1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
Học sinh biết được :
Axit Cacbonic là axit yếu, không bền.
Tính chất hóa học của muối cacbonat ( tác dụng với dung dịch axit, với dung dịch muối khác , với dung dịch bazo, bị nhiệt phân hủy )
Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.
Học sinh hiểu được:
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Axit cacbonicvà muối cacbonat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20- Tiết:37
Ngày dạy:
AXIT CACBONICVÀ MUỐI CACBONAT
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
Học sinh biết được :
Axit Cacbonic là axit yếu, không bền.
Tính chất hóa học của muối cacbonat ( tác dụng với dung dịch axit, với dung dịch muối khác , với dung dịch bazo, bị nhiệt phân hủy )
Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.
Học sinh hiểu được:
Một số muối cacbonat được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng, thuốc chửa bệnh.
b. Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được:
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của muối cacbonat.
Học sinh thực hiện thành thạo :
Nhận biết một số muối cacbonat cụ thể.
HS viết PTHH phân hủy CaCO3, NaHCO3
c. Thái độ:
Thói quen: HS biết bảo vệ môi trường và trồng và chăm sóc nhiều cây xanh .
Tính cách: Vận dụng kiến thức vào bài tập nhận biết muối cacbonat
2. Nội dung học tập :
- Axit Cacbonic
-Tính chất hóa học của muối cacbonat
3.Chuẩn bị:
a. GV: SGK, giáo án. bảng phụ, phiếu học tập, nam châm
Tranh “ Chu trình Cacbon trong tự nhiên”
Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ.
Hóa chất: Các dung dịch Na2C03, K2C03, NaHC03, HCl, Ca(0H)2, BaCl2.
b. HS: - Các hợp chất của cacbon
- Độ pH của axit H2CO3
- Tính chất hóa học của muối cacbonat
- Tên gọi và tính tan của muối cacbonat
4. Tổ chức các hoạt động học tập :
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện HS: ( 1 phút )
9A1: …………………………………………….9A2: ………………………………………
9A3: ……………………………… 9A4: ……………………………………………
4.2. Kiểm tra miệng : ( 5 phút )
Câu hỏi bài cũ: Nêu tính chất hóa học của cacbonđioxit, viết PTHH minh họa.( 8đ)
Câu hỏi bài mới:H2CO3 axit mạnh hay axit yếu? Nêu độ pH.( 2đ)
HS trả lời:
Tính chất hóa học của cacbonđioxit
a. Tác dụng với nước
PTHH: C02(k) + H20(l) D H2C03(dd) (2đ)
b. Tác dụng với dung dịch bazơ:
Khí C02 tác dụng với Na0H tạo thành sản phẩm muối và nước.
C02(k)+2Na0H(dd)Na2C03(dd)+ H20(l).
C02 (k ) + 2Na0H (dd) NaHC03 (dd) ( 4đ)
c. Tác dụng với 0xit bazơ:
C02 + CaO CaC03. (2đ)
H2CO3 là axit yếu , độ pH = 4 ( 2 đ)
4.3.Tiến trình bài học: ( 31 phút )
GV giới thiệu bài : Axit cacbonic và muối cacbonat có những tính chất và ứng dụng gì ? ( 1 phút )
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về axit Cacbonic.( 5 phút )
Mục tiêu: HS nắm được trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí, tính chất hóa học
r GV gọi HS đọc mục này trong SGK.
? Dựa vào thông tin SGK cho biết H2C03 có ở đâu
HS: Có trong nước mưa, có trong nước tự nhiên
V CO2 : V H2CO3= 9: 100
? Nêu tính chất hĩa học của H2C03
H2C03 là 1 axit không bền, dể bị phân hủy ở nhiệt độ cao thành C02 và H20.
PT: H2C03 D C02 + H20.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về muối Cacbonat. ( 20 phút )
Mục tiêu: HS nắm đượcvề phân loại, tính tan,tính chất hóa học của muối Cacbonat.
Nêu CTHH của một số muối cacbonat mà em biết
HS: Na2C03, CaC03, MgC03, BaC03.
NaHC03, Ca(HC03)2.
? Các muoiá cacbonat được phân thành mấy loại ? Dựa vào đâu để phân loại các muối đó.
HS: Có 2 loại muối : Cacbonat trung hòa và Cacbonat axit.
Cho sinh quan sát bảng tính tan
? Dựa vào bảng trên hãy cho biết tính tan trong nước của muối cacbonat
HS nêu
Nêu tính chất hóa học chung của muối
HS: nêu
Dựa vào tính chất hóa học của muối hãy dự đoán tính chất hóa học chung của muối cacbonat
HS dự đoán
Để kiểm tra dự đoán chúng ta cùng làm thí nghiệm( GV cho HS làm TN theo phiếu học tập)
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Oáng nghiệm 1:Cho dung dịch NaHC03 vào ống nghiệm đựng dung dịch axit HCl.
Oáng nghiệm 2:Cho dung dịch Na2C03 vào ống nghiệm đựng dung dịch axit HCl.
r Các nhóm nêu hiện tượng thí nghiệm, đại diện viết PTHH.
r Gọi HS nhận xét.
Nhận xét: Muối Cacbonat tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối mới và giải phóng khí C02.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Ống nghiệm 3:Nhỏ vài giọt dung dịch K2C03 cho vào ống nghiệm Ca(OH)2
Gọi HS nhận xét hiện tượng, viết PTHH, Gọi HS nhận xét.
Nhận xét: Một số dung dịch muối Cacbonat phản ứng với dung dịch bazơ tạo thành muối Cacbonat không tan và bazơ mới.
GV giới thiệu: muối hiđrocacbonat tác dụng với kiềm tạo thành muối trung hòa và nước, GV hướng dẩn HS ghi PTHH.
GV làm thí nghiệm: Ống nghiệm 4: Nhỏ vài giọt dung dịch Na2C03 cho tác dụng với dung dịch BaCl2
HS nêu hiện tượng, viết PTHH và nhận xét.
HS: Dung dịch muối Cacbonat có thể tác dụng với 1 số dung dịch muối khác tạo thành 2 muối mới.
GV giới thiệu tính chất này
Muối cacbonat có bị nhiệt phân hủy không? Viết PTHH nhiệt phân muối cacbonat mà em biết
Chú ý : Với các muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm ( Na2CO3, K2CO3…) không bị nhiệt phân hủy
Mở rộng: Muối cacbonat có tác dụng với kim loại không ? Tại sao
HS: Muối cacbonat không tác dụng được với kim loại vì không thỏa mãn điều kiện.
GV giới thiệu tranh một số ứng dụng của muối cacbonat
HS nêu
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chu trình Cacbon trong tự nhiên. ( 5 phút )
Mục tiêu: HS nắm chu trình Cacbon trong tự nhiên.
GV dùng tranh và giới thiệu về chu trình cacbon trong tự nhiên.
? Dựa vào sơ đồ em có nhận xét gì về chu trình của cacbon trong tự nhiên
Giáo dục học sinh: trồng nhiều cây xanh và bảo vệ cây xanh chính là bảo vệ mơi trường
Gọi học sinh đọc em có biết và hướng nghiệp cho học sinh : Quá trình tạo nên thạch nhũ trong các hang động là kết quả lâu dài của sự chuyển hóa giữa 2 muối Ca(HC03)2 và CaC03 Vậy các em có muốn trở thành nhà khoa học không thì các em phải hoc ï thật giỏi môn Hóa học sau này sẽ tự tay mình nghiên cứu được nhiều hiện tượng khác.
I. Axit Cacbonic (H2C03)
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí:
SGK
2. Tính chất hóa học:
H2C03 là 1 axit yếu, dung dịch H2C03 sẽ làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
H2C03 là 1 axit không bền, dể bị phân hủy ở nhiệt độ cao thành C02 và H20.
PT: H2C03 D C02 + H20.
II. Muối Cacbonat:
1. Phân loại: Có 2 loại muối : Cacbonat trung hòa và Cacbonat axit.
Cacbonat trung hòa : Na2C03, CaC03, MgC03, BaC03.
Cacbonat axit (hiđrocacbonat) : NaHC03, Ca(HC03)2.
2. Tính chất:
a. Tính tan:
Đa số các muối Cacbonat không tan trong nước, trừ muối Cacbonat của kim loại kiềm như: Na2C03, K2C03
Hầu hết các muối Hiđrocacbonat đều tan trong nước.
b. Tính chất hóa học:
M Tác dụng với dung dịch axit:
Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra ở cả 2 ống nghiệm.
PTHH:
NaHC03 + HCl ® NaCl + H20 + C02(k)..
Na2C03 + 2HCl ® 2NaCl+ H20 + C02(k)..
M Tác dụng với dung dịch bazơ:
Hiện tượng Có vẩn đục trắng xuất hiện.
PTHH:
K2C03 + Ca(0H)2® 2K0H + CaC03 ¯.
NaHC03 + Na0H ® Na2C03 + H20.
M Tác dụng với dung dịch muối.
Hiện tượng : Có vẩn đục trắng xuất hiện.
Na2C03(dd) + BaCl2(dd)® BaC03 ¯.+ NaCl
Nhận xét: Dung dịch muối Cacbonat có thể tác dụng với 1 số dung dịch muối khác tạo thành 2 muối mới.
M Muối Cabonat bị nhiệt phân hủy:
Nhiều muối Cacbonat (trừ muối Cacbonat trung hòa của kim loại kiềm) bị nhiệt phân hủy, giải phóng khí Cacbonic.
PTHH:
2NaHC03 (dd)Na2C03 + H20+C02.
Ca(HC03)2(dd)CaC03 ¯+H20(l)+ C02(k).
CaC03(r) Ca0 (r) + C02(k)
3. Ứng dụng:
SGK.
III. Chu trình Cacbon trong tự nhiên:
SGK
4.4 Tổng kết : ( 5 phút )
1/ Nêu tính chất hóa học của muối cacbonat
2/ Muối nào sau đây được dùng làm thuốc đau dạ dày
2/ Muối nào sau đây được dùng làm dược phẩm là thuốc chữa bệnh đau dạ dày:
A. CaCO3 B. Na2CO3 C. NaHCO3 D. NaCl
3/ Bài 4 SGK
HS: Các cặp chất có thể tác dụng được với nhau là a,c,d,e. Vì sản phẩm phản ứng có chất khí hoặc chất không tan.
4.5 Hướng dẫn học tập: ( 3 phút )
Đối với tiết học này
Học bài, và làm các BT: 1,2,3,4,5 trang 91 SGK.
Hướng dẫn bài 5 SGK/ 91
2NaHC03 + H2 SO4 ® Na 2SO4 + H20 + C02
Số mol H2 SO4 -> Số mol CO2 theo PTHH
V C02 = ?
Đối với tiết học sau:CB: “ Silic - Công nghiệp Slicat ”
- Trạng thái tự nhiên, tính chất của Silic.
Silic đioxit là oxit gì ? Tính chất hĩa học của oxit axit.
Sơ lược về thành phần các cơng đoạn chính sản xuất thủy tinh , đồ gốm , xi măng.
- Liên hệ thực tế : cho biết các cơ sở sản xuất thủy tinh, xi măng đồ gốm .
5. Phụ lục :
File đính kèm:
- tiet 37 moi.doc