Bài giảng Bài 10: hóa trị tuần 7

HS hiểu được hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) được xác định theo hóa trị của H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O bằng 2 đơn vị.

- HS hiểu và vận dụng được quy tắc về hóa trị trong hợp chất 2 nguyên tố.

- Biết cách tính hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất và hóa trị của nguyên tố kia (hoặc nhóm nguyên tử).

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 10: hóa trị tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7 Tiết : 13 Ngày soạn: 28/09/2008 Bài 10: Hóa trị A. Mục tiêu: - HS hiểu được hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) được xác định theo hóa trị của H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O bằng 2 đơn vị. - HS hiểu và vận dụng được quy tắc về hóa trị trong hợp chất 2 nguyên tố. - Biết cách tính hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất và hóa trị của nguyên tố kia (hoặc nhóm nguyên tử). - Biết cách lập CTHH và xác định được 1 CTHH đúng, sai khi biết hóa trị của 2 nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử. - Rèn luyện kỹ năng lập CTHH. - Lòng yêu thích môn học. B. Chuẩn bị: GV chuẩn bị: Bảng quy tắc hóa trị. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài. Phương pháp : Đàm thoại - tìm tòi, thảo luận nhóm. C. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Trình bày CTHH của đơn chất? Cho ví dụ? Nêu ý nghĩa của CTHH? III. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bổ sung Hoạt động 1: Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào? - GV thông báo: muốn so sánh, đều phải chọn mốc so sánh, tức đơn vị so sánh. ở đây, ta muốn so sánh khả năng liên kết của nguyên tử. Nguyên tử H chỉ gồm có 1 proton và 1 electron người ta chọn khả năng liên kết của H làm đơn vị tức gán cho H hóa trị I. Rồi xem thực tế một nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H sẽ nói nguyên tố có hóa trị bằng bấy nhiêu. - HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi: ? Dựa vào đâu nói clo có hóa trị I, oxi có hóa trị II. - HS trả lời. - GV nhận xét. - GV thông báo: Việc xác định hóa trị của một nguyên tố nào đó còn dựa vào khả năng liên kết của nó với nguyên tử oxi. ? Na có hóa trị I, Mg có hóa trị II, C có hóa trị IV, Vì sao như vậy? - HS trả lời, bổ sung. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Quy tắc hóa trị. - HS đọc thông tin mục II.1, trả lời câu hỏi: ? Có thể rút ra kết luận gì về quy tắc hóa trị? - HS trả lời, bổ sung. - GV nhận xét. - HS thảo luận nhóm làm bài tập vận dụng SGK. Đại diện nhóm trình bày, bổ sung. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Củng cố -Xác định hoá trị của một nguyên tố (Nhóm nguyên tử ) -Quy tắc hoá trị ? I. Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào? 1. Cách xác định: - Người ta quy ước gán cho H hóa trị I. Muốn xác định được hóa trị của một nguyên tố nào đó thì dựa vào khả năng liên kết của nó với mấy nguyên tử H. VD: HCl, H2O ta nói Cl có hóa trị I, O có hóa trị II. - Người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi. Hóa trị của oxi được xác định bằng 2 đơn vị. VD: CuO, Na2O ta nói Cu có hóa trị II, Na có hóa trị I. - Cách xác định hóa trị của nhóm nguyên tử cũng tương tự. VD: H2SO4, H3PO4 ta nói nhóm SO4 có hóa trị II, PO4 có hóa trị III. 2. Kết luận: SGK II. Quy tắc hóa trị. 1. Quy tắc: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. AaxBby -A, B là nguyên tố hoá học. -x, y lần lượt là chỉ số ntử của A,B -a, b lần lượt là hoá trị của A,B Suy ra : x . a = y . b 2. Vận dụng a. Tính hoá trị của một nguyên tố. VD: tính hoá trị của sắt trong hợp chất FeCl3 , biết clo có hoá trị I. BL : Gọi a là hoá trị của Fe, theo QTHT ta có : 1 . a = 3 . I a = III, (Fe (III) b. Lập CTHH của hợp chất tạo bởi S(VI) và O BL : Công thức dạng chung : SxOy Theo qui tắc hoá trị : x . VI = y . II x = 1, y = 3 CTHH của hợp chất : SO3 IV. Dặn dò: - Về nhà học bài và làm các bài tập sgk. * Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docT 13.doc
Giáo án liên quan