Câu 1: Trong bài “Chiếu dời đô”, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long?
a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
c. Có núi cao sông dài. d. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
Đáp án: a, b, d.
Câu 2: Tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào?
a. Thành Đại La. b. Thành Cổ Loa.
c. Thành cổ Sơn Tây. d. Thành cổ Hà Nội.
Đáp án: b.
Câu 3: Ngôi “Làng hai Vua” ở phía tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì?
a. Nhị Khê. b. Thủ Lệ.
c. Hạ Lôi. d. Đường Lâm.
Đáp án: d.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi “Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến và anh hùng”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI
“Thăng Long – Hà Nội Nghìn năm văn hiến và anh hùng”
Họ và tên: Nguyễn Văn Tuấn
Năm sinh : 1976
Giới tính: Nữ
Nghề nghiệp: Giáo Viên
Trường THCS Cẩm Thành
Địa chỉ gia đình: Thôn Chiềng Trám, Xã Cẩm Thành, Huyện Cẩm Thuỷ, Tỉnh Thanh Hoá
Số điện thoại:
Phần câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Trong bài “Chiếu dời đô”, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long?
a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
c. Có núi cao sông dài. d. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
Đáp án: a, b, d.
Câu 2: Tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào?
a. Thành Đại La. b. Thành Cổ Loa.
c. Thành cổ Sơn Tây. d. Thành cổ Hà Nội.
Đáp án: b.
Câu 3: Ngôi “Làng hai Vua” ở phía tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì?
a. Nhị Khê. b. Thủ Lệ.
c. Hạ Lôi. d. Đường Lâm.
Đáp án: d.
Câu 4: Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn Nguyên của Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm nào?
a. Núi Cung. b. Núi Nùng.
c. Núi Khán. d. Núi Sưa.
Đáp án: b.
Câu 5: Những công trình nào trong “Tứ đại khí” nước Đại Việt thời Lý - Trần đã được tạo tác ở Thăng Long?
a. Tháp Báo Thiên. b. Chuông Quy Điền.
c. Tượng Quỳnh Lâm. d. Vạc Phổ Minh.
Đáp án: a, b.
Câu 6: Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, di sản nào là của thời Lê?
a. Khuê Văn Các. b. Đại Bái Đường.
c. Nhà Thái Học. d. Bia Tiến Sĩ.
Đáp án: d.
Câu 7: Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật toàn cầu nào?
a. Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất.
b. Là nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa của phương Đông và thế giới.
c. Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài.
d. Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần một thiên niên kỷ.
Đáp án: b, c, d.
Câu 8: Ngày 10. 10.1954, đại quân ta đã tiến vào giải phóng Thủ đô qua những cửa ô nào?
a. Ô Quan Chưởng. b. Ô Cầu Giấy.
c. Ô Cầu Dền. d. Ô Chợ Dừa.
Đáp án: b, c.
Câu 9: Năm 1966, từ địa điểm nào của Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã phát biểu lời khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”?
a. Phủ Chủ tịch.
b. Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (trước Nhà hát lớn).
c. Quảng trường 1 tháng 5 (trước Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội).
d. Quảng trường Ba Đình.
Đáp án: a.
Câu 10: Trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mỹ vào Thủ đô, đã diễn ra vào năm nào?
a. Năm 1968. b. Năm 1972.
c. Năm 1973. d. Năm 1975.
Đáp án: b.
Câu 11: Cùng với biểu tượng này (kèm ảnh biểu tượng
“Người nắm tay nhảy múa”), vào năm 1999, vì đã có thành tích là thành phố tiêu biểu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quản lý đô thị, bình đẳng cộng đồng, gìn giữ môi trường, thúc đẩy văn hóa giáo dục, đặc biệt là chăm lo cho công dân và thế hệ trẻ, Hà Nội đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu nào?
a. Thành phố của những giá trị nhân loại. b. Thành phố Xanh - Sạch - Đẹp.
c. Thành phố Vì hòa bình. d. Thành phố Di sản văn hóa thế giới.
Đáp án: c.
Câu 12: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu “Thủ đô anh hùng” vào dịp nào?
a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. b. Kỷ niệm 30 năm trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
c. Kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đô. d. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đáp án: a.
Phần II: Câu hỏi tự luận
Bạn viết một bài không quá 1.000 từ (theo thể bình luận, nêu cảm nghĩ, cảm tưởng...) của bạn về những câu mở đầu trong bài hát “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi: “Đây hồ Gươm, Hồng Hà, hồ Tây/ Đây lắng hồn núi sông ngàn năm...”.
Nhạc sĩ Nguyễn Đinh Thi sáng tác bài hát này đầu năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ vừa mới nổ ra được ít ngày, sau khi cả Hà Nội đã lên đường sơ tán theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tháng 12 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tên gọi ban đầu là Bài hát của một người Hà Nội. Mặc dù bản thân nhạc sĩ từng thổ lộ ông không được học cao về âm nhạc, bài Người Hà Nội của ông thực sự đòi hỏi ca sĩ trình bày phải có trình độ thanh nhạc tốt bên cạnh một nhạc cảm tốt, cái nhạy bén vốn có trong tâm hồn người Tràng An.
Không giống bao cuộc du ngọan thường tình ngắm nhìn phong cảnh, con người Hà Nội. Cũng không như những gì xưa nay mọi người viết, vẽ về Hà Nội Nhắm mắt, lắng tâm hồn nghe ca khúc “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi, một người Hà Nội cầm-kỳ-thi-họa đều là bậc kỳ tài, cả một Hà Nội hiện ra với tất cả vẻ đẹp làm rung động bao trái tim những người Việt Nam hơn nửa thế kỷ nay. Tha thiết, lắng đọng, chầm chậm giai điệu như một dòng chảy bất tận: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. Hà Nội mến yêu”. Những tên gọi thiêng liêng, tự hào mang bóng dáng hồn sông núi, khí thiêng trời đất của dân tộc. Cả một chiều dài lịch sử Việt Nam cùng huyền thọai dựng nước, giữ nước đầy máu và nước mắt, in dấu thời gian trên từng viên gạch nhỏ Hà Nội, từng hạt bụi phủ mờ rêu mái phố “Hà Nội đẹp sao; ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng, bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng”. Hà Nội ảo huyền với những hàng cây lả lướt soi bóng nước mặt hồ trong xanh ăn tăn sóng. Hà Nội bốn mùa hoa, ướp thơm cả trời đêm, trăng, sao cho quấn quít bước chân những đôi tình nhân, cho ngọt môi hôn tình yêu. Hà Nội sương khói mê hoặc với bao truyền thuyết đậm dấu cổ tích nơi kinh thành xưa. “Hà Nội đẹp sao”. Chỉ có thể chìm đắm vào từng nốt nhạc để cảm nhận cái đẹp của Hà Nội bằng cảm xúc chính ngay trong tâm hồn mình.
Như một chuyển cảnh với gam màu tươi vui trong giai điệu, Hà Nội hiện lên từ âm thanh rộn ràng “Hồng Hà tràn đầy, Hồng Hà cuốn ngàn nguồn sống tràn đầy dâng Hà Nội vui sao, những cửa đầu ô, tíu tít gánh gồng Sống vui phố hè Quanh co, chen quanh rộn ràng Đồng Xuân, bát ngát Tây Hồ”. Dòng nhạc cuồn cuộn tuôn tràn như từng lớp sóng sông Hồng xô lên nhau, bồi đắp phù sa cho cả một vùng châu thổ trù phú. Con sông uốn lượn ôm quanh Hà Nội, gắn với bao thăng trầm, buồn vui, nước mắt, nụ cười của kinh thành Thăng Long xưa. Là con sông nhớ, con sông thương, hiền hòa và dữ dội của người Hà Nội, của người Việt Nam. Và rạo rực bước chân ba mươi sáu phố phường Hà Nội, có ánh mắt lúng liếng, duyên dáng của những chàng trai, cô gái thanh lịch, trẻ trung, thấp thóang khung cảnh ấm áp, náo nhiệt của những làng nghề Hà Nội vang bóng một thời Và Tây Hồ, mặt gương soi những áng mây hàng ngàn năm lờ lững cuốn theo từng bóng ảnh nhân gian cổ kim Hà Nội, từ huyền thọa Trâu Vàng còn lung linh ảo ảnh tận ngày nay, đến huyền thọai “Pháo đài bay B.52” cắm đầu rơi xuống hồ chôn vùi uy danh không lực Hoa Kỳ nơi làng hoa Ngọc Hà bé nhỏ đầy sắc màu.
Hơn nửa thế kỷ, ca khúc “Người Hà Nội” vang xa, thấm vào từng trái tim, là niềm tự hào không chỉ của riêng người Hà Nội, mà trở thành tài sản tinh thần của các thế hệ Việt Nam. Giai điệu, ca từ của “Người Hà Nội” lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam một tình yêu Tổ quốc. Với biểu tượng thiêng liêng Thủ đô Hà Nội. Mỗi người Việt Nam dù ở bất cứ đâu, không thể không không xao xuyến không cháy bỏng một tình yêu Tổ quốc khi giai điệu tha thiết vang lên “Đây Hồ Gươm. Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. Hà Nội mến yêu”./.
File đính kèm:
- bai_du_thi_thang_long_ha_noi_nghin_nam_van_hien_va_anh_hung.doc