Bài giảng Bài 32: tiết 51: hidro sunfua lưu huỳnh dioxi - Lưu huỳnh trioxit ( tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- HS biết: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axít yếu, ứng dụng của H2S.

- HS hiểu: Tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh).

2. Học sinh vận dụng:

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của H2S.

- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất của H2S.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2751 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 32: tiết 51: hidro sunfua lưu huỳnh dioxi - Lưu huỳnh trioxit ( tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 32: Tiết 51: HIDRO SUNFUA LƯU HUỲNH DIOXI - LƯU HUỲNH TRIOXIT ( Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - HS biết: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axít yếu, ứng dụng của H2S. - HS hiểu: Tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh). 2. Học sinh vận dụng: - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của H2S. - Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất của H2S. 3. Trọng tâm: Tính chất hóa học của hidro sunfua (H2S): tính axit yếu, tính khử mạnh. II. Phương pháp: Diễn giảng, nêu vấn đề, kết hợp sách giáo khoa. III. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án tốt, sgk, kiến thức tốt. - Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. IV. Tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ:(10 phút) - Hãy nêu tính chất vật lí của lưu huỳnh? - Hãy nêu tính chất hóa học của lưu huỳnh? Tại sao S có cả tính oxi hóa và tính khử? 3. Bài mới: ( 30phút) Thời gian Hoạt động của GV và HS: Nội dung kiến thức: phút Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử - GV: Cho CTPT của hidro sunfua, hãy viết công thức cấu tạo của nó? - HS: Lên bảng trả lời câu hỏi. - GV: Hãy cho biết liên kết trong phân tử H2S là liên kết gì? - HS: Trả lời. A. Hidro sufua (H2S) I. Cấu tạo phân tử: - CTPT: H2S. - CTCT: . Liên kết S và H là liên kết CHT có cực. phút Hoạt động 2: Tính chất vật lí - GV: Dựa vào sgk hãy cho biết tính chất vật lí của hidro sunfua? - HS: Dựa vào sgk trả lời. -GV: Viết lên bảng những ý chính. - GV: Lưu ý cho tính độc hại của H2S để đề phòng trong cuộc sống. - HS: Chú ý nghe. I. Tính chất vật lí: - Chất khí, không màu, có mùi trứng thối đặc trưng. - Rất độc, ít tan trong nước. - Nặng hơn không khí ( d = 34/29≈1.17). phút Hoạt động 3: Tính chất hóa học - GV: Chú ý H2S dạng khí còn có tên gọi là khí sunfurơ. - HS: Lắng nghe. - GV: Tính axit yếu của H2S đc thể hiện như thế nào? - HS: Trả lời. - GV: H2S là axít mấy lần axít? Có thể tạo ra những muối nào? - HS: Trả lời. - GV: gọi HS lên bảng viết PTPƯ tạo ra các muối. - HS: lên bảng viết PT. - GV: Hướng dẫn cho HS cách xác định điều kiện để tạo ra các muối trên và lấy ví dụ cho HS hiểu. - HS: trật tự lắng nghe và nghi chép. - GV: Lấy ví dụ: Cho 200 ml dd NaOH 1 M tác dụng với 100 ml dd H2S 1 M. Hãy xác định muối tạo thành sau PƯ? - HS: Lên bảng làm bài. - GV: Vì sao H2S lại có tính khử mạnh, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nguyên nhân của nó. - HS: lắng nghe. - GV: Lưu ý cho HS: Vì -2 là số oxh thấp nhất của lưu huỳnh nó có thể lên mức oxh 0, +4, +6 như vậy nó có tính khử mạnh. - HS: Lắng nghe. - GV: Gọi HS lên bảng viết PTPƯ của H2S với O2 ở điều kiện thiếu và đủ oxi. - HS: Lên bảng viết PTPƯ. - GV: viết PTPƯ khi cho H2S td với dd nước Brom. - HS: lên bảng viết PT. II. Tính chất hóa học: 1. Tính axít yếu: * Hidro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axít sunfuhiđric (H2S): - Có tính axít rất yếu (yếu hơn axít cacbonic: H2CO3). - Là axít 2 lần axit, có thể tạo ra 2 loại muối: + Muối trung hòa chứa ion S2-. + Muối axít chứa ion HS-. Ví dụ: H2S + NaOH " NaHS + H2O Natri hidrosunfua H2S + 2NaOH " Na2S + 2H2O Natri sunfua * Để xác định muối tạo ra ta lập tỉ lệ mol: nNaOH T = nH2S - Nếu T ≤ 1" Tạo muối axit NaHS. - Nếu T ≥ 2" Tạo muối trung hòa Na2S. - Nếu 1 < T < 2 " Tạo ra cả 2 muối NaHS và Na2S. Vd: Ta có: nNaOH = 0,2.1 = 0,2 mol nH2S = 0,1.1 = 0,1mol " Tỉ lệ T = 2 " tạo ra muối Na2S 2. Tính khử mạnh: * Nguyên tố S trong hợp chất H2S có số oxi hóa thấp nhất là -2 " H2S có tính khử mạnh. -2 Tính khử 0 +4 +6 S S; S ; S a. H2S tác dụng với oxi: - Ở điều kiện thiếu oxi ( cháy không hoàn toàn): H2S bị vẩn đục màu vàng khi tiếp xúc với oxi không khí. -2 0 to -2 0 2H2S + O2 → 2H2O + 2S - Ở điều kiện đủ oxi( cháy hoàn toàn): -2 0 to -2 +4 2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2 b. Tác dụng với dung dich Br2: -2 0 +6 -1 H2S + 4Br2 +4 H2O H2SO4 +8 HBr (Màu vàng nâu ) (Không màu ) => Là PƯ dùng để nhận biết H2S. Hoạt động 4: Trạng thái tự nhiên - GV: Dựa vào sgk hãy cho biết trạng thái tự nhiên của H2S? - HS: trả lời. III. Trạng thái tự nhiên và điều chế: 1. Trạng thái tự nhiên: H2S có trong một số nước suối, trong khí núi lửa và bốc ra từ xác chết của người và động vật. phút Hoạt động 5: Điều chế - GV: Hãy nêu cách điều chế hidro sunfua trong PTN, viết PTPƯ? - HS: Trả lời. - GV: H2S không được sx trong cn do: khí này rất độc hại và có nhiều trong tự nhiên (khí gas tự nhiên có thể chứa tới 90% khí này). 2.Điều chế: - Trong công nghiệp: người ta không sản xuất khí hidro sunfua. - Trong PTN: điều chế bằng PƯHH của dd axit clohdric (HCl) với sắt (II) sunfua: FeS + 2HCl " FeCl2 + H2S# phút Hoạt động 6: Muối sunfua - GV: Giới thiệu qua về muối sunfua. - HS: Nghe và ghi chép. - GV:Lưu ý: Nhận biết gốc sunfua (S2-) ta dùng dung dịch Pb(NO3)2 ® hiện tượng ¯ đen ( của PbS). IV. Muối sunfua - Muối tan trong nước và axit là 1 số muối kim loại nhóm IA, IIA : Na2S, K2S . - Muối không tan trong nước, tan trong axit là: MgS, ZnS, FeS.. - Không tan trong nước, không tác dụng với axit: PbS, CuS ... - Một số muốii sunfua có màu đặc trưng: + CdS có màu vàng. + CuS, PbS, FeS, Ag2S,… có màu đen. →nhận biết H2S. Vd: Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3 (đen) Lưu ý: muối muối sunfua có tính khử giống H2S: Vd: -2 0 -2 +4 2ZnS + 3O2 → 2ZnO + 2SO2 4. Củng cố:( 3phút) * Lý thuyết: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính đáng lưu ý của bài: - Dung dịch H2S là axít yếu, axít 2 lần axit, có thể tạo ra 2 loại muối trung hòa và muối axit. - Là chất khử mạnh. * Bài tập củng cố : Vì sao trong tự nhiên có nhiều nguồn phóng thải ra khí H2S nhưng lại không có sự tích tụ của khí đó trong không khí? Viết PTPƯ? TL : Không tích tụ khí này trong không khí vì phản ứng sau xảy ra nhanh: 2H2S + O2 → 2H2O + 2S↓ 5. Về nhà: ( 1phút) - Làm BTVN: - Chuẩn bị phần tiếp theo. V. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docbai 32hidosunfua.doc
Giáo án liên quan