Bài giảng Bài: 16 (tiết 2) phương trình hoá học 8

Kiến thức: + Hiểu được phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học, gồm CTHH của các chất tham gia và sản phẩm với các hệ số thích hợp.

+ ý nghĩa của phương trình hoá học là cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

. Kĩ năng: Rèn kỹ năng lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm.

 

doc98 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài: 16 (tiết 2) phương trình hoá học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Soạn: Tiết : 23 Bài: 16 (Tiết 2) Phương trình hoá học . A.Mục tiêu: . Kiến thức: + Hiểu được phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học, gồm CTHH của các chất tham gia và sản phẩm với các hệ số thích hợp. + ý nghĩa của phương trình hoá học là cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. . Kĩ năng: Rèn kỹ năng lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm. B.Chuẩn bị: + Bảng phụ. C.Tổ chức hoạt động dạy và học: Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh III/ ý nghĩa của phương trình hoá học. Phương trình hoá học cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Hoạt động 1: Kiểm tra: + Chữa bài tập 3/58 SGK. + Giáo viên: Dùng phương trình của bài tập 3 để vào bài. Giáo viên: Phương trình hoá học cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử giữ các chất trong phản ứng. Tỷ lệ này bằng đúng hẹ số mỗi chất trong phương trình. Giáo viên: Nêu 1 ví dụ, sau đó yêu cầu học sinh cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử cho các trường hợp khác của phương trình hoá học (1). Giáo viên: Hãy cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử của 2 cặp chất trong phản ứng (2). Giáo viên: Phương trình hoá học có ý nghĩa như thế nào? + Học sinh ghi bài giải lên bảng. 2HgO đ 2Hg + O2 (1) 2Fe(OH)3 đ Fe2O3+ 3H2O (2) + Học sinh nhóm lần lượt phát biểu. + Học sinh nhóm phát biểu. + Học sinh nhóm thảo luận và phát biểu. Hoạt động 2: Vận dụng. + Làm bài tập 4/58 SGK (sau khi học sinh viết thành phương trình hoá học). Giáo viên yêu cầu 4 học sinh 4 nhóm nêu tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng. Hướng dẫn về nhà. + Làm bài tập vào vở. Học lại bài theo phần kết thúc cần nhớ (trang 60 SGK). + 4 học sinh 4 nhóm lên bảng làm bài tập. Rút kinh nghiệm: Soạn: Tiết : 24 Bài: 17 Bài luyên tập 3. A.Mục tiêu: . Kiến thức: Củng cố kiến thức về phản ứng hoá học (định nhgiã, bản chất,điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết) về định luật bảo toàn khối lượng (phát biểy, ghi đúng và áp dụng) và về phương trình hoá học . . Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân biệt được hiện tượng hoá học, lập phương trình hoá học khi biết các chất tham gia và sản phẩm. B.Chuẩn bị: + Các phiếu học tập (theo nội dung triển khai trong tiết dạy). + Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng: N2 + H2 đ NH3 (bài tập 1/61 SGK). C.Tổ chức hoạt động dạy và học: Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh I/ Xác định hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học. 1/ Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh. 2/ Hoà tan axit axêtic vào nước được dung dịch axit axêtic loãng. 3/ Đốt cháy sắt trong ôxi thu được chất rắn nâu đen (Fe3O4) 4/ Khi mở nút chai nước giải khát có ga thấy có bọt khí. Hoạt động 1: Giáo viên: Phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh chuẩn bị các câu hỏi (phần I) Giáo viên: hỏi thêm. + Hiện tượng hoá học là gì? + Thế nào là phản ứng hoá học? Dấu hiệu nhận biết phản ứng hoá học xảy ra? + Học sinh nhóm thảo luận , sau đó ghi loại, hiện tượng vào phiếu học tập vá nhân đ phát biểu khi giáo viên yêu cầu. I/ Định luật bảo toàn khối lượng. 1/ Phát biểu định luật. 2/ Giải bài tập số 3 trang 61 SGK. Hoạt động 2: Giáo viên: Yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung (phần II) đ chỉ định 1 học sinh phát biểu nội dung định luật. Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 3 trang 61 SGK đ chỉ định 1 học sinh lên giải bài tập 3 trên bảng. Giáo viên: Kiểm tra vở nháp 1 số học sinh (khoảng 4 học sinh) và cho điểm. Sau đó cho học sinh nhận xét khi trên bảng giải xong. + 1 học sinh phát biểu. + Học sinh nhóm thảo luận và giải bài tập 3 . Hoạt động 3: Giáo viên: sử dụng sơ đồ phản ứng giữa N2 và H2. Học sinh đọc đề bài tập 1/60 SGK? Học sinh làm bài tập 4 và 5 trang 61. Giáo viên: Chỉ định 1 học sinh giải bài tập trên bảng Kiểm tra học sinh lớp làm bài tập. Chấm vở 4 bài nộp trước. Khi học sinh trên bảng làm xong. + Học sinh suy nghĩ cá nhân đ Từng học sinh phát biểu từng phần a, b, c, của bài tập khi giáo viên chỉ định. + Học sinh lớp nhận xét và bổ xung nếu thiếu sót. + Học sinh lớp nhận xét. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. + Làm các bài tập vào vở. + Học lại bài. Rút kinh nghiệm: Duyệt của BGH Tuần 13 Soạn: Tiết : 25 Kiểm tra viết. A.Mục tiêu: . Kiến thức: Kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về: hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học, phương trình hoá học. . Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết CTHH, PTHH, Sử dụng định luật bảo toàn vào giải toán hoá học. B.Chuẩn bị: + giáo viên: Đề bài - Đáp án – Biểu điểm. + Học sinh: Ôn tập. C.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1/ ổn định. 2/ Kiển tra sự chuẩn bị của học sinh. 3/ Đọc – Phát đề. Đề bài: Phần I: Trắc nghiệm. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng sau: Bài 1: Dựa vào hoá trị của các nguyên tố, hãy cho biết công thức nào viết đúng trong các công thức sau: a/ Fe2O3 e/ CaCl b/ CO3 g/ Al(OH)2 c/ MgO h/ Cu(OH)2 d/ HCl3 i/ N2O5 Bài 2: Định luật bảo toàn khối lượng phát biểu theo cách nào đúng? a/ Tổng các chất tham gia bằng tổng các chất tạo thành. b/ Trong một phản ứng hoá học, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành. c/ Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. d/ Câu b,và câu c đúng. Phần II : Bài tập . Bài 3: Cho sơ đồ của các phản ứng sau : a/ Al + H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + H2 b/ Na + H2O ---> NaOH + H2 c/ NH3 + O2 ---> NO + H2O d/ KMnO4 + HCl ---> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O Lập phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng. Bài 4: Thành phần chính của đất đèn là Canxicácbua.Khi cho đất đèn hợp nước có phản ứng sau: Canxicácbua + Nước ---> Canxihiđrôxit + Khí axêtylen a/ Viết công thức về khối lượng phản ứng. b/ Cho 32 g Canxicácbua hợp nước thu được 37 g Canxihiđrôxit và 13 g khí axêtylen. Tính khối lượng nước cần dùng. c/ (Dành cho học sinh lớp A) Tính tỷ lệ % về khối lượng Canxicácbua có trong đất đèn. Biết rằng khi cho 80 kg đất đèn hợp 36 kg nước thu được 74 kg Canxihiđrôxit và 26 kg khí axêtylen. Đáp án – Biểu điểm. Bài 1: (2 điểm) Fe2O3, MgO, N2O5, Cu(OH)2 Mỗi ý 0,5 điểm. Bài 2: (1 điểm) c, Trong 1 phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia. Bài 3: (4 điểm) Mỗi ý 1 điểm. Bài 4: (3 điểm) a, 1,5 điểm b, 1,5 điểm. 4/ Thu bài – Rút kinh nghiệm giờ kiểm tra. 5/ Dặn dò: Đọc trước bài mới. Rút kinh nghiệm: Soạn: Tiết : 26 Chương 3 Mol và tính toán hoá học. Bài 18: Mol A.Mục tiêu: . Kiến thức: + Biết và phát biểu đúng những khái niệm mol, khối lượng mol. Thể tích mol của chất khí. + Biết số avôgađrô là con số rất lớn, có thể cân được bằng những đơn vị thông thường và chỉ dùng cho những hạt vi mô như nguyên tử, phân tử. . Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính số nguyên tử, số phân tử (theoN) có trong mỗi lượng chất. . Thái độ: Hiểu được khả năng sáng tạo của con người dùng đơn vị mol nguyên tử, phân tử trong nghiên cứu khoa học, đời sống, sản xuất. Củng cố kiến thức nguyên tử, phân tử là hạt thật. B.Chuẩn bị: + Bảng phụ. C.Tổ chức hoạt động dạy và học: Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống dạy học: Các em đã biết nguyên tử và phân tử có khối lượng, kích thước cực kỳ nhỏ bé (chỉ có thể nhìn thấy chúng bằng kính hiển vi điện tử có độ phóng đại hàng trăm triệu lần). Mặc dù vậy,Người nghiên cứu hoá học cần phải biết được số nguyên tử,phân tử của các chất tham gia và tạo thành…Làm thế nào để có thể biết được khối lượng hoặc thể tích khí các chất trước và sau phản ứng? Để thực hiện mục đích này, người ta đưa khái niệm mol vào môn hoá học. I/ Mol là gì? + Khái niệm : (SGK) + Ví dụ: 1 mol phân tử H2O có chứa N phân tử H2O (hay 6.1023 phân tử ). 2 mol phân tử H2O có chứa 2N phân tử H2O (hay 12.1023 phân tử). Hoạt động 2: Giáo viên: Yêu cầu học sinh nhóm trả lời câu hỏi đã viết sãn ra giấy và gắn lên bảng. + mol là gì? + 1 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt? + 1 mol phân tử hiđrô có chứa bao nhiêu phân tử hiđrô? + 1 mol phân tử H2O có chứa bao nhiêu phân tử H2O? + Hãy nhận xét các chất có số mol bằng nhau thì số nguyên tử, số phân tử thế nào? Giáo viên: Thông báo cho học sinh biết số 6.1023 được làm tròn từ số 6,02204.1023 . + Học sinh nhóm thảo luận và lần lượt phát biểu. + Học sinh làm bài tập 1a, 1c, trang 65 SGK, ghi kết quả ra bảng con. II/ Khối lượng mol là gì? + Khái niệm. (SGK) + ví dụ: H = 1đvC đ MH = 1 g H2 = 2đvC đ MH2 = 2 g Các chất có khối lượng mol khác nhau nhưng có số nguyên tử (phân tử) bằng nhau. Hoạt động 3: Giáo viên: 1 nguyên tử (hay phân tử) không thể cân được nhưng N nguyên tử (hay phân tử) có thể cân được bằng gam. Trong hoá học , người ta thường nói là khối lượng mol nguyên tử sắt, khối lượng mol phân tử nước… vậy khối lượng mol là gì? Giáo viên: Yêu cầu học sinh nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi đã viết sãn ra giấy và gắn lên bảng. + Khối lượng mol là gì? + Cho biết NTK của sắt và khối lượng mol nguyên tử sắt ? (câu hoỉ như trên với: nguyên tử khối của H, phân tử khối H2, H2O, CO2,và MH, MH2, MH2O, MCO2). + Có nhận xét gì về khối lượng mol nguyên tử, phân tử với nguyên tử khối,phân tử khối? + Có nhận xét gì về khối lượng mol các chất với số nguyên tử (số phân tử). + Học sinh nhóm thảo luận, phát biểu theo từng câu hỏi. + Học sinh làm bài tập 2a, 2c trang 66 SGK, ghi kết quả ra bảng con. III/ Thể tích mol của chất khí là gì? + Khái niệm (SGK) + Ví dụ: ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc) 1 mol phân tử H2 có V = 22,4 lít Hoạt động 4: Giáo viên: Các chất khác nhau thì khối lượng mol của chúng cũng khác nhau. Vậy 1 mol của những chất khí khác nhau thì thể của chúng có khác nhau không? Chúng ta tìm hiểu thể tích mol của chất khí. Giáo viên: Yêu cầu học sinh nhóm trả lời câu hỏi: + Thể tích mol của chất khí là gì? + ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nhau, thể tích các khí H2, N2, CO2 thế nào? + ở điều kiện tiêu chuẩn thì thể tích các chất khí đó bằng bao nhiêu? + Có nhận xét gì về thể tích mol (ở đktc), Khối lượng mol và số phân tử các chất khí H2, N2, CO2? Hoạt động 5: Vận dụng: Trả lời nhanh bài tập sau. Có 1 mol phân tử H2 và 1 mol phân tử O2. Hãy cho biết: + số phân tử của mỗi chất? + MH2, MO2? + Thể tích mol các khí trên ở đktc? Hướng dẫn về nhà. + Làm các bài tập còn lại. + Học bài. + Đọc trước bài 19. + Học sinh nhóm thảo luận và phát biểu. (các câu hỏi được viêt sẵn, gắn lên bảng) + làm bài tập 3a. + Học sinh nhóm ghi kết quả lên bảng con. Rút kinh nghiệm: Tuần 14 Soạn: Tiết : 27 Bài: 19 (Tiếit 1) Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. luyện tập A.Mục tiêu: . Kiến thức: + Biết chuyển đổi lượng chất thành khối lượng chất và ngược lại, biết chuyển đổi khối lượng chất thành lượng chất. + Biết chuyển đổi lượng chất khí thành thể tích khí (đktc) và ngược lại, biết chuyển đổi thể tích khí thành (đktc) thành lượng chất. . Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính toán. B.Chuẩn bị: + Bảng phụ. C.Tổ chức hoạt động dạy và học: Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra: + Mol là gì? Hãy cho biết số phân tử có trong 0,25 mol phân tử NaCl? + Thể tích mol chất khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất là thế nào? Nếu ở đktc chúng có thể tích bằng bao nhiêu? Hãy tính V ở đktc của 0,25 mol phân tử O2? Tổ chức tình huống dạy học: Trong tính toán hoá học, chúng ta không phải chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại. Chúng ta hãy tìm hiểu về sự chuyển đổi nay? + Học sinh trả lời câu hỏi kiểm tra? Nêu cách tính trên bảng. I/ Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào? Công thức. m = n.M n: số mol chất M: khối lượng mol chất m: khối lượng. => n = ; M = Hoạt động 2: Giáo viên: Biết MCO2 = 44g. Hãy tính xem 0,25 mol CO2 có khối lượng là bao nhiêu gam? Biết MH2O = 18g. khối lượng của 0,5 mol H2O là bao nhiêu? Giáo viên: Qua 2 thí dụ trên, nêu đặt n là số mol chất, m là khối lượng, các em hãy lập công thức chuyển đổi? Giáo viên: Có thể tính được lượng chất n nếu biết m và M của chất đó không? Hãy chuyển đổi thành công thức tính n? Tính xem 28g Fe có số mol là bao nhiêu? Giáo viên: Có thể tìm được khối lượng mol M của chất nếu biết n và m của lượng chất đó? Hãy chuyển đổi thành công thức tính M? Tìm khối lượng mol của 1 chất biết rằng 0,25 mol chất đó có khối lượng 20g? + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 học sinh lên bảng làm. + Học sinh thực hiện. + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 Học sinh lên bảng ghi công thức. + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 Học sinh lên bảng ghi công thức. + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 Học sinh lên bảng ghi công thức. II/ Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào? Công thức: V = 22,4.n n: số mol chất khí V: thể tích chất khí (đktc) => n = Hoạt động 3: Giáo viên: Em cho biết 0,25 mol khí O2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu? 0,1 mol khí CO2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu? Giáo viên: Nếu đặt n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí (đktc). Các em hãy lập công thức chuyển đổi? Giáo viên: Từ công thức tính V, hãy nêu công thức tính n theo thể tích ở đktc? Hãy cho biết 4,48 lít khí H2 ở đktc có số mol là bao nhiêu? + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 học sinh ghi công thức lên bảng cọn. + 1 học sinh ghi công thức lên bảng con. + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 học sinh ghi công thức lên bảng con. Hoạt động 4: Vận dụng. + Làm bài tập 3/69 SGK. Giáo viên: Gợi ý, Số mol hỗn hợp khí bằng tổng số mol từng khí. Hướng dẫn về nhà. + Học phần ghi nhớ + Làm bài tập vào vở + Đọc trước bài mới. + Học sinh làm bài tập. Rút kinh nghiệm: Soạn: Tiết : 28 Bài: 19 (Tiếit 2) Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. luyện tập A.Mục tiêu: . Kiến thức: + Học sinh biết vận dụng các công thức chuyển đổi về khối lượng, thể tích và lượng chất để làm các bài tập. . Kĩ năng: + Tiếp tục củng cố các công thức trên dưới dạng các bài tập đối với hỗn hợp nhiều khí và bài tập xác định công thức hoá học của 1 chất khí biết khối lượng và số mol. + Củng cố kiến thức hoá học của đơn chất và hợp chất. B.Chuẩn bị: + Bảng phụ. C.Tổ chức hoạt động dạy và học: Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra: + Em hãy viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng? áp dụng tính khối lượng của: a, 0,35 nol K2SO4. b, 0,015 mol AgNO3. + Hãy viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí? áp dụng tính thể tích ở đktc của: a, 0,125 mol khí CO2. b, 0,75 mol khí NO2. + Học sinh lên bảng chữa bài tập. + Học sinh lớp theo rõi nhận xét. Cho điểm. Chữa bài tập: 3/9 SGK. Hoạt động 2: Giáo viên: Yêu cầu 1 học sinh đọc bài tập. Sau đó goi 3 học sinh lơn bảng làm. Giáo viên: trong thời gian đó, Giáo viên chấn vở bài tập của một vài học sinh lấy điểm. + Học sinh lên bảng chữa bài tập. + Học sinh lớp theo rõi nhận xét. I/ Luyện tập: Bài tập xác định công thức hoá học của 1 chất khi biết khi biết khối lượng và lượng chất. Bài tập 1: Hợp chất A có công thức R2O. Biết rằng 0,25 mol hợp chất A có khối lượng là 15,5 gam. Hãy xác định công thức của A. Bài tập 2: Hợp chất B ở thể khí có công thức là RO2. Biết rằng khối lượng của 5,6 lít khí B (đktc) là 16 g. Hãy xác định công thức của B. II/Luyện tập: Bài tập tính số mol, thể tích và khối lượng của hỗn hợp khí khi biết thành phần của hỗn hợp. Bài tập 3: Em hãy điền các số thích hợp vào các ô trống trong bảng. Hoạt động 3: Giáo viên: Đưa bài tập lên bảng, yêu cầu 1 học sinh đọc bài tập . Giáo viên: Hướng dẫn học sinh từng bước. + Muốn xác định được công thức của hợp chất A phải xác định được tên và ký hiệu của nguyên tố R (dựa vào nguyên tử khối) + Muốn vậy ta phải xác định được khối lượng mol của hợp chất A. => Em hãy viết công thức, khối lượng mol (M) khi biết n và m? Giáo viên: Hướng dẫn học sinh tra bảng trang 42 để xác định được R. Giáo viên: Đưa bài tập lên bảng, yêu cầu 1 học sinh đọc bài tập . Giáo viên: Tương tự ta phải xác định được khối lượng mol của B. Đầu bài chưa cho lượng chất mà mới chỉ cho biết thể tích. Vậy chúng ta phải áp dụng công thức nào để tính lượng chất B? + 1 học sinh lên tính MB? + 1 học sinh lên xác định R? Giáo viên: Đưa bài tập lên bảng, yêu cầu 1 học sinh đọc bài tập . + 1 học sinh đọc bài toán. + Học sinh nhóm thảo luận và phát biểu. M = đ MR2O = = 62 MR = (62-16): 2 = 23 (g) đ vậy R là Na (Na2O) + Học sinh tra bảng. + 1 học sinh đọc bài toán. + Học sinh nhóm thảo luận và phát biểu. nB = = 0,25 mol MB = = 64 gam MR = 64-(16.2) = 32 Vậy R là lưu huỳnh (SO2). + 1 học sinh đọc bài toán. + Học sinh nhóm thảo luận và phát biểu. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. + Học bài. + Làm các bài tập vào vở. + Xem trước bài mới. Bài tập 3: Thành phần của h2 khí Thể tích của h2 (đktc) Khối lượng của h2 Số mol (n) của h2 khí 0,1 mol CO2 và 0,4 mol O2. 11,2 l 17,2 g 0,5 mol 0,2 mol CO2 và 0,3 mol O2. 11,2 l 18,4 g 0,5 mol 0,25 mol CO2 và 0,25 mol O2. 11,2 l 19 g 0,5 mol 0,3 mol CO2 và 0,2 mol O2. 11,2 l 19,6 g 0,5 mol 0,4 mol CO2 và 0,1 mol O2. 11,2 l 20,8 g 0,5 mol Rút kinh nghiệm: Tuần 15 Soạn: Tiết : 29 Bài: 20 Tỉ khối của chất khí. A.Mục tiêu: . Kiến thức: + Biết cách xác định tỷ khối của khí A đối với khí B, và tỷ khối của chất khí đối với không khí. + Biết cách giải 1 bài toán hoá học có liên quan đến tỷ khối chất khí. . Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính toán. B.Chuẩn bị: + Bảng phụ. C.Tổ chức hoạt động dạy và học: Đề bài kiểm tra 15 phút. Phần I: Trắc nghiệm. Khoanh tròn vào những câu trả lời đùng sau: Bài 1: Trong 1 phản ứng hoá học, số mol nguyên tử của các nguyên tố có mặt trong phản ứng: a, Luôn luôn thay đổi. b, Luôn luôn không thay đổi. c, Có thể thay đổi hoặc không. d, Không xác định được. Phần II: Tự luận. Bài 2: Có bao nhiêu mol: a, Cl trong 7,1 g clo? b, Ag trong 10,8 g bạc? c, S trong 64 g lưu huỳnh? Bài 3: Tính khối lượng của. a, 1,5 mol đồng (II) ôxit: CuO? b, (Dành cho học sinh lớp A) 2,5 mol đông (II) sunfat: CuSO4? Đáp án- Biểu điểm. Câu 1: (3 điểm) b, Luôn luôn không thay đổi. Câu 2: (4,5 điểm) a, 0,1 mol Cl2 (1,5 điểm) b, 0,1 mol Ag (1,5 điểm) c, 2 mol S (1,5 điểm) Câu 3: ( 2,5 điểm) a, mCuO = 1,5. 80 = 120 g (2,5 điểm) b, mCuSO4 = 2,5. 160 = 400 g Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra:15 phút Tổ chức tình huống dạy học: Nếu bơm khí hiđrô vào quả bóng, bóng sẽ bay được vào không khí. Nếu bơm khí cácbon đixit, quả bóng sẽ rơi xuống đất. Như vậy những chất khí khác nhau thì nặng, nhẹ khác nhau. Vậy làm cách nào biết được khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia là bao nhiêu lần? Bài học hôm nay, chúng ta hiểu về tỷ khối của chất khí. I/ Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? Công thức tính tỷ khối của khí A đối với khí B: MA dA/B = MB --> MA = dA/B . MB Hoạt động 2: Giáo viên: Bằng cách nào biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? Giáo viên: Để so sánh khối lượng mol khí A với khối lượng mol khí B, ta lập tỷ số và ghi ký hiệu là: dA/B (Đọc là tỷ khối của khí A đối với khí B). + Các em hãy viết thành công thức và đọc lại? Giáo viên: Hãy cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần? + Tính tỷ khối của khí O2 đối vơi khí N2? Giáo viên: Biết khí A có tỷ khối đối với O2 là 1,375. Hãy xác định khối lượng mol của khí A? Viết công thức tổng quát tính MA khi biết dA/B ? Giáo viên: Hãy tính Mx khi biết x có tỷ khối đối hiđrô bằng 8? + Học sinh nhóm thảo luận và phát biểu. + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 học sinh ghi trên bảng. + Học sinh nhóm thảo luận và cho biết kết quả. + Học sinh nhóm thảo luận, ghi kết quả lên bảng con. + 1 học sinh lên bảng tính đ Viết kết quả. II/ Bằng cách nào biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí? Công thức tính tỷ khối của khí A đối với không khí: MA dA/KK = 29 =>MA = 29. dA/KK Hoạt động 3: Giáo viên: Khi nghiên cứu tính chất vật lý của 1 chất khí, người ta cần biết chất khí đó nặng hay nhẹ hơn không khí. Chúng ta tìm hiểu tỷ khối của chất khí đối với không khí. Giáo viên: Không khí là hỗn hợp gồm 2 khí chính: 80% N2 và 20% O2. Tìm khối lượng mol của không khí thế nào? Giáo viên: Các em hãy viết công thức tính tỷ khối của khí A đối với không khí? Hãy tính xem khí clo nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Khí amôniac (NH3) nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Giáo viên: Nếu biết tỷ khối của khí A đối với không khí thì có thể biết thêm 1 đại lượng nào của khí A? bằng cách nào? Giáo viên: Một chất khí có tỷ khối đối vơí không khí là 2,2. Hãy xác định khối lượng mol của khí đó? + Học sinh nhóm thảo luận kết hợp SGK tính MKK đ cho kết quả . + Học sinh viết công thức, tính toán, ghi kết quả lên bảng con. 1 học sinh lên bảng thực hiện. + Học sinh nhóm thực hiện, ghi kết quả lên bảng con. + 1 học sinh lên bảng thực hiện. Hoạt động 4: Vận dụng. + Giải thích bài tập 3/69 SGK. Hướng dẫn về nhà. + Làm bài + Học bài phần ghi nhớ + Đọc trước bài mới. + Học sinh nhóm thảo luận, giải thích cách thực hiện. Rút kinh nghiệm: Soạn: Tiết : 30 Bài: 21 (Tiết 1) Tính theo công thức hoá học. A.Mục tiêu: . Kiến thức: Từ CTHH đã biết, học sinh biết cách xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố hoá học tạo nên hợp chất. + Từ thành phần thăm theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất, Học sinh biết cách xác định CTHH của hợp chất. . Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính toán. . Thái độ: Việc học tính theo CTHH có ý nghĩa không chỉ là vấn đề nghiên cứu định lượng trong hoá học mà quan rọng và thiết thực hơn là đưa hoá học vào trong sản xuất -> Giáo dục tinh thần hứng thú trong học tập, say mê tìm hiểu. B.Chuẩn bị: + Bảng phụ. C.Tổ chức hoạt động dạy và học: Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra: + Hãy tìm khối lượng mol của những khí có tỷ khối đối với khí clo lần lượt là 0,394 và 0,45. Nêu công thức tổng quát để tính? + Hãy tìm khối lượng mol của chất khí có tỷ khối đối với không khí là 1,172. Nêu công thức tổng quát để tính? Tổ chức tình huống dạy học: Nếu biết CTHH của 1 chất, em có thể xác định được thành phần các nguyên tố của nó. Ngược lại, nếu biết thành phần các nguyên tố trong hợp chất, em có thể xác định được CTHH của nó. Bằng cách nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay. + Học sinh thực hiện câu kiểm tra trên bảng. + Học sinh lớp theo dõi để có nhận xét. I/ Biết công thức hoá học của hợp chất, hãy xác định thành phần các nguyên tố trong hợp chất. Các bước tín hành: (SGK) Hoạt động 2: Giáo viên cho thí dụ: Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong CO2? Đặt câu hỏi: + CTHH CO2 cho ta biết những điều gì? Giáo viên: Từ CTHH ta có thể tính được thành phần trăm theo khối lượng của nguyên tố theo số mol nguyên tử.(giáo viên tính và hướng dẫn cách thực hiện đ %C) + Yêu cầu học sinh tính %O? Giáo viên: Để xác định thành phần phần trăm các theo khối lượng của nguyên tố trong hợp chất, ta cần có yếu tố nào? + Hãy nêu các bước tiến hành? Giáo viên: axít sunfuric có CTHH là H2SO4. Hãy tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất này? + Học sinh nhóm thảo luận và phát biểu. + Học sinh nhóm thực hiện và ghi kết quả. + Học sinh nhóm thảo luận và phát biểu. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và gạch dưới tiêu đề từng bước. + Học sinh nhóm thực hiện và ghi kết quả. 1 học sinh lên bảng. Hoạt động 3: Vận dụng. + Làm bài tập 1/71 SGK. Hướng dẫn về nhà. + Làm bài tập 3/74 + Học bài + Đọc trước phần 2 của bài. Rút kinh nghiệm: Tuần 16 Tiết : 31 Bài: 21 (Tiết 2) Tính theo công thức hoá học. A.Mục tiêu: . Kiến thức: Từ CTHH đã biết, học sinh biết cách xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố hoá học tạo nên hợp chất. + Từ thành phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất, Học sinh biết cách xác định CTHH của hợp chất. . Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính toán. . Thái độ: Việc học tính theo CTHH có ý nghĩa không chỉ là vấn đề nghiên cứu định lượng trong hoá học mà quan rọng và thiết thực hơn là đưa hoá học vào trong sản xuất đ Giáo dục tinh thần hứng thú trong học tập, say mê tìm hiểu. B.Chuẩn bị: + Bảng phụ. C.Tổ chức hoạt động dạy và học: Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra: + Chữa bài tập 3/71 SGK. + Hãy nêu các bước cần thực hiện để xác định thành phần các nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của họp chất? Tổ chức

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8(24).doc
Giáo án liên quan