1. Kiến Thức: HS cần
- Hiểu được hoá trị là gì ? cách xách định hoá trị.
- Làm quen với hoá trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tố thướng gặp.
- Biết qui tắc về hoá trị và biểu thức.
2. Kĩ Năng: áp dụng qui tắc hoá trị để tính được hoá trị của một nguyên tố (nhóm nguyên tố)
Thái độ: say mê khoa học. Yêu thích bộ môn
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 10: Hóa trị (tiết 01), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :7
Tiết :13
Ngày soạn:20/09/2009
Ngày dạy :22/9/2009
7602
Bài:10
I. MỤC TIÊU:
Kiến Thức: HS cần
Hiểu được hoá trị là gì ? cách xách định hoá trị.
Làm quen với hoá trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tố thướng gặp.
Biết qui tắc về hoá trị và biểu thức.
Kĩ Năng: áp dụng qui tắc hoá trị để tính được hoá trị của một nguyên tố (nhóm nguyên tố)
Thái độ: say mê khoa học. Yêu thích bộ môn
II CHUẨN BỊ:
Đồ dùng dạy học
Giáo Viên: - Bảng 1,2 sgk trang 42,43 phóng to .
Bảng phụ có ghi các bài tập ví dụ.
Bảng phụ ghi đề kiểm tra 15 phút
-Bảng nhóm .
Học sinh: nghiên cứu bài trước ở nhà, , ôn tập kiến thức cũ có liên quan.
Phương pháp :trực quan, thảo luận nhóm nhỏ, vấn đáp, thông báo...
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Kiểm tra bài cũ
? Bài 3 a sgk
? Công thức H2SO4 có ý nghĩa gì ?
Bài giảng: để biết CTHH đúng hay sai và cách lập CTHH thì chúng ta phải biết hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố ? Vậy hôm nay chúng ta sẽ học bài hoá trị .
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
NỘI DUNG
Hđộng 1: Tìm hiểu cách xác định hoá trị của một nguyên tố.
1. các xác định hoá trị.
GV: Thuyết trình:
Ngưới ta qui ước gán cho H hoá trị I. Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hiđrô thì nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.
Ví dụ: HCl, NH3, CH4
? Em hãy xác định hoá trị của nguyên tố clo, nitơ, cacbon trong cách hợp chất trên và giải thích ?
GV: giới thiệu:
Người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với nguyên tố oxi ( Hoá trị của oxi bằng II )
Ví dụ: Em hãy xác định hoá trị của kali,kẽm, lưu huỳnh trong các công thức sau: K2O, ZnO, SO2 ?
GVĐVĐ: Đối với trường hợp trong CTHH có nhiều nguyên tố HH thì cách xác định như thế nào ?
GV: Gới thiệu cách xác định hoá trị của một nhóm nguyên tố.
Ví dụ: Trong công thức H2SO4, H3PO4 ta xác đĩnh hoá trị của nhóm (SO4) và (PO4) bằng bao nhiêu ?
? Công thức hoá học của nước (H2O) còn có thể viết như sau HOH.
? Xác định hoá trị của nhóm (OH) ?
? Xác định hoá trị của nhóm SO3?
? Xác định hoá trị của nhóm CO3?
? Xác định hoá trị của nhóm PO4:
GV: HS về nhà học thuộc hoá trị của các nguyên tố thường gặp
2: Tìm hiểu định nghĩa hoá trị ?
? Vậy, qua phần tìm hiểu trên cho biết hoá trị là gì ?
GV: kết luận và cho HS ghi.
Hđộng 2: Tìm hiểu qui tắc hoá trị.
GV: sử dụng CTHH của hợp chất 2 nguyên tố ở phần kiểm tra bài cũ AxBy
- Giả sử hoá trị của nguyên tố A là a.
- Giả sử hoá trị của nguyên tố B là b.
GV: Phát phiếu học tập và cho HS thảo luận hoàn thành bảng sau:
CTHH
x . a
y . b
Al2O3
P2O5
H2S
( biết hoá trị của Al (III), P (V), S (II) )
GV: Kết luận.
? So sánh tích x . a và y . b trong các trường hợp trên ?
GV: giới thiệu đó là biểu thức của qui tắc hoá trị .
? Vậy em hãy nêu qui tắc hoá trị ?
GV: kết luận.
GV: Thông báo:
Qui tắc này đúng ngay cả khi A hoặc B là một nhóm nguyên tố.
Ví dụ: Zn(OH)2
x . a = ? và y . b = ?
Hđộng 3: Vận dụng qui tắc hoá trị để tính hoá trị của củmột nguyên tố
Treo bảng phụ có ghi Bài tập sau:
Tính hoá trị của lưu huỳnh trong hợp chất SO3 ?
- Em hãy viết lại qui tắc hoá trị ?
- Em hãy thay hoá trị của oxi, chỉ số của lưu huỳnh và oxi vào biểu thức ?
- Tính a ( hoá trị của S ) ?
- GV: Treo bảng phụ có ghi bài tập sau
Biết hoá trị của hiđrô là I, của Oxi là II. Hãy xác định hoá trị của các nguyên tố ( hoặc nhóm nguyên tử ) trong các công thức sau:
a) H2SO3 b) P2O5 c) MnO2 d) CuO
chú ý: chỉ số của nhóm SO3 là 1 chứ không phải là 3,
GV: nhận xét và cho điểm HS làm đúng
-GV: Qua bài tập 1,2 ở phần vận dụng các em có nhận xét gì về hoá trị của nguyên tố này với chỉ số nguyên tử của nguyên tố kia ? ( chỉ đúng với 1 số trường hợp )
HS ghi mục bài.
HS nghe và ghi cách xác định hoá trị của các nguyên tố.
HS: trả lời hoá trị các nguyên tố như sau:
- clo hoá trị I và clo liên kết với 1 nguyên tử H.
- Nitơ hoá trị III và clo liên kết với 3 nguyên tử H.
- Cacbon hoá trị IV và clo liên kết với 4 nguyên tử H.
HS ghi cách xác định hoá trị dựa vào nguyên tố oxi.
- Kali có hoá trị I vì 2 nguyên tử K liên kết với 1 ng tử O.
- Zn có hoá trị II vì 1 nguyên tử Zn liên kết với 1 ng tử O.
- S có hoá trị IV vì 1 nguyênt tử S liên kết với 2 ng tử O.
HS: ghi cách xác định hoá trị của nhóm nguyên tố.
HS: Trả lời
- SO4 có hoá trị II vì liên kết với 2 nguyên tử H.
- PO4 có hoá trị III vì liên kết với 3 nguyên tử H.
- OH có hoá trị I vì liên kết với 1 nguyên tử H.
HS: quan sát và nghe GV hướng dẫn cách tìm hoá trị .
HS: ghi mục bài
HS: thảo luận theo bàn (1 phút) và trả lởi.
HS: ghi mục bài
HS nghe GV hướng dẫn cách tìm qui tắc hoá trị.
HS thảo luận khoảng 3 phút và đại diện nhóm điền kết quả, các nhóm khác bổ sung nếu có.
CTHH
x . a
y . b
Al2O3
2.III
3. II
P2O5
2.V
5.II
H2S
2. I
1. II
HS: x . a = y . b
HS: phát biểu qui tắc.
HS: ghi cho trường hợp A hoặc B là nhóm nguyên tố.
Ví dụ: Zn(OH)2
Ta có: x . a = 1. II
y. b = 2 . I ( hoá trị của nhóm OH là I )
HS: ghi mục bài vào vở.
HS chép đề bài tập vào vở và làm theo hướng dẫn của GV.
x . a = y .b
1 . a = 3 . II
a = VI
Vậy hoá trị của S trong hợp chất là VI.
4HS: lên bảng làm các HS khác làm vào vở bài tập.
SO3 hoá trị II.
P hoá trị V
Mn hoá trị IV
Cu hoá trị II
à Chỉ số nguyên tố này là hóa trị của nguyên tố kia
I. Cách xác định hoá trị của một nguyên tố.
1.Cách xác định:
-Ngưới ta qui ước gán cho H hoá trị I.
HCl à Cl (I)
H2O à O(II)
NH3 à N(III)
* Vậy nguyên tố hidro có bao nhiêu nguyên tử thì nguyên tố kia co bấy nhiêu hóa tri
+ Dựa vào nguyên tố oxi có hóa trị II
Ví dụ: K2O, ZnO, SO2
- Zn có hoá trị II.
- S có hoá trị IV
+ Hoá trị của nhóm nguyên tử.
HNO3 à NO3 (I) : Nitrat
H2SO4 à SO4 (II) : Sunfat
HOH à OH (I) : hidroxit
H2SO3 à SO3 : sunfit
H2CO3 à CO3 : Cacbonat
H3PO4 à PO4: Photphat
2. Định nghĩa :
Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
II. Qui tắc về hoá trị.
1. Qui tắc: Trong CTHH, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị cụa nguyênt tố kia.
CT: x . a = y . b
2. Vận dụng:
Bài tập 1: Tính hoá trị của lưu huỳnh trong hợp chất SO3 ? Giải.
Ta có: x . a = y .b
1 . a = 3 . II
a = VI
Vậy hoá trị của S trong hợp chất là VI.
Bài tập 2: Biết hoá trị của hiđrô là I, của Oxi là II. Hãy xác định hoá trị của các nguyên tố ( hoặc nhóm nguyên tử ) trong các công thức sau:
a) H2SO3 b) P2O5 c) MnO2 d) CuO
Giải:
SO3 hoá trị II. P hoá trị V
Mn hoá trị IV Cu hoá trị II
* Chú ý : Chỉ số nguyên tố này là hóa trị của nguyên tố kia
IV : CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Củng cố:
Nhắc lại nội dung chính của bài cần phải chú ý .
Đọc phần đóng khung trong SGK
-Kiểm tra – đánh giá:
Câu 1: Hoá trị là gì ?
Câu 2: Phát biểu qui tắc hoá trị ?
Câu 3 : Tính hoá trị sắt trong công thức sau: Fe2O3
Dặn dò:
BTVN: 1,2,3,4 sgk trang 37,38.
-Chuẩn bị phần tiếp theo : cách viết công thức hóa học của chất dựa vào hóa trị
V: NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- tiet 13.doc