I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết được:
– Axitcacbonic là axit yếu, không bền.
– Muối cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với dd muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic.
17 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 29. axit cacbonic và muối cacbonat tuần 19 tiết 37, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 - Tiết 37 Ngày soạn: 16 - 12 - 2008 Ngày dạy: 2 - 1 - 2009
Bài 29. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
Mục tiêu:
Kiến thức: HS biết được:
Axitcacbonic là axit yếu, không bền.
Muối cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với dd muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic.
Muối cacbonat có nhiều ứng dụng trong sản xuất, đời sống.
Kĩ năng: HS biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị nhiệt phân hủy của muối cacbonat, biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hoá học của muối cacbonat.
Chuẩn bị:
GV: Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ.
Hoá chất: các dung dịch Na2CO3 , K2CO3 , NaHCO3 , HCl , Ca(OH)2 , CaCl2
Tranh vẽ: chu trình cacbon trong tự nhiên.
HS: Nắm vững tính chất hóa học của cacbon đioxit, muối, axit.
Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: GV gọi một HS trình bày những tính chất hóa học của cacbon đioxit,
một HS khác nhắc lại những tính chất hóa học của muối
Mở bài: Tìm hiểu vài hợp chất khác của cacbon ® axit cacbonic và muối cacbonat
Phát triển bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò - Nội dung bài
Hoạt động 1. Tìm hiểu về axit cacbonic
GV gợi ý để HS nhớ lại: thành phần các khí trong khí quyển ® thấy được: Nước tự nhiên và nước mưa có hoà tan khí cacbonic tạo thành dung dịch axít cacbonic.
Yêu cầu HS nhớ lại thí nghiệm ở bài 28.
? Giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt chứng tỏ tính chất của H2CO3 như thế nào?
? Giấy quỳ tím từ màu đỏ nhạt trở thành màu tím như ban đầu chứng tỏ tính chất của H2CO3 như thế nào?
Cho HS liên hệ một số phản ứng trung hòa: Axit cacbonic tạo thành bị phân hủy ngay thành khí cacbonic và nước.
I. Axit cacbonic
1.Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý
SGK
2.Tính chất hoá học
HS nhớ lại kiến thức cũ: hiện tượng đổi màu của giấy quỳ tím khi sục khí CO2 vào nước, đun nóng:
.Giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt® H2CO3 là một axit yếu.
.Giấy quỳ tím từ màu đỏ nhạt trở thành màu tím như ban đầu.
® H2CO3 là một axit không bền.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về muối cacbonat
GV đưa ra ví dụ một số muối cacbonat, cho HS phân loại và nêu cơ sở của việc phân loại đó.
Cho HS nhận xét về tính tan của các muối cacbonat.
? Nhắc lại những tính chất hoá học của muối ( có thể gọi HS yếu ).
Cho các nhóm làm thí nghiệm: cho dung dịch NaHCO3 và Na2CO3 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl.
Gọi đại diện HS lên viết phương trình phản ứng.
Cho các nhóm làm thí nghiệm: dung dịch K2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 , nêu hiện tượng xảy ra và kết luận.
Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
Cho các nhóm làm thí nghiệm.
Gọi HS nêu hiện tượng xảy ra và kết luận, viết phương trình phản ứng.
GV giới thiệu tính chất muối cacbonat bị nhiệt phân hủy.
Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng phân hủy CaCO3.
Cho HS thảo luận:
?Muối cacbonat có những ứng dụng gì?
II. Muối cacbonat
1.Phân loại
HS phân loại muối cacbonat, thấy được: muối có hiđro và không có hiđro trong gốc axit.
® KL: Muối cacbonat trung hòa (gọi là muối
cacbonat): CaCO3, Na2CO3
Muối cacbonat axit: gọi là muối hiđro cacbonat: NaHCO3 , Ca(HCO3)2.
2.Tính chất
a.Tính tan
HS nhận xét về tính tan của các muối cacbonat:
Đa số các muối cacbonat không tan trừ một số muối cacbonat của kim loại kiềm như K2CO3, Na2CO3.
Hầu hết muối hiđro cacbonat tan trong nước.
b.Tính chất hoá học
-Tác dụng với dung dịch axit
Các nhóm làm thí nghiệm, nêu hiện tượng xảy ra: có khí bay lên.
® KL: Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit mạnh hơn axit cacbonic tạo ra muối mới và giải phóng khí CO2
NaHCO3 (dd) + HCl(dd)® NaCl(dd) + H2O(l) + CO2(k)
Na2CO3(dd) + 2HCl(dd)® NaCl(dd) + H2O(l) + CO2(k)
-Tác dụng với dung dịch bazơ
Các nhóm làm thí nghiệm, nêu hiện tượng xảy ra: có kết tủa trắng tạo thành
® KL: Một số dung dịch muối cacbonat phản ứng với dd bazơ tạo ra muối cacbonat không tan và bazơ mới.
HS viết phương trình phản ứng
K2CO3 (dd) + Ca(OH)2® 2KOH(dd) + CaCO3 (r)
-Tác dụng với dung dịch muối
Các nhóm làm thí nghiệm: Cho dd Na2CO3 tác dụng với dung dịch CaCl2, nêu hiện tượng xảy ra: có kết tủa trắng tạo thành.
Na2CO3 (dd)+CaCl2 (dd)® CaCO3 (r) +NaCl (dd)
Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy: Nhiều muối cacbonat (trừ muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm) bị nhiệt phân huỷ giải phóng khí cacbonic.
HS viết phương trình phản ứng phân hủy CaCO3.
CaCO3 (r) CO2(k) + CaO(r)
3.Ứng dụng
Các nhóm thảo luận những ứng dụng của muối cacbonat, sau đó đọc mục 3 trang 90 hoàn chỉnh kiến thức.
CaCO3 : sản xuất xi măng, vôi.
Na2CO3 : nấu xà phòng, thuỷ tinh.
NaHCO3 : dược phẩm, hoá chất.
Hoạt động 3. Tìm hiểu chu trình cacbon trong tự nhiên
GV giới thiệu chu trình cacbon trong tự nhiên dựa vào sơ đồ.
II. Chu trình cacbon trong tự nhiên
HS quan sát sơ đồ, nghe và ghi nhớ kiến thức.
Củng cố:
Hãy cho biết các cặp chất sau, cặp nào có thể tác dụng với nhau:
a. H2SO4 và KHCO3 c. BaCl2 và K2CO3
b. Na2CO3 và KCl d. Ba(OH)2 và Na2CO3
Dặn dò:
Học bài, nắm vững: Tính chất của axit cacbonic và muối cacbonat, ứng dụng của muối cacbonat và chu trình cacbon trong tự nhiên.
Làm bài tập : 2, 3, 4, 5 SGK trang 91.
Đọc mục: Em có biết .
Xem bài: Silic. Công nghiệp silicat. Tìm hiểu về công nghệ sản xuất đồ gốm ở nước ta, ôn lại ở môn Lịch sử, Địa lý: những vùng sản xuất đồ gốm, xi măng.
Tuần 20 - Tiết 38 Ngày soạn: 2 - 1 - 2009 Ngày dạy: 9 - 1 - 2009
Bài 30: SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT
Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS hiểu được: Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu, tinh thể silic tinh khiết là chất bán dẫn, silic đioxit là oxit axit, biết được thế nào là công nghiệp silicat, hiểu được cơ sở khoa học của quá trình sản xuất đồ gốm, xi măng, thuỷ tinh.
Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng viết PTHH, thu thập thông tin trong thực tế.
Thái độ: HS có hứng thú với công nghiệp hoá học.
Chuẩn bị:
GV: Sơ đồ lò quay sản xuất clanhke.
HS: Xem trước bài: Tìm hiểu về công nghệ sản xuất đồ gốm ở nước ta, ôn lại ở môn Sử, Địa lý: những nơi sản xuất đồ gốm, xi măng ở nước ta.
Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các tính chất hóa học của muối cacbonat, viết phương trình hóa học minh họa cho những tính chất đó.
HS khác sửa bài tập 4 trang 91.
Mở bài: Tìm hiểu một nguyên tố khá phổ biến là Silic và hợp chất của nó.
Phát triển bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò - Nội dung bài
Hoạt động 1. Tìm hiểu về silic
Yêu cầu HS đọc mục I.1 SGK nêu trạng thái tự nhiên và tính chất của silic.
GV giới thiệu về tính chất của silic.
Yêu cầu HS nhớ lại bài 25: mức độ hoạt động hóa học của một số phi kim ® kết luận về khả năng hoatï động hóa học của silic.
I.Silic
1.Trạng thái tự nhiên:
HS nghe, ghi nhớ kiến thức.
Silic là nguyên tố có nhiều trong vỏ trái đất, tồn tại dạng hợp chất.
2.Tính chất:
HS nghe, ghi nhớ kiến thức.
Là chất rắn màu trắng, khó nóng chảy, dẫn điện kém. Tinh thể silic tinh khiết là chất bán dẫn.
Silic là phi kim hoạt động yếu hơn cacbon, clo.
Silic tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao.
HS viết phương trình hóa học của phản ứng giữa silic với oxi.
Si (r) + O2 (k)SiO2 (r)
Hoạt động 2. Tìm hiểu về silic đioxit
GV đặt vấn đề: ? SiO2 thuộc loại hợp chất nào? Tính chất hóa học ra sao?
Gọi yêu cầu HS viết phương trình hóa học minh họa.
II. Silic đioxit
HS nhắc lại những tính chất hóa học của oxit axit.
Các nhóm thảo luận viết phương trình hóa học cho phản ứng giữa SiO2 với kiềm, với oxit bazơ.
Silic đioxit tác dụng với kiềm:
SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 +H2O
Silic đioxit tác dụng với oxit bazơ.
SiO2 + CaO ® CaSiO3
Silic đioxit không phản ứng với nước.
Hoạt động 3. Tìm hiểu sơ lược về công nghiệp silicat
GV giới thiệu: công nghiệp silicat gồm sản xuất đồ gốm, thủy tinh, xi măng… từ những hợp chất thiên nhiên của silic.
GV bổ sung: thạch anh, fenpat, giải thích: Fenpat là khoáng vật có thành phần gồm các oxit của silic, nhôm, kali, canxi, natri ® ghi kết luận.
Yêu cầu HS thảo luận:
?Sản xuất đồ gốm gồm các công đoạn nào?
?Kể tên một số cơ sở sản xuất đồ gốm ở Việt Nam.
GV giới thiệu về thành phần chính của xi măng: gồm canxi siliccat và canxi aluminat.
Yêu cầu HS thảo luận: ?Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là gì?
GV giới thiệu các công đoạn chính trong quá trình sản xuất xi măng: trộn đá vôi, đất sét, cát và nước ® nghiền nhỏ ® nung trong lò quay hoặc lò đứng ở nhiệt độ khoảng 1400-15000 C được clanhke rắn. Nghiền clanhke nguội và phụ gia thành bột min ® xi măng.
?Kể tên một số cơ sở sản xuất xi măng ở Việt Nam
GV giới thiệu về thành phần chính của thủy tinh: gồm hỗn hợp của natri silicat (Na2SiO3) và canxi silicat (CaSiO3).
? Nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh?
GV bổ sung: ngoài ra còn đá vôi và sôđa (Na2CO3).
Yêu cầu các nhóm thảo luận viết các phương trình của các phản ứng xảy ra.
GV giới thiệu các cơ sở sản xuất thủy tinh ở nước ta.
III.Sơ lược về công nghiệp silicat
1.Sản xuất đồ gốm, sứ
HS:
Kể tên các sản phẩm đồ gốm.
Dựa vào hiểu biết thực tế, thảo luận: nguyên liệu chính để sản xuất đồ gốm.
Nguyên liệu chính: đất sét, thạch anh, fenpat.
Các nhóm thảo luận, sau đó đọc SGK ® các công đoạn chính trong quá trình sản xuất đồ gốm: Nhào đất sét, thạch anh và fenpat với nước sau đó tạo hình, sấy khô ® Nung ở nhiệt độ thích hợp.
Dựa vào kiến thức đã học ở môn Sử, Địa ® trả lời câu hỏi.
2.Sản xuất xi măng
Các nhóm thảo luận, nêu ý kiến.
Nguyên liệu chính: đất sét, đá vôi, cát.
HS nghe, ghi nhớ kiến thức.
HS kể tên một số cơ sở sản xuất xi măng ở Việt Nam: Hải Phòng, Hà Tiên…
3.Sản xuất thủy tinh
HS nghe, ghi nhớ kiến thức.
HS thảo luận: nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh: cát trắng.
® KL: Nguyên liệu chính: cát trắng, đá vôi và sôđa (Na2CO3).
HS dựa vào các công đoạn chính trong quá trình sản xuất đồ gốm, xi măng ® thảo luận các công đoạn chính trong quáù trình sản xuất thủy tinh ® nêu ý kiến, sau đó đọc SGK để hoàn chỉnh kiến thức.
HS viết các phương trình hóa học:
CaCO3 CaO + CO2
CaO + SiO2 CaSiO3
Na2CO3 + SiO2 Na2SiO3 + CO2
HS nghe, ghi nhớ kiến thức.
Củng cố:
? Hãy nêu một số đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái thiên nhiên, tính chất và ứng dụng.
? Hãy mô tả sơ lược các công đoạn chính để sản xuất đồ gốm.
? Thành phần chính của xi măng là gì? Cho biết nguyên liệu chính và mô tả sơ lược các công đoạn sản xuất xi măng.
? Sản xuất thủy tinh như thế nào? Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong quá trình nấu thủy tinh.
Dặn dò:
Học bài.
Đọc mục Em có biết.
Tìm hiểu bài: “Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học”.
Tuần 21 - Tiết 39 Ngày soạn: 5 - 1 - 2009 Ngày dạy: 12- 1 - 2009
Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (TIẾT 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết được: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm.
Hiểu được: Ý nghĩa ô nguyên tố, sự sắp xếp các nguyên tố trong cùng chu kì, trong cùng nhóm; quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm.
Kĩ năng: Biết:
Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
Từ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó.
Chuẩn bị:
GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Ô nguyên tố phóng to.
Sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố.
HS: Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử (lớp 8).
Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu một số đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái thiên nhiên, tính chất và ứng dụng.
? Hãy mô tả sơ lược các công đoạn chính để sản xuất đồ gốm.
? Thành phần chính của xi măng là gì? Cho biết nguyên liệu chính và mô tả sơ lược các công đoạn sản xuất xi măng.
? Sản xuất thủy tinh như thế nào? Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong quá trình nấu thủy tinh.
Mở bài: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo như thế nào ® bài
Phát triển bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò - Nội dung bài
Hoạt động 1. Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
GV: Giới thiệu: Các nguyên tố hoá học đã được các nhà bác học nghiên cứu, sắp xếp vào một hệ thống gọi là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Treo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học phóng to để HS quan sát.
Giới thiệu để HS nắm được vài nét về lịch sử bảng tuần hoàn, cơ sở sắp xếp của bảng tuần hoàn.
I.Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
HS nghe, ghi nhớ kiến thức.
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Hoạt động 2.Tìm hiểu cấu tạo bảng tuần hoàn
Giới thiệu: Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm ô nguyên tố, chu kì, nhóm; mỗi nguyên tố được xếp vào một ô.
Yêu cầu HS quan sát ô số 12 phóng to.
?Nhìn vào ô số 12 ta biết được thông tin gì về nguyên tố?
(Nếu HS không nêu được: ta biết được số hiệu nguyên tử thì GV bổ sung).
Yêu cầu HS cho biết thông tin về một ô nguyên tố khác bất kỳ.
Cho HS xem sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố natri kết hợp với quan sát ô số 11 trong bảng tuần hoàn.
?Số hiệu nguyên tử của natri là 11 ® cho biết những gì về nguyên tố?
Cho HS đi đến kết luận.
GV giới thiệu: có 7 chu kì trong bảng tuần hoàn ( chu kì 7 chưa đủ ).
GV lấy ví dụ với chu kì 2: Cho HS quan sát cấu tạo nguyên tử oxi và liti ® So sánh số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì.
?Điện tích hạt nhân nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì thay đổi như thế nào?
?Các chu kì có đặc điểm nào giống nhau?
Cho HS nêu kết luận.
?Nhận xét về thứ tự của chu kì, so sánh với số lớp electron trong nguyên tử
Yêu cầu HS vận dụng để tìm hiểu chu kỳ 1, 2, 3.
GV lấy ví dụ với nhóm I: Cho HS quan sát cấu tạo nguyên tử liti và natri ® So sánh số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố cùng nhóm?
?Điện tích hạt nhân nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm thay đổi như thế nào?
?Các nhóm có đặc điểm nào giống nhau?
Cho HS nêu kết luận
GV lấy ví dụ với nhóm VII: nguyên tử các nguyên tố có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
? So sánh thứ tự của nhóm với số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Yêu cầu HS vận dụng để tìm hiểu nhóm I và nhóm VII.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn:
1. Ô nguyên tố
HS xem hình, trả lời câu hỏi:
Biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.
Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.
HS cho biết thông tin về một ô nguyên tố khác bất kỳ.
HS xem hình, thảo luận nhóm.
® Số hiệu nguyên tử của natri là 11 cho biết: natri ở ô số 11, điện tích hạt nhân nguyên tử natri là 11+ , có 11 electron trong nguyên tử.
Kết luận: Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
2.Chu kì
HS quan sát cấu tạo nguyên tử oxi và liti,
thảo luận, thấy được: nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau.
Yêu cầu HS nêu được: Điện tích hạt nhân nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì tăng dần.
HS thấy được điểm giống nhau của các chu kì là: đều gồm dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
® Kết luận: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron.
HS vận dụng ® chu kì 1, 2, 3: Số lớp electron và sự biến đổi điện tích hạt nhân.
3.Nhóm
HS thảo luận, thấy được: số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố cùng nhóm bằng nhau.
Yêu cầu HS nêu được: Điện tích hạt nhân nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm tăng dần.
HS thấy được điểm giống nhau của các nhóm là: đều gồm dãy các nguyên tố mà số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử bằng nhau và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
® Kết luận:
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
HS vận dụng ® tìm hiểu nhóm I và nhóm VII: Số electron lớp ngoài cùng và sự biến đổi điện tích hạt nhân.
HS vận dụng để tìm hiểu nhóm I và nhóm VII.
Củng cố:
Cho HS làm bài tập:
Cho các ngtố có số thứ tự: 15, 20 trong bảng HTTH. Em hãy cho biết: tên nguyên tố, cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố đó.
Dặn dò:
Học bài. Giải lại bài tập.
Làm bài tập: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố có các số hiệu nguyên tử là: 7, 12, 16.
Xem mục III và IV: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng HTTH. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- - - ²²² - - -
Tuần 21 - Tiết 40 Ngày soạn: 9 - 1- 2009 Ngày dạy: 16 - 1- 2009
Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (TT)
Mục tiêu:
Kiến thức:
HS biết: Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, trong nhóm; áp dụng với chu kì 2, 3 và nhóm I, nhóm VII.
Kĩ năng:
HS biết dựa vào vị trí của nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại: từ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất nguyên tố đó.
Chuẩn bị :
GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
HS: Như đã dặn ở tiết 39
Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố có các số hiệu nguyên tử là: 8, 17.
Giới thiệu bài:
Phát triển bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò - Nội dung bài
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo nội dung: ?Nhận xét sự thay đổi số electron lớp ngoài cùng như thế nào?
?Trong cùng chu kì, tính kim loại, phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào?
GV hướng dẫn HS kết luận.
Lưu ý HS: Số electron của các nguyên tố tăng dần từ 1 đến 8 electron và lặp lại một cách tuần hoàn ở các chu kì sau.
Cho HS vận dụng với chu kì 2.
?Số electron lớp ngoài cùng biến đổi như thế nào?
?Sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim thể hiện như thế nào?
Tiếp tục cho HS vận dụng với chu kì 3.
(Có thể gọi HS yếu).
Yêu cầu các nhóm HS thảo luận theo nội dung: Nhận xét sự thay đổi số lớp electron của nguyên tử.
?Trong cùng một nhóm, tính kim loại, phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào?
GV hướng dẫn HS kết luận.
Cho HS vận dụng làm bài tập 5 trang 101.
I. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
1.Trong một chu kì
HS thảo luận, ghi ý kiến của nhóm mình vào giấy (lấy ví dụ với chu kì 2, 3)
Đại diện nhóm trả lời.
Trong một chu kỳ, khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
Số electron lớp ngoài cùng của ngtử tăng dần từ 1 đến 8 electron.
Tính kim loại của nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của nguyên tố tăng dần.
Đầu chu kỳ là một kim loại kiềm, cuối chu kì là một halogen, kết thúc chu kì là khí hiếm.
HS vận dụng với chu kì 2:
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần từ 1 đến 8.
Tính kim loại giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần. Đầu chu kì là kim loại mạnh (Li), cuối chu kì là phi kim mạnh (F), kết thúc chu kì là một khí hiếm (Ne).
HS vận dụng với chu kì 3.
2.Trong một nhóm
HS thảo luận, ghi ý kiến của nhóm mình vào giấy (lấy ví dụ với nhóm I và VII)
Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
Số lớp electron của nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.
HS làm bài tập 5 trang 101: Chọn đáp án b.
Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
?Khi biết vị trí của nguyên tố có thể suy đoán những điểm gì về nguyên tử của nguyên tố đó?
Cho HS vận dụng làm bài tập: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 19, chu kì 4, nhóm I. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận.
GV đặt vấn đề ngược lại:
? Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy ra điều gì về nguyên tố đó?
II.Ýù nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Các nhóm thảo luận dựa vào nội dung I:
Biết vị trí các nguyên tố , ta có thể suy đoán được cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
HS vận dụng làm bài tập:
Nguyên tử A có: điện tích hạt nhân là 19+, có 17 electron, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron.
Nguyên tố A ở đầu chu kì 4 nên là kim loại hoạt động mạnh, tính kim loại của A (kali) mạnh hơn nguyên tố đứng trên (số hiệu nguyên tử 11, là natri) và nguyên tố đứng sau (là canxi), yếu hơn nguyên tố đứng dưới (số hiệu nguyên tử 37, là rubiđi).
Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố , ta có thể suy đoán được vị trí và tính chất của nguyên tố đó.
HS vận dụng làm bài tập 2 trang 101:
Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron suy ra: X ở ô 11, chu kì 3, nhóm I, là một kim loại hoạt động hóa học mạnh.
Củng cố - Đánh giá:
HS nhắc lại nội dung chính của bài.
HS làm bài tập: Hãy hoàn thành nội dung còn thiếu ở bảng sau:
Kí hiệu
Vị trí trong bảng
tuần hoàn
Cấu tạo nguyên tử
Tính chất hóa học cơ bản
Thứ tự
Chu kì
Nhóm
Điện tích hạt nhân
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài
Na
Br
Mg
O
Li
F
8
3
3
4
2
II
VI
VII
12+
9+
11
35
3
2
2
1
7
1
HS hoàn thành bảng. GV nhận xét, chấm điểm.
Dặn dò
Học bài. Giải lại bài tập 2 trang 101. Làm BT 1, 3, 4, 6 trang 101.
Xem bài 32: Luyện tập chương 3. Ôn lại: Từ
File đính kèm:
- 5 t HK II.doc