I. Mục tiêu: Thông qua bài học GV giúp HS hiểu được
- Oxi có những tính chất vật lý như: không màu, không mùi, ít tan trong nước, duy trì sự sống và sự cháy
- Oxi có những tính chất hoá học quan trọng như:
+ Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với kim loại
+ Tác dụng với các hợp chất
30 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 24 tính chất của oxi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .........../........../ 200...
Ngày dạy : .........../........../ 200...
Chương 4: oxi
không khí
Tuần 19
Tiết 37-38 Bài 24
TíNH chất của oxi
I. Mục tiêu: Thông qua bài học GV giúp HS hiểu được
- Oxi có những tính chất vật lý như: không màu, không mùi, ít tan trong nước, duy trì sự sống và sự cháy
- Oxi có những tính chất hoá học quan trọng như:
+ Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với kim loại
+ Tác dụng với các hợp chất
II. Chuẩn bị
a. Dụng cụ: Lọ thuỷ tinh, môi sắt
b. Hoá chất: S, P, Fe, Khí O2...
III. Tiến trình giảng dạy: GV thuyết trình dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động 1
- GV: Hướng dẫn HS quan sát lọ đựng khí O2
? Hãy nhận xét màu sắc khí oxi
? Nhận xét về mùi của khí O2
Học sinh thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK
HS: Đưa ra về kết luận về tính chất vật lý của oxi của
GV: Hướng dẫn các nhóm là thí nhiệm tác dụng giữa oxi với lưu huỳnh
Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự phân công của GV
Quan sát nhận xét
- Từng nhóm học sinh báo cáo kết quả về thí nghiệm của nhóm mình
- GV: Hướng dẫn học sinh viết PTHH
GV: Hướng dẫn tương tự giống với thí nghiệm tác dụng giữa oxi với lưu huỳnh
GV: Hướng dẫn các nhóm là thí nhiệm tác dụng giữa oxi với sắt
Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự phân công của GV
Quan sát nhận xét
- Từng nhóm học sinh báo cáo kết quả về thí nghiệm của nhóm mình
- GV: Hướng dẫn học sinh viết PTHH
GV: Thuyết trình về khả năng phản ứng giữa oxi với các hợp chất
I. tính chất vật lý của oxi
1. Quan sát
2. Trả lời các câu hỏi
3. Kết luận: Khí oxi là chất khí không màu, không mùi ít tan trong nước, năng hơn không khí
I. tính chất hoá học của oxi
1. Tác dụng với phi kim
a) Với lưu huỳnh
S(r) + O2(k) SO2(k)
b) Với photpho
4P(r) + 5O2(k) 2P2O5(r)
2. Tác dụng với kim loại
3Fe(r) + 2O2(k) Fe3O4(r)
2. Tác dụng với hợp chất
CH4(k) + 2O2(k) CO2(k) + H2O(h)
Hoạt động 2: Củng cố – Luyện tập
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức chính của bài học
- Hướng dẫn HS làm bài tập: 2,4,6 SGK
Ngày soạn: .........../........../ 200...
Ngày dạy : .........../........../ 200...
Tuần 20
Tiết 39 Bài 25
Sự oxi hoá - phản ứng hoá hợp – ứng dụng của oxi
I. Mục tiêu: Thông qua bài học GV giúp HS hiểu được
- Sự oxi hoá là sự tác dụng của chất đó với oxi ?
- Học sinh nắm được như thế nào là phản ứng hoá hợp ?
- ứng dụng của oxi trong đời sống cũng như trong công nghiệp
I. Chuẩn bị: Đèn chiếu giấy trong
III. Tiến trình giảng dạy:
a) Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hoá học của oxi? Lấy VD minh hoạ?
b) GV thuyết trình dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động 1
- GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK
? Hãy nêu 2 phản ứng hoá học trong đó khí oxi tác dụng với đơn chất, với hợp chất
? Định nghĩa về sự oxi hoá là gì ?
Học sinh thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK
HS: Đưa ra định nghĩa về sự oxi hoá
Chiếu các ví dụ về PTHH hoá hợp lên màn hình
- GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Phản ứng hoá hợp là gì?
Từng nhóm học sinh phát biểu về phản ứng hoá hợp
Giáo viên treo tranh H4.4
- Hướng dẫn HS quan sát
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Học sinh: Thảo luận theo nhóm nêu lên ứng dụng của oxi
I. sự oxi hoá
1. Trả lời các câu hỏi
2. Định nghĩa: Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hoá
II. phản ứng hoá hợp
1. Trả lời các câu hỏi
2. Định nghĩa: Phản ứng hoá hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu
III. ứng dụng của oxi
1. Trả lời các câu hỏi
2. Nhận xét:
a. Sự hô hấp
b. Sự đốt cháy nhiên liệu
Hoạt động 2: Củng cố – Luyện tập
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức chính của bài học trong phần ghi nhớ
- Hướng dẫn HS làm bài tập: 3,4, SGK
Ngày soạn: .........../........../ 200...
Ngày dạy : .........../........../ 200...
Tiết 40
Bài 26: oxit
I. Mục tiêu: Thông qua bài học GV giúp HS hiểu được
- Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
- Học sinh nắm được cách lập CYHH của oxit ?
- Phân loại được 2 loại oxit cơ bản đó là: Oxit bazơ và oxit axit
- HS: Biết cách gọi tên oxit
II. Chuẩn bị: Đèn chiếu giấy trong
III. Tiến trình giảng dạy:
a)Kiểm tra bài cũ: Lấy VD về một số sự oxi hoá
b) GV thuyết trình dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động 1
- GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK
HS Thảo luận các câu hỏi trong SGK và trả lời
? Hãy kể tên 3 hợp chất oxit mà em biết
GV: Chiếu các ví dụ về các oxit lên màn hình
? Nhận xét về thành phần các nguyên tố trong oxit
? Định nghĩa về oxit là gì ?
GV: Đưa ra định nghĩa về oxit
- GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Nhắc lại quy tắc hoá trị của hợp chất gồm 2 nguyên tố?
Nhận xét về thành phần các nguyên tố cấu tạo lên oxit
Từng nhóm học sinh thực hành lập CTHH của oxit vào giấy trong
GV: Yêu cầu cấc nhóm nhận xét lẫn nhau và đưa ra CTHH tổng quát
Giáo viên chiếu các VD về oxit axit lên màn hình
- Hướng dẫn HS quan sát
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi như thế nào là oxit axit ?
Giáo viên chiếu các VD về oxit bazơ lên màn hình
- Hướng dẫn HS quan sát
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: như thế nào là oxit bazơ ?
GV: Lấy VD đọc tên một số oxit
Yêu cầu học sinh nêu cách đọc tên chung oxit
Chiếu các VD lên màn hình đưa ra cách gọi tên của các oxit có các nguyên tố có nhiều hoá trị
I. định nghĩa
1. Trả lời các câu hỏi
2. Nhận xét: Một số oxit thường gặp đó là
CuO, Fe2O3, CO2, SO2
3. Định nghĩa: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
II. công thức
1. Trả lời các câu hỏi
2. Kết luận: CTHH của oxit dạng tổng quát MxOy
III. phân loại
1. Oxit axit
VD: CO2, SO3, P2O5...
Thường là oxit của phi kim có một axit tương ứng
2.Oxit bazơ
VD: Na2O, CaO, CuO
Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
IV. cách gọi tên
Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit
- Nếu kim loại có nhiều hoá trị
+ Tên oxit bazơ:
Tên kim loại kèm theo hoá trị + Oxit
VD: FeO: Sắt(II) oxit
Fe2O3: Sắt(III) oxit
- Nếu phi kim có nhiều hoá trị
+ Tên oxit axit: Tên phi kim + Oxit
( Kèm theo tên chỉ số nguyên tử) ( Kèm theo tên chỉ số nguyên tử)
VD: CO2: Cacbon đioxit
P2O5: Điphotpho pentaoxit
Hoạt động 2: Củng cố – Luyện tập
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức chính của bài học trong phần ghi nhớ
- Hướng dẫn HS làm bài tập: 4, 5 SGK
Ngày soạn: .........../........../ 200...
Ngày dạy : .........../........../ 200...
Tuần 21
Tiết 41
Bài 27: điều chế khí oxi – phản ứng phân huỷ
I. Mục tiêu: Thông qua bài học GV giúp HS hiểu được
- Oxi được điều chế trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp ntn?
- Học sinh nắm được như thế nào là phản ứng phân huỷ
II. Chuẩn bị:
- Đèn chiếu giấy trong
- Mỗi nhóm học sinh một bộ dụng cụ hoá chất như hình 4.7 SGK
III. Tiến trình giảng dạy:
- Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1, 3 SGK
- GV thuyết trình dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động 1
- GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm
+ Chiếu cách tiến hành thí nghiệm
+ Yêu cầu HS nhắc lại cách làm
+ GV là mẫu
- HS : Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
- Các nhóm báo cáo két quả thí nghiệm
- Quan sát
- Thảo luận đưa ra nhận xét
- Từng nhóm kết luận về các thí nghiệm
Giáo viên chiếu cách sản xuất oxi từ không khí lên màn hình
- Hướng dẫn HS quan sát
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Người ta SX oxi từ không khí bằng cách nào?
Giáo viên chiếu cách sản xuất oxi từ không khí lên màn hình
- Hướng dẫn HS quan sát
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Người ta SX oxi từ nước bằng cách nào?
GV:Phát phiếu học tập theo mẫu cho từng học sinh
HS: Điền vào chỗ trống
Thảo luận đưa ra định nghĩa về phản ứng phân huỷ
I. điều chế khí oxi
trong phòng thí nghiệm
1. Thí nghiệm
a) Từ KMnO4
PTHH:
2KMnO4 K2MnO4 + O2 +MnO2
b) Từ KClO3
PTHH: 2KClO3 2KCl + 3O2
2. Kết luận: Trong PTN khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng nhữ hợp chất giầu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4, KCl
II. sản xuất khí oxi
trong công nghiệp
1. Sản xuất từ không khí
2. Sản xuất oxi từ nước
III. phản ứng phân huỷ
1.Trả lời cấc câu hỏi
VD: CO2, SO3, P2O5...
Thường là oxit của phi kim có một axit tương ứng
2.Định nghĩa: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra 2 hay nhiều chất
Hoạt động 2: Củng cố – Luyện tập
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức chính của bài học trong phần ghi nhớ
- Hướng dẫn HS làm bài tập: 1, 6 SGK
Ngày soạn: .........../........../ 200...
Ngày dạy : .........../........../ 200...
Tiết 42,43
Bài 28: không khí – sự cháy
I. Mục tiêu: Thông qua bài học GV giúp HS hiểu được
- Không khí là một hỗn hợp gồm nhiều khí, trong đó khí N2 chiếm khoảng 78%, O2 khỏng 21% còn lại là các khí khác
- Học sinh phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hoá chậm.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm và luyện tập khả năng giải các bài tập hoá học
II. Chuẩn bị:
- Đèn chiếu giấy trong
- Mỗi nhóm học sinh một bộ dụng cụ hoá chất như hình 4.5 SGK
III. Tiến trình giảng dạy: GV thuyết trình dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động 1
- GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm
+ Chiếu cách tiến hành thí nghiệm
+ Yêu cầu HS nhắc lại cách làm
+ GV là mẫu
- HS : Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm
- Quan sát
- Thảo luận đưa ra nhận xét
- Từng nhóm kết luận về thành phần của không khí
GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK
HS: Thảo luận theo nhóm và đưa ra câu trả lời
GV: Nhận xét sự thảo luận của các nhóm
Giáo viên yêu cầu HS nêu một vài sự cháy mà em biết
HS: Thảo luận theo nhóm đưa ra câu trả lời
- Định nghĩa về sự cháy
HS: Thảo luận theo nhóm để so sánh sự cháy trong không khí và sự cháy trong oxi có gì giống và khác nhau
GV: Nhận xét việc thảo luận của các nhóm
Giáo viên dẫn dắc thuyết minh về một số hiện tượng oxi hoá chậm
HS: Lấy một số ví dụ về sự oxi hoá chậm trong thực tế
- Các nhóm nêu định nghĩa về sự oxi hoá chậm
GV: Thông báo về sự tự bốc cháy và cách đề phòng
HS: Thảo luận nhóm để đưa ra điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy
GV: Chuẩn xác kiến thức
I. thành phần không khí
1. Thí nghiệm
a) Chẩn bị dụng cụ như hình 4.7
b. Quan sát:
c. Nhận xét:
d. Kết luận: Không khí là một hỗn hợp khí, trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, phần còn lại hầu hết là khí nitơ
2. Ngoài khí oxi và nitơ, không khí còn chứa những chất nào khác
a) Trả lời câu hỏi
b) Kết luận: Trong thành phần của không khí còn có thêm nhiều chất khác: CO2,H2O,Khí hiếm....
1. Bảo vệ không khí tránh sự ô nhiễm
- Trồng cây xanh
- Vệ sinh công nghiệp
- Mọi người đều phải có ý thức bảo vệ môi trường chung
II. sự cháy và sự oxi hoá chậm
1. Sự cháy: Là sự oxi hoá toả nhiệt và phát sáng
2. Sự oxi hoá chậm
Sự oxi hoá chậm là sự là sự ôxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy
Các điều kiện phát sinh:
- Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy
- Phải đủ oxi cho sự cháy
Các biện pháp để dập tắt sự cháy
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy
- Cách ly chất cháy với oxi
Hoạt động 2: Củng cố – Luyện tập
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức chính của bài học trong phần ghi nhớ
- Hướng dẫn HS làm bài tập: 1, 5 SGK
Ngày soạn: .........../........../ 200...
Ngày dạy : .........../........../ 200...
Tuần 22
Tiết 44
Bài 29: bài luyện tập 5
I. Mục tiêu: Thông qua bài học GV giúp HS hiểu được
- Củng cố lại các kiến thức cơ bản cho học sinh ở chương 4
- Rèn luyện khả năng giải thành thạo các bài tập hoá học
II. Chuẩn bị:
- Đèn chiếu giấy trong
- Phiếu học tập
III. Tiến trình giảng dạy: GV thuyết trình dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi tính chất, điều chế oxi của oxi vào giấy trong
HS: Thảo luận theo nhóm nhắc lại tính chất của oxi
GV: Chuẩn xác kiến thức, nhận xét việc tự làm của từng nhóm
GV: Khai thác kiến thức ở các phần: Điều chế oxi, sự oxi hoá,oxit phân loại oxi... tương tự như ở trên
Hoạt động 2: Bài tập
- GV: Chiếu đề bài lên màn hình, yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài
- Hướng dẫn học sinh cách làm
- HS :Tự làm đọc lập vào vở bài tập
- GV: Yêu cầu một sộ học sinh đứng tại chỗ trả lời bài làm của mình, rồi chuẩn xác kiến thức
- GV: Chiếu đề bài lên màn hình, yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài
- HS: Làm, thảo luận theo nhóm
- Một số học sinh lên bảng làm
- Giáo viên thu giấy trong của các nhóm, chuẩn xác kiến thức
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 8 theo từng bước
- Viết PTHH xảy ra
- Tìm số mol O2 cần điều chế
- Tìm số mol KMnO4 theo PTHH
- Tìm số mol KMnO4 theo thực tế
- Tính khối lượng KMnO4
I. kiến thức cần nhớ
1. Tính chất hoá học của oxi
- Tác dụng với phi kim
-Tác dụng với kim loại
- Tácdụng với hợp chất
2. ứng dụng của oxi
3. Điều chế oxi
4.Sự oxi hoá
5.oxit và phân loại oxit
6. Thành phần của không khí
7. Phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ
.
II. Bài tập
Bài tập 5( Trang 101 – SGK )
Đáp án đúng là: B;C;E
Bài tập1(Trang 100-SGK)
Các PTHH :
C + O2 CO2 ( Cacbonđioxit)
4P + 5O2 2P2O5 (Điphotphopentaoxit)
2H2 + O2 2H2O (Nước)
4Al + 3O2 2Al2O3 ( Nhôm oxit)
Bài tập 8(Trang 101 SGK)
PTHH:
2KMnO4 K2MnO4 + O2 + MnO2
- Số mol khí 20 lọ là:
a Theo PTHH:
Số mol KMnO4 = 2.0,09 =0,18 mol
Khối lượng KMnO4 = 0,18.158=28,44 gam
Do sự hao hụt trong quá trình điều chế nên lượng KMnO4 cần dùng phải là
28,44 + 2,844 =31,284 gam
b) KClO3 KCl + O2
Số mol KClO3 = 0,09
Vậy khối lượng là: 0,09.118,5 = 10,7 gam
Hoạt động 3: Nhận xét – Dặn dò
Ngày soạn: .........../........../ 200...
Ngày dạy : .........../........../ 200...
Tuần 23
Tiết 45 Bài 30
Bài thực hành 4
điều chế – thu oxi thử tính chất của oxi
I. Mục tiêu: Thông qua bài học GV giúp HS hiểu và thực hiện được
- Cách điều chế oxi trong PTN, Cách thu oxi vào lọ
- Kiểm chứng tính chất hoá học của oxi bằng cách cho oxi tác dụng với lưu huỳnh
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng, thao tác một số dụng cụ hoá chất trong PTN
II. Đồ dùng: Mỗi nhóm HS chuẩn bị 1 bộ đồ dùng
a. Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống dẫn thuỷ tinh, bông, đèn cồn
b. Hoá chất:, KMnO4, S
III. Hướng dẫn học sinh TNTH
GV: Chiếu cách tiến hành TN1, lên màn hình
- Làm mẫu TN cho học sinh cả lớp xem
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tiến hành
HS: Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên
Quan sát hiện tượng, ghi chép, và trả lời các câu hỏi
- Thu oxi bằng cách nào ?
- Điều chế oxi bằng cách nào
GV: Kết luận phần kiến thức thực hành
GV: Chiếu cách tiến hành TN 2, lên màn hình
- Làm mẫu TN cho học sinh cả lớp xem
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tiến hành
HS: Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên
Quan sát hiện tượng, ghi chép, và trả lời các câu hỏi
1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi
- Lắp dụng cụ như hình H4.8 SGK
- Cho hoá chất vào dụng cụ
- Đun nhẹ đáy ống nghiệm
2KMnO4 K2MnO4 + O2 + MnO2
2.Thí nghiệm 2: Đót cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi
TN: Tiến hành theo sự hướng dẫn của GV
- Chuẩn bị dụng cụ như hình 4.1 SGK
- Đốt S ngoài không khí
- Cho môi S đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxi
IV. Hướng dẫn học sinh viết bản tường trình TN
Bản tường trình thực hành
Họ tên:....................................... Nhóm........... Lớp......
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
V. Nhận xét sau buổi thực hành
Ngày soạn: .........../........../ 200...
Ngày dạy : .........../........../ 200...
Tiết 46 kiểm tra 1 tiết
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trong phạm vi hết tuần 23
- Thời gian: 1 tiết
- Mục đích: Đánh giá sự tiếp thu bài của học sinh
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm bài cho HS
II. Đề bài
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào ý em cho là đúng
Các hợp chất sau đây đều là oxit
a. Na2O, KOH, SO2, MnO2 b. CO2, H2SO4, NaOH, N2O5
c. P2O5 , Fe2O3, CaO, SO3 d. BaO, CO, Fe(OH)2, SiO2
Đọc tên các hợp chất oxit trong đáp án đúng
Câu 2: Cho những công thức hoá học sau: CTHH nào đúng, CTHH nào viết sai, em hãy sửa lại CTHH sai
Fe2O3; KSO4; CO3; N2O5; Al3O2
Câu 3: Để đốt cháy hết 3,2 gam lưu huỳnh, người ta cần dùng một lượng oxi được điều chế từ KMnO4
a) Cần dùng bao nhiêu gam KMnO4 ( Không tính sự hao phí)
b) Nếu sự hao phí trong quá trình điều chế O2 là 20% thì lượng KMnO4 cần dùng phải là bao nhiêu gam
III. Hướng dẫn chấm
Câu 1 ( 2 đ )
- ý đúng là c) ( 1 đ)
- Đọc tên được các oxit cho 1 đ
Câu 2 ( 3 đ )
CTHH đúng
Fe2O3 ; N2O5
CTHH sai
Al3O2 CO3
Sửa lại CTHH sai
Al2O3 CO2
Câu 3 ( 5 điểm )
a) Viết đúng được các PTHH (1 đ)
2KMnO4 K2MnO4 + O2 + MnO2
S + O2 SO2
Tính được khối lượng KMnO4 cho 2 điểm
b) Tính được khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế oxi do quá trình điều chế oxi bị hao phí cho: 2 đ
Ngày soạn: .........../........../ 200...
Ngày dạy : .........../........../ 200...
Chương 4: hiđro
Nước
Tuần 24
Tiết 47-48 Bài 31
Tính chất - ứng dụng của hiđro
I. Mục tiêu: Thông qua bài học GV giúp HS hiểu được
- Hiđro có những tính chất vật lý như: không màu, không mùi, không vị, là chất nhẹ nhất trong các chất khí, ít tan trong nước
- Hiđro có những tính chất hoá học quan trọng như:
+ Tác dụng với oxi
+ Tác dụng với đồng oxit
II. Chuẩn bị
a. Dụng cụ: Chuẩn bị dụng cụ giống H5.1, H5.2
b. Hoá chất: Zn, HCl, CuO Khí O2...
III. Tiến trình giảng dạy: GV thuyết trình dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động 1
- GV: Hướng dẫn HS quan sát lọ đựng khí H2
? Hãy nhận xét màu sắc khí hiđro
? Nhận xét về mùi của khí H2
Học sinh thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK
HS: Đưa ra về kết luận về tính chất vật lý của hiđro của
GV: Hướng dẫn các nhóm là thí nhiệm tác dụng giữa hiđro với oxi
Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự phân công của GV
Quan sát nhận xét
- Từng nhóm học sinh báo cáo kết quả về thí nghiệm của nhóm mình
- GV: Hướng dẫn học sinh viết PTHH
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
- Chiếu cách tiến hành lên màn hình
- Làm mẫu cho cả lớp quan sát
HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự phân công của GV
Quan sát nhận xét
- Từng nhóm học sinh báo cáo kết quả về thí nghiệm của nhóm mình
- GV: Hướng dẫn học sinh viết PTHH
HS: Thảo luận và kết luận về tính chất hoá học của hiđro
GV: Yêu cầu học sinh quan sát H5.3
HS: Tìm hiểu về những ứng dụng của hiđro trong đời sống cũng như trong công nghiệp
I. tính chất vật lý
1. Quan sát
2. Trả lời các câu hỏi
3. Kết luận: Khí oxi là chất khí không màu, không mùi ít tan trong nước, nhẹ nhất trong tất cả các chất khí
II. tính chất hoá học
1. Tác dụng với oxi
a) Thí nghiệm: H 5.1
b) Nhận xét hiện tượng và giải thích
H2(k) + O2(k) H2O(l)
c) Trả lời các câu hỏi
2) Tác dụng với đồng oxit
a) Thí nghiệm: H 5.2
b) Nhận xét hiện tượng và giải thích
H2(k) + CuO(r) Cu(r) + H2O(l)
2) Kết luận: ở nhiệt độ thích hợp khí hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Khí hiđro có tính khử. Các phản ứng này đều toả nhiệt
II. ứng dụng
( SGK )
Hoạt động 2: Củng cố – Luyện tập
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức chính của bài học
- Hướng dẫn HS làm bài tập: 2,4,6 SGK
Ngày soạn: .........../........../ 200...
Ngày dạy : .........../........../ 200...
Tuần 25
Tiết 49 Bài 32
phản ứng oxi hoá - khử
I. Mục tiêu: Thông qua bài học GV giúp HS hiểu được
- Sự oxi hoá và như thế nào là sự khử
- Chất khử: Là chất lấy oxi của chất khác. Chất oxi hoá là: Chất nhường oxi cho chất khác
- Học sinh nắm được như thế nào là phản ứng oxi hoá - khử ?
- Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa – khử đời sống cũng như trong công nghiệp
I. Chuẩn bị: Đèn chiếu giấy trong
III. Tiến trình giảng dạy:
a) Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hoá học hiđro? Lấy VD minh hoạ?
b) GV thuyết trình dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động 1
- GV: Hướng dẫn HS quan sát PTHH sự khử CuO
? Chất nào trong PTHH bị tách oxi ra khỏi hợp chất
? Sự khử là gì?
? Chất nào trong PTHH chiếm oxi
? Sự oxi hoá là gì ?
Học sinh thảo luận để trả lời các câu hỏi
Đưa ra định nghĩa về sự khử; sự oxi hoá
Chiếu các ví dụ về PTHH lên màn hình
- GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Từng nhóm học sinh phát biểu về chất khử chất oxi hoá
HS: Nêu kết luận về chất khử, chất oxi hoá
Giáo viên chiếu sự khử CuO và sự oxi hoá H2 lên màn hình
- Hướng dẫn HS quan sát
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
? Sự khử và sự oxi hoá là 2 quá trình như thế nào ?
? Phản ứng oxi hoá - khử là gì?
Học sinh: Thảo luận theo nhóm nêu lên tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá khử
I. sự khử .sự oxi hoá
1. Sự khử
H2(k) + CuO(r) Cu(r) + H2O(l)
Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử
2. Sự oxi hoá: Sự kết hợp của một chất với nguyên tử oxi là sự oxi hoá
II. chất khử và chất oxi hoá
1. Trả lời các câu hỏi
Nhận xét các PTHH
H2(k) + CuO(r) Cu(r) + H2O(l)
C(r) + O2(k) CO2(k)
2. Nhận xét:
- H2 và C là chất khử vì nó chiếm oxi
- CuO, O2 là chất oxi hoá vì nó nhường oxi
3. Kết luận:
- Chất chiếm oxi là chất khử
- Chất nhường oxi là chất oxi hoá
III. phản ứng oxi hoá - khử
1. Nhận xét:
Sự oxi hoá H2
CuO + H2 Cu + H2O
Chất oxi hoá Chất khử
Sự khử CuO
2. Định nghĩa: Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử
IV. Tầm quan trọng
của phản ứng oxi hoá - khử
( sgk )
Hoạt động 2: Củng cố – Luyện tập
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức chính của bài học trong phần ghi nhớ. Học sinh đọc phần bài đọc thêm
- Hướng dẫn HS làm bài tập: 3,4, 5 SGK
Ngày soạn: .........../........../ 200...
Ngày dạy : .........../........../ 200...
Tiết 50 Bài 33
điều chế hiđro – phản ứng thế
I. Mục tiêu: Thông qua bài học GV giúp HS hiểu được
- Điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm bằng cách: Cho kim loại tác dụng với một số axit như: HCl, H2SO4
- Cách thu H2: Bằng cách đẩy không khí. Đẩy nước
- Sản xuất hiđro trong công nghiệp bằng cách nào ?
- Học sinh nắm được như thế nào là phản ứng th
I. Chuẩn bị: Đèn chiếu giấy trong
- Dụng cụ: Như hình 5.4, 5.5, 5.6
- Hoá chất: Zn, HCl, H2O
III. Tiến trình giảng dạy:
a) Kiểm tra bài cũ: Định nghĩa phản ứng oxi hoá - khử ? Lấy VD minh hoạ ?
b) GV thuyết trình dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động 1
- GV: Chiếu cách tiến hành thí nghiệm lên màn hình
+ Làm mẫu cho cả lớp quan sát
+ Hướng dẫn học sinh cả lớp làm theo nhóm
- HS: Tổ chức tiến hành hiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên, thảo luận trả lời các câu hỏi
? Hiện tượng gì xảy ra
? Viết PTHH
GV: Hướng HS Quan sát H5.5
Học sinh thảo luận để trả lời các câu hỏi
? Người ta thu hiđro bằng những cách nào
GV: Kết luận kiến thức
GV: Thuyết minh về mô hình điện phân nước
HS: Viết PTHH
GV: Lấy VD về phản ứng thế
HS: Nhận xét về quá trình phản ứng
Từng nhóm học sinh phát biểu về phản ứng thế, lấy thêm các ví dụ
GV: Kết luận về kiến thức
I. Điều chế khí hiđro
1. Trong phòng thí nghiệm
a) Cách tiến hành thí nghiệm ( H5.4 )
b) Nhận xét:
- Có bọt khí
- Khí sinh ra cháy có ngọn lửa màu xanh
- Cô cạn dd thu được một chất rắn màu trắng ZnCl2
PTHH:
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
c) Thu khí H2
- Đẩy không khí
- Đẩy nước
2. Trong công nghiệp:
2H2O H2 + O2
II. phản ứng thế là gì ?
1. Trả lời các câu hỏi
Nhận xét các PTHH
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
2. Nhận xét:
Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó phân tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất
Hoạt động 2: Củng cố – Luyện tập
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức chính của bài học trong phần ghi nhớ. Học sinh đọc phần bài đọc thêm
- Hướng dẫn HS làm bài tập: 2,4, SGK
Ngày soạn: .........../........../ 200...
Ngày dạy : .........../........../ 200...
Tuần 26
Tiết 51
Bài 29: bài luyện tập 6
I. Mục tiêu: Thông qua bài học GV giúp HS hiểu được
- Củng cố lại các kiến thức cơ bản cho học sinh về hiđro, điều chế hiđro, phản ứng thế
- Học sinh nắm vững kiến thức về phản ứng oxi hoá - khử
- Rèn luyện khả năng giải thành thạo các bài tập hoá học
II. Chuẩn bị:
- Đèn chiếu giấy trong
- Phiếu học tập
III. Tiến trình giảng dạy: GV thuyết trình dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi tính chất, điều chế, ứng dụng hiđro vào giấy trong
HS: Thảo luận theo nhóm nhắc lại tính chất của hiđro
GV: Chuẩn xác kiến thức, nhận xét việc tự làm của từng nhóm
GV: Khai thác kiến thức ở các phần: về các phản ứng oxi hoá khử và phản ứng thế
Hoạt động 2: Bài tập
- GV:
File đính kèm:
- Hoa 8 HKII.doc