Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 18, Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng - Nguyễn Tín Nhiệm

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được biện pháp tỉa, dặm cây và mục đích của những biện pháp đó trong trồng trọt. Nêu được ví dụ minh họa.

- Trình bày được các cách làm cỏ cho cây trồng và mục đích của việc làm cỏ. Trình bày được các cách xới xáo đất, vun gốc cho cây trồng và mục đích của việc xới xáo đất, vun gốc. Nêu ví dụ.

- Nêu được vai trò của việc tưới, tiêu nước. Trình bày được các cách tưới nước và nêu ví dụ mỗi cách tưới thường ứng dụng cho loại cây trồng phù hợp.

- Trình bày được cách bón thúc phân cho cây khi cần và nêu được loại phân sử dụng bón thúc có hiệu quả.

- Nêu được một cách khái quát các biện pháp cơ bản trong chăm sóc cây trồng và vai trò của mỗi biện pháp trong hệ thống các biện pháp.

 2. Kỹ năng: Làm được các công việc chăm sóc cây trồng như làm cỏ, vun gốc, tưới nước, bón phân thúc khi cây cần.

 3. Thái độ:

 - Tham gia cùng gia đình chăm sóc cây trồng ở vườn như tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới gốc, tưới nước.

 - Có ý thức sử dụng phân hữu cơ hoai mục vùi sâu dưới đất để bón thúc đảm bảo không ô nhiễm môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Tham khảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp tích hợp giáo dục môi trường.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 18, Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng - Nguyễn Tín Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:.. Tuần 15 Tiết 18 BÀI 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được biện pháp tỉa, dặm cây và mục đích của những biện pháp đó trong trồng trọt. Nêu được ví dụ minh họa. - Trình bày được các cách làm cỏ cho cây trồng và mục đích của việc làm cỏ. Trình bày được các cách xới xáo đất, vun gốc cho cây trồng và mục đích của việc xới xáo đất, vun gốc. Nêu ví dụ. - Nêu được vai trò của việc tưới, tiêu nước. Trình bày được các cách tưới nước và nêu ví dụ mỗi cách tưới thường ứng dụng cho loại cây trồng phù hợp. - Trình bày được cách bón thúc phân cho cây khi cần và nêu được loại phân sử dụng bón thúc có hiệu quả. - Nêu được một cách khái quát các biện pháp cơ bản trong chăm sóc cây trồng và vai trò của mỗi biện pháp trong hệ thống các biện pháp. 2. Kỹ năng: Làm được các công việc chăm sóc cây trồng như làm cỏ, vun gốc, tưới nước, bón phân thúc khi cây cần. 3. Thái độ: - Tham gia cùng gia đình chăm sóc cây trồng ở vườn như tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới gốc, tưới nước. - Có ý thức sử dụng phân hữu cơ hoai mục vùi sâu dưới đất để bón thúc đảm bảo không ô nhiễm môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tham khảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp tích hợp giáo dục môi trường. 2. Học sinh: Xem trước bài 19. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: TG TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 1’ 7’ 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: I. Tỉa, dặm cây: Tiến hành tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu, bệnh và dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo à Giới thiệu bài mới: Để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt đạt năng suất cao thì phải biết cách chăm sóc cây trồng. Vậy chăm sóc cây trồng như thế nào cho tốt? Bài 19 sẽ giải thích rõ điều này. * Hoạt động 1 - Tỉa cây nhằm mục đích gì? Nó có vai trò như thế nào? - Em hãy cho một số ví dụ về tỉa và dặm cây. - Giáo viên sửa, ghi bảng. - Lớp trưởng báo cáo - Lắng nghe và suy nghĩ à Loại bỏ cây yếu, sâu bệnh. Vai trò: loại bỏ cây bệnh đảm bảo mật độ. à Học sinh cho ví dụ. Những cây có cành, lá bị sâu. Dặm cây vào những chỗ trống, chỗ cây chết. - Học sinh ghi bài. 10’ II. Làm cỏ, vun xới: Nhằm mục đích là: - Diệt cỏ dại. - Làm cho đất tơi xốp. - Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn. - Chống đổ. * Hoạt động 2 + Làm cỏ nhằm mục đích gì và có vai trò như thế nào? + Vun xới nhằm mục đích gì và vai trò như thế nào? - Yêu cầu học sinh chia nhóm và thảo luận . + Vậy mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì? - Yêu cầu đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung - Giáo viên sửa, bổ sung để hoàn thiện kiến thức và ghi bảng. à Học sinh trả lời: + Mục đích: diệt hết cỏ dại mọc xen với cây trồng. + Vai trò: loại bỏ cây hoang dại cạnh tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng với cây trồng. à Học sinh nêu: + Mục đích: thêm đất màu mỡ vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng. + Vai trò: giữ cho cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cung cấp oxi cho cây, hạn chế bốc hơi nước. - Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời và nhóm khác bổ sung. à Yêu cầu nêu được: + Diệt cỏ dại. + Làm cho đất tơi xốp. + Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn. + Chống đổ. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - Học sinh lắng nghe và ghi bài. 13’ III. Tưới, tiêu nước: 1. Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước và kịp thời để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. 2. Phương pháp tưới: Thông thường có các cách tưới sau: - Tưới theo hàng, vào gốc cây. - Tưới thấm. - Tưới ngập. - Tưới phun mưa. 3. Tiêu nước: Cây trồng rất cần nước, tuy nhiên nếu thừa nước sẽ gây ngập úng và cây có thể bị chết. Trong trường hợp này phải tiến hành tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp. * Hoạt động 3 - Tưới nước nhằm mục đích gì? Nó có vai như thế nào? - Giáo viên nhận xét, ghi bảng. - Cho HS quan sát các hình ảnh SGK và hỏi: + Có mấy hình thức tưới? Kể tên. + Hãy nêu cách thực hiện các phương pháp trên. - Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng. + Cây trồng rất cần nước nhưng nếu thừa nước sẽ gây ra hậu quả gì? - Giáo viên sửa và giảng thêm: Khi trồng cây chúng ta chỉ cần một lượng nước nào đó nhất định mà thôi. Nếu tưới nước nhiều quá, cây trồng sẽ bị ngập úng hoặc có thể chết. Trong trường hợp này phải tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp. - Giáo viên ghi bảng. à Cung cấp nước làm cho đất đủ độ ẩm. + Vai trò: đảm bảo đủ nước để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. - Học sinh lắng nghe và ghi bài. - Học sinh quan sát và trả lời - Có 4 hình thức: + (a): tưới ngập. + (b): tưới theo hàng. + (c ): tưới thấm. + (d): tưới phun mưa. - Học sinh nêu: + Tưới theo hàng, vào gốc cây. + Tưới thấm: nước được đưa vào rãnh luống để thấm dần vào luống. + Tưới ngập: cho nước ngập tràn mặt ruộng. + Tưới phun mưa: nước được phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun. - Học sinh ghi bài. à Cây trồng sẽ bị ngập úng và có thể chết. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh ghi bài. 7’ IV. Bón phân thúc: Bón phân thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học theo quy trình: - Bón phân; - Làm cỏ, vun xới,vùi phân vào đất. * Hoạt động 4 + Bón phân thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học theo những quy trình nào? + Em hiểu như thế nào về phân hữu cơ hoai mục? + Em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây. - Giáo viên sửa, bổ sung, ghi bảng. à Theo quy trình: + Bón phân. + Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất. à Chất dinh dưỡng được phân giải ở dạng dễ tiêu, cây hút dễ dàng đáp ứng kịp thời sự sinh trưởng, phát triển. - Học sinh nêu: phân đạm, kali, phân hỗn hợp, - Học sinh lắng nghe, ghi bài. 5’ 4. Củng cố: - Nội dung hoạt động 1, 2 - Nội dung hoạt động 3 - Nội dung hoạt động 4 - Hãy nêu mục đích của tỉa, dặm cây và làm cỏ, vun xới. - Tưới, tiêu nước nhằm mục đích gì? - Nêu lên quy trình bón phân thúc. - Trả lời nội dung hoạt động 1 và 2 - Trả lời nội dung hoạt động 3 - Trả lời nội dung hoạt động 4 5. Dặn dò: (1 phút ) - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 20. + Xem kỹ phần I.1 Thu hoạch bằng phương pháp nào? Và cách bảo quản nông sản sau thu hoạch.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_18_bai_19_cac_bien_phap_cham_so.doc