Bài giảng Bài: 22 luyện tập chương 2 kim loại tuần 14

a. Kiến thức :

- Dãy hoạt động hóa học của kim loại

- Tính chất hóa học của kim loại nói chung.

- Tính chất hóa học của Al, Fe.

- Thành phần, tính chất của: Gang, thép

- Sự ăn mòn kim loại, bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài: 22 luyện tập chương 2 kim loại tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 22 LUYỆN TẬP CHƯƠNG II KIM LOẠI Tuần 14 NS: …………..……………. Tiết PPCT: 28 Ngày dạy: ………………… 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức : - Dãy hoạt động hóa học của kim loại - Tính chất hóa học của kim loại nói chung. - Tính chất hóa học của Al, Fe. - Thành phần, tính chất của: Gang, thép - Sự ăn mòn kim loại, bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn b. Kĩ năng: - Biết hệ thống hóa kiến thức, rút ra những kiến thức cơ bản của chương. - Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để viết PTHH và xét các phản ứng. - Vận dụng làm các bài tập. c. Thái độ: - Giáo dục học sinh biết giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế. 2. TRỌNG TÂM: Bài tập chuỡi phản ứng, xác định CTHH của kim loại. 3. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Bảng phụ ghi một số bài tập b. Học sinh: Kiến thức chương II, SGK. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định, kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số HS 4.2. Kiểm tra miệng: Không kiểm tra 4.3. Bài mới: Để hệ thống hoá kiến thức trong chương và nắm lại dãy hoạt động hóa học của kim loại và tính chất hóa học của Al, Fe. Từ đó vận dụng kiến thức để giải một số bài tập. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Kiến thức. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận GV: Liên hệ bài dãy hoạt động hoá học của kim loại yêu cầu HS viết dãy hoạt động hoá học của kim loại. HS: Viết dãy hoạt động hóa học của kim loại. HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có) GV: Sử dụng bảng phụ có dãy họat động hoá học đối chiếu kết quả của HS. GV: Yêu cầu HS nêu ý nghĩa dãy họat động hóa học của kim loại. HS: Nêu ý nghĩa: - Mức hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái sang phải - Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2 - Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dd axit và giải phóng khí H2 - Kim loại đứng trước (Trừ Na, K, …) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dd muối. HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có) GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm viết PTHH minh họa. HS: Nhóm thảo luận. Đại diện nhóm viết PTHH 1/ Kim loại tác dụng với phi kim Cl2, O2, S. Cu + Cl2 CuCl2 3Fe + 2O2 Fe3O4 2Na + S Na2S 2/ Kim loại tác dụng với nước: 2K + 2H2O ® 2KOH + H2­ 3/ Kim loại tác dụng với axit Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2­ 4/ Kim loại tác dụng với dung dịch muối: Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag¯ HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có) GV nhận xét, sửa sai (nếu có) GV: So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt về tính chất hóa học giống nhau. HS: Nhôm và sắt có những tính chất hóa học giống như kim loại. Nhôm, sắt không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội. GV: Yêu cầu HS viết PTHH minh hoạ. HS: Viết PTHH: 4Al + 3O2 2Al2O3 3Fe + 2O2 Fe3O4 2Al + 3Cl2 2AlCl3 2Fe+ 3Cl2 2FeCl3 2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2­ Fe+ 2HCl ® FeCl2 + H2­ 2Al + 3CuCl2 ® 2AlCl3 + 3Cu¯ Fe + CuCl2 ® FeCl2 + Cu¯ HS: Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có) GV: Nhôm và sắt có những tính chất hóa học nào khác ? HS: - Nhôm phản ứng với kiềm, sắt không phản ứng với kiềm. - Nhôm khi tham gia phản ứng, nhôm tạo thành hợp chất, nhôm có hoá trị (III), sắt có hóa trị (II) hoặc (III) GV: Sử dụng bảng phụ ghi bảng 3 / 68 SGK. Yêu cầu 1 HS lên hoàn chỉnh bảng 3 / 68 HS: Lên bảng hoàn thành GV: Nhận xét, hoàn chỉnh bảng 3/ 68 SGK GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. HS: Nhắc lại kiến thức. - Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường. - Yếu tố ảnh hưởng: Aûnh hưởng các chất trong môi trường, nhiệt độ - Bảo vệ kim lại khỏi bị ăn mòn: ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường, chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. HS: Nhận xét, bổ sung (nếu có) GV: Nhận xét, cho điểm. * Hoạt động 2: Bài tập Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận. GV: Sử dụng bảng phụ ghi đề bài tập 1/ 69 SGK. HS: Đọc đề bài tập 1/ 69 GV: Gọi 4 HS lên viết PTHH. HS: Lớp nhận xét GV: Nhận xét (cho điểm) GV: Sử dụng bảng phụ ghi đề bài tập 2/ 69 SGK HS: Đọc đề bài GV: Yêu cầu HS lên nêu phương pháp giải bài tập 2/ 69 SGK HS: Hai HS lên giải a, b, c, d. HS khác nhận xét. GV: Nhận xét (cho điểm). GV: Sử dụng bảng phụ ghi đề bài tập 3/ 69 SGK HS: Thảo luận nhóm và chọn đáp án đúng. GV: Hướng dẫn, gợi ý. HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả là đáp án C. GV: Yêu cầu HS đọc đề bài tập 4/ 69 SGK. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm bài tập 4/ 69 SGK. HS: Tiến hành thảo luận nhóm theo phân chia của giáo viên - Nhóm 1: Câu a - Nhóm 2: Câu b - Nhóm 3: Câu c - Nhóm 4: Câu a HS: Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả bằng các PTHH. HS nhóm khác nhận xét. GV: Trong quá trình nhận xét, GV có thể liên hệ lại tính chất hóa học có liên quan đến: kim loại, oxit, axit, bazơ, muối. GV: Gọi HS đọc đề bài tập 5/ 69 SGK GV: Hướng dẫn HS xác định đề bài GV: ? Nếu kim loại chưa có NTK, gọi là x HS: Viết PTHH theo hướng dẫn của GV GV: Hướng dẫn HS giải bằng phương pháp đại số. GV: Bài tập 6, 7 / 69 giảm tải. I. Kiến thức cần nhớ: 1. Tính chất hoá học của kim loại: ° Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag,Au ° Tính chất hoá học của kim loại: a/ Kim loại tác dụng với phi kim Cl2, O2, S. Cu + Cl2 CuCl2 2Zn + O2 2ZnO Fe + S FeS b/ Kim loại tác dụng với nước: 2K + 2H2O ® 2KOH + H2­ c/ Kim loại tác dụng với axit Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2­ d/ Kim loại tác dụng với dung dịch muối: Fe + CuCl2 ® FeCl2 + Cu¯ 2/ Tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt có gì giống nhau và khác nhau: a/ Tính chất hóa học giống nhau: - Nhôm và sắt có những tính chất hóa học giống như kim loại. - Nhôm và sắt đều không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội. b/ Tính chất hóa học khác nhau: - Nhôm phản ứng với kiềm, sắt không phản ứng với kiềm. - Nhôm khi tham gia phản ứng, nhôm tạo thành hợp chất, nhôm có hoá trị (III), sắt có hóa trị (II) hoặc (III) 3/ Hợp kim của sắt: thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép. (SGK / 68) 4/ Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn: (SGK / 69) II. Bài tập: 1. Bài tập 1/ 69 SGK: 2Zn + O2 2ZnO 2Al + Cl2 2AlCl3 2HCl + Zn ® ZnCl2 + H2­ Fe + CuSO4 ® Fe SO4 + Cu¯ 2. Bài tập 2/ 69 SGK a. 2Al + 3Cl2 2AlCl3 b. Al + HNO3 đn® Không phản ứng c. Al + H2SO4 đn® Không phản ứng d. Fe + Cu(NO3)2 ® Fe(NO3)2 + Cu¯ 3. Bài tập 3/ 69 SGK Đáp án C 4. Bài tập 4/ 69 SGK: a. 4 Al + 3O2 2Al2O3 Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O AlCl3 + 3NaOH ® Al(OH)3¯ + 3NaCl 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O Al2O3 + 3H2 2Al + 3H2O 2Al + 3Cl2 2AlCl3 b. Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2­ FeSO4+2NaOH ® Fe(OH)2¯+Na2SO4 Fe(OH)2 + 2HCl® FeCl2 + 2H2O c. NaOH + FeCl3® 3NaCl +Fe(OH)3¯ 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O 3Fe + 2O2 Fe3O4 5. Bài tập 5/ 69 SGK Gọi NTK của kim loại A là x 2A + Cl2 2ACl 2x (g) 2(x+35,5)(g) 9,2(g) 23,4(g) 23,4 * 2x = 9,2 (x+35,5) x = 23 Kim loại A là Na vì có NTK là 23. 4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố: - GV hệ thống lại kiến thức cần nắm của bài học - Nhận xét thái độ học tập của học sinh 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học. * Với bài học này: - Xem lại các kiến thức cần nhớ và các dạng bài tập. * Với bài học sau: - Xem bài “ Thực hành tính chất hóa học của nhôm, sắt” Chú ý: Xem lại tính chất hoá học của nhôm, sắt 5. RÚT KINH NGHIỆM: * Thời gian tồn bài: * Nội dung: * Phương pháp: * Sử dụng ĐDDH:

File đính kèm:

  • docH9-28.doc