Câu I:A. Yêu cầu: HS trả lời ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Vợ Chồng A
Phủ” và qua đó, hiểu gì thêm về cuộc sống của người dân Tây Bắc ngày ấy.
B. Ý chính:
- Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm đặc sắc trong tập “Truyện Tây
Bắc” (1953). Đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của
nhà văn Tô Hòai mà tác giả đã “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với đồng bào dân tộc Tây
Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Tác giả đã thổ lộ “Đất Nước và con người Tây
Bắc đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên”.
- Qua hoàn cảnh sáng tác đó giúpcho người đọc không những hiểu thêm mà
còn xúc động trước cuộc sống nôlệ đầy tủi nhục của đồng bào dân tộcnghèo miền núi
Tây Bắc (trong tác phẩm là Mị và A Phủ)dưới ách thống trị của phong kiến (cha con
Thống Lí Pá Tra) và thực dân,đồng thời hiểu thêm về sức sống tiềm tàng mãnh liệt
cũng như con đường mà họ đã đến với Cách Mạng.
Câu II: Nguyễn Khoa Điềm là mộttrong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ những
năm chống Mĩ – thế hệ có những đóng góp nổi bật vào thơ ca Việt Nam những năm
này, đã đem đến cho thơ tiếng nói trữ tình của tuổi trẻ (Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ,
Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn
Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh v.v ). Trong thơ của lớp nhà thơ này nổi bật lên
sự tự ý thức của tuổitrẻ về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu và sự tự
ý thức sâu sắc về đất nước, về nhân dân qua những trải nghiệm của chính mình
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giải gợi ý môn văn khối D năm 2006 Trường cao đẳng kinh tế đối ngoại và đề thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢI GỢI Ý MÔN VĂN KHỐI D NĂM 2006
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Câu I: A. Yêu cầu: HS trả lời ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Vợ Chồng A
Phủ” và qua đó, hiểu gì thêm về cuộc sống của người dân Tây Bắc ngày ấy.
B. Ý chính:
- Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm đặc sắc trong tập “Truyện Tây
Bắc” (1953). Đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của
nhà văn Tô Hòai mà tác giả đã “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với đồng bào dân tộc Tây
Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Tác giả đã thổ lộ “Đất Nước và con người Tây
Bắc đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên”.
- Qua hoàn cảnh sáng tác đó giúp cho người đọc không những hiểu thêm mà
còn xúc động trước cuộc sống nô lệ đầy tủi nhục của đồng bào dân tộc nghèo miền núi
Tây Bắc (trong tác phẩm là Mị và A Phủ) dưới ách thống trị của phong kiến (cha con
Thống Lí Pá Tra) và thực dân, đồng thời hiểu thêm về sức sống tiềm tàng mãnh liệt
cũng như con đường mà họ đã đến với Cách Mạng.
Câu II: Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ những
năm chống Mĩ – thế hệ có những đóng góp nổi bật vào thơ ca Việt Nam những năm
này, đã đem đến cho thơ tiếng nói trữ tình của tuổi trẻ (Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ,
Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn
Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh v.v…). Trong thơ của lớp nhà thơ này nổi bật lên
sự tự ý thức của tuổi trẻ về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu và sự tự
ý thức sâu sắc về đất nước, về nhân dân qua những trải nghiệm của chính mình.
Đoạn thơ về Đất nước bắt đầu một cách rất bình dị, tạo một sự gần gũi, thân
thiết mà không bắt đầu một cách trang trọng. Đất nước ở ngay trong cuộc sống của
mỗi gia đình chúng ta, từ lời kể chuyện của người mẹ, miếng trầu của bà, các phong
tục tập quán quen thuộc (tóc mẹ thì bới sau đầu) cho đến tình nghĩa thuỷ chung của
cha mẹ, hạt gạo ta ăn hàng ngày, cái kèo cái cột trong nhà… Tất cả những điều đó
làm cho Đất nước trở thành cái gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống hằng ngày
của con người:
“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày
xưa mẹ thường hay kể.
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.
Chính những câu chuyện cổ tích và những huyền thoại trong lịch sử làm cho tác
giả và cả chúng ta yêu thương thêm đất nước, thấy đất nước thân thương hơn, gần gũi
hơn. “Miếng trầu bây giờ bà ăn” đã gợi cho chúng ta nghĩ đến câu chuyện Sự tích trầu
cau. “Trồng tre mà đánh giặc” gợi đến câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương. Từ huyền
thoại Thánh Gióng, từ sự tích trầu cau đã nói lên chiều sâu lịch sử của Đất nước Việt
Nam.”Tóc mẹ bới sau đầu” là một phong tục dân gian quê mùa, mộc mạc nhưng đó
cũng là một nét riêng của dân tộc Việt Nam. Đất nước được cảm nhận như sự thống
nhất các phương diện văn hóa, truyền thống, phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh
hằng, trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng…“cái kèo, cái cột thành tên”.
Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố của ca dao, truyền thuyết dân gian. Có lúc
lấy lại từng phần của câu ca dao, nhưng phần nhiều là sử dụng ý, hình ảnh tạo nên
hình tượng thơ mới, vừa gần gũi vừa mới mẻ “cha mẹ thương nhau bằng rừng cay muối
mặn”.
Tình yêu quê hương sâu sắc hơn với mối quan hệ gắn bó giữa quá khứ và hiện
tại; giữa lịch sử dân tộc, truyền thống văn hóa với cuộc sống hiện đại.
Hình ảnh hạt gạo đơn sơ chứa trong đó một quá trình lao động : “một nắng, hai
sương xay, giã, giần, sàng”. Cha ông chúng ta đã gắn bó với nhau trong quá trình lao
động để tồn tại. Đằng sau những hạt gạo nuôi sống những đời người là những giọt mồ
hôi và những bài ca lao động, chia sẻ.
Trong tâm hồn Nguyễn Khoa Điềm, Đất nước là những gì rất gần gũi, rất bình
dị nhưng rất sâu sắc vì đó là những điều đã được kết tinh từ mấy ngàn năm lịch sử, là
những phong tục cha truyền con nối, là thói quen của nhiều thế hệ, là cái nôi của cả
một dân tộc.
Thành công của đoạn thơ trên còn là việc tạo ra một không khí, một giọng
điệu, một không gian nghệ thuật riêng. “Đất nước” đưa ta vào thế giới gần gũi, mỹ lệ
và bay bổng của ca dao, truyền thuyết, của văn hóa dân gian nhưng lại mới mẻ, qua
cảm nhận và tư duy hiện đại, qua hình thức thơ tự do. Đó chính là nét đặc sắc thẩm
mỹ, thống nhất với tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”
của đoạn thơ.
Đoạn thơ trên là đoạn thơ trữ tình – chính luận. Chất chính luận ở đây cũng như
trong toàn trường ca “Mặt đường khát vọng” là nằm trong ý đồ tư tưởng của tác giả:
thức tỉnh tinh thần dân tộc của thế hệ trẻ thành thị miền Nam, để dứt khoát trong sự
lựa chọn đúng về phía nhân dân và cách mạng, trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ
đang diễn ra ác liệt. Đoạn thơ thể hiện được chỗ mạnh của thơ Nguyễn Khoa Điềm:
kết hợp cảm xúc và suy nghĩ, chính luận và trữ tình.
Câu III.a: A. Yêu cầu chung: Phân tích diễn biến tâm trạng bà Cụ Tứ trong truyện
ngắn “Vợ Nhặt” của Kim Lân để cảm nhận tấm lòng người mẹ quê nghèo trước hạnh
phúc bất ngờ của con trai bà.
- Nắm chắc kỹ năng phân tích nhân vật, bố cục chặt chẽ, hành văn diễn đạt
trong sáng.
B. Các ý chính:
1) Giới thiệu tác giả tác phẩm hình tượng người mẹ với tấm lòng thương con
thật cảm động.
Nhà văn Kim Lân (sinh năm 1920), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, người
làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Kim Lân viết không
nhiều, nhưng được coi là thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học
Việt Nam hiện đại.
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân muốn bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu
sắc của mình. Ấy là khi nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong
sự túng đói quay quắt, trong bất kì hòan cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên
cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai.
Đặc biệt, với ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tác giả đã cho người đọc cảm
nhận tấm lòng của người mẹ quê nghèo- bà Cụ Tứ - trước hạnh phúc bất ngờ của con
trai bà, thật hấp dẫn, xúc động.
2) Diễn biến tâm trạng và tấm lòng bà Cụ Tứ:
Bà cụ Tứ vốn là một nông dân từng trải, trung hậu. Cụ hiểu rõ hoàn cảnh của
gia đình mình; con trai mình trong những ngày tháng bị cái đói hành hạ ghê gớm.
a. Ngạc nhiên: Khi trông thấy người đàn bà ở trong nhà với con mình, bà cụ Tứ
vô cùng ngạc nhiên “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà nhỉ? (…) Sao lại
chào mình bằng u (…) Ai thế nhỉ? (…) Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Đến lúc biết được
người đàn bà kia chính là vợ của con trai mình, tâm trạng của bà cụ diễn biến khá
phức tạp, phong phú.
Trước hết, nghĩ đến cảnh túng thiếu, đói khát của gia đình mình cụ Tứ thấy tủi
thân, tủi phận. Cụ ý thức rất rõ lấy vợ cho con trai lẽ ra phải thế này, thế nọ; nhưng cái
khó bó cái khôn nên chỉ còn cách nghĩ ngợi tủi thân, tủi phận. Rồi cụ thương con đẻ,
thương đến cả con dâu. Cụ biết duyên cớ vì đâu người ta phải theo con mình (“Bà lão
nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót”, và cụ nói với vợ chồng Tràng “Chúng mày
lấy nhau lúc này, u thương quá”.
b. Vừa mừng vừa lo: Việc Tràng “nhặt” được vợ vừa là nỗi buồn rầu lo lắng,
vừa là niềm vui mừng của bà lão tội nghiệp này. Mừng vì người con thô lậu, quê kệch
đã có vợ. Lo vì đúng lúc đói khát, chết chóc này, liệu lấy gì mà nuôi nhau. Tuy vậy,
dẫu sao niềm vui vẫn nhiều hơn. Bà lão “tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, cái mặt bủng
beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăn xắn thu dọn quét tước nhà cửa”. Đến bữa
ăn, bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này. Nhưng “nghĩ ngợi
mãi”, “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt chảy xuống ròng ròng”. Bởi bà
cụ nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời khổ cực của mình,
nghĩ đến tương lai của con trai và con dâu… và chẳng thể thoát ra khỏi không khí chết
chóc đang bủa vây xung quanh.
c. Niềm vui, hi vọng: Cụ cố giấu cái lo, động viên các con “nhà ta thì còn
nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông trời
cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì con cái chúng
mày về sau”.
Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, chúng ta có thể nhận thấy biệt tài phát
hiện và miêu tả tâm lí một cách chân thật và sắc sảo của Kim Lân. Điều này có tác
dụng to lớn, khắc hoạ rõ nét chủ đề của tác phẩm: cho dù phải sống trong một tình thế
hết sức bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn hướng tới
tương lai, vẫn khao khát một mái ấm gia đình.
Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình của người mẹ Việt Nam nghèo khổ luôn nghĩ
đến hạnh phúc và bất hạnh của những đứa con mà quên đi chính bản thân mình.
Câu III.b:
A. Yêu cầu: phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia
đình” của Nguyễn Thi để thấy được vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống
Mĩ. Học sinh biết cách phân tích đặc điểm nhân vật, bài làm bố cục chặt chẽ, văn viết
trong sáng.
B. Những ý chính :
1) Nguyễn Thi(1928 – 1968), quê Hải Hâu, Nam Định. Ông là nhà văn trưởng
thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông đặc biệt thành công ở những tác phẩm viết về
đất và người Nam Bộ. Những đúa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất
sắc của ông viêt về đất va nguời Nam bộ.
Những đứa con trong gia đình viết về những con người anh hùng sinh ra trong
một gia đình có truyền thống anh hùng. Truyền thống anh hùng đó được kết tinh trong
hình tuợng nhân vật Chiến, đồng thời ở cô còn toát lên vẻ đẹp của người con gái Việt
Nam thời đánh Mỹ.
2) Phân tích nhân vật :
a) Chiến- người con gái anh hùng với những vẻ đẹp đời thường.
- Cô mới 18 tuổi, tính khí đôi lúc còn rất trẻ con: tranh công bắt ếch, tranh công
bắn tàu giặc với em…Song ở cô đã có cái duyên dáng của thiếu nữ: bịt miệng cuời khi
chú Năm cất tiếng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, bắt đầu thích soi gương, đi dánh
giặc vẫn có cái gương trong túi…
- Cô thương em nên cũng sớm biết nhường nhịn em, sớm biết tính toán lo liệu
việc nhà.
- Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi cùng em khiêng bàn thờ ba má đi gửi trước
ngày tòng quân…)
- Cô đọc còn chưa thạo nhưng rất chăm chỉ đánh vần.
- Chiến là một hình ảnh sinh động của người con gái Việt nam trong cuộc sống
đời thường những năm kháng chiến chống Mỹ.
b) Chiến mang trong mình phẩm chất người anh hùng.
- Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình
của chú Năm.
- Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.
- Quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình với lời nói như dao chém đá: “Tao
đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc
còn thì tao mất, vậy à”.
- Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự
soi rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng, nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một
“dòng sông” thì Chiến là khúc sông sau – Chiến rất giống mẹ nhưng cô đã khác mẹ ở
hành động quyết định vào bộ đội , quyết dịnh cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê
hương.
3) Chiến mang trong mình vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ
trung, duyên dáng, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng dũng cảm. Cô đã tiếp nối
và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây
dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng trong thời đại đánh Mỹ.
TRẦN HỒNG ĐƯƠNG, ĐINH PHAN CẨM VÂN
(Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa & Luyện thi đại học Vĩnh Viễn)
File đính kèm:
- DapanVanCDKTDN2006.pdf
- DeVanCDKTDN2006.pdf