Kiến thức:
Học sinh được:
-Ôn tập về công thức của đơn chất và hợp chất.
-Củng cố về cách lập CTHH và cách tính PTK của hợp chất.
-Củng cố bài tập xác định hóa trị của 1 nguyên tố.
13 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 11: bài luyện tập hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Ngày soạn:
Tiết: 15 Ngày dạy:
Bài 11: BÀI LUYỆN TẬP 2
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh được:
-Ôn tập về công thức của đơn chất và hợp chất.
-Củng cố về cách lập CTHH và cách tính PTK của hợp chất.
-Củng cố bài tập xác định hóa trị của 1 nguyên tố.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh:
Kĩ năng làm bài tập xác định nguyên tố hóa học.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
Đề bài tập trên bảng phụ
2. Học sinh:
Ôn lại các kiến thức:
-Công thức hóa học và ý nghĩa của CTHH.
-Hóa trị và qui tắc hóa trị.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định lớp
GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp
2.Kiểm tra bài củ
?Tìm PTK của phân tử H2SO4; CaCO3.
` 3.Vào bài mới
Ở những bài trước các em đã học xong về nguyên tử , phân tử, đơn chất , hợp chất. Tiết học này các em sẽ được làm một số bài tập để cho các em nắm vững kiến thức hơn và giải được một số bài tốn khĩ về nguyên tử , phân tử, đơn chất , hợp chất
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
-Yêu cầu HS nhắc lại 1 số kiến thức cơ bản cần nhớ:
1/Công thức chung đơn chất và hợp chất.
2/ ? Hóa trị là gì
?Phát biểu qui tắc hóa trị và viết biểu thức
?Qui tắc hóa trị được vận dụng để làm những loại bài tập nào
-CT chung của đơn chất An
-CT chung của hợp chất: AxBy
-HS phát biểu và viết biểu thức:
a . x = b . y
với a,b là hóa trị của A, B.
-vận dụng:
+Tính hóa trị của 1 nguyên tố.
+Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Lập CTHH của các hợp chất sau và tính PTK của chúng:
a/ Silic ( IV) và Oxi.
b/ Photpho (III) và Hiđro.
c/Nhôm (III) và Clo (I).
d/Canxi và nhóm OH.
-Yêu cầu HS làm bài tập trên bảng.
-Sửa sai và rút kinh nghiệm cho cả lớp.
Bài tập 2: Cho biết CTHH của nguyên tố X với oxi là: X2O. CTHH của nguyên tố Y với hiđro là YH2. (Với X, Y là những nguyên tố chưa biết).
1.Hãy chọn CT đúng cho hợp chất của X và Y trong các CT cho dưới đây:
a. XY2 b. X2Y c. XY d. X2Y3
2.Xác định X, Y biết rằng:
-Hợp chất X2O có PTK = 62 đ.v.C
-Hợp chất YH2 có PTK = 34 đ.v.C
*gợi ý:
+Tìm CTHH của X,Yg Lập CTHH.
+Tìm NTK của X,YgTra bảng 1 SGK/42
Bài tập 3: Hãy cho biết các CT sau đúng hay sai ? Hãy sửa lại CT sai:
AlCl4 ; Al(OH)3 ; Al2O3 ;
-Hướng dẫn: Tra bảng 1, 2 SGK/ 42,43 tìm hóa trị của Al, Cl, nhóm OH,SO4
-Chấm vở 1 số HS.
Bài tập 4:Viết CT của đơn chất và hợp chất có PTK hoặc NTK là:
a/ 64 đ.v.C c/ 160 đ.v.C
b/ 80 đ.v.C d/ 142 đ.v.C
-Gợi ý: CT viết đúng phải thỏa mãn:
+Đúng qui tắc hóa trị.
+PTK giống với yêu cầu của đề.
-Tổng kết và chấm điểm.
-hoạt động theo nhóm, làm bài tập vào vở.
Bài tập 1:
a/ SiO2 gPTK: 60 đ.v.C
b/ PH3 gPTK: 34 đ.v.C
c/ AlCl3 g PTK: 133,5 đ.v.C
d/ Ca(OH)2 gPTK: 74 đ.v.C
-Thảo luận nhóm (5’)
1/+Trong CT X2O gX có hóa trị I.
+Trong CT YH2 g Y có hóa trị II.
gCTHH của hợp chất: X2Y.
Vậy câu b đúng.
2/
+Trong CT X2O:
PTK =2X+16=62đ.v.C gX = 23 đ.v.C
Vậy X là natri ( Na)
+Trong CT YH2:
PTK=Y+2=34 đ.v.C gY =32 đ.v.C
Vậy Y là lưu huỳnh ( S )
gCông thức đúng của hợp chất : Na2S
-Làm bài tập 3 vào vở:
+CT đúng: Al(OH)3 ; Al2O3
+CT sai g Sửa lại:
AlCl4 g AlCl3 ; g
-Thảo luận nhóm 5’
a/ Cu ; SO2 c/ Br2 ; CuSO4
b/ SO3 ; CuO d/ Na2SO4 ; P2O5
IV.CŨNG CỐ - DẶN DỊ:
-Dặn dò ôn tập:
+Khái niệm: Nguyên tử, Nguyên tố, Phân tử, Đơn chất, Hợp chất, CTHH và Hóa trị.
+Bài tập:
?Lập CTHH của 1 chất dựa vào hóa trị.
?Tính hóa trị của chất.
?Tính PTK của chất.
-Bài tập về nhà: 1,2,3,4 SGK/ 41
VI.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Tuần: 8 Ngày soạn:
Tiết: 16 Ngày dạy:
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
-Củng cố lại các kiến thức ở chương I.
-Vận dụng thành thạo các dạng bài tập:
+Lập CTHH của 1 chất dựa vào hóa trị.
+Tính hóa trị của chất.
+Tính PTK của chất.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : Đề kiểm tra 1 tiết
Đề trắc nghiệm
2.Học sinh: Ôn tập kiến thức ở chương I.
III.MA TRẬN ĐỀ
TT
NỘI DUNG
HIỂU
BIẾT
VẬN DỤNG
TỔNG
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
01
Tìm hiểu mơn hố học
01
0,25đ
01
0,25đ
02
0,5đ
02
Chất và vật thể
02
0,5đ
01
0,25đ
02
0,5đ
02
0,5đ
07
1,75đ
03
Nguyên tử- phân tử
04
1đ
02
0,75đ
01
0,25đ
02
0,75đ
05
1,5đ
02
1đ
16
5,25đ
04
Đơn chất và hợp chất
01
0,5đ
02
1đ
02
1đ
05
2,5đ
05
07
2đ đ
03
1đ
04
1,5đ
03
1đ
09
3đ
04
1,5đ
30
10đ
III. ĐỀ KIỂM TRA
KHOANH TRỊN CÂU ĐÚNG NHẤT
Câu 1:Hóa học là:
a.Ngành hóa học nghiên cứu về chất
b.Ngành khoa học ngiên cứu về sự biến đổi về chất
c. Là khoa học nghiên cứu các chất,sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
d. Là ngành ứng dụng về chất.
Câu 2:Muốn học tốt môn hóa học phải làm gì?
a.Biết làm thí nghiệm hóa học c.Biết xử lí thông tin và khả năng vận dụng.
b.Có trí óc sáng tạo. d.Cả a, b, c đều đúng.
Câu 3:Chất có ở đâu:
a. Có trong tự nhiên c.Cả a, b đúng
b. Do con người tạo ra d.Cả a, b sai
Câu 4:Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì?
a.Giúp phân biệt chất này với chất khác c.Biết cách sử dụng chất
b.Ứng dụng chất thích hợp vào trong đời sống sản xuất. d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 5:Hãy chỉ đâu là chất:
a.Nước cất b.Chiếc xe đạp. c.Một cành cây d.Nồi cơm.
Câu 6:Hãy chỉ đâu là vật thể:
a.Nước b.Chiếc xe đạp. c.Đường d.Rượu êtylic.
Câu 7:Đâu là hỗn hợp:
a.Nước cất b.Nước khoáng. c. Cả a, b đúng. d.Cả a, b sai.
Câu 8:Đâu là chất tinh khiết:
a.Nước cất b.Nước khoáng. c. Cả a, b đúng. d.Cả a, b sai.
Câu 9:Muốn tách bột sắt ra khổi hỗn hợp gồm bột sắt và bột nhôm người ta làm bằng cách:
a.Cho vào nước b.Đun nóng chảy c.Dùng nam châm d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 10:Hạt nhân nguyên tử tạo bởi hạt nào?
a.Hạt proton và nơtron c. Hạt eleetron và nơtron
b. Hạt proton và eleetron d. Hạt proton, nơtron và hạt eleetron.
Câu 11:Nguyên tử ôxi và nguyên tử hyđro lần lượt có đvC là:
a. 12 đvC và 1đvC. c. 16 đvC và 1đvC.
b. 14 đvC và 1đvC. d. 18 đvC và 1đvC.
Câu 12:Nguyên tử Ca = 40 đvC. Vậy số proton trong phân tử là bao nhiêu?
a.10 b.20 c.30 d.40
Câu 13:Nguyên tử lưu huỳnh nặng hơn nguyên tử oxi bao nhiêu lần?
a.1 lần. b.2 lần. c.3 lần. d.4 lần.
Câu 14:Trên trái đất ngày nay các nhà khoa học đã phát hiện được khoảng 110 nguyên tố hóa học. Trong đó nguyên tố hóa học nào chiếm tỉ lệ cao nhất:
a.Silic. b. Nhôm. c.Oxi. d.Sắt.
Câu 15:Tổng số hạt trong nguyên tử là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số hạt proton có trong nguyên tử là:
a.15 hạt b.16 hạt c. 17 hạt d.18 hạt
Câu 16:Kí hiệu hóa học nào sau đây là sai:
a.fe b.K c.Li d.Hg
Câu 17:Hãy chỉ ra đâu là nguyên tử:
a.Ca b.H2SO4 c.H2O d.N2O5
Câu 18:Hãy chỉ ra đâu là phân tử:
a.Au b.CO2 c.Al d.Cl.
Câu 19:Phân tử khối của CuSO4 là:
a.120 (g) b.140 (g) c.160 (g) d.180 (g)
Câu 20:Trong phân tử có : 2H, 1S, 4 O liên kết với nhau tạo thành phân tử:
a.HSO4 b.HS2O4 c.H2S2O d. H2SO4.
Câu 21:Ta có một nguyên tử số eleetron là 11. Có thể vẽ được bao nhiêu lớp eleetron:
a.1 lớp b.2 lớp c.3 lớp d.4 lớp.
Câu 22:Đơn chất chia thành
a. Đơn chất kim loại và đơn chất phi kim b. Đơn chất vô cơ và đơn chất phi kim
c. Đơn chất kim loại và đơn chất hữu cơ c Đơn chất hữu cơ và đơn chất vô cơ.
Câu 23:Nước lỏng tự chảy loang trên mặt bàng là do:
a.Nước ở thể lỏng c. Cả a, b đúng.
b.Các phân tử nước trược lên nhau. d. Cả a, b sai.
Câu 24:Tỉ lệ giữa nguyên tử “C” và nguyên tử “O” trong phân tư CO2 là:
a. 1:1 b.1:2 c.2:2 d.2:1
Câu 25:Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 60. Biết số lượng của mỗi hạt bằng nhau. Vậy khối lượng của nguyên tử đó là:
a.40 (g) b.25 (g) c.30 (g) d.35 (g)
Câu 26:Nguyên tử trung hòa về điện là do:
a.Điện tích của proton bằng điện tích của eleetron
b. Điện tích của proton bằng điện tích của nơtron.
c. Điện tích của nơtron bằng điện tích của eleetron
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 27:Hãy chỉ ra đâu là hợp chất:
a.H2 b.CaCO3 c.Fe d.P.
Câu 28:Chất chia thành bao nhiêu trạng thái:
a.1 b.2 c.3 d.4
Câu 29:Có hai ý khẳng định sau đây: “Nước cất là hỗn hợp”; “nước cất sôi ở 100oC”
a.Ý 1 đúng; ý 2 đúng. c. Ý 1 đúng; ý 2 sai.
b. Ý 1 sai; ý 2 đúng. d. Ý 1 sai; ý 2 sai.
Câu 30:Hợp chất chia thành
a.Hợp chất kim loại và hợp chất phi kim b. Hợp chất vô cơ và hợp chất phi kim
c. Hợp chất kim loại và hợp chất hữu cơ d. Hợp chất hữu cơ va øhợp chất vô cơ
Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn
IV. Đ ÁP ÁN
C âu 1: C C âu 11:C C âu 21:C
C âu 2: D C âu 12:B C âu 22:A
C âu 3: C C âu 13:B C âu 23:B
C âu 4: D C âu 14:C C âu 24:B
C âu 5: A C âu 15:C C âu 25:A
C âu 6: B C âu 16 :A C âu 26:A
C âu 7:B C âu 17:A C âu 27:B
C âu 8: A C âu 18:B C âu 28:C
C âu 9: C C âu 19 :C C âu 29:A
C âu 10:A C âu 20: D C âu 30: D
V. ĐI ỂM
ĐI ỂM
S Ố BÀI
T Ỉ L Ệ
SO V ỚI L ẦN KI ỂM TRA TR Ư ỚC
GI ỎI
KH Á
Tb
Y ẾU
K ÉM
T ĂNG
GI ẢM
VI.T ỔNG K ẾT
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
VII. R ÚT KINH NGHI ỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
DUYỆT BGH Ngày............Tháng............Năm: 2008
DUYỆT
:
Tuần: 9 Ngày soạn:
Tiết: 17 Ngày dạy:
Chương II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh biết:
-Phân biệt được hiện tượng vật lý khi chất biến đổi về trạng thái mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
-Hiện tượng hóa học là hiện tượng có sự biến đổi chất này thành chất khác.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh:
-Kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.
-Kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
-Tạo hứng thú say mê môn họccho học sinh.
-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
-Tranh vẽ hình 2.1 SGK/ 45
Hóa chất
Dụng cụ
-Bột sắt, bột lưu huỳnh.
-Nam châm.
-Đường, muối ăn.
-Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh.
-Nước.
-Đèn cồn, kẹp gỗ.
2. Học sinh:
-Đọc SGK / 45,46
-Xem lại thí nghiệm đun nước muối ở bài 2: Chất.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định lớp
GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp
2.Kiểm tra bài củ
GV nhắc lại bài kiểm tra một tiết
` 3.Vào bài mới
Trong chương trước các em đã học về chất Trong chương này các em sẽ học về phản ứng . Trước hết cần xem với chất cĩ thể ra những biến đổi gì? thuộc loại hiện tượng nào?. Đễ hiểu rõ hơn tiết hõc này các em sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng vật lý (15’)
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK/ 45
-Trong quá trình trên có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất.
-Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Chú ý: Khi đun cần phải quay miệng ống nghiệm về phía không có người.
b3:ghi lại hiện tượng quan sát được dười dạng sơ đồ.
?Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về trạng thái và chất.
gCác quá trình biến đổi đó gọi là hiện tượng vật lý.
-Kết luận: Thí nghiệm trên có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất
-Quan sát hình vẽ theo yêu cầu của GV.
-HS trả lời câu hỏi
?Hình vẽ đó nói lên điều gì?
? Làm thế nào để nước (lỏng) chuyển thành nước đá (rắn)
gTrả lời: Hình vẽ đó thể hiện quá trình biến đổi:
Nước(rắn)D Nước (lỏng)D Nước(hơi)
-HS làm thí nghiệm nội dung sau:
b1: hoà tan muối ăn vào nước.
b2:dùng kẹp gỗ kẹp 1/3 ống nghiệm (tính từ miệng ống nghiệm ) và đun nóng bằng đèn cồn.
-Hoạt động theo nhóm ( 7’)
-Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và ghi lại bằng sơ đồ:
Muối ăn (rắn)
Nước dd muối
t0 Muối ăn (rắn)
I. HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ: là hiện tượng chất biến đổi về trạng thái,… mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
-Vd:
Đun nước:
Nướclỏng g Nướchơi
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng hóa học (15’)
-Hướng dẫn HS thí nghiệm 1: Sắt tác dụng với Lưu huỳnh theo các bước sau:
b1: Trộn đều bột sắt và bột lưu huỳnh (theo tỉ lệ về khối lượng là 7:4)gchia làm 3 phần.
b2: Quan sát 5 ống nghiệm đựng 3 chất: S,Fe và 3 ống nghiệm đựng bột S +Fe (đã trộn)gNhận xét màu sắc, trạng thái.
b3: Đưa nam châm lại gần ống nghiệm 5 (đựng S + Fe)gQuan sát và rút ra kết luận.
b4: Đun nóng ống nghiệm 4 (đựng S +Fe), đối chứng lại với ống nghiệm 1,2,3 gNhận xét.
-Đun nóng ống nghiệm 4 thu được chất rắn không bị nam châm hút.gHãy rút ra kết luận về chất rắn trên ?
-Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về các chất ban đầu và chất rắn thu được sau khi đun nóng hỗn hợp.
-Hướng dẫn HS thí nghiệm 2.
b1: Cho 1 ít đường vào ống nghiệm.
b2: Đun nóng ống nghiệm (đựng đường) bằng ngọn lửa đèn cồn. gQuan sát, nhận xét.
?Theo em các quá trình biến đổi trên có phải là hiện tượng vật lí không? Tại sao?
Đó là hiện tượng hóa học. vậy hiện tượng hóa học là gì ?
?Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học?
-Hoạt động theo nhóm (7’)
-Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, ghi chép vào giấy nháp:
+Ống nghiệm 1: bột S có màu vàng.
Ống nghiệm 2: bột sắt có màu đen.
Các ống nghiệm 3,4,5 đựng hỗn hợp bột S + Fe có màu xám.
+Nam châm hút sắt ra khỏi hỗn hợp bột S + Fe.
+Đun nóng ống nghiệm 4: hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển sang màu xám đen.
-Chất rắn thu được sau khi đun nóng hỗn hợp bột S + Fe không bị nam châm hút, chứng tỏ chất rắn thu được không còn tính chất của Fe.
-Chất rắn thu được khác với các chất ban đầu. Nghĩa là có sự biến đổi về chất.
-Làm thí nghiệm (5’)
-Nhận xét: Đường chuyển dần sang màu nâu g đen (than), phía trong thành ống nghiệm có giọt nước.
gCó chất mới tạo thành là than và nước.
-Các quá trình biến đổi trên không phải là hiện tượng vật lí. Vì có sinh ra chất mới.
-Dựa vào dấu hiệu: có chất mới tạo ra hay không để phân biệt hiện tượng vật lí với hiện tượng hóa học.
II. HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC: là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
-Vd:
Đun nóng đường:
Đường g Than và Nước
IV.CŨNG CỐ
Bài tập: Trong các quá trình sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học. hãy giải thích?
a.Cắt nhỏ dây sắt thành từng đoạn, tán thành đinh.
b.Hòa tan axít Axetic vào nước thu được dung dịch axít loãng làm giấm ăn.
c.Cuốc, xẻng làm bằng sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ.
d.Đốt cháy gỗ, củi.
?Thế nào là hiện tượng vật lý.
?Thế nào là hiện tượng hóa học
?Nêu dấu hiệu để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
V.D ẶN D Ị
-Học bài.
-Làm bài tập 1,2,3 SGK/ 47
-Đọc bài 13: phản ứng hóa học. SGK/ 47
V.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Tuần: 9 Ngày soạn:
Tiết: 18 Ngày dạy:
Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh biết:
-Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
-Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh:
-Kĩ năng hoạt động theo nhóm.
-Kĩ năng viết phương trình chữ. Qua việc viết được phương trình chữ, HS phân biệt được các chất tham gia và tạo thành trong 1 phản ứng hóa học.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
Tranh vẽ hình 2.5 SGK/ 48.
2. Học sinh:
-Học bài cũ, làm bài tập SGK/ 47.
-Đọc trước bài mới.
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Ổn định lớp
GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp
2.Kiểm tra bài củ
?Thế nào là hiện tượng vật lý. Cho ví dụ.
?Thế nào là hiện tượng hóa học. Cho ví dụ.
?Nêu dấu hiệu để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
-Yêu cầu HS sửa bài tập 2, 3 SGK/ 47
-4 HS trả lời và làm bài tập.
Bài tập 2:
+Hiện tượng vật lý: b,d.
+Hiện tượng hóa học: a, c.
Chất ban đầu:S, CaCO3 , Chất mới: SO2 , CaO, CO2
3.Vào bài mới
Các em đã biết , chất cĩ thể biến đổi chất này thành chất khác. Quá trình đĩ gọi là gi?, trong đĩ cĩ gì thay đổi?, khi nào xảy ra?, dựa vào đâu là biết được. Tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là phản ứng hóa học.
-Hiện tượng hóa học là hiện tượng biến đổi có tạo thành chất khác vậy quá trình biến đổi này gọi là gì
-Giới thiệu cách viết phương trình chữ ở bài tập 2.
Lưu huỳnh+oxiglưu huỳnh đioxít
-Yêu cầu HS xác định chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng trên.
-Giữa các chất tham gia và sản phẩm là dấu “ g”
-Yêu cầu HS viết phương trình chữ của các hiện tượng hóa học còn lại ở 2 bài tập 2, 3 SGK/ 47 ( đã sửa trên bảng) và chỉ rõ chất tham gia và sản phẩm.
-Giải thích: các quá trình cháy của 1 chất trong không khí là sự tác dụng của chất đó với oxi có trong không khí.
-Hướng dẫn HS đọc phương trình chữ.( cần nói rõ ý nghĩa của dấu “+” và “g”)
Bài tập 1:Viết phương trình chữ của các phản ứng hóa học trong các quá trình biến đổi sau:
a. Đốt cồn trong không khí tạo thành khí cacbonic và nước.
b. Đốt bột nhôm trong không khí, tạo thành nhôm oxit.
c.Điện phân nước, thu được khí hiđro và oxi.
-Nghe, ghi nhớ và trả lời.
? Đó là phản ứng hóa học. Vậy phản ứng hóa học là gì ?
-Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
+Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng.
+Chất mới sinh ra trong phản ứng gọi là sản phẩm.
-Nghe, ghi nhớ và tập viết phương trình chữ.
Lưu huỳnh+oxiglưu huỳnh đioxít
( chất tham gia) (sản phẩm )
t 0
*Canxicacbonat g
(chất tham gia)
canxioxit + khí cacbonic
(sản phẩm ) (sản phẩm )
t 0
*Parafin +oxi g
(chất tham gia)
khí cacbonic + nước
(sản phẩm ) (sản phẩm )
-Nghe và ghi nhớ
-Tập đọc các phương trình chữ ở bài tập 2,3 SGK/ 47
-Mỗi cá nhân làm bài tập vào vở
t 0
Cồn + oxi g
(chất tham gia)
khí cacbonic + nước
(sản phẩm ) (sản phẩm )
t 0
Nhôm + oxi g nhôm oxit
(chất tham gia) (sản phẩm )
Điện phân
Nước g khí hiđro + khí oxi
(chất tham gia) (sản phẩm )
I. ĐỊNH NGHĨA:
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
-Phương trình chữ:
Tên các chất phản ứng g Tên các sản phẩm
-Vd:Cacbon+Oxi g Cacbonđioxit
Hoạt động 2:Tìm hiểu diễn biến của phản ứng hóa học
-Yêu cầu HS quan sát hình 2.5 SGK/ 48 và hoàn thành bảng sau:Liên kết. Số nguyên tử, số phân tử
Trước PƯ
Giữa PƯ
Sau PƯ
-Hướng dẫn HS quan sát:v à
đ ặc c âu h ỏi cho HS tr ả l ời
gHãy so sánh về chất tham gia và sản phẩm về:
+Số nguyên tử mỗi loại.
+Liên kết trong phân tử.
-Vậy trong phản ứng hóa học các nguyên tử được bảo toàn.
-Theo em bản chất của phản ứng hóa học là gì ?
-Thảo luận (2’) để hoàn thành bảng sau:Liên kết Số, số nguyên tử, số phân tử
Trước ph ản ứng h ọc h ọc
O-O 6 3
Giữa PƯ 0 6 0
Sau PƯ H-O-H 6 2
-HS tr ả l ời c âu h ỏi
?Trước phản ứng có những phân tử nào, các nguyên tử nào liên kết với nhau ?
?Trong phản ứng: các nguyên tử trong mỗi phân tử gnhư thế nào
?Sau phản ứng có các phân tử nào ? Các nguyên tử nào liên kết với nhau ?
-So sánh về chất tham gia và sản phẩm:
+Số nguyên tử không thay đổi.
+Liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi.
-Trong các phản ứng hóa học, có sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC:
Trong các phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
IV.CŨNG CỐ
?Phản ứng hóa học là gì
?Trình bày diễn biến của phản ứng hóa học
? Theo em khi chất phản ứng thì hạt vi mô nào thay đổi.
V.DẶN D Ị
-Học bài.
-Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 50
-Đọc tiếp III và IV bài 13 SGK / 49,50
VI.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ng ày…..th áng……..n ăm 2008
DUY ỆT
File đính kèm:
- Giao an hoa 8 3 cot tuan 89.doc