I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh biết :
+ Tĩnh chất vật lý của SO2, SO3
+ SO2 là oxit axit, có tính khử và tính oxi hóa
+ SO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo axit H2SO4
+ Ứng dụng và sản xuất SO2, SO3
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2559 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 32. hidrosunfua. lưu huỳnh đioxit. lưu huỳnh trioxit ( tiết hai), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 32. HIDROSUNFUA.
LƯU HUỲNH ĐIOXIT. LƯU HUỲNH TRIOXIT
( Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh biết :
+ Tĩnh chất vật lý của SO2, SO3
+ SO2 là oxit axit, có tính khử và tính oxi hóa
+ SO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo axit H2SO4
+ Ứng dụng và sản xuất SO2, SO3
- Học sinh hiểu :
+ Tính khử và tính oxi hóa của SO2 là do S+6
- Học sinh vận dụng :
+ Dự đoán tính chất, kiểm tra kết luận về tính chất hóa học của SO2
+ Viết PTHH của SO2, SO3
2. Kỹ năng
+ Dự đoán tính chất hóa học của SO2 dựa vào số oxi hóa.
+ Viết ptpư
+ Giải bài tập liên quan
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
+ đồ dùng thí nghiệm : Na2SO3, H2SO4, dd Br2, đèn cồn, bình cầu có ống dẫn khí
+ giáo án, sgk
2.Học sinh
+ học bài cũ
+ đọc trước bài mới
3. Phương pháp
+ vấn đáp
+ trực quan
+ đàm thoại
+ thuyết trình
III. Nội dung bài mới
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
H2S có những tính chất hóa học nào ? Viết phương trình hóa học minh họa.
Yêu cầu :
+ Tính axit yếu : H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3
+ Tính khử mạnh : 2H2S + O2 → 2S + 2H2O
H2S + Br2 + H2O →
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1
- Giáo viên yêu cầu HS kết hợp sgk nêu tính chất vật lý của SO2.
HS : + trạng thái, màu sắc, tỉ khối, độ tan
* Lưu ý : SO2 là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường . Nó sinh ra như là sản phẩm phụ trong quá trình đốt cháy than đá, dầu, khí đốt . Nó là một trong những chất gây ra mưa axit ăn mòn các công trình, phá hoại cây cối, biến đất đai thành vùng hoang mạc . Khí SO2 gây bệnh cho người như viêm phổi, mắt, da.
- GV nêu ứng dụng :
+ Sản xuất axit sunfuric (Ứng dụng quan trọng nhất)
+ Tẩy trắng giấy, bột giấy, tẩy màu dung dịch đường
+ Chống nấm mốc,làm thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng
- Yc hs nghiên cứu sgk cho biết pp điều chế SO2 trong PTN và công nghiệp. Viết pthh.
A. Lưu huỳnh đioxit
I. Tính chất vật lý, ứng dụng và điều chế
1. Tính chất vật lý
2. Ứng dụng :
3. Điều chế :
+ Trong công nghiệp :
Đốt S, FeS2 :
S + O2 → SO2
2FeS2 + 11/2O2 → Fe2O3 + 4SO2
+ Trong PTN :
Dùng H2SO4 tác dụng với muối sunfit
( CaSO3, Na2SO3)
Na2SO3 + H2SO4 → SO2 + H2O + Na2SO4
Hoạt động 2
- GV làm thí nghiệm điều chế SO2 để sử dụng làm vào phản ứng với dd Br2. Yêu cầu Hs quan sát hiện tượng, nêu sản phẩm của phản ứng.
- GV đưa bài tập : SO2 tác dụng được với những chất nào sau đây? Viết pthh và xác định số oxi hóa.
NaOH, HCl, CO2, dd Br2, H2S, H2O, Mg, O2
=> NaOH, Br2, H2S, Mg, O2
1) NaOH + SO2 → NaHSO3
2) 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3) SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
4) SO2 + O2 → SO35) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
6) SO2 +2 Mg → 2MgO + S
- Từ pthh Hs viết, tổng hợp lại kiến thức
II. Tính chất hóa học
NaOH + SO2 → NaHSO3
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
k = n( NaOH) / n (SO2)
k ≤1 : tạo NaHSO3
1 < k < 2 : tạo 2 muối
k ≥ 2 : tạo Na2SO3
SO2
t/c oxit axit tính khử tính oxi hóa
+ td H2O ( S+6 ) ( S0, S-2)
+ oxit bazo
+ td kềm
Hoạt động 3
- GV giới thiệu về SO3 qua phản ứng đã viết.
- GV bổ sung, yêu cầu Hs trả lời SO3 là oxit gì, và kết luận về tính chất của SO3.
- Yêu cầu hs tìm hiểu trong sgk.
B. Lưu huỳnh trioxit
1. Tính chất :
- lỏng, tan vô hạn trong nước, tan trong H2SO4 tạo oleum ( H2SO4nSO3)
- là oxit axit mạnh:
+ với H2O : SO3 + H2O → H2SO4
+ với oxit bazo :
SO3 + CuO → CuSO4
+ kiềm :
SO3 + Ba(OH)2 → BaSO4 + H2O
2. Ứng dụng và sản xuất
IV. Củng cố :
SO2 vùa có tính khử, vừa có tính oxi hóa
SO3 là oxit axit mạnh.
V. Bài tập
1. Để nhận biết SO2 và CO2, người ta thường dùng thuốc thử nào ?
a. Nước vôi trong c. nước Clo
b. Dung dịch Br2 d. tất cả đều không được
2. Cho 0,2 mol SO2 tác dụng với 0,3 mol NaOH. Sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị m là ? ĐS : 23g.
File đính kèm:
- baiSO2SO3CB.doc