi à ? Bà thổi xôi. Bé bê ghế để bà ngồi, đỡ mỏi …………………………………………………………………………………………… Thứ sáu ngày 18 tháng 10 năm 2013 SÁNG HỌC VẦN ( Tiết 73 , 74) Bài 34:Ui -Ưi TGDK:70p A /Mục tiêu: _ Đọc được ui, ưi , đồi núi, gửi thư, từ và câu ứng dụng. _ Viết được ui, ưi, đồi núi, gửi thư. _Luyện nói từ 2,3 câu theo chủ đề “Đồi núi”. B// ĐDDH: Thẻ từ, tranh ,sách giáo khoa, bảng con. C/ Hoạt động dạy học: Tiết 1 1.Hoạt động 1: - Kiểm tra 2 học sinh đọc và viết từ cái chổi đồ chơi. - Kiểm tra 1 học sinh đọc câu và viết từ thổi còi. - Cả lớp viết bảng con từ trái ổi ,bơi lôi. 2.Hoạt dộng 2: Dạy bài mới. Nhận diện vần ui: có 2 âm ghép lại u và i – ui. Học sinh đọc vần ui. Học sinh đọc tiếng núi, phân tích tiếng núi. Học sinh đọc từ đồi núi. Hướng dẫn học sinh học phần bài ui –núi –đồi núi. Nhận diện vần ưi: có 2 âm ghép lại ư và i – ưi. Học sinh đọc vần ưi. Học sinh đọc tiếng gửi, phân tích tiếng gửi. Học sinh đọc từ gửi thư. Hướng dẫn học sinh học phần bài ưi –gửi –gửi thư. Học sinh đọc phần bài : ui- núi-đồi núi – ưi - gửi - gửi thư. So sánh 2 vần ui và ưi. Nghỉ giữa tiết: học sinh ca hát. Đọc từ ứng dụng: Hướng dẫn HS đọc từ và giải thích từ gửi quà. Viết bảng con: hướng dẫn HS viết vần ui, ưi, đồi núi , gửi quà. Dặn dò.: chuẩn bị cho tiết sau Tiết 2 b) Luyện đọc . - HS đọc nội dung bài ở tiết 1, theo CN, bàn – lớp. * Đọc câu ứng dụng; - HS xem tranh rút câu ứng dụng ghi bảng, hướng dẫn HS đọc. * Đọc SGK: - HS đọc vần, tiếng, từ, câu của bài. * Nghỉ giữa tiết: Múa, hát, chơi trò chơi. c) Luyện viết: - Hướng dẫn HS viết từng dòng vào vở tập viết. d) Luyện nói: - Theo chủ đề “Đồi núi” cho HS quan sát tranh đặt câu hỏi: + Trong tranh vẽ cảnh gì? + Đồi núi có màu gì ? +Cây cỏ có màu gì? + Các em có thích bức tranh này không? 3.Hoạt dộng 3: Củng cố HS tìm tiếng có vần ui , ưi trong bài. D .Bổ sung: Tổ chức cho HS đọc thi đua các nhóm. -------------------------------------------------- TOÁN ( Tiết 32 ) Số 0 trong phép cộng. TGDK:35p A / Mục tiêu: - Biết kết quả phép cộng một số với 0; biết số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó. -Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3. B /Đồ dùng dạy học: GV: vật mẫu 3 quả cam, 3 lá cờ, bảng phụ ghi sẳn bài tập. HS: bảng con, vở bài tập. C Hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1 : Dạy bài mới. Giới thiệu bài ghi bảng. *Thành lập phép cộng một số với 0. Gv đính vật mẫu. HS nêu được phép tính dựa trên vật mẫu. GV ghi phép tính lên bảng, HS đọc lại phép tính 3+0=3. Tương tự GV cho HS nêu phép tính 0+3=3. GV ghi , HS đọc lại phép tính lên bảng. HS xem mô hình và biết 3+0=0+3. *Luyện đọc thuộc phép cộng một số với 0. GV hướng dẫn và yêu cầu học sinh luyện đọc thuộc . Nghỉ giữa tiết: HS múa, hát, chơi trò chơi. 2.Hoạt động 2: Thực hành *Làm tính cộng một số với 0 Bài tập 1: học sinh tự tính và ghi kết quả đúng sau dấu bằng. HS tự làm bài và nêu kết quả. Bài tập 2: HS làm được các phép tính cộng một số với 0. HS viết phép tính theo cột dọc (viết số thẳng cột). Bài tập 3: HS biết điền số. HS làm và nêu kết quả. - Cả lớp nhận xét sửa bài tập. 3.Hoạt động 3: Cũng cố - dặn dò. Trò chơi ghi kết quả vào các phép tính cộng . - Đại diện các nhóm thi đua ghi kết quả nhanh. D .Bổ sung: Thống nhất dạy theo đúng trình tự --------------------------------------------------- Sinh hoạt tập thể ( Tiết 8 ) KIÊM ĐIÊM CUỐI TUẦN Thời gian: 35 phút A. Mục tiêu: - Nhận xét được các hoạt động trong tuần. - Có tinh thần phê và tự phê. B. Lên lớp: - Nhận xét các hoạt động trong tuần (nêu ưu và khuyết điểm). - Giáo viên tuyên dương những học sinh thực hiện tốt. - Nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt. - Bầu học sinh xuất sắc đạt nhiều điểm tốt. C. Bổ sung: Thống nhất dạy theo đúng trình tự --------------------------------------------------- CHIỀU Tập viết ( Bổ sung ) Bài 34 :ui,ưi TGDK:35p A. Muc tiêu: - HS đọc, viết các tiếng, từ, câu có vần ui,ưi B. Các hoạt động dạy học: * Gv viết các tiếng : gửi, túi, ,núi,múi,ngửi – HS đọc và tìm các tiếng có vần ui,ưi bằng cách khoanh tròn. * GV đính bảng bài đọc * HS luyện viết vào vở số 3 ……………………………………………. Toán ( Bổ sung ) Số 0 trong phép cộng TGDK:35p A. Muc tiêu: - Biết kết quả phép cộng một số với 0; biết số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó. -Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp. B. Các hoạt động dạy học: - Hs làm bài tập Bài 1: Tính Bài 2: Tính Bài 3: Số ? Bài 4: Viêt`phép tính thích hợp - Hs làm và sửa bài, nhận xét, ghi điểm -------------------------------------------------------- Sinh hoạt tập thể (BS) SINH HOẠT VUI CHƠI TG DK:35p A/ Đánh giá tuần trước -HS thực hiện nế nếp ra vào lớp tốt - Có ý thức học tập , xây dựng bài -Vệ sinh thực hiện sạch sẽ -Có môt số hs tham gia tích cực đôi bạn học tập -Hạn chế : vẫn còn số em chưa tham gia học tập hay còn lơ là B/Kế hoạch tuần tới: - Giáo viên hướng dẫn thêm 1 trò chơi. 1 bài hát. -Tăng cường xây dựng học tốt -kèm hs yếu- theo dõi hs giỏi toán để bồi dưỡng- theo dõi hs viết chữ đẹp -Sinh hoạt vui chơi.

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc