I. Mục Tiêu Bài Học :
1. Kiến thức: - Giúp hs phân biệt được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình.
- Biết được phương pháp đo một số chiều đo của lợn để ước lượng trọng lượng của chúng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và thực hành.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận và nghiêm túc trong giờ thực hành
II. Chuẩn Bị
- Gv: Mô hình lợn, thước dây, phiếu học tập.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 36 thực hành: nhận biết một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Công Nghệ 7
Gv: Trần Thị Ngọc Thanh
Tuần: 26 Ngày soạn: 07/03/2008
Tiết: 32 Ngày dạy: 10/03/2008
Bài 36 Thực Hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ GIỐNG LỢN QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
I. Mục Tiêu Bài Học :
1. Kiến thức: - Giúp hs phân biệt được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình.
- Biết được phương pháp đo một số chiều đo của lợn để ước lượng trọng lượng của chúng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và thực hành.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận và nghiêm túc trong giờ thực hành
II. Chuẩn Bị
- Gv: Mô hình lợn, thước dây, phiếu học tập.
- Hs: Nghiên cứu trước bài thực hành, kẻ sẵn bảng phụ.
III. Tiến Trình Bài Giảng
1. Bài cũ:
Kiểm tra phiếu học tập và bài tập về nhà: nhận biết một số giống gà có ở gia đình và địa phương…
2. Giới thiệu bài: Lợn là một trong những đối tượng được chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam nói chung và địa phương chúng ta nói riêng. Lợn có rất nhiều giống khác nhau, mỗi giống có mang những đặc điểm đặc trưng. Ta có thể phân biệt được chúng qua quan sát ngoại hình và có thể ước lượng được trọng lược của chúng qua đo một số chiều đo tr6en cơ thể chúng.
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu bài học.
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được mục tiêu cần đạt được sau bài thực hành này.
* Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Gv nêu mục tiêu bài thực hành:
- Phân biệt được một số giống lợn qua quan sát hình dạng bên ngoài.
- Biết cách ước lượng về trọng lượng của lợn qua đo một số chiều đo trên cơ thể.
- Đảm bảo được trật tự, nghiêm túc trong giờ thực hành.
- Hs thu thập và ghi nhớ những mục tiêu, yêu cầu cần đạt được trong bài thực hành.
Hoạt động 2: Quy trình thực hành
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được các bước thực hành và có thể vận dụng được vào trong thực tế.
* Tiến hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Quan sát đặc điểm ngoại hình
? Có thể dựa vào những đặc điểm nào để phân biệt các giống lợn khác nhau?
- Gv treo tranh H61, hướng dẫn hs quan sát
- Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm:
? Sự khác nhau về hình dạng chung được thể hiện như thế nào giữa các giống lợn?
? Màu sắc lông và da thể hiện sự khác nhau ra sao?
- Yêu cầu các nhóm báo cáo
- Gv nhận xét và phân tích cụ thể từng đặc điểm trên từng đối tượng lợn khác nhau.
- Hướng dẫn hs liên hệ thực tế về các giống lợn có ở gia đình và địa phương.
b. Đo một số chiều đo để xác định trọng lượng của lợn
- GV giới thiệu về các chiều đo: đo chiều dài thân và đo vòng ngực
- Giới thiệu cách ước lượng trọng lượng của lợn:
P = dài thân x (vòng ngực)2 x 87.5
Chú ý: + Đơn vị đo là m
+ Có sự sai số giữa cách ước lượng và trọng lựơng thực tế (từ 5 – 7kg)
- Hướng dẫn trên mô hình lợn
- Phân nhóm thực hành:
+ Đo các chiều
+ Ước lượng trọng lượng
- Giúp đỡ các nhóm thực hành trên mô hình
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
- Gv nhận xét
- Gv có thể đưa ra một số chiều đo thân và vòng ngực của một số lợn -> yêu cầu ước lượng trọng lượng.
- Hs đọc thông tin sgk và liên hệ thực tế để trả lời:
à Dựa và hình dáng chung, màu sắc lông, da….
- Quan sát và phân tích tranh H61
- Thảo luận nhóm:
à Dựa vào H61 để nêu đặc điểm về tai, mõm, lưng của từng giống lợn
à Thông tin sgk
- Báo cáo kết quả -> nhận xét và bổ sung
- Liên hệ thực tế để thấy sự khác nhau của một giống lợn có ở địa phương
- Nắm bắt thông tin
- Quan sát và ghi nhớ các bước thực hành đo chiều dài thân và vòng ngực trên mô hình
- Phân nhóm thực hành
- Thực hành trên mô hình -> tính toán
- Báo cáo kết quả
-> Các nhóm theo dõi và nhận xét
- Thực hành tính trọng lượng
Giáo án Công Nghệ 7
Tiểu kết 2:
* Có thể phân biệt các giống lợn khác nhau thông qua các đặc điểm:
+ Hình dáng chung như: hình dạng, mõm, tai, chân, lưng….
+ Màu sắc của lông, da
* Để ước lượng được trọng lượng của lợn người ta có thể tiến hành đo chiều dài thân và vòng ngực rồi tính theo công thức: P (trọng lượng) = dài thân x (vòng ngực)2 x 87.5
Hoạt động 3: Thực hành
Gv giúp đỡ, quan sát các nhóm tự thực hành các nội dung vừa nghiên cứu. 4. Củng cố và đánh giá
- Gv nhận xét giờ thực hành
- Thu dọn dụng cụ thực hành
5. Dặn dò
- Thực hành ở gia đình:
+ Hãy quan sát một số giống lợn có ở địa phương -> Nêu đặc điểm của từng giống
+ Tiến hành ước lượng trọng lượng của một số lợn có ở gia đình thông qua đo một số chiều
- Chuẩn bị bài thực hành 37:
+ Kể tên một số vật nuôi ở địa phương? Chúng ăn gì? nguồn gốc và thành phần của các loại thức ăn đó?
Nhận xét của giáo viên
File đính kèm:
- Tiet 32 Thuc hanh ve lon.doc