Bài dạy tuần thứ 18 lớp 1

Học vần

Bài 73 : IT, IÊT

I. Mục tiêu:

- HS đọc được: it, iêt, trái mít, chữ viết; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng

- Viết được it, iêt, trái mít, chữ viết.

- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Em tô, vẽ, viết

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh

- Hộp đồ dùng HV

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy tuần thứ 18 lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Thứ hai ngày 6 tháng 1 năm 2014 Học vần Bài 73 : IT, IÊT I. Mục tiêu: - HS đọc được: it, iêt, trái mít, chữ viết; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng - Viết được it, iêt, trái mít, chữ viết. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Em tô, vẽ, viết II. Đồ dùng dạy học - Tranh - Hộp đồ dùng HV III. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ(4p) - GV đọc - HS viết bảng con: sút bóng, sứt răng, nứt nẻ - 3- 4 em đọc câu ứng dụng của bài 72: Chim tránh rét…..cố bay theo hàng. GV nhận xét, sửa sai cho HS B. Bài mới 1. Giới thiệu bài(1p) - Hôm nay chúng ta sẽ được học hai vần mới kết thúc bằng âm t, đó là vần it và vần iêt - GV ghi bảng – HS đọc: it, iêt 2. Dạy vần(30p) * Vần it a. Nhận diện vần: Mục tiêu: HS biết vần it được tạo nên bởi âm i và âm t GV viết vần it lên bảng và giới thiệu : vần it đươc tạo nên bởi âm i và âm t - HS đọc và phân tích vần it. - Cho HS so sánh it với ot ( giống và khác nhau ) - HS ghép vần it ở hộp đồ dùng. - HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp. GV: Có vần it rồi muốn có tiếng mít ta thêm âm gì, và dấu thanh gì? - HS cài tiếng mít - HS phân tích và đọc tiếng mít (cá nhân-lớp) - HS quan sát tranh – GV giới thiệu: trái mít - HS đọc : it - mít - trái mít *Vần iêt (Quy trình dạy tương tự như vần it ) Lưu ý : Vần iêt được tạo từ âm đôi iê và t Cho HS so sánh vần it với vần iêt c. Đọc từ ngữ ứng dụng: Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài. - GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng: con vịt thời tiết đông nghịt hiểu biết - HS tìm tiếng chứa vần it, iêt vừa học. - Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới - GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu - HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp. d. Hướng dẫn viết bảng con: Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con : it, iêt, trái mít, chữ viết. GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp. - HS viết vào bảng con: it, iêt, trái mít, chữ viết. - GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu. * HS nghỉ giữa tiết Tiết 2 3. Luyện tập(32p) a. Luyện đọc bài ở tiết 1. Mục tiêu: HS đọc được vần it, iêt và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK - Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp. - GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu b. Đọc câu ứng dụng Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng trong bài. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Bức tranh vẽ gì ? - HS trả lời - GV rút ra đoạn thơ ứng dụng: Con gì có cánh ………………….. Đêm về đẻ trứng - Cho HS tìm tiếng chứa vần it, iêt mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới - HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu c. Luyện viết ở vở tập viết: Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết it, iêt, trái mít, chữ viết, trình bày bài viết sạch sẽ. - GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ. - HS thực hành viết vào vở tập viết it, iêt, trái mít, chữ viết. - GV theo dõi - giúp đỡ thêm. - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS d. Luyện nói: Em tô, vẽ, viết Mục tiêu: Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Em tô, vẽ, viết - HS đọc tên bài luyện nói: Em tô, vẽ, viết. + Tranh vẽ gì ? Em hãy đặt tên cho các bạn trong tranh ? + Bạn nữ đang làm gì ? Bạn nam áo xanh đang làm gì ? + Bạn nam áo đỏ đang làm gì ? + Em thích tô, viết hay vẽ ? Vì sao ? - Một số HS lên trình bày trước lớp d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần it, iêt - Cho HS tìm nhanh tiếng ngoài bài có chứa vần it, iêt C. Củng cố - dặn dò(3p) - GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần. - GV nhận xét tiết học.- Dặn dò HS học bài ở nhà. ------------------------------------------------ Thứ ba ngày 7 tháng 1 năm 2014 Học vần Bài 74 : UÔT, ƯƠT I. Mục tiêu: - HS đọc được: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng - Viết được uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Chơi cầu trượt II. Đồ dùng dạy học - Tranh - Hộp đồ dùng HV III. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ(4p) - GV đọc - HS viết bảng con: con vịt, thời tiết, hiểu bài - 3- 4 em đọc đoạn thơ ứng dụng của bài 73: Con gì có cánh ………………….. Đêm về đẻ trứng GV nhận xét, sửa sai cho HS B. Bài mới 1. Giới thiệu bài(1p) - Hôm nay chúng ta sẽ được học hai vần mới kết thúc bằng âm t, đó là vần uôt và vần ươt - GV ghi bảng – HS đọc: uôt, ươt 2. Dạy vần(30p) * Vần uôt a. Nhận diện vần: Mục tiêu: HS biết vần uôt được tạo nên bởi âm đôi uô và âm t GV viết vần uôt lên bảng và giới thiệu : vần uôt đươc tạo nên bởi âm đôi uô và âm t - HS đọc và phân tích vần uôt. - Cho HS so sánh uôt với ôt ( giống và khác nhau ) - HS ghép vần uôt ở hộp đồ dùng. - HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp. GV: Có vần uôt rồi muốn có tiếng chuột ta thêm âm gì, và dấu thanh gì? - HS cài tiếng chuột - HS phân tích và đọc tiếng chuột (cá nhân-lớp) - HS quan sát tranh – GV giới thiệu: con chuột nhắt - HS đọc : uôt - chuột - chuột nhắt *Vần ươt (Quy trình dạy tương tự như vần uôt) Lưu ý : Vần ươt được tạo từ âm đôi ươ và t Cho HS so sánh vần ươt với vần uôt c. Đọc từ ngữ ứng dụng: Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài. - GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng: trắng muốt vượt lên tuốt lúa ẩm ướt - HS tìm tiếng chứa vần uôt, ươt vừa học. - Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới - GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu - HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp. d. Hướng dẫn viết bảng con: Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con : uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp. - HS viết vào bảng con: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván. - GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu. * HS nghỉ giữa tiết Tiết 2 3. Luyện tập(32p) a. Luyện đọc bài ở tiết 1. Mục tiêu: HS đọc được vần uôt, ươt và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK - Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp. - GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu b. Đọc câu ứng dụng Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng trong bài. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Bức tranh vẽ gì ? - HS trả lời - GV rút ra đoạn thơ ứng dụng: - Cho HS tìm tiếng chứa vần uôt, ươt mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới - HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu c. Luyện viết ở vở tập viết: Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván, trình bày bài viết sạch sẽ. - GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ. - HS thực hành viết vào vở tập viết uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván - GV theo dõi - giúp đỡ thêm. - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS d. Luyện nói: Chơi cầu trượt Mục tiêu: Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Chơi cầu trượt - HS đọc tên bài luyện nói: Chơi cầu trượt. - HS quan s¸t tranh trong SGK vµ tr¶ lêi c©u hái theo gîi ý cña GV - Một số HS lên trình bày trước lớp d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần uôt, ươt - Cho HS tìm nhanh tiếng ngoài bài có chứa vần uôt, ươt C. Củng cố - dặn dò(3p) - GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần. - GV nhận xét tiết học.- Dặn dò HS học bài ở nhà. ------------------------------------------------ Đạo đức THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HKI I. Mục tiêu: - Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học trong học kỳ I. - Nhận biết, phân biệt được những hành vi đạo đức đúng và những hành vi đạo đức sai . - HS biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế đời sống . II. Đồ dùng học tập: - Tranh một số bài tập đã học . III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ(4p) GV nêu câu hỏi - HS trả lời: + Khi ra vào lớp em phải thực hiện điều gì ? + Chen lấn xô đẩy nhau khi ra vào lớp có hại gì ? + Trong giờ học, khi nghe giảng em cần phải làm gì ? B. Bài mới 1. Giớí thiệu bài(1p) 2.Hoạt động 1 : Ôn tập(16p) Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học trong học kỳ I thông qua trả lời các câu hỏi GV đưa ra *Giáo viên đặt câu hỏi : + Em hãy nhắc lại các bài đạo đức mà em đã học từ đầu năm lại nay? + Khi đi học hay đi đâu chơi em cần ăn mặc như thế nào ? + Mặc gọn gàng sạch sẽ thể hiện điều gì ? (Thể hiện sự văn minh, lịch sự của người học sinh) + Sách vở đồ dùng học tập giúp em điều gì ?(Giúp em học tập tốt ) + Để giữ sách vở, đồ dùng học tập bền đẹp, em nên làm gì ? - Học xong cất giữ ngăn nắp, gọn gàng, không bỏ bừa bãi, không vẽ bậy, xé rách sách vở . + Được sống với bố mẹ trong một gia đình em cảm thấy thế nào ? Em cảm thấy rất sung sướng và hạnh phúc + Em phải có bổn phận như thế nào đối với bố mẹ, anh chị em ? Lễ phép, vâng lời bố mẹ anh chị, nhường nhịn em nhỏ . + Để đi học đúng giờ em cần phải làm gì ? Không thức khuya, chuẩn bị bài vở, quần áo cho ngày mai trước khi đi ngủ . + Đi học đều, đúng giờ có lợi gì ? + Trong giờ học em cần nhớ điều gì ? Cần nghiêm túc, lắng nghe cô giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện . + Khi chào cờ em cần nhớ điều gì ? Nghiêm trang, mắt nhìn thẳng lá quốc kỳ + Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện điều gì ? Để bày tỏ lòng tôn kính quốc kỳ, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc VN . HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm nêu trước lớp. 3. Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm(12p) Mục tiêu: Nhận biết, phân biệt được những hành vi đạo đức đúng và những hành vi đạo đức sai . - Giáo viên giao cho mỗi tổ một tranh để Học sinh quan sát, thảo luận nêu được hành vi đúng sai . Tổ 1 : Tranh 4/ t12 Tổ 2 : Tranh 3/t17 Tổ 3 : Tranh 2/t9 - Đại diện tổ lên trình bày . - Giáo viên hướng dẫn thảo luận, bổ sung ý kiến cho các bạn lên trình bày - Cho Học sinh đọc lại các câu thơ dưới mỗi bài học trong vở BTĐĐ. - GV thu bài - chấm - nhận xét bài làm của HS. 4. Nhận xét tiết học - dặn dò(2p) - GV nhận xét tiết học - Dặn dò: Về nhà học bài. ------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 8 tháng 1 năm 2014 Học vần Bài 75: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - HS đọc được các vần có kết thúc bằng t; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 68 đến bài 75. - Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 68 đến bài 75. - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Chuột đồng và chuột nhà - HS khá - giỏi kể được 2- 3 đoạn truyện theo tranh. II. Đồ dùng dạy học: - Máy chiếu III. Hoạt động dạy và học: A. Bài cũ(4P) - GV đọc- hs viết vào bảng con: tuốt lúa, vượt lên, ẩm ướt, trắng muốt - 2 - 3 HS đọc đoạn thơ ứng dụngcủa bài 74 - GV nhận xét sửa sai Tiết 1 B. Bài mới 1. Giới thiệu bài (1p) Hỏi: Tuần vừa qua ta đã được học những vần gì mới? HS nêu những vần mới kết thúc bằng t. GV ghi bảng để lập bảng ôn. 2. Ôn tập(30p) a. Ôn các chữ và âm: Mục tiêu: Nêu được các chữ để cấu tạo thành các vần đã học trong tuần kết thúc bằng âm t - HS lên chỉ các chữ ở bảng ôn trên máy chiếu: GV đọc - HS chỉ chữ: a, ă, â, o, ô.. - HS chỉ chữ và đọc b. Ghép chữ thành vần: Mục tiêu: Biết ghép chữ ở cột dọc kết hợp các chữ ở hàng ngang của bảng ôn để tạo thành vần - HS ghép các chữ ở cột dọc kết hợp với chữ ở dòng ngang của bảng ôn để được các vần kết thúc bằng t từ bài 60 đến bài 67 (HS đọc vần nào, GV đưa ra ở máy chiếu vần đó) at, ăt, ât, ot, ôt... - HS luyện đọc bảng ôn trên máy chiếu ( theo cá nhân, tổ, cả lớp) GV chỉnh sửa phát âm của HS, chú ý HS yếu . c. Đọc từ ngữ ứng dụng: Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ ứng dụng trong bài - GV viết ở bảng: chót vót bát ngát Việt Nam - HS tìm tiếng chứa vần vừa ôn - GV đọc mẫu, giải nghĩa một số từ trên máy chiếu - Gọi HS đọc cá nhân- lớp. - GV nhận xét, sửa sai - chú ý HS yếu d. Hướng dẫn viết chữ: Mục tiêu: Tập viết vào bảng con : chót vót, bát ngát - GV viết mẫu lên bảng: chót vót, bát ngát - vừa viết hướng dẫn quy trình viết. - HS viết vào bảng con: chót vót, bát ngát - GV nhận xét, sửa sai chữ viết cho HS. * HS nghỉ giữa tiết Tiết 2 3. Luyện tập(32p) a. Luyện đọc: Mục tiêu: Luyện đọc lại bảng ôn ở SGK; Đọc được câu thơ ứng dụng trong bài * Luyện đọc bảng ôn ở tiết 1 - GV gọi HS lần lượt đọc bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng ở SGK theo cá nhân, nhóm, cả lớp, GV nhận xét, sửa sai, chú ý HS yếu. * Đọc câu thơ ứng dụng - Cho HS quan sát - nhận xét tranh minh hoạ ở máy chiếu - GV giới thiệu câu thơ : Một đàn cò trắng... Ăn no tắm mát... - HS đọc câu thơ ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp. - GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS đọc trơn. b. Luyện viết: Mục tiêu: Viết đúng vào vở Tập viết: chót vót, bát ngát - GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết: chót vót, bát ngát - GV nhắc nhở cách cầm bút, ngồi viết đúng tư thế. - GV kiểm tra -nhận xét chữ viết của HS c. Kể chuyện: Chuột đồng và chuột nhà. Mục tiêu: Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Chuột đồng và chuột nhà - HS đọc tên câu chuyện: Chuột đồng và chuột nhà. GV dẫn vào câu chuyện. - GV kể diễn cảm, có kèm theo các tranh minh hoạ trên máy chiếu. - HS thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày. - HS lên kể theo từng tranh : GV nêu câu hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào ? . * ý nghĩa câu chuyện: Biết yêu quý những gì do chính mình làm ra. 4. Củng cố- dặn dò (3p) - Cho HS đọc lại toàn bài 1 lần - GV nhận xét tiết học - Dặn dò: về nhà học bài, tập kể lại chuyện, xem trước bài sau. ----------------------------------------------- Tự nhiên xã hội CUỘC SỐNG XUNG QUANH I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở - HS có ý thức gắn bó , yêu thương quê hương. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình bài 18 và bài 19 ở SGK III. Các hoạt động dạy - học: A .Bài cũ(4p) - GV nêu câu hỏi – HS trả lời: ? Em hãy nêu những việc cần làm để góp phần làm cho lớp học sạch đẹp? + Không nên làm gì để giữ gìn lớp học sạch đẹp? B . Bài mới 1 .Giới thiệu bài(1p) Hoâm nay chuùng ta cuøng tìm hieåu veà cuoäc soáng xung quanh chuùng ta. 2. HĐ1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường (18p) Mục tiêu: Nhận xét về quang cảnh trên đường và hai bên đường của người dân ở địa phương. - GV giao nhiệm vụ quan sát: + Nhận xét về quang cảnh trên đường ( Người qua lại đông hay vắng, họ đi bằng phương tiện gì .. . ) + Nhận xét về quang cảnh hai bên đường : có nhà ở, cây cối, cửa hàng, ruộng đồng ... hay không ? Người dân ở địa phương làm công việc gì là chủ yếu. - Đưa HS đi tham quan . GV quyết định những điểm cho HS quan sát. - Đưa HS về lớp. 3. HĐ2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân(10p) Mục tiêu: Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở - Thảo luận nhóm 2 em. HS nói với nhau những gì các em đã được quan sát. + Đại diện từng nhóm nói với cả lớp. GV kết luận :Quê ta thuộc vùng nông thôn. Người dân Sơn Long hầu hết là làm ruộng.... + HS liên hệ đến những công việc của bố mẹ hoặc những người khác trong gia đình em làm hằng ngày. 4. Nhận xét tiết học - dặn dò(2p) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS yêu quý những người nông dân _____________________________________ Buổi chiều: Thể dục Bài 17 : SƠ KÊT HỌC KÌ I. TRÒ CHƠI : NHẢY Ô TIẾP SỨC I. Mục tiêu: - Biết được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học trong học kì 1 và thực hiện được cơ bản đúng những kĩ năng đó. - Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi : Nhảy ô tiếp sức II. Địa điểm- phương tiện: Sân bãi sạch sẽ III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu(5p) Mục tiêu : HS nắm được nội dung, yêu cầu giờ học, làm các động tác khởi động - GV tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát . - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp . 2. Phần cơ bản(26p) Mục tiêu : Biết được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học trong học kì 1 và thực hiện được cơ bản đúng những kĩ năng đó. Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi: Nhảy ô tiếp sức - GV cho hs nêu các nội dung đã học ở HKI - HS nêu, GV nhận xét, chốt lại ý đúng: - Cho HS thực hiện lại các kĩ năng về đội hình đội ngũ, các tư thế đứng cơ bản + GV hô nhịp - HS tập, đồng thời GV sửa sai cho HS. * Trò chơi: “ Nhảy ô tiếp sức ” - GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi, sau đó cho hs chơi thử 1- 2 lần rồi chơi chính thức có phân thắng thua - HS chơi theo yêu cầu của GV 3. Phần kết thúc(4p) Mục tiêu : Hệ thông lại bài học, làm các động tác thả lỏng - HS đứng vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống lại bài. - GV nhận xét giờ học. Giao BT về nhà. Học vần Bài 76 : OC, AC I. Mục tiêu: - HS đọc được: oc, ac, con sóc, bác sĩ.; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng - Viết được oc, ac, con sóc, bác sĩ. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Vừa vui vừa học II. Đồ dùng dạy học - Tranh - Hộp đồ dùng HV III. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ(4p) - GV đọc - HS viết bảng con: chót vót, bát ngát, Việt Nam - 3- 4 em đọc câu thơ ứng dụng của bài 75: Một đàn cò trắng... Ăn no tắm mát... GV nhận xét, sửa sai cho HS B. Bài mới 1. Giới thiệu bài(1p) - Hôm nay chúng ta sẽ được học hai vần mới kết thúc bằng âm c, đó là vần oc và vần ac - GV ghi bảng – HS đọc: oc, ac 2. Dạy vần(30p) * Vần oc a. Nhận diện vần: Mục tiêu: HS biết vần oc được tạo nên bởi âm o và âm c GV viết vần oc lên bảng và giới thiệu vần oc đươc tạo nên bởi âm o và âm c - HS đọc và phân tích vần oc. - Cho HS so sánh vần oc với ot ( giống và khác nhau ) - HS ghép vần oc ở hộp đồ dùng. - HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp. GV: Có vần oc rồi muốn có tiếng sóc ta thêm âm gì, và dấu thanh gì? - HS cài tiếng sóc - HS phân tích và đọc tiếng sóc (cá nhân-lớp) - HS quan sát tranh – GV giới thiệu: con sóc - HS đọc : oc - sóc - con sóc *Vần ac (Quy trình dạy tương tự như vần oc) Lưu ý : Vần ac được tạo từ âm a và c Cho HS so sánh vần oc với vần ac c. Đọc từ ngữ ứng dụng: Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài. - GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng: hạt thóc bản nhạc con cóc con vạc - HS tìm tiếng chứa vần oc, ac vừa học. - Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới - GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu - HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp. d. Hướng dẫn viết bảng con: Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con : oc, ac, con sóc, bác sĩ. GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp. - HS viết vào bảng con: oc, ac, con sóc, bác sĩ. - GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu. * HS nghỉ giữa tiết Tiết 2 3. Luyện tập(32p) a. Luyện đọc bài ở tiết 1. Mục tiêu: HS đọc được vần oc, ac và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK - Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp. - GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu b. Đọc câu ứng dụng Mục tiêu: Đọc được câu đố trong bài. - HS quan sát tranh – GV đọc câu đố - HS trả lời và đọc câu ứng dụng: Da cóc mà bọc bột lọc Bột lọc mà bọc hòn than - Cho HS tìm tiếng chứa vần oc, ac mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới - HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu c. Luyện viết ở vở tập viết: Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết oc, ac, con sóc, bác sĩ, trình bày bài viết sạch sẽ. - GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ. - HS thực hành viết vào vở tập viết oc, ac, con sóc, bác sĩ. - GV theo dõi - giúp đỡ thêm. - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS d. Luyện nói: Vừa vui vừa học Mục tiêu: Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Vừa vui vừa học - HS đọc tên bài luyện nói: Vừa vui vừa học. - HS quan s¸t tranh trong SGK vµ tr¶ lêi c©u hái theo gîi ý cña GV - Một số HS lên trình bày trước lớp d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần oc, ac * Cho HS tìm nhanh tiếng ngoài bài có chứa vần oc, ac C. Củng cố - dặn dò(3p) - GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần. - GV nhận xét tiết học.- Dặn dò HS học bài ở nhà. --------------------------------------------- Luyện toán LUYỆN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI I. Mục tiêu: - Giúp các em biết đo độ dài bằng gang tay, bước chân, thước…một số đồ vật quen thuộc như: bàn HS, cặp, bảng.. - Biết so sánh độ dài gang tay và thước. - Bước đầu thấy được sự cần thiết phải có một đơn vị đo “ chuẩn ” để đo độ dài. II. Các hoạt động dạy - học: GV ghi một số bài tập lên bảng cho HS làm vào vở ô ly: Bài 1: Đo độ dài bằng gang tay của em: Mục tiêu: Biết đo độ dài bằng gang tay - Độ dài bàn học bằng ...... gang tay em. - Độ dài cái bảng em bằng ...... gang tay em. Bài 2: Đo độ dài bằng bước chân em: Mục tiêu: Biết đo độ dài bằng bước chân em. - Lớp học có chiều dài bằng ...... bước chân em - Lớp học có cửa ra vào rộng bằng ...... bước chân em Bài 3: Đo độ dài bằng thước kẻ của em: Mục tiêu: Biết đo độ dài bằng thước kẻ - Mặt bàn học có chiều rộng bằng .......... thước kẻ - Cửa sổ lớp học rộng bằng .......... thước kẻ - Cửa ra vào của lớp rộng bằng ..... thước kẻ. Bài 4: Dùng gang tay và thước kẻ đo rồi so sánh và ghi “dài hơn”, “ngắn hơn” vào chỗ chấm. Mục tiêu: - Biết so sánh độ dài gang tay và thước. - Gang tay em ........................................ thước kẻ. - Thước kẻ .............................................. gang tay em. - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm. - Chấm bài - chữa bài. III. Nhận xét tiết học - dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS thực hành đo ở nhà. ----------------------------------------------------- Thứ năm ngày 9 tháng 1 năm 2014 Kiểm tra định kì cuối HKI ------------------------------------------------------ Buổi chiều: Dạy bài thứ 6 Học vần ÔN TẬP – KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: - Đọc được các vần, 1 số từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76 - Viết đựơc 1 số vần, từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76 - Nói được từ 2 – 4 câu theo các chủ đề đã học. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ các phần luyện nói đã học III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ(4p) - HS viết vào bảng con: viên ngọc, bản nhạc, nóc nhà - 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng của bài 76 - GV nhận xét, sửa sai. B. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài(1p) - Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại các âm và vần đã học từ đầu năm lại nay 2. Ôn tập: a. Các âm đã học(12p) Mục tiêu:HS nêu và đọc được các âm đã học HS nêu các âm đã học từ bài 1 đến bài 27 GV nhận xét – ghi bảng: e, b, ê, v.... HS đọc lại các âm đó theo cá nhân, nhóm, cả lớp - GV nhận xét chú ý HS yếu. a. Các vần đã học(18p) Mục tiêu:HS nêu và đọc được các vần đã học HS nêu các vần đã học từ bài 29 đến bài 76 GV nhận xét – ghi bảng: ia, oi, ai, ôi, ơi..... HS đọc lại các vần đó theo cá nhân, nhóm, cả lớp - GV nhận xét chú ý HS yếu. Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc(10p) Đọc bài ở SGK Mục tiêu: Đọc được một trong các bài học vần đã học ở SGK - Cho HS mở SGK luyện đọc theo nhóm đôi các bài đã học. - GV gọi lần lượt từng em đọc lại các bài đã học từ bài 29 đến bài 76 - GV nhận xét – chú ý HS yếu b. Luyện viết(15p) Mục tiêu: Viết đúng mẫu, đúng cỡ các chữ chót vót, bát ngát, phất cờ, trượt băng và câu ứng dụng vào giấy kiểm tra - GV đọc – HS viết vào giấy kiểm tra: chót vót, bát ngát, phất cờ, trượt băng Sau cơn bão, kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới. - GV chấm - nhận xét bài viết của HS d. Luyện nói(8p) Mục tiêu: Luyện nói từ 2 - 3 câu theo các chủ đề đã học - HS mở SGK ra đọc tên các bài luyện nói đã học - HS quan s¸t tranh phóng to trên bảng vµ tr¶ lêi c©u hái theo gîi ý cña GV - Một số HS lên trình bày trước lớp III. Củng cố - dặn dò(2p) - HS tìm tiếng có vần đã học. - Về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau. ------------------------------------------------------------ Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu : - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 18 - Triển khai kế hoạch tuần 19 - Giáo dục cho HS ý thức tập thể, tạo kỹ năng hoạt động tập thể và ý thức tự quản . II. Các hoạt động 1. Đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần. - GV nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần về các mặt: Học tập, vệ sinh, nề nếp sinh hoạt sao 15 phút đầu giờ, ý thức giữ gìn sách vở đồ dùng học tập và những biểu hiện về hành vi đạo đức . - Biểu dương tổ và cá nhân chăm ngoan, học giỏi, có tiến bộ trong tuần để lên cắm hoa: Cá nhân: Như, Phong, Trâm, Tú Anh, Hiếu Tổ: Tổ 2 trật tự trong lớp học. 3- Kế hoạch tuần tới : GV phổ biến kế hoạch tuần tới : - Chuẩn bị sách, vở cho HKII - Học bài, làm bài đầy đủ. Đọc, viết lại các vần đã học - Vệ sinh sạch sẽ, kịp thời - Trật tự trong giờ học, trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ. - Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, đúng quy định..... -------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 10 tháng 1 năm 2014 Kiểm tra định kì cuối HKI ---------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuan 18 lop 1.doc
Giáo án liên quan