Bài giảng Bài 1 mở đầu môn hóa học tuần học một

1.HS biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hóa học là môn khoa học quan trọng và bổ ích.

2.Bước đầu HS biết rằng Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức Hóa học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

3.Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn Hóa học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.

 

doc112 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1 mở đầu môn hóa học tuần học một, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 NGÀY SOẠN: 16/08/2012 TIẾT PPCT: 1 NGÀY DẠY: 22/08/2012 BÀI 1 MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC A. MỤC TIÊU I. KIẾN THỨC 1.HS biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hóa học là môn khoa học quan trọng và bổ ích. 2.Bước đầu HS biết rằng Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức Hóa học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống. 3.Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn Hóa học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo. 2. KĨ NĂNG - Rèn luyện kĩ năng biết làm thí nghiệm, biết quan sát. - Rèn luyện phương pháp tư duy logic, óc suy luận sáng tạo. - Làm việc tập thể. 3. GIÁO DỤC Có hứng thú say mê học tập, ham thích đọc sách. Nghiêm túc ghi chép các hiện tượng quan sát thí nghiệm. B. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, hỏi đáp, quan sát C. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Một bộ dụng cụ thí nghiệm, hóa chất có liên quan (dung dịch NaOH, dung dịch CuSO4, axit HCl, vài cây đinh sắt nhỏ) HS: Chuẩn bị tập vở ghi, sách giáo khoa D.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số học sinh 2. Hoạt động dạy – học Đặt vấn đề: Hoá học là một môn học hấp dẫn nhưng rất mới lạ. Để tìm hiểu về hoá học thì chúng ta cùng nghiên cứu hoá học là gì? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu bài Bắt đầu từ năm học lớp 8, các em sẽ được học thêm 1 môn học nữa, có tên là Hóa học. Vậy Hóa học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta? Phải làm gì để có thể học tốt môn Hóa học? Chúng ta cùng nghiên cứu bài 1. (Ghi tựa bài lên bảng). Ä Nhắc nhở, kiểm tra sự chuẩn bị của HS : tập, sách (bao bìa, dán nhãn ghi tên). Phân nhóm học tập: mỗi bàn thành 1 nhóm. Bài 1. MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC Hoạt động 2: Hóa học là gì? Sử dụng vài phút đầu giờ để giới thiệu qua về môn học và cấu trúc chương trình môn Hóa. Đặt câu hỏi: “Em hiểu hóa học là gì?” Để hiểu rõ “Hóa học là gì?”, chúng ta cùng tiến hành 1 vài TN sau. Giới thiệu dụng cụ, hóa chất. Làm mẫu, hướng dẫn, nhắc nhở HS cẩn thận khi tiến hành. Gọi các nhóm nêu nhận xét. Từ các TN trên các em có thể rút ra kết luận gì? (cho HS thảo luận theo nhóm) Gọi đại diện HS nêu kết luận. Nhận xét, bổ sung, kết luận. I.Hóa học là gì? HS Suy nghĩ 1 vài phút Làm theo hướng dẫn. Quan sát và nhận xét. Thảo luận nhóm. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Hoạt động 3: Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống? Đặt vấn đề: “Vậy hóa học có vai trò như thế nào?” Nêu câu hỏi: 1/ Em hãy kể tên 1 vài đồ dùng, vật dụng sinh hoạt được sản xuất từ sắt, nhôm, đồng, chất dẻo. . 2/ Em hãy kể tên 1 vài loại sản phẩm hóa học được dùng trong sản xuất nông nghiệp? 3/ Em hãy kể tên những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và cho việc bảo vệ sức khỏe của gia đình em? Nêu ứng dụng 1 số chất cụ thể (ứng dụng của chất dẻo, gang, thép, oxi, . .) Hỏi: Em có kết luận gì về vai trò của hóa học trong cuộc sống chúng ta? Nhưng chúng ta cần phải chú ý điều gì khi ứng dụng Hóa học vào sản xuất? II. Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta? Các đồ dùng, vật dụng sinh hoạt trong gia đình như: nồi, dao, cuốc, xẻng, giày, dép, quạt máy, . . . Các sản phẩm hóa học dùng trong nông nghiệp là: phân hóa học (N, P, K), thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực phẩm. Những sản phẩm phục vụ cho việc học tập: sách, vở, bút, tẩy, cặp, . . . Những sản phẩm phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe: các loại thuốc, . . . Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Những sản phẩm hóa học: vật dụng sinh hoạt, đồ dùng học tập, phân bón, thuốc,. . . Tránh gây ô nhiễm môi trường. Hoạt động 4: Cần phải làm gì để có thể học tốt môn Hóa học? Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: “ Muốn học tốt môn hóa học, các em cần phải làm gì?” Gợi ý các nhóm thảo luận theo 2 phần: 1/ Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn hóa học? 2/ Phương pháp học tập môn hóa học như thế nào là tốt? Hỏi: vậy như thế nào thì được coi là học tốt môn hóa học ? Thuyết trình. III.Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn Hóa học? Thảo luận nhóm khoảng 5 phút, trả lời. Khi học tập môn Hóa học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập tìm kiếm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ. Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò Gọi HS nhắc lại những nội dung cơ bản của bài. Hóa học là gì? Vai trò của hóa học trong cuộc sống? Các em cần phải làm gì để học tốt môn hóa học? Trả lời. Về nhà: Học bài, tìm những ví dụ về vai trò của Hóa học trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và trong cuộc sống. Xem trước bài 2 “Chất”. Đọc thêm: Trích báo cáo hội thảo quốc gia “Định hướng phát triển ngành Hóa học và ngành Công nghiệp Hóa chất Việt Nam trước thềm thiên niên kỉ mới”, 4/2000, Hà Nội, Việt Nam: “ Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, trong đó có tới 30 năm đất nước có chiến tranh và bị cấm vận, nền công nghiệp hóa chất nước ta đã tiến 1 bước rất dài, đến nay đã chiếm tới khoảng 8% giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp ”. . . “Công nghiệp hóa chất nước ta tập trung chủ yếu vào 3 vùng: Hà Nội – Hải Phòng – Bắc Giang – Bắc Ninh, TP.HCM – Đồng Nai – Sông Bé – Bà Rịa Vũng Tàu, Vĩnh Phúc – Phú Thọ – Lào Cai”. Quy hoạch ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030 “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030” có 10 nhóm sản phẩm, gồm: phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; hóa dầu; hóa chất cơ bản; điện hóa học; khí công nghiệp; cao su; chất tẩy rửa; sơn và mực in; hóa dược. Quy hoạch cần có tính liên kết Theo nhận định của ông Lê Quốc Khánh - Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam - quy hoạch có đến 10 ngành như vậy là quá dàn trải. Để tránh lặp lại những thất bại giống như nhiều bản quy hoạch khác, nên chọn những ngành mũi nhọn có thể như: Phân bón, cao su, hóa dược làm trọng điểm. Riêng với nhóm ngành cao su, ông Khánh đề nghị, thời gian tới chúng ta cần ưu tiên hơn. Hiện với ngành cao su, chủ yếu chúng ta mới chỉ dừng lại ở sản xuất săm lốp, trong khi các sản phẩm chế biến từ cao su rất đa dạng. Trên thị trường đang có nhu cầu rất lớn. Chúng ta vẫn phải nhập khẩu rất nhiều sản phẩm từ cao su, trong khi Việt Nam lại đang xuất khẩu mủ cao su với số lượng lớn. Đồng tình với ông Khánh, ông Chử Văn Nguyên- Trưởng ban kỹ thuật - (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) - cho rằng, trong bản quy hoạch, chúng ta quá kỳ vọng nên nhiều ngành không “ôm” nổi. Ông Nguyên phân tích, trong 10 nhóm ngành, nên rà soát lại một số dự án chưa thể thực hiện ngay được. Ví dụ ngành điện hóa đề ra mục tiêu đến năm 2015 làm pin nhiên liệu là rất khó khả thi. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng, quy hoạch cần tính đến việc đồng bộ giữa quy hoạch hóa chất với quy hoạch của các ngành khác để xây dựng cho phù hợp. Ví dụ khi liên kết được với ngành cơ khí ô tô, chúng ta cần tính toán đến năm 2015 nhu cầu ô tô sẽ là bao nhiêu, từ đó quy ra sản lượng săm lốp thực cần, chủng loại nào ưu tiên dùng trong nước, chủng loại nào cần xuất khẩu? Từ đó để lên kế hoạch sản xuất cho phù hợp, tránh cái cần thì thiếu, cái không cần thì thừa. Trong hóa chất, thực tế có thể nguyên liệu đầu vào của nhà máy này lại là nguyên liệu đầu ra của nhà máy kia. Nhưng hiện các đơn vị hóa chất chưa tính đến yếu tố liên kết và khép kín trong sản xuất, dẫn tới tình trạng lãng phí và tốn kém. Ở các nước như: Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…, các nhà máy đều được xây dựng trong một khu liên hợp, giúp tận dụng và sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên liệu. Nhưng ở Việt Nam đang quy hoạch độc lập và nhỏ, lẻ. Công nghệ là yếu tố quan trọng nhất Nhiều chuyên gia cho rằng, trong quy hoạch hóa chất, cái cần chú trọng nhất là vấn đề môi trường vì hóa chất là lĩnh vực nhạy cảm và có nguy cơ ô nhiễm cao. Ông Đoàn Xuân Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)- nhấn mạnh: Tất cả các nhà máy hóa chất cần đưa thêm tiêu chí nghiêm ngặt về môi trường trong quy hoạch, nhất là hệ thống tuần hoàn nước thải, đặc biệt là dự án mở rộng dây chuyền tuyển quặng apatit. Thêm nữa, cần đầu tư về trình độ và công nghệ, có quy định rõ ràng cho phép công nghệ nào thì được đầu tư, các tiêu chuẩn về khí thải, nước thải ra sao… Ngành hóa chất trong nước vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, do đó cần quy hoạch rõ đến giai đoạn 2015, 2020, 2030, ngành hóa chất sẽ chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong nền kinh tế, từng bước giảm nhập siêu thế nào... Việc chủ động xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân lực, tiến tới làm chủ được từ thiết kế, lắp đặt, chế tạo các nhà máy hóa chất cũng phải tính tới trong quy hoạch, để hạn chế việc phải mua thiết bị và chọn nhà thầu của nước ngoài, dẫn tới phụ thuộc nhiều vào công nghệ và thiết bị của họ như hiện nay. (Nguồn Báo Công Thương điện tử) ---------------------------------------------------------------------------------- TUẦN 1 NGÀY SOẠN: 16/08/2012 TIẾT PPCT: 2 NGÀY DẠY: 25/08/2012 CHƯƠNG 1 CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ BÀI 2 CHẤT A. MỤC TIÊU I. KIẾN THỨC 1. HS phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất (giới hạn ở những chất được giới thiệu). Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. 2. HS biết các cách (quan sát, làm thí nghiệm) để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định. HS hiểu được: Chúng ta phải biết tính chất của chất để nhận biết các chất, biết cách sử dụng chất và biết ứng dụng của chất đó vào những việc thích hợp trong đời sống, sản xuất. 3. HS bước đầu làm quen với 1 số dụng cụ, hóa chất thí nghiệm. Làm quen với 1 số thao tác thí nghiệm đơn giản như cân, đo, hòa tan chất, . . . II. KĨ NĂNG - Rèn luyện kỉ năng biết cách quan sát, dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. - Biết ứng dụng của mỗi chất tuỳ theo tính chất của chất. - Biết dựa vào tính chất để nhận biết chất. III. GIÁO DỤC Có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống. B. PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề, giảng giải, hỏi đáp , hoạt động nhóm.... C. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một số mẫu chất: lưu huỳnh, photpho đỏ, nhôm, đồng, muối tinh. Dụng cụ làm thí nghiệm: đèn cồn, ống nghiệm, đũa thủy tinh, quẹt diêm. Dụng cụ thử tính dẫn điện. C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1. Ổn định lớp 2. Hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hỏi: Em hãy cho biết: Hóa học là gì? Vai trò của hóa học trong cuộc sống chúng ta? Phương pháp để học tốt môn hóa học? Trả lời Hoạt động 2: Chất có ở đâu? Giới thiệu bài. Đặt vấn đề: “Chất có ở đâu?” Hỏi: Em hãy kể tên 1 số vật thể xunh quanh ta? Ghi bảng. Thông báo: Các vật thể xung quanh ta được chia thành 2 loại chính: Vật thể tự nhiên. Vật thể nhân tạo. Hỏi: Các em hãy phân loại các vật thể trên (phần ví dụ)? Ghi bảng theo sơ đồ. Tổ chức để HS thảo luận nhóm bài luyện tập sau: Em hãy cho biết loại vật thể và chất cấu tạo nên từng vật thể sau: không khí, phấn viết, sách vở, thân cây mía, quạt máy, bàn ghế GV cùng HS cả lớp nhận xét kết quả của các nhóm. Hỏi: Qua các ví dụ trên các em thấy “Chất có ở đâu?” I. Chất có ở đâu? Kể tên. Ví dụ: bàn, ghế, sách, vở, không khí, sông, suối, cây, cỏ, . . . Phân loại. Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất Vật thể: tự nhiên nhân tạo Ví dụ: Cây cỏ Bàn ghế Sông suối Sách vở Không khí Quạt máy Trả lời: Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Hoạt động 3: Tính chất của chất Thông báo Thuyết trình. Đặt vấn đề: vậy làm thế nào để biết được tính chất của chất? Làm thí nghiệm. Hướng dẫn HS ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng. Hỏi: Em hãy tóm tắt lại các cách để xác định được tính chất của chất? Thuyết trình: Để biết được tính chất vật lí thì chúng ta có thể quan sát, dùng dụng cụ để đo hoặc làm thí nghiệm. Còn t/c hh thì phải làm thí nghiệm mới biết được. Đặt vấn đề: Vậy tại sao chúng ta phải biết tính chất của các chất? Hỏi: Làm thế nào phân biệt muối và đường, cồn và nước, . . .? Quay lại vấn đề đã đặt ra: Tại sao chúng ta phải biết tính chất của các chất? Thuyết trình thêm: Biết t/c của chất còn giúp chúng ta biết cách sử dụng chất và biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống sản xuất. Kể 1 số câu chuyện. Ví dụ: Do không hiểu khí CO có tính độc, 1 số người đã sử dụng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín gây ra ngộ độc nặng. Do không hiểu khí CO2 không duy trì sự hô hấp, đồng thời nặng hơn không khí, nên đã xuống vét bùn ở đáy giếng sâu mà không đề phòng, đã gây ra những hậu quả đáng tiếc. Biết axit sunfuric đặc là chất làm phỏng, cháy da thịt, vải nên chúng ta cần tránh không để axit dính vào người, quần áo. II. Tính chất của chất 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định Nghe và ghi vào vở. a) Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị. Tính tan trong nước. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, . . Khối lượng riêng. b) Tính chất hóa học: Khả năng biến đổi chất này thành chất khác. Ví dụ: khả năng bị phân hủy, tính cháy được, . . . Ghi lại kết quả thí nghiệm sau: cho sắt, muối ăn lần lượt vào nước, quan sát, trình bày tính chất của chúng Trả lời: * Các cách để xác định được tính chất của chất Quan sát. Dùng dụng cụ đo. Làm thí nghiệm. 2. Việc hiểu biết tính chất của các chất có lợi ích gì? Trả lời: Dựa vào tính chất khác nhau. Ví dụ: muối mặn còn đường ngọt, cồn cháy được còn nước thì không. . . Trả lời: - Giúp chúng ta phân biệt được chất này với chất khác (nhận biết được chất). - Biết cách sử dụng chất. - Biết cách sử dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. Cho HS nhắc lại trọng tâm của bài. Về nhà: Học bài, xem trước phần tiếp theo của bài “Chất”. Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 (SGK tr.11) ---------------------------------------------------------------------------------- TUẦN 2 NGÀY SOẠN: 23/08/2012 TIẾT PPCT: 3 NGÀY DẠY: 29/08/2012 BÀI 2 CHẤT (tiếp theo) A. MỤC TIÊU I. KIẾN THỨC 1.HS hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp. Thông qua các thí nghiệm tự làm, HS biết được là: chất tinh khiết có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không có những tính chất nhất định. 2.Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp. 3.HS tiếp tục làm quen với 1 số dụng cụ thí nghiệm và rèn luyện 1 số thao tác thí nghiệm đơn giản. II. KĨ NĂNG - Biết dựa vào TCVL khác nhau để tách chất ra khỏi hỗn hợp. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, tìm đọc hiện tượng qua hình vẽ. - Bước đầu sử dụng ngôn ngữ hoá học chính xác: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp. III. GIÁO DỤC Có hứng thú nghiên cứu khoa học, sử dụng đúng các ngôn ngữ khoa học để vận dụng vào học tập. B. PHƯƠNG PHÁP - Giảng giải, hỏi đáp, quan sát, hoạt động nhóm C. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Chai nước khoáng (có ghi thành phần trên nhãn) và nước cất, nước tự nhiên. Dụng cụ để làm thí nghiệm đun nóng hỗn hợp nước muối. C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1. Ổn định lớp 2. Hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Kiểm tra tình hình làm bài tập của HS KT bài cũ: Làm thế nào để biết được tính chất của chất? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu về chất tinh khiết Bài học trước đã giúp ta phân biệt được chất, vật thể. Giúp ta biết mỗi chất có những tính chất nhất định. Bài học hôm nay giúp chúng ta rõ hơn về chất tinh khiết và hỗn hợp. Hướng dẫn HS quan sát, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa nước cất, nước khoáng, nước tự nhiên.( HS có thể chia đôi tập ở mục 1 và 2). Từ sự so sánh trên, em có nhận xét gì về thành phần của nước cất, nước khoáng, nước tự nhiên. Thông báo: Nước cất là chất tinh khiết. Nước tự nhiên là hỗn hợp. Hỏi: Em hãy so sánh và cho biết : chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần như thế nào? Đàm thoại, diễn giảng để HS rút ra nhận xét về tính chất của hỗn hợp và chất tinh khiết. Luyện tập: Em hãy cho 3 ví dụ về hỗn hợp và 3 ví dụ chất tinh khiết. III.Chất tinh khiết Trả lời: nước cất trong suốt, nước khoáng cũng trong suốt nhưng có chất khoáng hòa tan, nước tự nhiên có màu khác nhau ( nước biển: xanh dương, nước sông: đỏ hoặc vàng đục, . . .). Trả lời: Nước cất: không có lẫn chất khác. Nước khoáng và nước tự nhiên: có lẫn 1 số chất tan. 1.Hỗn hợp: Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau. 2.Chất tinh khiết: Chỉ gồm 1 chất (không lẫn chất khác). + Hỗn hợp có tính chất thay đổi tùy theo các chất có trong thành phần. + Chất tinh khiết: có tính chất nhất định, không đổi. Nêu các ví dụ của mình. Hoạt động 3: Tách chất ra khỏi hỗn hợp Đặt vấn đề 1: Trong thành phần nước biển có chứa 3 – 5% muối ăn. Muốn tách được muối ăn ra khỏi nước biển, ta phải làm thế nào? Như vậy, để tách được muối ăn khỏi nước muối, ta phải dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của nước và muối ăn: nước: 1000C, muối ăn: 14500C. Đặt vấn đề 2: Làm thế nào để tách được bột sắt và bột lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp. Hỏi: Em hãy cho biết nguyên tắc để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp. 3.Tách chất ra khỏi hỗn hợp Nêu cách làm theo hiểu biết. Dùng nam châm. Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. Gọi HS nhắc lại nội dung trọng tâm của bài. Dặn HS chuẩn bị cho bài thực hành. Trả lời. Về nhà: Học bài, xem bài 3. Làm bài tập 7,8 (SGK tr.11) ¯ Giải bài tập sách giáo khoa. 1/ a) vật thể tự nhiên: cây ổi, con mèo, . . . vật thể nhân tạo: cây bút, cái nhà. b) Vì chất có trong vật thể. 2/ a) Nhôm: thau, nồi, muỗng, . . . b) Thủy tinh: ly, kính cửa, bình hoa, . . . c) Chất dẻo: giày, rổ, vỏ xe, . . . 3/ Câu Vật thể Chất A Cơ thể người Nước B Bút chì Than chì C Dây điện Đồng, chất dẻo D Áo Xenlulozơ, nilon E Xe đạp Sắt, nhôm, cao su 4/ Màu Vị Tính tan Tính cháy Muối ăn Trắng Mặn Tan trong nước Không Đường Trắng Ngọt Tan trong nước Có Than Đen Không Có 5/ “ Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được một số tính chất bề ngoài (thể, màu,. . .). Dùng dụng cụ đo mới xác định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, . . của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải làm thí nghiệm ”. 6/ Thổi hơi thở vào cốc đựng nước vôi trong thấy nước vôi trong vẩn đục. 7/ a) 2 tính chất giống nhau: thể lỏng, trong suốt, uống được. b) tính chất khác nhau: những tính chất đo được (nhiệt độ sôi, khối lượng riêng) 8/ Hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ của không khí lỏng đến – 1960C nitơ lỏng sôi và bay lên trước, oxi lỏng đến – 1830C mới sôi, tách riêng được 2 khí. * Bài tập thêm: 1/ Em hãy cho ví dụ để chứng tỏ: Một vật thể gồm nhiều chất tạo thành. Từ một chất có thể tạo ra nhiều vật thể khác nhau. Cùng một loại vật thể có thể được làm từ những chất khác nhau. 2/ Em hãy cho biết phương pháp để tách chất ra khỏi các hỗn hợp sau: Tách muối ăn từ nước biển. Loại bỏ hết các chất bẩn ra khỏi muối ăn. Tách lấy mạt sắt trong hỗn hợp bột than và mạt sắt. Lấy riêng rượu từ hỗn hợp rượu trắng và nước, biết rằng rượu có nhiệt độ sôi thấp hơn nước. ---------------------------------------------------------------------------------- TUẦN 2 NGÀY SOẠN: 23/08/2012 TIẾT PPCT: 4 NGÀY DẠY: 31/08/2012 BÀI 3 BÀI THỰC HÀNH 1 TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP A. MỤC TIÊU I. KIẾN THỨC 1.HS làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. 2.HS nắm được một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. 3.Thực hành so sánh nhệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất. 4.Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp. II. KĨ NĂNG - Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau để tách chất ra khỏi hỗn hợp. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, nêu hiện tượng qua thí nghiệm. - Bước đầu làm quen với thí nghiệm hoá học. III. GIÁO DỤC Có hứng thú nghiên cứu khoa học, tuân thủ quy tắc phòng thí nghiệm, yêu khoa học và thực nghiệm, tính kiên trì, cẩn thận, tiết kiệm. B. CHUẨN BỊ Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, phễu, cốc thủy tinh, đèn cồn, đũa thủy tinh, nhiệt kế, giấy lọc. Hóa chất: lưu huỳnh, parafin, muối ăn. C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1. Ổn định lớp 2. Hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị Kiểm tra đồ dùng và hóa chất chuẩn bị cho từng nhóm đã đủ chưa. Phân nhóm, bố trí chổ cho từng nhóm. Ổn định chổ theo hướng dẫn. Hoạt động 2: Hướng dẫn một số quy tắc an toàn và cách sử dụng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm Nêu các hoạt động trong 1 bài thực hành để HS hình dung ra những việc mà các em phải làm. Giới thiệu 1 số dụng cụ đơn giản và cách sử dụng. (dụng cụ thật, tranh SGK tr.155) Giới thiệu một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. (phụ lục 1 tr.154). Đàm thoại: Em hãy rút ra những điểm cần lưu ý khi sử dụng hóa chất. Nêu mục tiêu của bài thực hành. Nghe và ghi vào vở. 1.Các hoạt động trong 1 bài thực hành: GV hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm. HS tiến hành thí nghiệm. HS báo cáo kết quả thí nghiệm và làm tường trình. HS vệ sinh phòng thực hành và rửa dụng cụ. Ghi vào vở. 2.Một số quy tắc an toàn: Khi làm thí nghiệm hóa học, phải tuyệt đối tuân theo các quy tắc an toàn trong PTN và sự hướng dẫn của GV. Khi làm thí nghiệm cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định. Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa. Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh PTN. 3.Cách sử dụng hóa chất: Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất. Không đổ hóa chất này vào hóa chất khác (ngoài chỉ dẫn). Không đổ hóa chất còn thừa trở lại bình chứa. Không dùng hóa chất khi không biết rõ đó là hóa chất gì. Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất. Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm Hướng dẫn HS: Cho vào ống nghiệm 1 khoảng 3g muối bẩn. Rót vào ống nghiệm khoảng 5ml nước sạch. Khuấy đều để muối tan hết. Gấp giấy lọc, đặt vào phễu. Đặt phễu vào ống nghiệm 2, rót từ từ nuớc muối vào phễu theo đũa thủy tinh. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét. Tiếp tục hướng dẫn HS: Dùng kẹp gỗ kẹp vào khoảng 1/3 ống nghiệm (từ miệng ống). Đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn. Lưu ý: Lúc đầu hơ dọc ống nghiệm trên ngọn lửa để ống nghiệm nóng đều, sau đó đun ở phần đáy ống, vừa đun vừa lắc nhẹ. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người. Hỏi: Em hãy so sánh chất rắn thu được ở phần đáy ống nghiệm với hỗn hợp ban đầu. Tiến hành thí nghiệm: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. Làm theo hướng dẫn. Nhận xét: Chất lỏng chảy xuống ống nghiệm là dung dịch trong suốt. Cát, chất bẩn được giữ lại trên mặt giấy lọc. Trả lời: Chất rắn thu được trắng, sạch, không còn lẫn cát bẩn. Hoạt động 4: Tường trình Hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu. Làm tường trình theo hướng dẫn. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò Yêu cầu HS nhắc lại các yêu cầu khi làm thí nghiệm thực hành, các kết luận rút ra từ các thí nghiệm. Dặn đọc trước bài 4 “Nguyên tử” Yêu cầu HS rửa, thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành. Trả lời. Tường trình mẫu: TRƯỜNG ………………..BẢNG TƯỜNG TRÌNH THỰC HÀNH SỐ 1 LỚP ……… TÊN BÀI: TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP TT Mục đích thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Kết quả thí nghiệm Tách riêng muối ăn từ hỗn hợp với cát. Dung dịch trước khi lọc: vẩn đục. Dung dịch sau khi lọc: trong suốt. Cát được giữ lại trên giấy lọc. Nước bay hơi hết, thu được muối ăn sạch. Tách riêng được muối ăn và cát. ---------------------------------------------------------------------------------- TUẦN 3 NGÀY SOẠN: 30/08/2012 TIẾT PPCT: 5 NGÀY DẠY: 07/09/2012 BÀI 4 NGUYÊN TỬ A. MỤC TIÊU I. KIẾN THỨC 1.HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và từ đó tạo ra mọi chất. 2.Biết được sơ đồ về cấu tạo nguyên tử. 3.Biết được đặc điểm của hạt electron. 4.HS biết được hạt nhân tạo bởi proton và nơtron và đặc điểm của 2 loại hạt trên. Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. 5.HS biết được trong nguyên tử, số electron bằng số proton. Electron luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau. II. KĨ NĂNG - Rèn luyện tính quan sát và tư duy cho HS. III. GIÁO DỤC Hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn. B.PHƯƠNG PHÁP - Giảng giải, hỏi đáp, quan sát, hoạt động nhóm..

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8 HKI GV Mai Van Viet Nam Hoc 20122013.doc
Giáo án liên quan