Bài giảng Bài 36 : tốc độ phản ứng hóa học

Mục đích yêu cầu :

1) Kiến thức :

– Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.

2) Kỹ năng :

– Tốc độ phản ứng hóa học – Bài tập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4484 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 36 : tốc độ phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 61, 62 (CB). BÀI 36 : TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC . I. Mục đích yêu cầu : Kiến thức : Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Kỹ năng : Tốc độ phản ứng hóa học – Bài tập. II. Đồ dùng dạy học – Phương pháp: Đề cương bài tập Hóa 10, Sách Bài tập, sách giáo khoa lớp 10 nâng cao. Hoạt động GV + HS Phần ghi bảng I. KHÁI NIỆM VỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC : 1. Thí nghiệm : – Chuẩn bị 3 dd , , có cùng nồng độ . . a) 25ml dd + 25ml dd kết tủa màu trắng xuất hiện ngay. b) 25ml dd + 25ml dd một lúc sau mới xuất hiện kết tủa S màu trắng đục. 2. Nhận xét : – Phản ứng (1– trên) xảy ra nhanh hơn phản ứng (2– dưới). – Tốc độ phản ứng xảy ra nhanh chậm khác nhau, để đánh giá sự nhanh chậm của phản ứng hóa học ® Tốc độ phản ứng. ® Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của 1 trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong 1 đơn vị thời gian. Nồng độ : mol/l. Thời gian : s, phút (ph), giờ (h)… Tốc độ phản ứng được xác định bằng thực nghiệm. Thí dụ : . Lúc đầu nồng độ là 0,0120mol/l , sau 50 giây nồng độ là 0,0101 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 50 giây tính theo là : II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG : 1. Ảnh hưởng của nồng độ : – Thí nghiệm 1: Thí nghiệm phản ứng (2) với các nồng độ khác nhau: – Chuẩn bị hai cốc : Cốc (a) đựng 25ml dd Na2S2O3 0,1M ; Cốc (b) đựng 10ml dd Na2S2O3 0,1M ; Thêm vào cốc (b) 15ml nước cất ® pha loãng. – Cho đồng thời vào mỗi cốc 25ml dd H2SO4 0,1M. Dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ dung dịch cả 2 cốc. – So sánh thời gian xuất hiện màu trắng đục của S trong cả 2 cốc ® S trong cốc (a) xuất hiện sớm hơn ® tốc độ phản ứng trong cốc (a) lớn hơn. – Giải thích : C tăng ® Tần số va chạm các phân tử chất phản ứng tăng ® Tốc độ phản ứng tăng. (HS xem thêm SGK). Kết luận : Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. 2. Ảnh hưởng của áp suất : – Ảnh hưởng ® Chất khí. – Áp suất tăng ® Nồng độ chất khí tăng ® Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng giống như ảnh hưởng của nồng độ. – TD phản ứng : ® Khi áp suất của HI là 1 atm, tốc độ phản ứng đo được : 1,22.10–8 mol/(l.s). ® Khi áp suất của HI là 2 atm, tốc độ phản ứng : 4,88.10–8 mol/(l.s) Kết luận : Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng. 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ : – Thí nghiệm 2:Thực hiện phản ứng (2) ở hai nhiệt độ khác nhau (Hình 7.2). – Để thực hiện phản ứng trong cốc (b), cần đun nóng trước 2 dd Na2S2O3 và H2SO4 . Phản ứng được thực hiện giống như thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ. Kết quả là S xuất hiện trong cốc (b) sớm hơn, nghĩa là ở nhiệt độ cao tốc độ phản ứng lớn hơn ở nhiệt độ thấp. Kết luận : Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng. 4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt : – Thí nghiệm 3: Cho 2 mẩu đá vôi có khối lượng bằng nhau, trong đó 1 mẩu4 có kích thước hạt nhỏ hơn mẫu còn lại, cùng tác dụng với 2 thể tích bằng nhau của dung dịchHCl dư cùng nồng độ (hình 7.3). – Phản ứng xảy ra như sau : . – Ta thấy thời gian để CaCO3 phản ứng hết trong cốc (b) ít hơn trong cốc (a) . – Giải thích : Chât: 1 rắn với kích thước hạt nhỏ (đá vôi hạt nhỏ) có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng (HCl) lớn hơn so với chất rắn có kích thớc hạt lớn hơn (đá vôi dạng khối) cùng khối lượng, nên có tốc độ phản ứng lớn hơn. Kết luận : Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. 5. Ảnh hưởng của chất xúc tác : – Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc (Chất xúc tác dương); (Chất làm giảm tốc độ phả ứng là chất ức chế phản ứng – Chất xúc tác âm). – Thí dụ : H2O2 phân hủy chậm trong dung dịch ở nhiệt độ thường theo phản ứng sau : . – Nếu cho vào dung dịch này 1 ít bột MnO2, bọt oxi sẽ thoát ra rất mạnh. Khi phản ứng kết thúc, MnO2 vẫn còn nguyên vẹn. Vậy là chất xúc tác cho phản ứng phân hủy H2O2. – Ngoài các yếu trên, môi trường xãy ra phản ứng , tốc độ khuấy trộn, tác dụng của các tia bức xạ, … cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng. III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG : – Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. – TD: C2H2 cháy trong oxi mạnh hơn trong không khí. Thực phẩm nấu trong nồi áp suất cao mau chín hơn ở áp suất thường. Các chất đốt rắn (than, củi,..) có kích thước nhỏ sẽ cháy nhanh hơn. Để tăng tốc độ tổng hợp NH3 từ N2 và H2 người ta phải dùng chất xúc tác, tăng nhiệt độ và thực hiện ở áp suất cao. · CỦNG CỐ : Bài tập 1 ® 5 SGK và các Bài tập SBT. Các câu hỏi trắc nghiệm.

File đính kèm:

  • docChuong 7 (TocDoPhanUngVaCanBangHoaHoc) - Bai 36 (TocDoPhanUngHoaHoc).DOC