Bài giảng Bài 17,18 thực hành xử lý hạt bằng nước ấm, xác định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm

I. Mục Tiêu Bài Học :

1.Kiến thức:

- Giải thích được cơ sở khoa học của việc xử lý hạt giống bằng nước nóng ; thực hiện đúng quy trình và đúng kỹ thuật trong từng bước để lọc và xử lý hạt giống có hiệu quả .

- Thực hiện được QTTH trong kiểm tra sức nảy mầm ; tỷ lệ nảy mầm của hạt giống .

- Phân biệt được tỷ lệ nảy mầm; sức nảy mầm,sử dụng 2 chỉ tiêu này trong sử dụng hạt giống để gieo trồng

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3710 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 17,18 thực hành xử lý hạt bằng nước ấm, xác định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Công Nghệ 7 Gv: Trần Thị Ngọc Thanh Tuần: 13 Ngày soạn: 26.11.2006 Tiết: 13 Ngày dạy: 29.11.2006 Bài 17,18 THỰC HÀNH XỬ LÝ HẠT BẰNG NƯỚC ẤM, XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM VÀ TỶ LỆ NẢY MẦM I. Mục Tiêu Bài Học : 1.Kiến thức: Giải thích được cơ sở khoa học của việc xử lý hạt giống bằng nước nóng ; thực hiện đúng quy trình và đúng kỹ thuật trong từng bước để lọc và xử lý hạt giống có hiệu quả . Thực hiện được QTTH trong kiểm tra sức nảy mầm ; tỷ lệ nảy mầm của hạt giống . Phân biệt được tỷ lệ nảy mầm; sức nảy mầm,sử dụng 2 chỉ tiêu này trong sử dụng hạt giống để gieo trồng 2. Kĩ năng: - Rèn luyện thao tác thực hành, cẩn thận và ghi chép kết quả, kỹ năng vận dụng. 3.Thái độ: - Cẩn thận và chu đáo trong quá trình thực hành. II. Chuẩn Bị - Gv: Hạt giống (đậu đen), nhiệt kế, nước nóng, cốc, muối, khây. - Hs: Hạt giống, khây gieo trồng… III. Thông Tin Bổ Sung - Khi sử lý hạt giống bằng nước ấm sẽ kích thích sức nảy mầm của hạt. Tuy nhiên độ nóng phải thích hợp (40-500C) nếu cao quá hạt sẽ bị chin sẽ không nảy mầm được. - Khi gieo trồng phải chú ý chăm sóc tránh bị hao hụt về số lượng. IV.Tiến Trình Bài Giảng 1. Bài cũ: ? Xử lý hạt giống nhằm mục đích gì? Có những phướng pháp xử lý nào? Ơû địa phương em người ta có áp dụng phương pháp xử lý hạt giống không? 2. Giới thiệu bài Xử lý hạt giống bằng nước ấm là như thế nào? Hạt được gieo trồng có nảy mầm hết không? Quy trình thực hiện như thế nào? 3. Các hoạt động Hoạt động 1: Xử lý hạt giống bằng nước ấm * Mục tiêu: Giúp hs nắm và vận dụng được mục đích và quy trình xử lý giống bằng nước ấm. * Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Gv nêu yêu cầu và mục tiêu của việc xử lý hạt bằng nước ấm. - Gv giới thiệu dụng cụ thực hành. - Hướng dẫn hs quan sát các bước thực hiện ở sgk và liên hệ thực tế. ? Hãy nêu quy trình xử hạt bằng nước ấm? ? Hãy giải thích các các bước thực hiện? - Gv nhận xét và bổ sung - Hướng dẫn hs thực hiện ngâm hạt giống -Gv lưu ý hs cẩn thận khi pha nước và sử dụng nhiệt kế, không đùa giỡn, mất trật tự. - Theo dõi hs thực hiện và giúp đỡ các nhóm. - Nắm bắt mục tiêu và yêu cầu thực hành. - Quan sát dụng cụ thực hành - Nghiên cứu thông tin sgk và liên hệ thực tế. --> Các bước: B1: Ngâm hạt tróng nước muối -> loại hạt lép. B2: Rữa sạch hạt tốt (hạt chìm) B3: Pha nước ấm (dùng nhiệt kế đo) ở 40-500C B4: Ngâm hạt trong nước ấm - Hs vận dụng kiến thức để giải thích các bước thực hiện. - Hs thực hiện thao tác thực hành. Tiểu kết 1: Yêu cầu từng cá nhân nắm bắt được quy trình thực hành và tự thực hành ở nhà. Hoạt động 2: Xác định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống * Mục tiêu: Giúp hs nắm được các bước gieo trồng và biết cách xác định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm * Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Chuẩn bị nguyên vật liệu - Dụng cụ: Khây gieo hạt, đất hoặc cát. - Nguyên liệu: Hạt đậi đã xử lí nước ấm, nước. * Tiến hành thực hành - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk. - Gv hướng dẫn các bước gieo trồng hạt, theo dõi và chăm sóc hạt giống đã gieo như: tưới nước giữ ẩm, không để côn trùng, sâu bọ xâm nhập. (sgk) - Theo dõi sức nảy mầm (SNM): Đếm số hạt nảy mầm sau thời gian nhất định (4 ngày) SNM % = Số hạt nảy mầm/tổng số hạt gieo x 100 - Tính tỷ lệ nảy mầm + Tiếp tục theo dõi và sau 7 ngày tính tỷ lệ nảy mầm (TLNM) TLNM %= Số hạt nảy mầm/tồng số hạt x 100 - Nếu hạt giống tốt thì SNM xấp xỉ bằng TLNM. - Giáo dục ý thức chăm sóc cây trồng, theo dõi và ghi chép cẩn thận. - Hs chuẩn bị các nguyên vật liệu theo yêu cầu của gv đã dặn từ tiết trước. - Đọc thông tin sgk. - Ghi nhớ các bước tiến hành. - Tiến hành gieo trồng và chăm sóc, theo dõi. - Tính sức nảy mầm của hạt sau 4 ngày. - Tính tỷ lệnảy mầm sau 7 ngày. - So sánh sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm để đánh giá tình trạng hạt giống. - Cần có sự cẩn thận, chu đáo và có sổ theo dõi rõ ràng. Tiểu kết 2: - Yêu cầu hs về tiến hành thực hành theo sự hướng dẫn - Chăm sóc, theo dõi và tính sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống 4. Củng cố và đánh giá - Thu dọn dụng cụ thực hành và làm vệ sinh lớp - Nhận xét thái độ thực hành và sự chuẩn bị của hs. 5. Dặn dò - Tiếp tục thực hành ở nhà, theo dõi và có kết quả ở tiết sau. - Chuẩn bị bài 19.

File đính kèm:

  • docTiet 13 Thuc hanh.doc