Bài giảng Axit cacbonic và muối cacbonat tuần 37

1. Kiến thức: - HS biết được:- Axit cacbonic (H2CO3) là axit yếu, không bền.

- Tính chất hoá học của muối cacbonat (tác dụng với dd axit, dung dịch muối khác, dung dịch bazơ, bị phân huỷ).

- Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.

 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của muối cacbonat.

 

doc163 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Axit cacbonic và muối cacbonat tuần 37, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II Ngày soạn: 1/1/2012 Tiết thứ: 37 Tuần thứ: 19 Axit cacbonic và muối cacbonat A. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - HS biết được:- Axit cacbonic (H2CO3) là axit yếu, không bền. - Tính chất hoá học của muối cacbonat (tác dụng với dd axit, dung dịch muối khác, dung dịch bazơ, bị phân huỷ). - Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của muối cacbonat. - Xác định được PƯ có thực hiện được hay không và viết các PTHH. - Nhận biết một số muối cacbonat cụ thể. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ “Chu trình cacbon trong tự nhiên”. - Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất: + Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn. + Hoá chất: ddNaHCO3, ddNa2CO3, ddHCl, ddK2CO3, ddCa(OH)2, ddCaCl2, ddNaOH. 2. Học sinh: - Sgk, vở ghi, vở bài tập. C. Phương pháp: - Quan sát – trao đổi thảo luận nhóm. - Phương pháp thí nghiệm nghiên cứu. D. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số 9 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu tính chất hóa học của CO2. Viết các PTHH xảy ra? Đáp án: - Tác dụng với nước: - CO2 phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit làm quỳ tím chuyển thành đỏ; PT: CO2(k) + H2O(l) H2CO3(dd) + H2CO3 là axit yếu, không bền. - Tác dụng với dung dịch bazơ ; PT : CO2(k) + 2NaOH(dd) Na2CO3(dd) +H2O(l) 1mol : 2mol CO2(k) + NaOH(dd) NaHCO3(dd) 1mol : 1mol - Tác dụng với oxit bazơ; PT: CO2 + CaO CaCO3 CO2 có những tính chất hoá học của oxit axit. 3. Bài mới. GV. Axit cacbonic và muối cacbonat có những tính chất và ứng dụng gì? để tìm hiểu vấn đề đó chúng ta nghiên cứu bài học " axit cacbonic và muối cacbonat ". HĐộng của GV và HS Nội dung HĐ1. Mục đích: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và hoá học của Axit cacbonic (H2CO3). * HĐộng nhóm/cặp. HS đọc SGK. ? Cho biết trạng thái tự nhiên và t/c vật lí của H2CO3? GV. Nước tự nhiên, nước mưa hoà tan CO2 1 phần tạo dd H2CO3 Phần lớn vẫn tồn tại ở dạng phân tử CO2 trong khí quyển. ? H2CO3 có bền không? Tính axit ra sao? I. Axit cacbonic (H2CO3). 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí. - CO2 tan được trong nước dd H2CO3. - Nước tự nhiên, nước mưa có hòa tan khí cacbonic: 1000cm3 nước hòa tan được 90cm3 khí CO2. ( 9 : 100). 2. Tính chất hoá học. - H2CO3 là một axit yếu, dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt. - H2CO3 là một axit không bền, trong PƯHH dễ bị phân huỷ thành CO2 và H2O PT: H2CO3 CO2 + H2O. HĐ2. Mục đích: Tìm hiểu về muối cacbonat. * HĐộng nhóm. ? Thế nào là muối cacbonat? HS. Muối cacbonat là muối của axit cacbonic. ? Thành phần ptử có chứa gốc nào? HS: Có chứa gốc: -HCO3, =CO3. ? Dựa vào sự có mặt của H hoặc không có ngtử H trong gốc axit ta có thể chia muối Cacbonat thành mấy loại? HS. - Có 2 loại muối cacbonat: Muối cacbonat trung hoà và cacbonat axit. ? Thế nào là muối cacbonat trung hoà? cacbonat axit? Cho VD? GV. Hướng dẫn HS quan sát bảng tính tan sgk tr 170. ? Cho biết tính tan của muối cacbonat? GV. Giới thiệu tính tan của muối hiđro cacbonat. GV Hướng dẫn HS các nhóm làm thí nghiệm: + Cho dung dịch Na2CO3 và NaHCO3 lần lượt tác dụng với dd HCl. ? Quan sát nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTHH? HS. – Hiện tượng: - Có bọt khí thoát ra ở cả 2 ống nghiệm. ? Rút ra kết luận? GV. Hướng dẫn HS các nhóm làm thí nghiệm: + Cho dung dịch K2CO3 tác dụng với dd Ca(OH)2 ? Nêu hiện tượng, viết PTHH? HS. Hiện tượng có vẩn đục (kết tủa trắng xuất hiện). ? Qua thí nghiệm trên rút ra kết luận? GV. Chú ý muối hiđro cacbonat tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối trung hoà và nước. VD: Ca(HCO3)2 + NaOH CaCO3 + Na2CO3 + H2O GV hướng dẫn HS các nhóm làm thí nghiệm cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dd CaCl2. ? Nêu hiện tượng, viết PTHH? HS. Hiện tượng: Có vẩn đục (hoặc kết tủa trắng xuất hiện). ? Qua thí nghiệm rút ra kết luận? GV. - Nhiều muối cacbonat (trừ muối Cacbonat trung hoà của kim loại kiềm) dễ bị nhiệt phân huỷ giải phóng khí cabonic. GV. Giới thiệu H3.16 sgk/89. ? NaHCO3 bị nhiệt phân tạo thành sản phẩm gì? ? Nêu các ứng dụng của muối cacbonat? II. Muối cacbonat. 1. Phân loại. - Có 2 loại: a. Muối cacbonat trung hoà: VD : - Na2CO3: Natri cacbonat. - CaCO3: Canxi cacbonat. - MgCO3: Magie cacbonat. - BaCO3: Bari cacbonat. b. Muối cacbonat axit: VD : - NaHCO3: Natri hiđro cacbonat. - Ca(HCO3)2: Canxi hiđro cacbonat. 2. Tính chất. a. Tính tan: - Đa số các muối cacbonat trung hoà không tan trong nước trừ muối của kim loại kiềm như: K2CO3, Na2CO3, (NH4)2CO3, - Hầu hết các muối cacbonat axit đều tan trong nước. b. Tính chất hoá học: * Tác dụng với dung dịch axit: PT: NaHCO3(dd) + HCl(dd) NaCl(dd) + CO2(k) + H2O(l) Na2CO3(dd) + 2HCl 2NaCl(dd) + CO2(k) + H2O(l) (+) Kết luận: Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit mạnh hơn Axitcacbonic tạo thành muối mới, nước và giải phóng khí CO2. * Tác dụng với dung dịch bazơ: PT: K2CO3(dd) + Ca(OH)2(dd) CaCO3(r) + 2KOH(dd) (Trắng) (+) Kết luận: Một số dung dịch muối cacbonat phản ứng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới. Chú ý VD: PT: NaHCO3(dd) + NaOH(dd) Na2CO3(dd) + H2O(l) * Tác dụng với dd muối: PT: Na2CO3(dd) + CaCl2(dd) CaCO3(r)+ 2NaCl(dd) (+) Kết luận: - Dung dịch muối cacbonat có thể tác dụng với 1 số dung dịch muối khác tạo thành 2 muối mới. * Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ. * Muối Hiđro Cacbonat Muối trung hoà + H2O + CO2. PT: 2NaHCO3(r)Na2CO3(r)+H2O(h)+ CO2(k) Ca(HCO3)2(dd) CaCO3(r) + H2O(h) + CO2(k) + Muối cacbonat trung hoà (trừ K2CO3, Na2CO3 Oxit + CO2). VD: - CaCO3 CaO + CO2 3. ứng dụng: + CaCO3: Dùng sản xuất vôi, xi măng. + Na2CO3: Nấu xà phòng, thuỷ tinh. + NaHCO3: Dùng làm dược phẩm, hoá chất trong bình cứu hoả ... HĐ3. Mục đích: Tìm hiểu chu trình cacbon trong tự nhiên. HĐộng cá nhân. GV. Thông báo thông tin (sgk/90) thuyết trình theo H3.17sgk/90 HS. nghe thông báo- Qsát hình –ghi nội dung. III. Chu trình cacbon trong tự nhiên. SGK/90 - Cacbon trong tự nhiên chuyển từ dạng này sang dạng khác thành một chu trình khép kín. 4. Củng cố. HS đọc ghi nhớ sgk/90. đọc mục em có biết sgk/91. Phiếu học tập. Bài tập 1: Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các chất bột sau: CaCO3, NaHCO3, NaCl, Ca(HCO3)2. Bài tập 2: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: C CO2 Na2CO3 NaCl. HS các nhóm trao đổi thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả. – HS nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chuẩn xác – cho điểm thi đua. *Bài 1: - Đánh số thứ tự các lọ hoá chất và lấy mẫu thử - Cho nước vào các ống nghiệm có mẫu thử và lắc đều, nếu thấy chất bột không tan là CaCO3, còn lại 3 chất bột đều tan là: NaCl, NaHCO3, Ca(HCO3)2 - Đun nóng 3 dung dịch vừa thu được, nếu thấy dung dịch nào có hiện tượng sủi bọt, đồng thời có vẩn đục là Ca(HCO3)2 PT: Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O - Nếu thấy dung dịch có sủi bọt nhưng không vẩn đục là NaHCO3 PT: 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O - Còn không có hiện tượng gì là NaCl * Bài 2: - C + O2 CO2 - CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O - Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O 5. Hướng dẫn về nhà: Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau. - Về nhà học bài, làm các BTập trong vở BT, sách BT. - Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài mới. E. Rút kinh nghiệm: - Về kiến thức:………………………………………………………………………. - Về phương pháp:..…………………………………………………………………. - Về hiệu quả bài dạy:.………………………………………………………………. - Về chuẩn bị bài của HS:.…………………………………………………………... Ngày soạn: 1/1/2012 Tiết thứ: 38 Tuần thứ: 19 Silic - công nghiệp silicat KHHH: Si NTK: 28 A. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Biết được: - Si: là phi kim hoạt động yếu (tác dụng được với oxi, không PƯ trực tiếp với hiđro) SiO2 là một oxit axit (tác dụng với kiềm, muối cacbonat k/loại kiềm ở nhiệt độ cao) - Một số ứng dụng quan trọng của silic, silic đioxit và muối silicat. - Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng. 2. Kĩ năng: - Đọc và tóm tắt được thông tin về silic, silic đioxit, muối silicat, sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng. - Viết được các PTHH minh họa cho thính chất của silic, silic đioxit, muối silicat. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Mẫu vật: cát trắng, đất sét , đồ gốm, sứ, thủy tinh, xi măng. - Máy chiếu. 2. Học sinh: - Sgk, vở ghi, vở bài tập. C. Phương pháp: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp thảo luận nhóm. D. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số 9 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các tính chất hoá học của muối Cacbonat? Viết các PTPƯ minh hoạ? Đáp án: - Tác dụng với dung dịch axit: PT: NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit mạnh hơn Axitcacbonic tạo thành muối mới, nước và giải phóng khí CO2. - Tác dụng với dung dịch bazơ: PT: K2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2KOH Một số dung dịch muối cacbonat phản ứng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới. + Chú ý; VD: NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O - Tác dụng với dd muối; PT: Na2CO3 + CaCl2 CaCO3+ 2NaCl Kết luận: - Dung dịch muối cacbonat có thể tác dụng với 1 số dung dịch muối khác tạo thành 2 muối mới. - Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ. - Muối Hiđro Cacbonat Muối trung hoà + H2O + CO2. PT: 2NaHCO3 Na2CO3(r) + H2O(h)+ CO2(k) Ca(HCO3)2(dd) CaCO3(r) + H2O(h) + CO2(k) - Muối cacbonat trung hoà (trừ K2CO3, Na2CO3 Oxit + CO2). VD: CaCO3 CaO + CO2 * BT 4 (90). Những cặp chất tác dụng với nhau là: a/ H2SO4 + 2KHCO3 K2SO4 + 2H2O + 2CO2 c/ MgCO3 + 2HCl MgCl2 + H2O + CO2 d/ CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaCl e/ Ba(OH)2 + K2CO3 BaCO3+ 2KOH Vì các cặp chất trên đều có phản ứng với nhau (theo tính chất hoá học), sau phản ứng có sinh ra chất khí (hoặc chất rắn) tách ra khỏi dung dịch. * BT 5 (91). PTHH: 2NaHCO3 + H2SO4 g Na2SO4 + 2H2O + 2CO2 g Số mol khí CO2 tạo thành bằng 2 lần số mol H2SO4: (mol). g Thể tích khí CO2 tạo thành ở đktc: 20.22,4 = 448 (lít). 3. Bài mới. GV. Si là 1 phi kim? Vậy Si và hợp chất của Si có những tính chất và ứng dụng gì ? để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta nghiên cứu bài học. HĐộng của GV và HS Nội dung HĐ1. Mục đích: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, tính chất của Silic. * HĐộng nhóm/ cặp. HS. Quan sát vật mẫu cát, đất sét... ? Em hãy cho biết trạng thái tự nhiên của Silic? HS. Quan sát hình ảnh trên máy chiếu. ? Cho biết t/c vật lí của Si? ? ứng dụng của Si? ? Tính chất hoá học Si? I. Silic. 1. Trạng thái tự nhiên. - Si chiếm 1/4 khối lượng vỏ Trái Đất. - Trong thiên nhiên Si không tồn tại ở dạng đơn chất, mà chỉ ở dạng hợp chất. - Các hợp chất của Si tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét, (cao lanh). 2. Tính chất. a. Tính chất vật lí. - Si là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện, dẫn nhiệt kém. - Si được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử, và được dùng để chế tạo pin Mặt Trời. b. Tính chất hoá học. - Si là phi kim kém hoạt động yếu hơn Cacbon, Clo. + Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao. Si(r) + O2(k) SiO2(r) HĐ2. Mục đích: Tìm hiểu tính chất của Silic đioxit (SiO2). * HĐộng nhóm/cặp. ? SiO2 Thuộc loại hợp chất nào? vì sao? ? T/c hoá học của Si? ? Viết PTPƯ minh hoạ? GV. SiO2 Là oxit axit, nhưng không phản ứng với nước. II. Silic đioxit (SiO2). - Silic đioxit là oxit axit, tác dụng với kiềm, với oxitbazơ ở nhiệt độ cao tạo ra muối silicat. 1. Tác dụng với kiềm. SiO2(r) + 2NaOH(r) Na2SiO3(r) Natri Silicat + H2O(h) 2. T/d với oxitbazơ. SiO2(r) + CaO(r) CaSiO3(r) Canxi Silicat 3. SiO2 không phản ứng với nước. HĐ3. Mục đích: Tìm hiểu sơ lược về công nghiệp Silicat. * HĐộng nhóm. GV. giới thiệu hình ảnh trên màn hình công nghiệp Silicat gồm: Sxuất đồ gốm, thuỷ tinh, ximăng- từ những hợp chất thiên nhiên của Silic (cát, đất sét...). III. Sơ lược về công nghiệp Silicat. Thuỷ tinh Đồ gốm, sứ Xi măng Thảo luận nhúm hoàn thành nội dung sau: Nhúm 1,3. Sản xuất đồ gốm, sứ 1.Nguyờn liệu chớnh: 2.Cỏc cụng đoạn chớnh: 3. Sản phẩm: 4.Cơ sở sản xuất: Nhúm 2,5. Sản xuất xi măng Nhúm 4,6. Sản xuất thuỷ tinh HS. các nhóm quan sát hình ảnh trên màn hình thảo luận nhóm hoàn thành nội dung trên vào bảng nhóm. GV. Đưa kết quả các nhóm lên bảng HS. nhóm khác nhận xét bổ sung. Làng gốm, sứ Hải Dương. 1.Sản xuất gốm, sứ. Gạch chịu lửa Bỏc Hồ thăm nhà mỏy gốm sứ Hải Dương GV. Giới thiệu H3.20 (trên màn hình) mô tả quá trình sx clanhke Chất đốt Đất sột, đỏ vụi, cỏt... 2.Sản xuất xi măng khí thải Clanhke 3.Sản xuất thuỷ tinh Thổi thuỷ tinh thế kỉ 9 Dõy cỏp quang được làm từ thuỷ tinh thạch anh Thuỷ tinh màu xanh ngọc cú pha thờm Cr2O3 Thuỷ tinh màu xanh nước biển cú thờm CoO GV. Chiếu trên màn hình một số cơ sở sxuất: đồ gốm sứ, sxuất xi măng, thuỷ tinh. Xưởng gốm Bỏt Tràng Nhà mỏy sản xuất xi măng Hà Tiờn Nhà mỏy sản xuất xi măng Tõn Phỳ Nhà mỏy Xi măng Lam Thạch II Nhà máy xi măng Bút Sơn – Hà Nam HS. Trả lời dựa vào hình: 1.Sản xuất gốm, sứ. Đất sét, thạch anh, fenpat Khối dẻo Nhào với H2O Tạo hình, sấy khô Các đồ vật Nung ở nhiệt độ cao Đồ gốm Cỏc cụng đoạn chớnh: * Cơ sở sản xuất: Bát Tràng (Hà Nội), công ti sứ Hải Dương, Đồng Nai, sông Bé... 2. Sản xuất xi măng Đá vôi, cát, đất sét (có SiO2) Bùn Nghiền nhỏ, trộn với cát và H2O Nung ở 1400oC--- ->1500oC Clanhke rắn Để nguội, rồi nghiền cùng với chất phụ gia Xi măng Cỏc cụng đoạn chớnh: * Thành phần chính của xi măng là Canxisilicat và Canxi aluminat. * Cơ sở sản xuất: Nhà máy xi măng Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam , Hà Tiên,Thanh Hóa... Nấu chảy ở 900 oC Thủy tinh dẻo Làm nguội từ từ Các đồ vật ép, thổi Hỗn hợp: SiO2 , CaCO3 , Na2CO3 Thủy tinh nhão 3.Sản xuất thuỷ tinh Cỏc cụng đoạn chớnh: * Thành phần chính của thuỷ tinh gồm hỗn hợp của Natri Silicat (Na2SiO3) và Canxi Silicat (CaSiO3). * Cơ sở sản xuất: Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, TP HCM... 4. Củng cố. HS đọc ghi nhớ SGK - Đọc mục em có biết (95). ? Nêu một số đặc điểm của nguyên tố Si về trạng thái thiên nhiên, tính chất, ứng dụng? ? Mô tả sơ lược các công đoạn chính để sản xuất đồ gốm. Thành phần của ximăng là gì? cho biết nguyên liệu chính và mô tả sơ lược các công đoạn sản xuất ximăng? (Mô tả trên màn hình). ? Sản xuất thuỷ tinh ntn? Viết các PTPƯ của PƯ xảy ra trong quá trình nấu thuỷ tinh? 5. Hướng dẫn về nhà: Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau. - Về nhà học bài – làm các BT trong vở BT, SBT. - Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài mới. E. Rút kinh nghiệm: - Về kiến thức:………………………………………………………………………. - Về phương pháp:..…………………………………………………………………. - Về hiệu quả bài dạy:.………………………………………………………………. - Về chuẩn bị bài của HS:.…………………………………………………………... Ngày soạn: 7/1/2012 Tiết thứ: 39 Tuần thứ: 20 sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học A. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Biết được: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Lấy VD minh họa. - Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Lấy VD minh họa. - Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm áp dụng với chu kỳ 2,3 nhóm I, VII. - Dựa vào vị trí nguyên tố (20 nguyên tố đầu). Suy ra cấu tạo nguyện tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại. 2. Kĩ năng: - Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I và VII, chu kì 2, 3 và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, về chu kì và nhóm. - Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra vị trí và tính chất hóa học cơ bản của chúng. 3. Thái độ: - HS có ý thức trong học tập. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bảng hệ thống tuần hoàn, ô nguyên tố, chu kì 2,3 – nhóm I, VII. phóng to, sơ đồ cấu tạo nguyên tử. 2. Học sinh: - Ôn lại cấu tạo nguyên tử ở lớp 8 - Sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng HTTH các NTHH . C. Phương pháp: - Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân. D. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số 9 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu 1 số đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái thiên nhiên, tính chất và ứng dụng? Đáp án: (+) Trạng thái tự nhiên. - Si chiếm 1/4 khối lượng vỏ Trái Đất. - Trong thiên nhiên Si không tồn tại ở dạng đơn chất, mà chỉ ở dạng hợp chất. - Các hợp chất của Si tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét, (cao lanh). (+) Tính chất. + Tính chất vật lí: - Si là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện, dẫn nhiệt kém. + Tính chất hoá học: - Si là phi kim kém hoạt động yếu hơn Cacbon, Clo. - Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao : Si(r) + O2(k) SiO2(r) (+) ứng dụng: - Si được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử, và được dùng để chế tạo pin Mặt Trời. 3. Bài mới. GV. Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố được cấu tạo như thế nào và có ý nghĩa gì đối với các nguyên tố hoá học? HĐộng của GV và HS Nội dung HĐ1. Mục đích: Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. * HĐộng cả lớp. GV gới thiệu sơ lược bảng HTTH và nhà bác học Men-đê-le-ep. - Giới thiệu cơ sở sắp xếp của bảng HTTH. I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - Bảng HTTH có hơn 100 nguyên tố. - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. HĐ2. Mục đích: Tìm hiểu cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn. * HĐộng nhóm/cặp. HS quan sát bảng HTTH. GV. Giới thiệu khái quát về ô, chu kỳ, nhóm. GV. Đưa sơ đồ Magiê. ? Ô nguyên tố cho biết gì? ? Giải thích các kí hiệu, các con số trong ô nguyên tố Mg? HS. Ô nguyên tử Mg cho biết: + Số hiệu nguyên tử Mg là 12. + Điện tích hạt nhân là +12. + Có 12e ở lớp vỏ. + Kí hiệu hóa học của nguyên tố: Mg. + Tên nguyên tố: Magie. + Nguyên tử khối: 24. * Vì các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, từ đó suy ra: Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số electron trong ng/tử = Số thứ tự. HS. Quan sát bảng HTTH trong sgk và sơ đồ cấu tạo của các nguyên tố H, O, Na, Li, Cl, sgk (97). HS các nhóm trao đổi trả lời câu hỏi: ? Bảng HTTH có bao nhiêu chu kì? mỗi chu kì có bao nhiêu hàng? ? Điện tích hạt nhân các ngtử trong 1 chu kì thay đổi ntn? HS. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS. Nhóm khác nhận xét bổ sung. GV. Tổng kết trên bảng HTTH. GV. Yêu cầu HS quan sát bảng HTTH và q/sát sơ đồ cấu tạo ngtử của các ngtố H, Na, Li, Cl,... Thảo luận nhóm theo nội dung sau: ? Bảng HTTH có bao nhiêu nhóm? ? Trong cùng một nhóm, điện tích hạt nhân, nguyên tử của các nguyên tố thay đổi ntn? ? Số electron ngoài cùng của nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm gì giống nhau? ? Có nhận xét gì về nhóm? HS. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS. Nhóm khác nhận xét bổ sung. GV. Tổng kết trên bảng HTTH. II. Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn. 1. Ô nguyên tố. * Ô nguyên tố (tương ứng với 1 ô vuông) cho biết số hiệu nguyên tử (số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn), kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó. Số hiệu nguyên tử có trị số bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. 2. Chu kì. - Bảng HTTH có 7 chu kì, trong đó: + Chu kì 1, 2, 3 mỗi chu kì có 1 hàng (Chu kì nhỏ). + Chu kì 4, 5, 6, 7, (Chu kì lớn). - Trong 1 chu kì từ trái sang phải điện tích hạt nhân tăng dần. 3. Nhóm. - Bảng HTTH có 8 nhóm - được đánh số thứ tự từ I VIII. - Số electron (e) lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm. * Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron (e) ngoài cùng bằng nhau, do đó chúng có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ng/tử. 4. Củng cố. ? Nhắc lại nội dung chính của bài? Phiếu học tập. Bài tập. 1, Xác định cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố ở ô số 13, 15 trong bảng HTTH? HS. các nhóm thảo luận - đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS. Nhóm khác nhận xét bổ sung - GV. Tổng kết trên bảng HTTH. * Ô số 13: - Số hiệu nguyên tử = số (e) = số điện tích hạt nhân = 13, trùng với số ô nguyên tố, thuộc chu kì 3, nhóm III. * Ô số 15: - Số hiệu nguyên tử = số (e) = số điện tích hạt nhân = 15, trùng với số ô nguyên tố, thuộc chu kì 3, V. 5. Hướng dẫn về nhà: Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau. - Về nhà học bài – làm các BT trong vở BT, SBT. - Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài mới. E. Rút kinh nghiệm: - Về kiến thức:………………………………………………………………………. - Về phương pháp:..…………………………………………………………………. - Về hiệu quả bài dạy:.………………………………………………………………. - Về chuẩn bị bài của HS:.…………………………………………………………... Ngày soạn: 7/1/2012 Tiết thứ: 40 Tuần thứ: 20 sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (Tiếp theo) A. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: Biết được: - Qui luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì và nhóm. Lấy VD minh họa. - ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó. 2. Kĩ năng: - Biết dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. - Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó. - So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên). 3. Thái độ: - HS có ý thức trong học tập. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố, chu kì 2, 3, nhóm I, VII, sơ đồ cấu tạo nguyên tử của 1 số nguyên tố (phóng to). 2. Học sinh: - Sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng tuần hoàn các NTHH. C. Phương pháp: - Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân. D. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số 9 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cấu tạo bảng HTTH và cho biết ý nghĩa của ô nguyên tố? Đáp án: - Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn gồm có ô nguyên tố, chu kì, nhóm. - Ô nguyên tố (tương ứng với 1 ô vuông) cho biết số hiệu nguyên tử (số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn), kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó. Số hiệu nguyên tử có trị số bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. * Chữa bài tập 1(101). (1) Nguyên tố có Z = 7 Số thứ tự 7 có 7p, 7e, 7n. - Điện tích hạt nhân 7+ - Chu kì 2, nhóm V. Là nguyên tố phi kim. (2) Nguyên tố có Z = 12 Số thứ tự 12 Điện tích hạt nhân 12+ có 12p, 12e, 12n. - Chu kì 3, nhóm II Là nguyên tố kim loại. (3) Nguyên tố Z = 16 Số thứ tự 16 Điện tích hạt nhân 16+ có 16p, 16e, 16n - Chu kì 3, nhóm VI Là nguyên tố phi kim. 3. Bài mới. HĐộng của GV và HS Nội dung HĐ1. Mục đích: Tìm hiểu sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. * HĐộng nhóm. GV. Hướng dẫn HS quan sát các ngtố thuộc chu kì 2,3 liên hệ với dãy HĐHH của Kloại, t/c hoá học của kloại và pkim, nhận xét theo các nội dung sau: ? Đi từ đầu đến cuối chu kì (theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân)? ? Sự thay đổi số e lớp ngoài cùng như thế nào? ? Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào? Đại diện HS các nhóm báo cáo, HS nhóm khác nhận xét bổ sung. GV. - Số e của các nguyên tố tăng dần từ 1e đến ê và lặp lại 1 cách tuần hoàn ở các chu kì sau. GV. Nêu VD – phân tích VD chu kì 2 và chu kì 3 sgk/98. GV. Hướng dẫn HS tiếp tục thảo luận nhóm theo nội dung: ? Quan sát nhóm I và VII, dựa vào tính chất hóa học của các nguyên tố đã biết, hãy cho biết: ? - Số lớp e và số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm như thế nào ? - Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố trong cùng một nhóm thay đổi như thế nào? Đại diện các nhóm báo cáo HS. nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chốt kiến thức. GV. Nêu VD phân tích nhóm I và nhóm III sgk. III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 1. Trong một chu kì: - Trong một chu kì, khi đi từ đầu đến cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: + Số e lớp ngoài cùng của ngtử tăng dần từ 1 - 8e + Tính kloại của các ngtố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các ngtố tăng dần. - Đầu chu kì là một kim loại kiềm, cuối chu kì là halogen, kết thúc chu kì là khí hiếm. 2. Trong một nhóm - Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Số lớp e của nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. HĐ2. Mục đích: Tìm hiểu ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. * HĐộng cá nhân. ? Khi biết vị trí của 1 nguyên tố trong bảng HTTH ta có thể suy đoán được những điểm gì về ngtử đó? GV. nêu VD sgk. - Ví dụ 1: Khi biết

File đính kèm:

  • dochoc ky II.DOC
Giáo án liên quan