1. Kiến thức
• Học sinh biết:
- Tính chất vật lý và tính chất hóa học của khí hiđro clorua và của axit clohiđric.
- Tính chất của muối clorua và cách nhận biết ion clorua.
• Học sinh hiểu:
- Trong phân tử HCl, clo có số oxi hóa -1 là số oxi hóa thấp nhất, vì vậy HCl thể hiện tính khử.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3481 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 31 : hiđro clorua – axit clohiđric, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 31 : HIĐRO CLORUA – AXIT CLOHIĐRIC
Mục tiêu bài học
Kiến thức
Học sinh biết:
Tính chất vật lý và tính chất hóa học của khí hiđro clorua và của axit clohiđric.
Tính chất của muối clorua và cách nhận biết ion clorua.
Học sinh hiểu:
Trong phân tử HCl, clo có số oxi hóa -1 là số oxi hóa thấp nhất, vì vậy HCl thể hiện tính khử.
Nguyên tắc điều chế hiđro clorua trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Học sinh vận dụng:
Viết phương trình hóa học minh họa cho tính axit và tính khử của axit clohiđric.
Nhận biết hợp chất chứa ion clorua.
Kĩ năng
Làm các bài tập về khí hiđro clorua và axit clohiđric.
Làm một số thí nghiệm về khí hiđro clorua và axit clohiđric.
Quan sát, phân tích các thí nghiệm, từ đó biết rút ra kết luận.
Thái độ
Nghiêm túc trong học tập.
Thông qua các thí nghiệm giúp HS có lòng say mê, yêu thích hơn với môn học.
Thông qua nội dung bài học, giáo dục HS về môi trường, sự ô nhiễm môi trường. Từ đó giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ môi trường.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Hoá chất: 1 bình khí HCl, bình đựng axit HCl đặc, dd AgNO3, dd NaCl, dd HCl, dd NaOH, dd phenolphtalein.
Dụng cụ: ống nghiệm, chậu (cốc) thuỷ tinh đựng nước cất, nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, kẹp gỗ.
Tranh vẽ về điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm (hình 5.5 SGK).
Phiếu học tập.
Học sinh: học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Phương pháp dạy học
Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
Phương pháp biểu diễn thí nghiệm trực quan.
Nội dung bài học
Ổn định lớp
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài
GV: Tại sao dạ dày chúng ta có thể tiêu hoá được thức ăn?
HS: Do trong dạ dày có axit.
GV: Trong cuộc sống axit còn được dùng để làm gì?
HS: Để điều chế nhiều chất quan trọng.
GV: Cho biết ở bài học trước đã dùng axit nào để điều chế khí clo?
HS: Axit HCl.
GV: Vậy HCl có những tính chất lí, hoá học gì? Cách điều chế như thế nào? Làm thế nào để nhận biết nó và muối của nó? Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 2 :
*GV:
-Viết công thức cấu tạo của phân tử HCl.
- Cho biết loại liên kết hoá học trong phân tử HCl.
*GV: Cho HS quan sát bình đựng khí hiđro clorua và kết hợp với SGK yêu cầu HS cho biết hiđro clorua ở trạng thái gì? Có màu, mùi, nhiệt độ hóa lỏng, nhiệt độ hóa rắn?
- GV tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu tính tan của của hiđro clorua trong H2O.
*GV: trả lời các câu hỏi sau:
+ Hiện tượng?
+ Vì sao nước lại phun vào bình?
+ Làm mất màu hồng của phenolphtalein chứng tỏ dung dịch đó là dung dịch gì?
- GV giới thiệu dung dịch axit được tạo thành là dung dịch axit clohiđric.
- GV cho HS quan sát bình đựng dung dịch axit HCl đặc, sau đó GV mở nút bình.
- GV cho HS biết axit dễ gây bỏng da, độc nên khi thí nghiệm dùng axit HCl đặc phải cẩn thận.
*GV: cho biết tính chất vật lí của axit HCl? Giải thích hiện tượng “bốc khói”.
GV bổ sung và kết luận.
HS lên bảng viết CTCT của HCl và trả lời liên kết hóa học trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị phân cực.
HS quan sát và kết hợp với SGK rút ra tính chất vật lí của hiđro clorua rồi điền vào phiếu học tập.
HS quan sát thí nghiệm.
Sau đó nhận xét hiện tượng, trả lời câu hỏi, rút ra kết luận và ghi vào phiếu học tập.
HS quan sát và rút ra tính chất của axit HCl, trả lời câu hỏi và điền vào phiếu học tập.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Hiđro clorua và axit clohiđric có CTPT HCl, khối lượng mol là 36,5.
H : Cl : hay H - Cl
..
..
Công thức cấu tạo:
1. Hiđro clorua
- Là chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí.
- Hoá lỏng ở -85,10C, hoá rắn ở -114,20C.
- Là khí rất độc.
- Tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.
2. Dung dịch axit clohiđric
- Là chất lỏng, không màu, mùi xốc, “bốc khói” trong không khí ẩm.
- Khối lượng riêng 1,19 g/ml.
Ta đã tìm hiểu tính chất vật lí của HCl, tiếp theo các em sẽ nghiên cứu nội dung kiến thức quan trọng của bài là tính chất hóa học.
Hoạt động 3 :
* GV thông báo: thực nghiệm cho thấy khí hiđro clorua khô và dung dịch hiđro clorua trong dung môi benzen không thể hiện tính chất thường thấy ở dung dịch axit. Ví dụ: không làm quỳ tím đổi màu, không tác dụng với CaCO3 để giải phóng khí CO2….
*GV: Hãy cho biết dung dịch HCl có tính chất hoá học gì ?
Viết các phương trình hoá học của axit HCl với các chất sau: NaOH, CaO, K2CO3, Fe, Cu.
* GV: nhắc lại nguyên tắc điều chế khí clo? Viết ptpư điều chế?
+ Cho biết vai trò của HCl trong phản ứng. Từ đó dự đoán khả năng tham gia phản ứng oxi hoá khử của HCl?
* GV: Trong phân tử HCl nguyên tố clo có số oxi hoá thấp nhất
là –1 nên HCl (ở thể khí và trong dung dịch) thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hoá mạnh như: MnO2, KMnO4, K2Cr2O7…
GV hướng dẫn HS kết luận lại tính chất hoá học của HCl.
HS: dung dịch HCl có tính axit.
HS lên bảng viết ptpư.
HS ghi các thông tin vào phiếu học tập.
2KMnO4 (rắn) + 16HCl (đặc) à 2KCl +
2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
+7
+2
-1
0
HS nhớ lại bài cũ và trả lời: nguyên tắc điều chế khí clo là oxi hóa ion Cl- thành Cl2.
HS viết ptpư điều chế Cl2.
MnO2 (rắn) + 4HCl (đặc) à MnCl2 + Cl2
+ 2H2O
+4
+2
0
-1
HCl đóng vai trò là chất khử.
K2Cr2O7 + 14HCl (đặc) à2CrCl3 + 3Cl2
+ 2KCl + 7H2O
+6
-1
+3
0
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Khí HCl
- Khí HCl khô không làm quỳ tím đổi màu, không tác dụng được với CaCO3 giải phóng khí CO2, tác dụng rất khó khăn với kim loại.
- Dung dịch hiđro clorua trong benzen có tính chất tương tự hiđro clorua khô.
2. Dung dịch HCl
Là một dung dịch axit mạnh.
- Làm đỏ giấy quỳ.
- Tác dụng với bazơ :
NaOH + HCl à NaCl + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ :
CaO + 2HCl à CuCl2 + H2O
- Tác dụng với muối :
K2CO3 + 2HCl à 2KCl + CO2 + H2O
Tác dụng với kim loại :
Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
Cu + HCl à không xảy ra pư
3. Tính khử của HCl
: clo có số oxi hoá -1→ thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hoá mạnh :
Hoạt động 4 :
GV treo tranh vẽ (hình 5.5 sgk) lên bảng và yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi :
Trong phòng thí nghiệm HCl được điều chế từ những chất nào?
Nếu thay NaCl khan bằng NaCl dung dịch, H2SO4 đặc bằng H2SO4 loãng thì phản ứng xảy ra như thế nào?
Tại sao không dùng axit khác mà phải dùng dd H2SO4 đặc?
*GV: để sản xuất HCl với lượng lớn, giá thành rẻ thì phải làm cách nào?
GV giới thiệu cách thu hồi hoá chất trong quá trình sản xuất các hợp chất hữu cơ chứa clo, tránh thải khí HCl vào môi trường gây ô nhiễm môi trường sống, từ đó, giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
HS quan sát và trả lời các câu hỏi của GV.
HS nêu các cách sản xuất HCl trong công nghiệp.
HS ghi vào phiếu học tập.
III. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
2. Trong công nghiệp
a) Phương pháp sunfat : từ NaCl và H2SO4 đậm đặc.
b) Phương pháp tổng hợp : Từ H2 và Cl2
H2 + Cl2→2HCl
c) Phương pháp clo hoá các chất hữu cơ
Hoạt động 5 :
*GV: muối của axit clohiđric là gì?
Tính chất của muối clorua là gì?
*GV: Hướng dẫn HS làm 2 thí nghiệm dd NaCl tác dụng với dd AgNO3, dd HCl tác dụng với dd AgNO3.
Từ đó yêu cầu HS nhận xét hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận.
*GV: Ngoài ra có thể dùng hoá chất nào làm thuốc thử để nhận ra ion clorua?
GV lưu ý HS : AgCl là chất kết tủa màu trắng, không bị tan trong axit mạnh, bị xám đen ngoài ánh sáng do :
Trắng Bột đen
HS dựa vào kiến thức đã biết và sgk để trả lời.
HS : Làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV và quan sát. Sau đó nêu hiện tượng, rút ra kết luận và điền vào phiếu học tập.
HS : Ngoài ra, ion clorua có thể nhận biết bằng cách cho HCl tác dụng với các chất oxi hoá mạnh (MnO2) sinh ra khí Cl2 màu vàng thoát ra khỏi dung dịch.
IV.MUỐI CỦA AXIT CLOHIĐRIC. NHẬN BIẾT ION CLORUA
1. Muối của axit clohiđric
- Muối clorua là muối của axit clohiđric.
- Đa số muối clorua đều dễ tan trong nước, một vài muối không tan : AgCl, PbCl2 (không tan trong nước lạnh, tan khá nhiều trong nước nóng), CuCl, HgCl2
- Một số muối clorua dễ bay hơi ở nhiệt độ cao như Cu(II) clorua, sắt(III) clorua, thiếc(IV) clorua…
2. Nhận biết ion clorua
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
AgNO3 + HCl→ AgCl↓ + HNO3
→ Kết luận : Dung dịch AgNO3 là thuốc thử để nhận biết ion clorua.
V. Củng cố, dặn dò
GV củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học, chỉ rõ cho HS biết những phần trọng tâm của bài học.
GV yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu học tập.
Làm bài tập 1, 3, 6 (SGK/130).
VI. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- bai 31 HCl hoa 10 NC.doc