Bài giảng Bài 31: tính chất và Ứng dụng của hiđro (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong tiết này, HS biết được :

- HS biết được khí hiđro là chất khí, không màu, không mùi, không vị, là chất khí nhẹ nhất trong tất cả các chất khí.

- Hiđro kết hợp với đơn chất oxi ở nhiệt độ thích hợp.

- Hình thành cho HS kỹ năng quan sát ( thí nghiệm, hình vẽ ).

II. Phương pháp dạy:

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 31: tính chất và Ứng dụng của hiđro (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HÓA 8 Tuần: 25 Người dạy : Ngô Thị Nguyệt Tiết: Ngày dạy: 03 / 03 / 2009 Bài 31: Tính Chất - Ứng Dụng Của Hiđro (Tiết 1) Mục tiêu bài học: Sau khi học xong tiết này, HS biết được : HS biết được khí hiđro là chất khí, không màu, không mùi, không vị, là chất khí nhẹ nhất trong tất cả các chất khí. Hiđro kết hợp với đơn chất oxi ở nhiệt độ thích hợp. Hình thành cho HS kỹ năng quan sát ( thí nghiệm, hình vẽ ). Phương pháp dạy: Vấn đáp tìm tòi, trực quan và thực hành thí nghiệm. Chuẩn bị: Hóa chất : kẽm viên, dung dịch axit clohiđric. Dụng cụ : ống nghiệm, đèn cồn, ống thủy tinh có đầu vuốt nhọn, cốc thủy tinh, diêm. Tiến trình dạy học: Ổn định lớp: ( 1’ ) Bài mới : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: tìm hiểu về tính chất vật lý của hiđro: -GV : Cho HS quan sát ống nghiệm chứa khí hiđro. Hãy quan sát và cho biết trạng thái, màu sắc của khí hiđro. - GV bổ sung ( khí hiđro còn không mùi và không vị). - GV: Hãy cho biết sự khác nhau giữa quả bóng bay và quả bóng thổi bình thường ? + GV giới thiệu trong quả bóng bay người ta đã bơm vào đó khí hiđro. Vậy tại sao quả bóng bay lại có thể bay được còn quả bóng thổi lại không thể tự bay ? GV hoàn thiện kiến thức cho HS. GV giới thiệu tính tan của hiđro ( trong 1000ml nước, ở 25 0C hòa tan được 20ml khí hiđro).Hãy nhận xét về tính tan của hiđro trong nước? - Yêu cầu HS nêu kết luận về tính chất vật lý của khí hiđro. -HS trả lời: ( hiđro là chất khí , không màu ). -HS dựa vào tỉ khối của hiđro so với không khí và của cacboic với không khí để trả lời câu hỏi của GV -HS nhận xét ( hiđro ít tan trong nước ) -HS nêu kết luận I. Tính chất vật lý: Khí hiđro là chất khí không màu , không mùi, không vị, nhẹ nhất trong tất cả các chất khí, tan rất ít trong nước. Hoạt động 2 : -GV cho HS quan sát hình 5.1a và giảí thích quá trình đốt cháy H2 trong O2. - GV làm thí nghiệm đốt cháy khí hiđro trong oxi không khí. Hãy nhận xét màu ngọn lửa. Dùng cốc thủy tinh để hứng các giọt nước tạo thành. Yêu cầu HS quan sát và cho biết hiện tượng. -GV gọi HS lên viết phương trình phản ứng. -GV gọi HS khác nhận xét. - GV bổ sung : hỗn hợp oxi và hiđro là hổn hợp nổ theo tỉ lệ về thể tích 2:1. -HS quan sát hình và lắng nghe. HS quan sát và trả lời. -HS quan sát và trả lời ( có những giọt nước tạo thành trên cốc ). HS lên viết phương trình. -HS nhận xét II. Tính chất hóa học: Tác dụng với oxi: 2H2 + O2 2H2O. Khí hiđro cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt, kèm theo tiếng nổ và tạo thành nước (H2O). Hoạt động 3: GV chia lớp ra thành 6 nhóm. Mỗi nhóm trả lời một câu hỏi trong SGK. Thời gian thảo luận là 3’ GV gọi HS trong nhóm trình bày câu trả lời của nhóm. GV gọi nhóm khác nhận xét. GV hoàn chỉnh câu trả lời của HS. HS hoạt động nhóm HS trả lời -HS nhóm khác nhận xét Củng cố: Hãy so sánh tính chất vật lý của khí hiđro và khí oxi ? BT: Cho khí hiđro tác dụng với khí oxi trong tia lửa điện tạo thành 2.24l nước. Viết phương trình hóa học xảy ra. Tính thể tích khí oxi cần dùng cho phản ứng ? Dặn dò : ( 1’ ) Về nhà học bài, xem trước phần 2 trang 106 và phần III. Ứng Dụng Nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm: Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thiên Tường

File đính kèm:

  • docTinh chat ung dung cua hidro .doc
Giáo án liên quan