Bài giảng bài 36: luyện tập hiđrocacbon thơm

- Củng cố tính chất hoá học cơ bản của hiđrocacbon thơm.

- So sánh tính chất hoá học của hiđrocacbon thơm với ankan, anken.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học thể hiện tính chất hoá học của hiđrocacbon thơm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5279 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng bài 36: luyện tập hiđrocacbon thơm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 36: LUYỆN TẬP HIĐROCACBON THƠM GV: Phạm Minh Thiện/ Phước Long I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Củng cố tính chất hoá học cơ bản của hiđrocacbon thơm. - So sánh tính chất hoá học của hiđrocacbon thơm với ankan, anken. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học thể hiện tính chất hoá học của hiđrocacbon thơm. - Giúp HS có khả năng làm bài tập định tính, định lượng về hiđrocacbon thơm . - Kĩ năng xử lí nhanh bài tập trắc nghiệm. II. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, bảng phụ, máy chiếu, bài tập trên giấy trong. HS: Kiến thức cũ, máy tính cá nhân. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU: Thảo luận (qui nạp). Tổ chức nghiên cứu phương pháp tối ưu giải bài tập. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG HĐ1: CỦNG CỐ KT CƠ BẢN: HS: Hai nhóm làm bt 1, hai nhóm làm bt 2; đại diện từng nhóm ghi kết quả lên giấy trong để trình chiếu. GV: -HDẫn HS thảo luận theo các câu hỏi: -Nêu cách gọi tên thay thế các đồng đẳng benzen; các đồng phân có 2 nhánh của benzen? -Phản ứng nào là phản ứng: + Thế H (ở vòng benzen; ở nhánh) ? + Cộng (ở vòng benzen; ở nhánh) ? + Oxihoá ở nhánh của vòng ben zen ? - Phản ứng nào trong các pư trên cho thấy hiđrocacbon thơm có tính chất giống ankan, giống anken? I. KTHỨC CẦN NẮM: - Tên gọi một số hiđrocacbon thơm. - Tính chất hoá học dãy đồng đẳng ben zen và stiren. BT 1: a/ Viết CTCT, gọi tên thông thường, tên thay thế các hiđrocacbon thơm có CTPT là C8H10. b/ Viết CTCT các chất: Toluen, stiren, naphtalen, xiclohexan. Chất nào không phải là hiđrocacbon thơm? BT 2: Viết phương trình hoá học xãy ra: a/ Benzen với H2 (Ni); HNO3đ (H2SO4 đ ). b/ Toluen với: Br2 (bột Fe); Cl2 (as); KMnO4 (t0). c/ Stiren với: dd Br2, HBr. HĐ 2: LÀM BT ĐỊNH TÍNH: GV:- Gọi lần lượt từng HS lên bảng giải bt 2, bt 3/ SGK- Tr126. - HD: BT 2: So sánh đặc điểm cấu tạo các chất rồi suy ra phản ứng đặc trưng. HS:- Nêu đúng thuốc thử và hiện để nhận ra từng chất ở BT 2. - HS tóm tắc sơ đồ đièu chế bằng CTPT rồi lần lượt viết PTPƯ. GV: Nhận xét cho điểm. HĐ 3: BT ĐỊNH LƯỢNG: GV: Gọi lần lượt 2 em lên bảng giải bt 4, 5/ SGK- tr. 162. HS 1: Có thể giải bài 4 bằng nhiều cách (Thông qua số mol, hoặc tính khối lượng theo qui tắc tam xuất trên PTPƯ. GV: - HD HS chọn cách giải tối ưu. - Phản ứng ở bt 4 có hiệu suất bằng bao nhiêu? - Về nhà hãy giải bt trên với hiệu suất bằng 98%. HS 2: Có thể giải bt 5 bằng nhiều cách. Gọi CTPT ðLập PT liên hệ giữa dữ liệu và ẩn trong công thức ð Ẩn. GV: - Chọn cách giải tối ưu. - Nếu đề ra X không phải là ankyl benzen mà X là hiđrocacbon thì giải như thế nào? (Về nhà). II. BÀI TẬP: BT 2/ 162: (Phân biệt các chất) - Cấu tạo hợp chất khác nhau àTính chất khác nhau. - Phản ứng dặc trưng phải kèm hiện tượng cụ thể. BT 3/ 162: (Điều chế). - Tính chất hoá học hiđrocacbon thơm. - Mối liên hệ tính chất hoá học các hiđrocacbon đã học. BT 4/ 162: 23,0 kg C6H5CH3 + HNO3 đ, dư, xtàC6H2(NO3)3CH3 a/ mTNT? (ĐS: 56,75 g) b/ mHNO3 (phản ứng)? (ĐS: 47,25 g). - Mối liên hệ giữa chất phản ứng và sản phẩm. - Đặc điểm phản ứng (hiệu suất). BT 5/ 162: Ankyl benzen X ( 91,31%C) a/ CTPT? b/ CTCT và gọi tên? ĐS: C7H8 : Toluen - Đặt CTPT thích hợp. - Lập phương trình theo ẩn. V. CỦNG CỐ: - GV: Chiếu bài tập sau, yêu cầu HS trả lời. - BT: 1. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Anken và stiren đều có khả năng làm mất màu dd brom, dd thuốc tím ở nhiệt độ thường. B. Ankan và toluen đều có khả năng cho phản ứng thế với clo ở điều kiện ánh sáng. C. Hiđrocacbon không no và hiđrocacbon thơm đều có khả năng cho phản ứng cộng với hiđro (Ni). D. Benzen và toluen đều có khả năng làm mất màu dd thuốc tím ở điều kiện đun nóng. 2. Cho sơ đồ phản ứng: CH4à (X) à (Y) à(Z). (Z) trước đây được dùng làm thuốc trừ sâu. X, Y, Z lần lượt là: A. C2H2, C2H4, C6H6Cl6. B. C2H2, C6H6, C6H5Cl. C. C2H2, C6H6, C6H5NO2. D. C2H2, C6H6, C6H6Cl6

File đính kèm:

  • docBAI 36 - LUYEN TAP H-C THOM.doc
Giáo án liên quan