Bài giảng Bài 28: các oxit của cacbon tiết 37

Những kiến thức học sinh có liên quan

- Tính chất hoá học của oxit axit.

- các kĩ năng làm TN, tư duy, logic.

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 HS: Biết được:

Cacbon tạo 2 oxit tương ứng là CO và CO2

CO là oxit trung tính có tính khử mạnh

CO2 là oxit axit: Là oxit tương ứng với axit H2CO3

Biết nguyên tắc điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm và cách thu khí CO2.

 

doc31 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 28: các oxit của cacbon tiết 37, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hoá học 9 ( Học Kì II ) Tuần 20 Ngày soạn :22/12/08 Ngày dạy: bài 28: Các oxit của cacbon Tiết 37 Những kiến thức học sinh có liên quan - Tính chất hoá học của oxit axit..... - các kĩ năng làm TN, tư duy, logic.... I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS: Biết được: Cacbon tạo 2 oxit tương ứng là CO và CO2 CO là oxit trung tính có tính khử mạnh CO2 là oxit axit: Là oxit tương ứng với axit H2CO3 Biết nguyên tắc điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm và cách thu khí CO2. 2. Kĩ năng: Biết quan sát thí nghiệm qua hình vẽ để rút ra nhận xét Viết được các PTHH cơ bản chứng tỏ CO có tính khử và CO2 có tính chất của một oxit axit. Biết cách phòng chống ngộ độc CO 3.Thái độ: Có lòng yêu thích bộ môn học hơn II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng dạy học TN DC HC CO2 tác dụng với H2O ống nghiệm Đèn cồn Bình kíp đơn giản Đá vôi CaCO3 dd HCl, nước, quì tím +) Phiếu học tập: HS tự chuẩn bị theo nhóm +) Dụng cụ khác: Tranh vẽ thí nghiệm: CO + CuO 2. Phương pháp: - TN nghiên cứu tìm tòi - Đàm thoại gợi mở - Trực quan - Hợp tác nhóm nhỏ III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ HS1: Nêu tính chất hoá học của cacbon. Viết PTHH minh hoạ HS2: Bài tập: ở nhiệt độ cao C tác dụng với CaO theo phương trình sau: 3Ca + CaO đ CaC2 + CO Canxi cacbua (đất đèn) Hỏi: Phải lấy bao nhiêu kg C để thu được 128 kg CaC2? 3. Bài mới Hoạt động 1 GV: Gọi HS nêu nhận xét về CTPT và PTK của cacbon oxit. GV: Giới thiệu:Tìm hiểu tính chất vật lí của CO. GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, cho biết CO có nhữnh tính chất vật lí nào? GV: CO rất độc, có nhiều ở khí lò cao, than cháy thiếu oxi sẽ tạo ra khí CO, người hít thở khí CO sẽ bị ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng nguyên nhân do CO kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn cản không cho máu tiếp nhận oxi để cung cấp oxi cho các tế bào nên gây ra tử vong. Tuyệt đối không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín. GV: Thế nào là oxit trung tính? GV: Khẳng định: CO không có khả năng tác dụng với nước, kiềm, axit ở nhiệt độ thường. GV: Dựa vào SGK cho biết Co còn có tính chất hoá học nào khác nữa? GV: Treo tranh vẽ hình 3.11. lên bảng, hướng dẫn HS quan sát, mô tả, nhận xét rút ra kết luận về tính chất hoá học của cacbon oxit GV: CO là chất khử mạnh khử được nhiều oxit kim loại tạo thành kim loại GV: yêu cầu HS lên bảng viết PTPƯ hoá học giữa CO với CuO, Fe3O4… Nêu những ứng dụng của cacbon oxit HS: Lên bảng chữa 3C + CaO đ CaC2 + CO 3´12g 64g a 128kg đ a= = 72 (kg) HS: Nêu tính chất nhận xét về CTPT và PTK HS: nghiên cứu SGK , nêu tính chất vật lí . HS: Nghe giảng HS: Nhắc lại HS: Nêu tính chất hoá học của CO HS: Quan sát tranh trả lời: HS: nghe giảng I. Cacbon oxit 1. Tính chất vật lí Chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí và rất độc. 2. Tính chất hoá học. a, CO là oxit trung tính Điều kiện thường CO không phản ứng với nước, kiềm, axit…(trơ về mặt hoá học) b, CO là chất khử CO khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao Mô tả thí nghiệm theo tranh vẽ PTPƯ: CuO + CO đ CO2 +Cu Fe3O4 + 4CO đ 3Fe +4CO2 2CO + O2 đ 2CO2 CO cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt toả nhiều nhiệt. C, CO đều có tính khử, tính khử của CO mạnh hơn. ứng dụng của cacbon oxit: Nhiên liệu, chất khử, nguyên liệu trong công nghiệp . Hoạt động 2 GV: Cho biết những tính chất vật lí của khí CO2 mà em có thể biết GV: Làm thí nghiệm: Rót CO2 từ cốc này sang cốc khác để chứng minh CO2 nặng hơn không khí GV: Giới thiệu tính chất hoá học cacbon đioxit tác dụng với nước GV:Làm thí nghiệm: CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic với thuốc thử quì tím GV: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét và viết PTPƯ GV: Cacbon đioxit tác dụng với dung dịch bazơ: Tuỳ thuộc vào tỉ lệ giữa số mol CO2 và NaOH tạo ra muối trung hoà hay muối axit. H2CO3 là axit yếu GV: Gợi ý để HS viết PTHH GV: Nêu tính chất hoá học CO2 tác dụng với oxit bazơ GV: yêu cầu HS cho biết sản phẩm tạo thành từ tính chất này và viết PTPƯ mimh hoạ Nêu những ứng dụng của CO2? 4. Vận dụng và đánh giá HS: Đọc phần ghi nhớ Làm bài luyện tập : Bài tập 1: Chỉ ra các câu sai và sửa lại cho đúng a, CO và CO2 đều là oxit axit. b, Nếu tỉ lệ giữa CO2 và NaOH = 1:1,5 thì phản ứng giữa 2 chất này tạo ra cả 2, Muối axit và muối trung hoà . c, H2CO3 là axit bền. d, Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế CO2 bằng cách cho CaCO3 tác dụng với HCl. e, CO và C đều có tính khử. Bài tập 2: Có hỗn hợp khí CO và CO2. Em hãy dùng phương pháp hoá học để chuyển hỗn hợp khí thành; a. Khí CO2 b. Khí CO c. Hai khí riêng biệt là CO và CO2 GV: Gọi HS nhận xét 5. Hướng dẫn về nhà Bài tập về nhà: 2, 3, 4, 5 SGK tr. 87 Đọc trước bài mới GV: Hướng dẫn HS bài 5 trong bài tập về nhà Chỉ có CO2 bị giữ lại trong nước vôi trong. Khí A là khí CO to PTHH: 2CO + O2 2CO2 Từ PTHH đ Vco = 4 (l), Vco2 = 16 – 4 = 12(l) đ Phần trăm Vco và Vco2 HS:Nêu những tính chất vật lí của CO2 HS: Quan sát thí nghiệm, nhận xét HS: Nhận xét và viết PTPƯ HS: Viết PTPƯ: HS: Sản phẩm tạo thành là muối HS: Nêu HS: Làm bài tập 1: Câu đúng: b, d, e Câu sai: a, c HS: Làm bài tập a. Cho tác dụng với oxi b. Cho tác dụng với cacbon c. Cho tác dụng với Ca(OH)2 dư, tách riêng CO, CaCO3 rắn. Sau đó cho CaCO3 (rắn) tác dụng với dung dịch HCl để thu CO2 II. Cacbon đioxit 1. Tính chất vật lí CO2 là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần so với không khí CO2 không duy trì sự cháy, làm lạnh ở nhiệt độ thấp gọi là tuyết CO2 2. Tính chất hoá học a, Tác dụng với nước DD CO2 quì tím chuyển sang màu hồng. PTPƯ: CO2 + H2O đ H2CO3 b, Tác dụng với dung dịch bazơ PTPƯ: CO2 + 2NaOH đ Na2CO3 + H2O CO2 + NaOH đ NaHCO3 c, Tác dụng với oxit bazơ PTHH: CO2 + CaO đ CaCO3 ứng dụng của CO2: Để chữa cháy Bảo quản thực phẩm Sản xuất nước giải khát có gaz Sản xuất sođa, phân đạm, ure... -------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 20/12/08 Ngày dạy: Bài 29: Axit cacbonic - Muối cacbonat Tiết 38 Những kiến thức học sinh có liên quan - Tính chất hoá học của oxit axit..... - Tính chất của oxit cacbon - các kĩ năng làm TN, tư duy, logic.... I . Mục tiêu . 1. Kiến thức . Nắm được axit cacbonic là axit yếu , không bền . Nắm được tính tan của một số muối cacbonat và các axit mạnh hơn tạo thành CO2 và ứng dụng của một số muối cacbonat . Biết được chu trình của cacbon trong tự nhiên để khảng định vaath chất chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác chứ không bị mất đi . 2. Kĩ năng . Rèn kĩ năng quan sát và tư duy . 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS lòng ham mê môn học II. Chuẩn bị . 1. Đồ dùng dạy học Tranh phóng to hình 3-16 và 3-17 . Đèn chiếu Giấy trong , bút dạ 2. Phương pháp - Trực quan - Thuyết trình - Nghiên cứu tìm tòi III. Hoạt động dạy và học . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ . GV : Yêu cầu HS trả lời câu hỏi . Giới thiệu câu hỏi trên màn hình . Câu1: Hãy viết PTHH của CO với : a. Khí oxi b. CuO Cho biết loại phản ứng , điều kiện phản ứng , vai trò cuat CO và ứng dụng của mỗi phản ứng . Câu 2 : trình bày phương pháp hoá học phân biệt 2 khí CO và CO2 HS 1 : trả lời HS 2 : trả lời toC Câu 1: a. 2CO + O2 2CO2 + Q ( Phản ứng Oxi hoá khử ) toC b. CuO + CO Cu + CO2 ( Pư Oxi hoá khử ) Vai trò của CO : chất khử ứng dụng : a, Làm nhiên liệu b, Điều chế kim loại dùng dd nước vôi trong Ca(OH)2 +CO2 đ CaCO3 + H2O Hoạt động 2 - Tính chất vật lí : Gv : Yêu cầu nghiên cứu mục I.1 SGK GV Khí CO2 hoà tan trong nước không ? Với tỉ lệ thể tích bằng bao nhiêu ? GV thuyết trình : Nước tự nhiên , nước mưa hoà tan CO2 , Một phần tạo dd H2CO3 , phần lớn tồn tại dạng phân tử CO2 . HS: Nghiên cứu SGK trả lời HS: trả lời + ghi 1. Trạng thái tự thiên CO2 tan được trong nước đ dd H2CO3 VCO2 : VH2O = 9: 100 GV: dd H2CO3 .CO2 ↑ H2CO3 có bền không ? Tính axit ra sao ? HS: Muối cacbonat là muối của axit cacbonic 2. Tính chất hoá học H2CO3 : axit yếu đ dd H2CO3 làm quỳ tím hoá đỏ nhạt . H2CO3 : không bền đ trong phản ứng hoá học bị phân huỷ H2CO3 đ CO2 + H2O Có chứa gốc : - HCO3 ; = CO3 Hoạt động 3 GV: Thế nào là muối cacbonat ? Thành phần phân tử có chứa gốc nào ? GV: Dựa vào sự có hay không nguyên tử H axit trong gốc axit có thể chia muối cacbonat thành mấy loại ? Nêu ví dụ HS: Nêu khái niệm như SGK HS: Dựa vào cấu tạo 1. Phân loại : Có hai loại muối : a. Muối cacbonat trung hoà : Na2CO3, CaCO3 ... b. Muối cacbo nat axit : HaHCO3 , Ca(HCO3)2 GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính tan của muối cacbonat . GV: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức nêu vài tính chất hoá học co thể có của muối cacbonat . GV: Bổ sung - hướng dẫn HS làm thí nghiệm chứng minh - hướng dẫn thao tác thí nghiệm trên màn hình . TN 1: dd Na2CO3 , NaHCO3 tác dụng với dd HCl . TN2 : dd K2CO3 + dd Ca(OH)2 GV: Lưu ý trường hợp : dd muối hiđrocacbonat + dd kiềm đ muối trung hoà + H2O TN3: dd Na2CO3 + dd CaCl2 GV: giới thiệu muối cacbonat bị nhiệt phân . Muối cacbonat có khả năng bị nhiệt phân mà em biết ? Gv : Giới thiệu hình 3.16 Hỏi : NaHCO3 nhiệt phân tạo thành sản phẩm gì ? GV bổ sung GV: Yêu cầu HS nghiên cứu II. 3 Gọi HS nêu ứng dụng . HS: Nhắc lại HS ghi vở : SGK HS trả lời : HS: Làm thí nghiệm theo nhóm Quan sát nhận xét : Có khí ↑ Ghi PTHH đ kết luận : vào bảng nhóm HS ghi vào vở : HS: thực hiện như trên Ghi vở HS: Viết được PTPƯ HS: Thực hiện như trên HS: trả lời + ghi HS: Quan sát hình trả lời HS: Ghi vở HS: Trả lời 2. Tính chất : a. Tính tan Đa số muối cacbonat trung hoà không tan ( trừ K2CO3 , Na2CO3 , (NH4)2CO3... Hầu hết các muối cacbonat axit tan . b. Tính chất hoá học Muối cacbonat tác dụng được với axit mạnh , kiềm , muối . Thí nghiệm 1: Muối cacbo nat + dd axit mạnh đ muối mới + CO2 + H2O Na2CO3 + 2HCl đ 2 NaCl + CO2 + H2O NaHCO3 + HCl đ NaCl + CO2 + H2O Một số dd muối cacbonat + dd bazơ đ muối cacbonat ¯ + bazơ mới K2CO3+Ca(OH)2đCaCO3+2KOH NaHCO3+NaOHđNa2CO3 + H2O dd muối cacbonat + một số dd muối khác đ 2 muối mới Muối cacbonat trung hoà ( trừ K2CO3 , Na2CO3 ...) đoxit+CO2 ↑ CaCO3 đ CaO + CO2 Muối hiđrocacbonat đ muối trung hoà + CO2 + H2O 3. ứng dụng : CaCO3 sản xuất xi măng , vôi ... Na2CO3 nấu xà phòng , thuỷ tinh NaHCO3 : dược phẩm , hoá chất Hoạt động 4 GV: thông báo đoạn mở đầu SGK Thuyết trình theo hình 3.17 SGK . 4. Vận dụng và đánh giá GV: Chiếu bài tập kên màn hình Bài 1: Hãy cho biết các cặp chất sau , cặp chất nào có thể tác dụng với nhau .Viết phương trình phản ứng và giải thích . GV: Kiểm tra bài làm của một số HS Bài 2: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất rắn : BaSO4 ,CaCO3, NaCl GV: Gọi đại diên nhóm trả lời Nhận xét bài làm 5. Hướng dẫn về nhà Bài tập 1,2,3,4,5 tr 91 SGK HS làm cá nhân a. H2SO4 + 2 KHCO3 đ K2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O b. Na2CO3 + KCl đ không phản ứng c. BaCl2 + K2CO3 đ BaCO3¯ + 2KCl d. Ba(OH)2 + Na2CO3 đ BaCO3¯ + 2NaOH HS: Làm Hoà tan bằng nước nhận ra NaCl Hoà tan bằng axit nhận ra CaCO3 HS : ghi vở SGK tr. 90 HS nghe + ghi vở + SGK Tuần 21 Ngày soạn : 25/12/08 Ngày dạy: Bài 30: SILIC- Công nghiệp silicat Tiết 39 Những kiến thức học sinh có liên quan - Tính chất hoá học của oxit axit..... - Tính chất của hóa học của PK - các kĩ năng làm TN, tư duy, logic.... I. Mục tiêu 1. Kiến thức . Giúp HS : Nắm được silic là phi kim , SiO2 là oxit axit Biết được thế nào là công nghiệp silicat Hiểu được cơ sở khoa học của quá trình sản xuất đồ gốm , xi măng , thuỷ tinh . 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng viết PTHH Kĩ năng thu thập thông tin trong thực tế 3.Thái độ Hứng thú với công nghiệp hoá học II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng dạy học Tranh giới thiệu một số sản phẩm : sứ , gốm , gạch , ngói , thuỷ tinh . Sơ đồ lò quay sản xuất clanke . 2. Phương pháp - Trực quan - Thuyết trình - Nghiên cứu tìm tòi III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1. ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi chiếubài tập lên màn hình Bài 1: Dựa vào tính chất cảu muối cacbonat . Hãy nêu tính chất cảu K2CO3 . Viết PTHH minh hoạ . Bài 2: Viết PTHH thực hiện biến hoá .Ghi rõ điều kiện phản ứng Cđ CO2đ CaCO3đ CO2 đ NaHCO3đ Na2CO3 3. Bài mới . Hoạt động 1 Gv yêu cầu HS nêu : KHHH, NTK của silic GV: Thông báo GV : Yêu cầu HS nghiên cứu I.2 SGK tr92 Nêu tính chất của Si ? Bổ sung Hoạt động 2 GV: Si là phi kim nên SiO2 là phi kim loại gì ? Vì sao ? SiO2 là oxit axit nên có tính chất hoá học gì ? Viết PTHH GV: Giới thiệu SiO2 là thành phần chính của cát , thạch anh . Hoạt động 3 GV: Cho HS đọc SGK , trả lời câu hỏi ; Công nghiệp Silicat gồm những ngành nào ? GV: Các em hãy nêu vài sản phẩm đồ gốm đã gặp trong thực tế . Cho HS quan sát hình 3.19 và xem một số tranh một số sản phẩm đồ gốm . GV: Em hãy cho biết vài nguyên liệu để sản xuất gốm ? Bổ sung Giải thích: Fenpat là khoáng vật có các thành phần gồm các oxit của Si . nhôm , kali, natri, canxi ... GV: Cho HS nghiên cứu SGK Sản xuất gốm gồm những giai đoạn nào ? GV: ở nước ta cơ sở sản xuất ở đâu ? GV: Bổ sung GV: giới thiệu mở đầu SGK GV: Cho HS nghiên cứu SGK từ đó đặt câu hỏi Nêu nguyên liệu để sản xuất xi măng ? GV: Thuyết trình Giới thiệu hình 3.20 Dựa vào tranh để giảng GV: Nêu tên một vài cơ sở sản xuất xi măng , một số nhãn hiệu xi măng mà em biết ? GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK , từ đó nêu nguyên liệu chính để sản xuất thuỷ tinh . GV: Thuyết trình ( GV giới thiệu qua về việc tạo ra vật phẩm , tính chất của thuỷ tinh ) * Các PTHH GV: Giới thiệu GV: Hỏi -HS trả lời – GV: Bổ sung 4. Vận dụng và đánh giá GV: Chiếu lên màn hình đề bài Bài 1 : Những cặp chất nào sau đây có thể tác dụng với nhau ? Viết PTHH nếu có : a. SiO2 và CO2 d. SiO2 và H2SO4 b. SiO2 và CaO e. SiO2 và SiO2 c. SiO2 và NaOH Bài 2 : Viết các PTHH thực hiện những chuyển đổi hoá học sau : a. Na2CO3 + ... đ .... + ..... b. ...... + SiO2 đ ..... + .... Thành phần chính của thuỷ tinh 5. Hướng dẫn về nhà . Bài 1, 2, 3, 4, tr 95 SGK HS1 : K2CO3 tan được trong nước Tác dụng với axit : K2CO3 + 2HCl đ 2 KCl + CO2 + H2O Tác dụng với dd muối : BaCl2 + K2CO3 đ BaCO3¯ + 2KCl Tác dụng với dd kiềm : K2CO3 + Ca(OH)2 đ CaCO3¯ + 2KOH HS2: 1. C + O2 đ CO2 2. CaO + CO2 đ CaCO3 3. CaCO3 + 2HCl đ CaCl2 + CO2 + H2O 4. CO2 + NaOH đ NaHCO3 5. CO2 +2NaOH đ Na2CO3 + H2O HS: Trả lời + ghi HS: Nghe + ghi HS: Trả lời HS: Ghi vào vở SGK HS: Trả lời HS: Trả lời + ghi HS: Thuỷ tinh , đồ gốm , xi măng .. HS: Gạch ngói sành sứ . HS: Trả lời + ghi Đất sét , thạch anh , fenpat HS: ( Đất sét + thạch anh + fenpat ) + H2O nhào nhuyện đ khối dẻo HS: Trả lời HS: Trả lời + ghi HS: Nghe + quan sát HS: Trả lời HS: Nghe HS: Ghi HS: SiO2 + CaO đ CaSiO3 SiO2 + NaOH đ Na2SiO3 + H2O HS: a. Na2CO3 + SiO2 đ Na2SiO3 + H2O b. CaCO3 + SiO2 đ CaSiO3 + CO2 KHHH: Si NTK : 28 đvC 1. Trạnh thái thiên nhiên Trong tự nhiên : Si chiếm 1/4 khối lượng vỏ đất Là nghuyên tố thứ 2 có nhiều trong vỏ quả đất . Tồn tại dạng hợp chất 2. Tính chất Chất rắn màu xám khó nóng chảy . Silic tinh khiết là chất bán dẫn Phi kim hoạt động yếu hơn C, Cl Tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao : Si + O2 đ SiO2 SiO2 là ox axit tương ứng với (H2SiO3) a. Tác dụng với kiềm : SiO2 + NaOH đ H2SiO3 + H2O Natri silicat b. Tác dụng với oxit bazơ : SiO2 + CaO đ CaSiO3 Canxi silicat 3. ứng dụng 1. Sản xuất đồ gốm a. Nguyên liệu chính SGK b. Các công đoạn chính + Tạo hình + Sấy khô + Nung ở nhiệt độ cao thích hợp c. Cơ sở sản xuất HS: Bát Tràng , Hải Dươn 2. Sản xuất xi măng a. nguyên liệu chính Đất sét , đá vôi . b. Các công đoạn chính c. Cơ sở sản xuất xi măng Hà Tiên , Nghệ An 3. Sản xuất thuỷ tinh a. Nguyên liệu Cát thạch anh ( cát trắng ) đá vôi và sô đa (Na2CO3) b. Các công đoạn chính SGK Các PTPƯ: CaCO3 đ CaO + CO2 SiO2 + CaO đ CaSiO3 Na2CO3 + SiO2 đ Na2SiO3 + H2O Na2SiO3 , CaSiO3 là thành phần chính của thuỷ tinh . c. Các cơ sở sản xuất chính Hải Phòng , Hà Nội , Bắc Ninh , Đà Nẵng , TP HCM .... Ngày soạn:25/12/08 Ngày dạy: Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Tiết 40 Những kiến thức học sinh có liên quan - Kiến thức về cấu tạo nguyên tử. - các kĩ năng tư duy, logic.... I. Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh biết : Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử . Cấu tạo bảng tuần hoàn : ô nguyên tố , chu kì , nhóm , hiểu được : + Ô nguyên tố cho biết : Số hiệu nguyên tử , kí hiệu hoá học , tên nguyên tố , nguyên tử khối . + Chu kì : Gồm các nguyên tố cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng của điện tích hạt nhân trong nguyên tử . + Nhóm : Gồm các nguyên tố có cùng số lớp electon lớp ngoài cùng được xếp thành một cột dọc theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử Quy luật biến đổi tính chất chu kì , nhóm . 2. Kĩ năng Dựa vào vị trí của nguyên tố suy ra caaos tạo nguyên tử , tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại . II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng dạy học 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố 2. Ô nguyên tố phóng to . 3. Chu kì 2, 3, phóng to 4. nhóm I , Nhóm VII phóng to . 5. Sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một nguyên tố . 2. Phương pháp - Trực quan - Thuyết trình - Nghiên cứu tìm tòi III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ GV hỏi : Nội dung chính của chương 2 và 3 là gì ? Hiện nay có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học 3. Bài mới . Vào bài : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo như thế nào và có ý nghĩa gì , ta se tìm hiểu qua bài hôm nay . Hoạt động 1 GV: cầu HS đọc SGK để tự rút ra thông tin một vài nét về liọch sử bảng tuần hoàn . Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp dựa trên cơ sở nào ? Hoạt động 2 GV giới thiệu : Bảng tuần hoàn trên 100 nguyên tố và mõi nguyên tố được sắp xếp vào một ô . Yêu cầu quan sát ô số 12 phóng to treo ở trước lớp . Nhìn vào ô 12 biết được thông tin gì về nguyên tố ? GV: Yêu cầu HS biết thông tin về một ô nguyên tố khác Số hiệu nguyên tử cho em biết những thông tin gì về nguyên tử ? Thí dụ : Số hiệu nguyên tử Natri là 11 cho biết gì về nguyên tố đó . GV: Yêu cầu HS cho ví dụ khác để biết số hiệu nguyên tử cho biết những gì ? Gv: yêu cầu HS tìm hiểu trong SGK để thấy được các chu kì có đặc điểm gì giống nhau ? chu kì là gì ? GV: Nhìn vào bảng tuần hoàn em cho biết có mấy chu kì ? GV: giới thiệu có 7 chu kì trong đó các chu kì 1, 2, 3, là các chu kì nhỏ , các chu kì 4 , 5 , 6 , 7 là các chu kì lớn . Từ các thông tin chung về chu kì , kết hợp quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố GV yêu cầu HS vận dụng để tìm hiểu chu kì 1, 2 ,3 . GV yêucầu HS quan sát , tìm hiểu chu kì I và trả lời câu hỏi : + Số lượng nguyên tố và tên các nguyên tố ? + Từ H đến He điện tích hạt nhân thay đổi như thế nào ? + Số lớp electron của H, He ? Tương tự đối với chu kì 2 , Gv yêu cầu HS xét chu kì 2 có gì giống với chu kì 1 về sự biến thiên điện tích hạt nhân , về số lớp electron trong nguyên tử tứ Li đến Ne Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu chu kì 3 và nêu lên những thông tin về số lớp electron và sự biến ddooit điện tích hạt nhân Qua quan sát các chu kì , em có nhận xét và kết luận gì về số đơn vị điện tích hạt nhân , số lớp electron của các nguyên tử trong chu kì ? GV: Yêu cầu HS quan sát nhóm I , nhóm VII của bẳng tuần hoàn , đồng thời xem sơ đồ cấu tạo nguyên tử Li , Na ( nhóm I ) và nguyên tử Cl , Br ( nhóm VII ) đẻ trả lời câu hỏi các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm gì giống nhau ? Sau khi HS trả lời GV chốt lại đặc điểm của nhóm . Dựa vào thông tin trung về nhóm nguyên tố , GV yêu cầu các nhóm HS quan sát nhóm I và nhóm VII ,thảo luận rút ra nhận xét đúng về nhóm như SGK. GV nhấn mạnh : + Nhóm I gồm các nguyên tố hoạt động hóa học mạnh . + Nhóm VII gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh . 4. Vận dụng và đánh giá GV : Cho HS hoàn thành phiêú học tập sau . Phiếu học tập Nhóm : lớp : 1. Em hãy kể tên 5 nguyên tố mà nguyên tử của chúng đều có 4 lớp electron . Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử đó ? 2. Em hãy kể tên 3 nguyên tố mà nguyên tử của chúng đều có 3 electron lớp ngoài cùng ? Số lớp electron của mỗi nhóm nguyên tử đó ? 5. Hướng dẫn về nhà . Bài tập 1,2,3 SGK HS:đọc SGK phần I , quan sát bảng tuần hoàn , nghiên cứu , thảo luận để trả lời câu hỏi . HS: Nghiên cứu SGK trả lời HS: Lấy ví dụ HS: Nêu kết luận HS: Nghiên cứu SGK : trao đổi thảo luận để hiểu : HS: Quan sát trên bảng hệ thống tuần hoàn lần lượt các chu kì . Thảo luận để phân biệt chu kì nhỏ với chu kì lớn . Kết hợp quan sát sơ đồ nguyên tử hiddro , oxi , natri để nêu HS: Hoạt động theo nhóm vận dụng thông tin về chu kì , quan sát trên bảng tuần hoàn để tìm được các chu kì 1, 2, 3 . HS: Rút ra nhận xét HS: Trở lời HS: Hoạt động theo nhóm , quan sát nhóm I , nhóm VII , thảo luận để trả lời câu hỏi : HS: Quan sát nhóm I và nhóm VII rút ra nhận xét : I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn . * Kết luận : Trong bảng tuần hoàn , các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử . II. Cấu tạo bảng tuần hoàn . 1. Ô nguyên tố . ý nghĩa của ô ngtố: Số hiệu nguyên tử , tên nguyên tố , nguyên tử khối của nguyên tố . Số hiệu nguyên tử = số thứ tự = số đơn vị điện tích hạt nhân =số electron trong nguyên tử . Ví dụ : Số hiệu nguyên tử của Natri cho biết Natri ở ô số 11 , điện tích hạt nhân của nguyên tử natri là 11+ , có 11 elẻcton trong nguyên tử natri . * Kết luận : Ô nguyên tố cho biết : Số hiệu nguyên tử , KHHH , tên nguyên tố , nguyên tử khối của nguyên tố . Số hiệu nguyên tử = STT=Số đơn vị ĐTnh = Số electron trong nguyên tử 2. Chu kì . Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần . Có 7 chu kì Nhận xét : + Chi kì 1: 2 nguyên tố : hiddro và heli , Có 1 lớp electron trong nguyên tử Điện tích hạt nhân tăng từ H là 1+ đến He là 2+ + Chu kì 2 : 8 nguyên tố ... Điện tích hạt nhân tăng từ Li đến Ne + Chu kì 3 : 8 nguyên tố Có 3 lớp electron trong nguyên tử Điện tích hạt nhân tăng dần từ Na đến ả . Trong mỗi chu kì , điện tích hạt nhân tăng dần . Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron . * Kết luận : Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần . Số thứ tự của chu kì băng số lớp electron . 3. Nhóm + Các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau . + Số thứ tự của nhóm bằng số elẻcton lớp ngoài cùng của nguyên tử . + Nhóm I: các nguyên tử đều có 1 electron lớp ngoài cùng . Điện tích hạt nhân tăng đần từ Li đến Fr + Nhóm VII : các nguyên tử đều có 7 electron lớp ngoài cùng . Điện tích hạt nhan tăng dần từ F đến At . * Kết luận : Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số lớp electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó tính chất tương tự như nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử . Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử . Tuần 22 Ngày soạn : 25/12/08 Ngày dạy: Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Tiết 41 Những kiến thức học sinh có liên quan - Kiến thức về cấu tạo nguyên tử. - các kĩ năng tư duy, logic.... I. Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh biết : Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử . Cấu tạo bảng tuần hoàn : ô nguyên tố , chu kì , nhóm , hiểu được : + Ô nguyên tố cho biết : Số hiệu nguyên tử , kí hiệu hoá học , tên nguyên tố , nguyên tử khối . + Chu kì : Gồm các nguyên tố cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng của điện tích hạt nhân trong nguyên tử . + Nhóm : Gồm các nguyên tố có cùng số lớp electon lớp ngoài cùng được xếp thành một cột dọc theo chiều tăng của điện tích hạt nhâ

File đính kèm:

  • docGA hoa 9 tuan 20 tuan 25(1).doc
Giáo án liên quan