I- NỘI DUNG DẠY HỌC :
* Sự hình thành các Ion – Sự tạo thành liên kết ion
* Tinh thể Ion
II-MỤC TIÊU :
Kiến thức : Hiểu được :khái niệm liên kết hoá học – quy tắc bát tử
Liên kết ion - Sự hình thành liên kết ion
Kĩ năng : Viết cấu hình e của ion đơn nguyên tử cụ thể
11 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2713 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 12 liên kết ion và các tinh thể ion, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III LIÊN KẾT HOÁ HỌC
Bài 12 LIÊN KẾT ION –TINH THỂ ION
Tiết : 22
Ngày soạn :
Ngày giảng :
I- NỘI DUNG DẠY HỌC :
* Sự hình thành các Ion – Sự tạo thành liên kết ion
* Tinh thể Ion
II-MỤC TIÊU :
Kiến thức : Hiểu được :khái niệm liên kết hoá học – quy tắc bát tử
Liên kết ion - Sự hình thành liên kết ion
Kĩ năng : Viết cấu hình e của ion đơn nguyên tử cụ thể
Xác định ion đơn nguyên tử ,đa nguyên tử trong phân tử cụ thể
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Nghiên cứu - Hoạt động nhóm
IV- CHUẨN BỊ :
Máy chiếu , bút dạ , giấy trong (Có thể chuẩn bị trên máy tính )
Phiếu học tập
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
j Ổn định tổ chức :
k Hướng dẫn bài kiểm tra và giới thiệu chương
l Bài mới :
Hoat động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Gv: Cho Na có Z = 11.Hãy xác định nguyên tử Na có trung hoà về điện ?
Hs: Nguyên tử Na trung hoà về điện
Gv: Nếu Na nhường 1e thì điện tích còn lại là ? Sự tạo thành ion ?
Gv: Chiếu mẫu sơ đồ sự tạo thành Cation
Nhận xét cấu hình e của ion kim loại ?
Viết biểu thức tổng quát ?
Chiếu mẫu sơ đồ sự tạo thành Ation
Nhận xét cấu hình e của ion Phi kim ?
Viết biểu thức tổng quát ?
Hoạt động 2:
Gv: Hướng dẫn Hs nghiên cứu SGK để biết thế nào là ion đơn ,đa nguyên tử viết công thức minh hoạ
Hoạt động 3:
Gv: Biểu diễn TN (mô tả hình vẽ )
Khi nhường e nguyên tử Na biến đổi như thế nào ? mô tả bằng phản ứng
Khi nhận e phân tử Clo biến đổi ?
Biểu diễn phản ứng bằng phương trình trao đổi e .Bản chất của liên kết ion ?
Hoạt động 4: Gv: Chiếu mô hình tinh thể NaCl yêu cầu Hs cho biết đặc điểm phân bố các ion ?
Gv: Lấy 1 số VD hợp chất ion .Hãy cho biết độ bền ,tính tan và 1 số tính chất khác của hợp chất ion ?
Nêu kết luận tính chất của hợp chất ion ?
I-Sự hính thành ion –Cation –Anion
1- Ion - Cation –Anion
a) Sự tạo thành ion :
Khi nguyên tử nhường hay nhận e tạo thành phần tử mang điện :Ion
b) Sự tạo thành Cation :
Nguyên tử kim loại dễ nhường e tạo thành Cation : M –ne g M+n
c) Sự tạo thành Anion :
Nguyên tử phi kim dễ nhận e tạo thành anion : A + me g A-m
2- Ion đơn nguyên tử ,đa nguyên tử :
a) Ion đơn nguyên tử : Ion tạo nên từ 1 nguyên tử : Mg+2 ; Al+3
b) Ion đa nguyên tử : Là những nhóm nguyên tử mang điện : SO ; NH
II- Sự tạo thành liên kết Ion :
Liên kết ion được hình thành do tương tác tỉnh điện giữa các ion trái dấu
2 x 1e
2Na + Cl2 g 2 Na+ + 2 Cl- g 2 NaCl
III- Tinh thể Ion :
1- Tinh thể NaCl :Các ion trái dấu phân bố trên các đỉnh lập phương
Xung quanh mỗi ion đều có 6 ion trái dấu
2- Tính chất chung của hợp chất ion :
Hợp chất ion rất bền
Thường tan nhiều trong nước
khi nóng chảy hay khi tan tạo thành dung dich dẫn điện được
m Củng cố toàn bài :
Hãy nhận xét số e ở vỏ của các nguyên tử ? Trong các phản ứng các nguyên tử có xu hướng như thế nào ? hãy biểu diễn các xu hướng đó
Hướng dẫn bài tập ở SGK
** Mở rộng cho một số nguyên tố khác
Các nguyên tố có 1-3e để nhường e tạo ra các cation
**mở rộng cho một số nguyên tố khác
các nguyên tố có 5-7 e để nhận e tạo ra các anion
Na CI Na+ Cl-
Sự phân bố e trên cấu hình e
Biểu diễn quá trình cho nhận : 2 . 1e
2 Na + CI2 à 2Na+ + 2CI- = 2NaCI
tương tự viết quá trình trao đổi e cho phản ứng :Ca + S
AI + CI2 ; Na+ O2 ; Mg + Br2
xảy ra khi các nguyên tố có bản chất rất khác nhau X > 1,7
liên kết ion - sự hình thành liên kết ?
biểu diễn công thức e trong các hợp chất sau : NaCI , MgS , AI2O3
Bài 13 LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ
Tiết : 23-24
Ngày soạn :
Ngày giảng :
I- NỘI DUNG DẠY HỌC :
* Sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử đơn chất và trong hợp chất
* Sự phân cực trong liên kết cộng hoá trị ?
* Phân loại các liên kết dựa vào độ âm điện
II-MỤC TIÊU :
Kiến thức : Hiểu được :Sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong đơn chất , hợp chất
Khái niệm về liên kết cộng hoá trị phân loại liên kết ,tính chất của hợp chất có liên kết cộng hoá trị
Kĩ năng : Viết công thức e của các phân tử cụ thể
Dựa vào độ âm điện xác định kiểu liên kết
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Nghiên cứu - Hoạt động nhóm
IV- CHUẨN BỊ :
Máy chiếu , bút dạ , giấy trong (Có thể chuẩn bị trên máy tính )
Phiếu học tập
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
j Ổn định tổ chức :
k kiểm tra bài cũ : Liên kết ion ? bản chất liên kết ?
Biểu diễn quá trình cho nhận: Ca + S ; AI + CI2 ; Na+ O2 ; Mg + Br2
biểu diễn công thức e trong các hợp chất sau : NaCI , MgS , AI2O3
l Bài mới :ĐVĐ: nguyên tố có cấu hình ns2np6 bền .Rất ít nguyên tố có cấu hình này nên các nguyên tố khác có xu hướng tạo lớp vỏ trên nên hoặc liên kết với nhau để có cấu hình bền : trao đổi e ( L.kết ion)
dùng chung e (L.kết cộng hoá trị )
Hoat động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
So sánh cấu hình của nguyên tử H và He
để đạt cấu hình của He cần ?
Hãy biểu diễn quá trình tạo liên kết
Công thức electron ?
Ct cấu tạo ? Liên kết đơn ?
Chiếu mô hình tạo liên kết (có thể dùng sự xen phủ AO )
Hs: trả lời theo định hướng của GV
Hoạt động 2:
-Viết cấu hình e của N và Ne ? Nhận xét
Để đạt cấu hình bền cần ?
Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử Nitơ ? Nhận xét ?
So sánh độ bền liên kết ?
Biểu diễn cấu hình của các nguyên tử H,CI,O,N...
trong phân tử của chúng có hiện tượng gì
biểu diễn liên kết cộng hoá trị ?
Liên kết cộng hoá trị ? cộng hoá trị không có cực ?
So sánh độ âm điện của 2 nguyên tố trong phân tử –nhận xét độ phân cực liên kết (vị trí cặp e dùng chung )
Hoạt động 3:
Viết cấu hình e của H và Cl ?
Số e so với cấu hình bền ?
số e dùng chung ?
Biểu diễn sự tạo thành liên kết
Nhận xét vị trí cặp e ?
Thế nào là liên kết cộng hoá trị có cực ?
Viết cấu hình e của C và O ?
Số e so với cấu hình bền ?
số e dùng chung ?
Biểu diễn sự tạo thành liên kết
Nhận xét vị trí cặp e ,có tạo sự phân cực liên kết trong phân tử ?
Nhận xét cấu hình trong phân tử ?
Tương tự hãy biểu diễn sự tạo thành liên kết trong các chất H2O và NH3
Hoạt động 4:
Gợi ý 1 số chất và tính chất đã biết
Những chất nào tan trong nước ,dẫn điện
Những chất nào tan trong dung môi khác – tính dẫn điện ? kết luận tính chất
Hoạt động 5:
Sự giống và khác nhau của các kiểu liên kết ? Nhận xét và lấy ví dụ minh hoạ
Các trường hợp xảy ra ?
Hoạt động 6:
Chiếu bảng phân loại liên kết
Hướng dẫn Hs xác định kiểu liên kết
Hãy xác định kiểu liên kết trong 1 số hợp chất sau : NaCl ,HCl , N2 , CaO
Nhận xét các trường hợp xảy ra
I- Sự hnính thành liên kết cộng hoá trị 1) trong đơn chất :
a) Sự hình thành phân tử Hyđrô:
H cấu hình 1s1
2 nguyên tử đem cặp e dùng chung
H « + « H à H : H H – H ( H2)
Công thức e CT cấu tạo
Giữa 2 nguyên tử biểu diễn bằng – gọi là liên kết đơn
b) Sự hình thành phân tử Nitơ
N: 1s22s22p3 Ne : 1s22s22p6
Mỗi nguyên tử N góp 3 e tạo liên kết
:. + . : g : N M M N : N N (N2)
công thức e Ct cấu tạo
Trong phân tử có liên kết ba rất bền nên N2 bền ở nhiệt độ thường
Mở rộng cho 1 số nguyên tố khác
Liên kết cộng hoá trị là liên kết giữa các nguyên tử bởi cặp e dùng chung
Liên kết cộng hoá trị trong đơn chất là liên kết cộng hoá trị không có cực
** liên kết trên 1 trục : liên kết
** liên kết trên trục // liên kết
2) trong hợp chất :
a) Sự hình thành phân tử HCl
Cấu hình : H: 1s1 ; Cl: 3s23p5 Mỗi nguyên tử góp 1e tạo cặp dùng chung
H + . : g H : : hay H – Cl
Trong phân tử cặp e lệch về phía Cl :liên kết cộng hoá trị có cực
b) Sự hình thành phân tử CO2
Cấu hình : C: 2s22p2 ; O: 2s22p4
Nguyên tử C có 4 e ở vỏ ,nguyên tử O có 2e độc thân g 1 nguyên tử O đem 2 e góp chung tạo liên kết
.. + 2 : g :::C ::: hay O=C=O
Mõi e đều có 8e ở vỏ của khí hiếm
Mở rộng cho H2O và NH3
3-Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị :
Tính tan phụ thuộc vào kiểu liên kết
Tính dẫn điện kém (liên kết không cực )
II- Độ âm điện và liên kết hoá học :
1-Quan hệ giữa các kiểu liên kết :
Cặp e chung ở giữa : liên kết không cực
Cặp e lệch về 1 phía : liên kết có cực
Cặp e thuộc hẳn về 1 nguyên tử : Ion
2-Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học :
Để phân loại liên kết dựa vào bảng :
Hiệu độ âm điện
loại liên kết
từ 0 đến < 0,4
Liên kết không cực
0,4 đến < 1,7
Liên kết có cực
1,7
Liên kết Ion
Vd: NaCl : Hiệu độ âm điện là
3,16 – 0,93 = 2,23 > 1,7 liên kết ion
HCl : 3,16 – 2,2 = 0,96 : có cực
m Củng cố : Tập trung toàn bài gồm :
Thế nào là liên kết cộng hoá trị – liên kết cộng hoá trị có cực – không có cực ?
Phương pháp dùng hiệu độ âm điện để phân biệt kiểu liên kết
Bài tập vận dụng : Hướng dẫn Hs bài tập ở SGK
Bài tập nâng cao
1-nguyên tố A có Z = 7; 17 ;15
-viết cấu hình e ,cho biết vị trí của nguyên tố trong bảng và tính chất của nguyên tố
- viết công thức phân tử dạng e và dạng công thức cấu tạo của đơn chất
2- viết công thức e và công thức cấu tạo của các chất : CH4, C2H6 ,C3H8 ,C2H4 ,C3H6
3- viết công thức e và công thức cấu tạo của các chất : F2 , CO2 , N2 , SO2 , PCI5
4-biết rằng CI ,S thuộc nhóm VII và VI chu kỳ III xác định số e ngoài cùng của ion
5- viết công thức e của các nguyên tố có Z = 17,19,8,20 .viết sơ đồ hình thành liên kết giữa các nguyên tử của các nguyên tố trên
6- xác định độ phân cực liên kết trong hợp chất ô xít của các nguyên tố chu kỳ III từ đó xác định kiểu liên kết
7-xác định số lượng các hạt có trong nguyên tử ion sau :
+ ;; ;- ; +2 ; +2 ;+3
Bài14 TINH THỂ PHÂN TỬ – TINH THỂ NGUYÊN TỬ
Tiết : 25
Ngày soạn :
Ngày giảng :
I- NỘI DUNG DẠY HỌC :
* Thế nào là tinh thể phân tử – tinh thể nguyên tử
* Tính chất chung của tinh thể phân tử và nguyên tử
II-MỤC TIÊU :
Kiến thức : Hiểu được :Khái niệm tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
Tính chất chung của hợp chất có kiểu cấu tạo tinh thể
Kĩ năng : :So sanh các kiểu cấu trúc tinh thể –Dựa vào kiểu cấu trúc tinh thể xác định tính chất –vận dụng trong CN và đời sống
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Nghiên cứu - Hoạt động nhóm
IV- CHUẨN BỊ :
Máy chiếu , bút dạ , giấy trong (Có thể chuẩn bị trên máy tính )
Phiếu học tập , Hình vẽ các kiểu tinh thể
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
j Ổn định tổ chức :
k Bài cũ :
Thế nào là liên kết cộng hoá trị – liên kết cộng hoá trị có cực – không có cực ?
1-nguyên tố A có Z = 7; 17 ;15
-viết cấu hình e ,cho biết vị trí của nguyên tố trong bảng và tính chất của nguyên tố
- viết công thức phân tử dạng e và dạng công thức cấu tạo của đơn chất
2- viết công thức e và công thức cấu tạo của các chất : CH4, C2H6 ,C3H6
Hoat động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Gv: Treo tranh mạng tinh thể kim cương
Nguyên tử C có bao nhiêu e ở vỏ ?
Một nguyên tử C liên kết với bao nhiêu nguyên tử khác ? Độ bền liên kết ?
Lấy 1 số vd khác mà em biết ?
Hoạt động 2:
Hày cho biết tính chất của kimcương ?
Vì sao kim cương bền như vậy ?
Hãy cho biết độ cứng của kim cương ?
Hoạt động 3:
Gv: Treo tranh mạng tinh thể iốt,nước đá
Các phân tử sắp xếp như thế nào ?
Lực liên kết giữa các phân tử ? Nhận xét
Mỗi phân tử liên kết với bao nhiêu phân tử khác ?
Hoạt động 4:
Tại sao tinh thể phân tử kém bền ?
Lấy 1 số Vd mà em biét trong cuộc sống
Gọi ý :băng phiến ,Iốt thăng hoa
I-Tinh thể nguyên tử :
1- Tinh thể nguyên tử :
Các nguyên tử sắp xếp theo một trật tự thống nhất , ở điểm nút lực liên kết là cộng hoá trị
Vd: Trong tinh thể kim cương ...
2- Tính chất chung của tinh thể nguyên tử
Lực liên kết cộng hoá trị rất lớn g bền vững ,nhiệt độ nóng chảy ,sôi khá cao
Vd: kim cương có độ cứng là 10
II-Tinh thể phân tử
1- Tinh thể phân tử :
Các phân tử sắp xếp theo một trật tự thống nhất , ở điểm nút là các phân tử .Lực liên kết là lực hút phân tử
Vd: Tinh thể nước đá ,Iốt ...
2-Tính chất chung của tinh thể phân tử
Lực tương tác yếu nên tinh thể phân tử kém bền dễ bị phá huỷ
Vd: Sự thăng hoa của Iốt,Naphtalen
m Củng cố : Hãy trả lời câu hỏi sau: Nêu sự khác nhau về cấu tạo và liên kết trong mạng tinh thể nguyên tử và phân tử
Hướng dẫn : Điểm nút ở mạng tinh thể ,lực liên kết g độ bền
Hướng dẫn bài tập : SGK
Bài tập rèn luyện :
1-Viết công thức cấu tạo của các hợp chất : CH4 , CO2 , C2H6 , C2H2 C2H4 Hãy cho biết trong các hợp chất trên C có thể tham gia mấy liên kết cộng háo trị
2- Trong số các chất sau đây : Cl2 , CaO , CsF , H2O , HCl Chất nào có liên kết ion ? chất nào có liên kết cộng hoá trị ?
Bài 15 HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXIHOÁ
Tiết : 26
Ngày soạn :
Ngày giảng :
I- NỘI DUNG DẠY HỌC :
* Phương pháp xác định hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất hoá trị ,ion
* Khái niệm số oxihoá –phương pháp xác định số oxihoá của các nguyên tố
II-MỤC TIÊU :
Kiến thức : Hiểu được :Hoá trị của các nguyên tử trong hợp chất
Khái niệm số oxihoá –phương pháp xác định số oxihoá
Kĩ năng : Xác định hoá trị các nguyên tử trong hợp chất
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Nghiên cứu - Hoạt động nhóm
IV- CHUẨN BỊ :
Máy chiếu , bút dạ , giấy trong (Có thể chuẩn bị trên máy tính )
Phiếu học tập , bài tập về liên kết cộng hoá trị ,liên kết ion
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
j Ổn định tổ chức :
k Bài cũ : 1- Trong số các chất sau đây : Cl2 , CaO , CsF , H2O , HCl Chất nào có liên kết ion ? chất nào có liên kết cộng hoá trị ?
Xác định số liên kết của các nguyên tố ,điện tích ion
l Bài mới : HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXIHOÁ
Hoat động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Phương pháp xác định điện tích ion trong các nhóm A?
Điện hoá trị ? phương pháp xác định ?
Xác định hoá trị trong hợp chất :AI2O3 ; CaS ; NaCI
Hoạt động 2:
Cộng hoá trị các nguyên tố ?
* Phương pháp xác định cộng hoá trị ?
quy tắc bát tử có mải đúng không ?
Xác định hoá trị của các nguyên tố trong : CO2 ; SO2 ; P2O5 ; NH3 ; O2
Dựa vào quan điểm số e ở vỏ Max là 8e thì hoá trị của Mn trong KmnO4 có đúng không ? vì sao ?
Hoạt động 3:
Thế nào là số oxihoá ? Thực chất khái niệm số oxihoá là gì ?
Nêu các quy tắc xác định số oxihoá của các nguyên tố trong phân tử ,ion ?
Lấy các Vd để minh hoạ cho các quy tắc
Vận dụng xác định số oxihoá của các nguyên tố trong các hợp chất sau : KMnO4 ; HCI; Na ; CI2 ; MnO2 ; Mg(NO3)2 ; SO4-2 ; Fe2O3 ; KNO3
I- Hoá trị :
1- Hoá trị trong hợp chất ion :
Xác định bằng điện tích ion và được gọi là điện hoá trị
Ví dụ :AICI3 ta có : AI+3 điện hoá trị = 3+ CI =1- (Giá trị điện tích trứoc dấu sau)
2- Hoá trị tronh hợp chất cộng hoá trị
Xác định bởi cặp e chung (số liên kết của nguyên tử đó trong phân tử ) gọi là cộng hoá trị .Cộng hoá trị Max = số e hoá trị
Vd: Trong phân tử NH3 H – N – H
H
Hoá trị của N : 3 ; H : 1
Trong H2O H – O – H hoá trị O : 2
“ Quy tắc bát tử có thể không phù hợp”
Hoá trị trong một số trường hợp không giải thích được bản chất liên kết
II- Số oxihoá
1-Khái niệm :
Là điện tich nguyên tố nếu giả định liên kết trong phân tử là liên kết ion
2- Phương pháp xác định số oxihoá :
Số oxihoá của nguyên tố trong đơn chất bằng không : N2 , Cu , Na , Zn , O2 ...
Trong phân tử tổng số oxihoá của các nguyên tố bằng không
Vd: Trong KMnO4 số oxihoá của Mn
x +1 + 4(-2) = 0 g x = +7
Trong ion đơn nguyên tử số oxihoá bằng điện tích ion ,trong ion đa nguyên tử tổng số oxihoá bằng điện tích ion
Vd: AI+3 số oxihoá Al là +3
Trong hầu hết các hợp chất số oxihoá của H:+1 ; O : -2 (trừ 1 số trường hợp )
¯ Khi viết số oxihoá ở trên kí hiệu nguyên tố : -3 +1
NH3
m Củng cố : Lập bảng tổng kết để củng cố bài
Công thức
Hoá trị
Số oxihoá
NN ( N2)
N là 3
N là 0
Cl – Cl ( Cl2 )
Cl là 1
Cl là 0
H – O – H ( H2O )
H: 1 ; O: 2
H: +1 ; O: -2
NaCl
Na: 1+ ; Cl: 1-
Na: +1 ; Cl: -1
CaCl2
Ca: 2+ ; Cl: 1-
Ca: +2 ; Cl: -1
Hướng dẫn bài tập : Xác định số oxihoá của các nguyên tố trong các hợp chất sau : KMnO4 ; HCI; Na ; CI2 ; MnO2 ; Mg(NO3)2 ; SO4-2 ; Fe2O3 ; KNO3
Bài tập nâng cao: Xác định số oxihoá trong các sơ đồ phản ứng sau : :
Mg + HNO3 à Mg(NO3)2 + NH4NO3 +....
K2S + KMnO4 +H2SO4 à MnSO4 + K2SO4 + S +....
CuS2 + HNO3 à Cu(NO3)2 + H2SO4 + N2O +....
FeSO4 + CI2 +H2SO4 à Fe2(SO4)3 + HCI+....
SO2 + KMnO4 +H2O à MnSO4 + K2SO4 + ....
Cu + KNO3 + HCI à CuCI2 + NO + NaCI + H2O...
Bài 16 LUYỆN TẬP : Liên kết hoá học –xác định số oxihoá
Tiết : 27-28
Ngày soạn :
Ngày giảng :
I- NỘI DUNG DẠY HỌC :
* Củng cố các kiến thức về các loại liên kết hoá học
* Đặc điểm cấu tạo và liên kết của 3 loại tinh thể
* Vận dụng kiến thức vào bài tập
II-MỤC TIÊU :
Kiến thức : Nắm vững : Liên kết ion , cộng hoá trị ,sự hình thành 1 số loại phân tử
Đặc điểm liên kết và ba loại tinh thể
Kĩ năng : Xác định hoá trị ,số oxihoá của nguyên tố trong hợp chất
Dùng độ âm điện để phân loại liên kết 1 cách tương đối
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Nghiên cứu - Hoạt động nhóm
IV- CHUẨN BỊ :
Máy chiếu , bút dạ , giấy trong (Có thể chuẩn bị trên máy tính )
Phiếu học tập
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
j Ổn định tổ chức :
k Bài cũ : Kết hợp nội dung luyện tập
l Nội dung ôn tập :
Hoạt động 1: Tổ chức cho Hs thảo luận về liên kết hoá học
Bài tập 2: Trình bày sự giống và khác nhau giữa các loại liên kết điền kết quả vào bảng tổng kết
So sánh
CHT không có cực
CHT có cực
liên kết Ion
Giống nhau về mục đích
Các nguyên tử kết hợp với nhau để có lớp vỏ bền của khí hiếm (2e hoặc 8e )
Khác về cách hình thành
Dùng chung e -Cặp e không bị lệch
Dùng chung e
Cặp e bị lệch
Cho và nhận e
Thường tạo nên
Các nguyên tử cùng loại (PK)
Giữa PK mạnh yếu khác nhau
Giữa kim loại và phi kim
Nhận xét
Liên kết cộng hoá trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hoá trị không có cực và liên kết ion
Hoạt động 2:
Gv tổ chức cho Hs thảo luận về mạng tinh thể
Bài tập 6: Lấy Vd về các kiểu mạng tinh thể để so sánh tính chất của các loại
Khái niệm
Tinh thể Ion
Tinh thể nguyên tử
Tinh thể phân tử
Các ion phân bố đều trên các điểm nút của mạng tinh thể
Các nguyên tử phân bố trên các điểm nút của mạng
Các phân tử phân bố trên các điểm nút của mạng
Lực liên kết
Các ion liên kết bằng lực hút tĩnh điện
Các nguyên tử liên kết bằng lực liên kết cộng hoá trị
Các phân tử liên kết bằng lực hút phân tử
Đặc tính
Rất bền ,khó bay hơi khó nóng chảy
Bền ,khó bay hợi nóng chảy
Không bền dễ bay hơi,nóng chảy
File đính kèm:
- GA HOA 10TIEP THEO.doc