Bài giảng Bài 17 dãy hoạt động hóa học của kim loại tiết học 23 tuần 12

I./ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết dãy hoạt động hóa học của kim loại.

- Học sinh hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.

2. Kĩ năng:

- Biết cách tiến hành nghiên cứu 1 số thí nghiệm đố chứng để rút ra Kl hoạt động hóa học mạnh, yếu và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 17 dãy hoạt động hóa học của kim loại tiết học 23 tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 23 Ngày soạn: 02.07.2008 Tuần: 12 Ngày dạy: Bài 17 DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI I./ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết dãy hoạt động hóa học của kim loại. - Học sinh hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. 2. Kĩ năng: - Biết cách tiến hành nghiên cứu 1 số thí nghiệm đố chứng để rút ra Kl hoạt động hóa học mạnh, yếu và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy. - Biết rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của một số kim loại từ các thí ngiệm và các phản ứng đã biết. - Viết được các phương trình hóa học chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học các kim loại. - Bước đầu vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để xét phản ứng cụ thể của kim loại với chất khác có xảy ra hay không? II./ CHUẨN BỊ - Dụng cụ: Ống nghiệm, giá gỗ, cốc thủy tinh, kẹp gỗ, ống hút. ống nhỏ giọt,… - Hóa chất: dung dịch FeSO4, dung dịch CuSO4, dung dịch AgNO3, dung dịch HCl, dung dịch phenolphtalein, Na, đinh sắt, dây Cu, dây Ag, nước cất. III./ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở + trực quan IV./ TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi: 1.Nêu tính chất hóa học của kim loại, viết các phương trình phản ứng minh họa? 2.Sửa bài tập 3 Sgk(51) 3. Giới thiệu bài: Từ phấn kiểm tra bài cũ( KL t/d với dd muối); Các kim loại có mức họat động hóa học khác nhau, dựa vào mức độ hoạt động của các kim loại chúng được xếp thành một dãy gọi là Dãy HĐHH của kim loại. 4. Các họat động dạy học Hoạt động 1. Tìm hiể cách xây dựng dãy HĐHHcủa kim loại. - Hướng dẫn HS tiến hành các TN: + TN 1: a)O1 Fe tác dụng với dung dịch CuSO4. b) O2 Cu tác dụng với dung dịch FeSO4. +TN2: a) Cho Cu vào dung dịch AgNO3 b) Cho Ag vào dung dịch CuSO4. + TN3: a) Cho dây đồng vào dung dịch HCl b) Cho đinh sắt vào dung dịch HCl. +TN4: a) Cho 1 mẫu Natri vào cốc 1 đựng nước cất. b)Cho 1 chiếc đinh sắt vào cốc 2 đựng nước cất -Căn cứ vào các kết luận ở TN 1, 2 , 3, 4 em hãy sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học. -Giới thiệu: Bằng nhiều TN khác nhau, người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học. - HS là việc theo nhóm tiến hành các TN ghi nhận kết quả: + TN1 a) Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đó là Cu. b) Không có hiện tượng. Ä Kết luận: Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng( đồng hoạt động hóa học yếu hơn sắt). + TN2 Ä Kết luận: Đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc(bạc hoạt động hóa học yếu hơn Đồng) + TN3 Ä Kết luận: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn H, còn Cu hoạt động hóa học kém H - Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào nước cất. - Hiện tượng: a) Có khí thóat ra, dd hóa đỏ. b) Không có hiện tượng. Ä Kết luận: Na hoạt động hóa học mạnh hơn H, còn Fe hoạt động hóa học kém H Hs sắp xếp: Na, Fe, H, Cu, Ag. HS nghe và ghi chép. I. Dãy hoạt động hóa học của kim loại 1.Thí nghiệm 1: Fe + CuSO4→ FeSO4 + Cu Cu+FeSO4 → Ä Kết luận Ta xếp sắt trước đồng: Fe,Cu. 2.Thí nghiệm 2: Cu+AgNO3→Cu(NO3)2+Ag Ag+CuSO4 → Ä Kết luận: Ta xếp đồng đứng trước bạc: Cu, Ag. 3. Thí nghiệm 3: Cu+ HCl → Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2 Ä Kết luận: Ta xếp: Fe, H, Cu. 4. Thí nghiệm 4: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 Fe + H2O → Ä Kết luận Ta xếp Natri đứng trước sắt: Na, Fe. *Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại: K,Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại - Đàm thoại: + Các kim loại được sắp xếp như thế nào trong dãy hoạt động hóa học? + Kim loại ở vị trí nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? + Kim loại ở vị trí nào phản ứng với dung dịch axit giải phóng khí Hiđro? + Kim loại ở vị trí nào đẩy được kim lọa đứng sau ra khỏi dung dịch muối? - Hs nhớ lại các thí nghiệm để trả lời các câu hỏi. - Các Hs còn lại nhận xét, bổ sung. - Kết luận II. Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại . 1.Mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần từ trái sang phải. 2. Kim loại đứng trước Mg t/d được với Nước, giải phóng H2. 3. Kim loại đứng trước H, t/d với Dd axit ( HCl, H2SO4 lõang) → Muối và giải phóng H2. 4. Kl đứng trước( trừ K, Na, Ca) đẩy được KL đứng sau ra khỏi Dd muối của nó. 5. Tổng kết a) Củng cố - HS đọc mục ghi nhớ Sgk(54) & - nêu ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại. - Hướng dẫn HS làm bài tập + Bài tập 1. Cho các kim loại Mg, Fe, Cu, Zn, Ag, Au. Kim loại nào có thể tác dụng được với a. dung dịch H2SO4 loãng b. dung dịch FeCl2 c. dung dịch AgNO3 Viết các phương trình phản ứng xảy ra. + Bài tập 1 và 2 Sgk(54). 1.C 2.Zn b) Chuẩn bị bài: (1) Tính chất hóa học của nhôm? (2) Nhôm đựơc sản xuất như thế nào? c) Giới thiệu bài thơ về dãy HĐHH của Kim loại: Kali, can, nat tiên phong Ma, Nhôm, Man, Kẽm tiếp không chịu hèn Sắt rồi Cô đến Niken Thiếc, Chì dẫu chậm cũng liền theo sau. Hiđro, Đồng, Bạc, Thủy ngân Bạch kim vàng nữa chịu phần đứng sau. Ba kim mạnh nhất ở đầu Vào Dung dịch muối, Nước đâu hủy liền Khí bay, muối lại gặp kiềm Đổi trao phản ứng là quyền chúng thôi. Các kim loại khác dễ rồi Vào dung dịch muối, trước thời đẩy sau. Với axit, nhớ bảo nhau Đẩy được Hiđro phải đâu dễ dàng Từ Đồng cho đến cuối hàng Sau Hiđro đấy chẳng tan chút nào. V./ KINH NGHIỆM BỔ SUNG ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docHoa 923.doc
Giáo án liên quan